lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Trang Nguyễn-Nhơn 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Nguyễn-Nhơn | Phản Chiến Thời Nay

Buổi tối, nơi phòng tiếp tân của một khách sạn North Carolina, ngồi thơ thẩn nhớ nhà. Đã hơn một tháng nay, theo phái đoàn Hành chánh VN, di du hành quan sát về tổ chức, điều hành bộ máy hành chánh công quyền Hoa Kỳ. Chợt ngó lên màn hình TV, thấy hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan đứng nơi góc phố. Đàng kia binh sĩ binh sĩ di động lăng xăng. Chưa biết chuyện gì thì thấy: Hai binh sĩ đang kè một tên việt cọng tới trước mặt tướng Loan. Trong tay một quân nhân còn cầm khẩu súng lục vừa tước được của tên vc.

Bỗng nghe tướng Loan la lớn: Đù mẹ, dang ra. Miệng la, tay rút khẩu súng lục trái khế SP ngắn nòng. Kê vô màng tang tên vc, bụp một phát. Tướng Loan từ tốn, đút súng lục vào bao và lặng lẽ quay đi, giống y hình cao bồi East Wood diễn xuất trên màn ảnh.

Cả đêm trằn trọc không sao ngủ được. Sáng sớm ngày hôm sau, bước lại ngăn sách báo, cầm tờ Newsweek lên, thấy cái hình tướng Loan bụp Bảy Lớp to tướng trên bìa, thấy phát nực, bởi vì nó ghi phụ đề láo xược: Loan bắn chết một “ tình nghi vc “ ( Loan shoots dead a “ vc suspect “ ). Mẹ bà nó, trong hình người quân nhân kè thằng sát nhân bảy Lớp, trên tay còn cầm khẩu súng lục tang vật giết người ngờ ngờ như vậy mà nó ghi là “ kẻ tình nghi!” Kèm bên cạnh là lời của Nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền, in chữ lớn rằng: Chuyện vc Tổng tấn công Tết ( Mậu Thân,) người Mỹ biết, các tướng lãnh VN biết và tôi cũng biết. Vậy mà “ họ “ không làm gì hết, chỉ nhậu và đánh bạc ( They do nothing, but drinking and playing cards ) Cái ông nghị sĩ “ thành phần thứ ba “ phe Dương Văn Minh nầy thiệt là tệ lậu. Ai đời đi tiên bố, tiên ngôn, nói đổng bôi tro trác trấu tướng lãnh VNCH với báo chí Mỹ như vậy!

Tôi tức giận xé toẹt tờ báo quăng vào sọt rác.

Tuần lễ sau mới về được tới nhà. Hôm sau trình diện Trung tá TVH, tỉnh trưởng thấy ông ngồi buồn so, chép miệng bảo, đêm mùng một Tết, Đại úy Tuyên Quận trưởng Công Thanh, dẫn quân tiếp viện Xã Bình Ý (?) bị lực lượng Trung Đoàn Q273 vc tràn ngập, tử trận, mấy hôm sau mới tìm được xác. Tôi đã lo cho nó được mồ yên mã đẹp rồi. Ông nói vậy mà sắc mặt còn có vẻ căm hận vc.

Tôi thuật ông nghe về câu chuyện “ nhậu nhẹt và đánh bạc “ kể trên. Ông lớn tiếng thiếu điều văng tục. Họ viết đúng đó: Đêm mồng một, khi súng nỗ, ông Kỳ còn đang nhậu nhẹt, bài bạc trong căn cứ Sư đoàn 3 Không quân. Chiếc trực thăng riêng còn đậu ở bãi đáp trước tòa Hành chánh của mình đó. Sau đó mới chạy ra bay vọt về Sài gòn!

Tôi thuật lại câu chuyện kể trên là để nói lên phần nào, vì sao mà tướng Loan lạnh lùng xử tử vc bảy Lớp ngay giữa trận tiền.

Coi đó, tôi là viên chức dân sự chỉ nhìn xem hình ảnh từ xa mà còn tức giận làm vậy! Ông tỉnh trưởng cũng chỉ huy từ xa mà khi thuộc viên tử trận, mười mấy ngày sau vẫn còn bực tức, giận cá chém thớt, nẹt luôn thượng cấp bất xứng.
Vì vậy, khi tướng Loan đứng giữa trận tiền, nhìn thấy binh sĩ đổ máu trước mắt, dân chúng ùn ùn chạy nạn hoảng loạn, nhà cửa đổ sụp, khói lửa mịt mùng, giáp mặt với tên vc ác ôn làm sao nhịn được?!

Ai đó sống trong êm ấm, chưa từng giáp mặt với nổi đau đớn, nhọc nhằn trong chinh chiến điêu linh thì mới nói chuyện về lý trí, nhân đạo dễ như không! Một tướng chỉ huy đứng trước chiến trận dầu sôi lửa bổng như vậy, nói làm gì về chuyện quốc tế công pháp, công ước Genève về tù binh...Họa là mang trong mình thứ máu lạnh của loài bò sát mới ứng xử hợp lý theo kiểu đạo đức bà tú để được.

Điều khốn nạn hơn hết là: Bọn phản chiến dùng tấm hình ấy làm khí cụ tuyên truyền, gây khốn đốn cho Miền Nam thật nhiều.

Mấy bửa trước “ TET “ , phái đoàn hành chánh VN đi tới đâu cũng được tiếp đải ân cần, trọng thị. Sau ngày “ cái hình “ được phản chiến tung ra khắp nơi, phái đoàn như đụng phải tảng băng, lạnh nhạt, khó chịu.

Từ đó về sau, bọn phản chiến quậy thật dữ. Chúng áp lực Dân biểu, Nghị sĩ Mỹ liên tiếp cử các nhóm phụ tá sang VN quấy rầy không ngớt, ngay cả sau hiệp định ngưng bắn Paris, chúng vẫn còn quậy.

Năm 1973, sau hiệp định Paris, mụ phụ nữ đòi quyền sướng Ngô Bá Thành lại quậy. Đáng lẽ thì BTL/CSQG bắt con mẻ giam giữ ở khám tạm của bộ Tư lệnh hoặc gởi tạm vào khám Chí Hòa. Nhưng vì bọn báo chí phản chiến và các phụ tá dân biểu, nghị sĩ Mỹ lùng sục tìm con mẻ để bôi bác chánh phủ. Bộ nội vụ mới đem gởi vào trung tâm cải huấn BH cho khuất lánh.

Thuở đời nhà ai mà can phạm lại yêu sách nhà cầm quyền địa phương: Một là phải cho con mẻ ở phòng giam riêng bên ngoài khu phòng giam chung. Hai là phải bắt cho nó hệ thống phát thanh để nó tuyên truyền chống chánh phủ. Bằng không nó ” tiệt thực “ phản đối. Để cho yên chuyện, tỉnh cũng thỏa mãn cho nó.

Tôi thấy vậy phát nực, đích thân qua khám đường quan sát. Chị thợ quậy được cấp cho một phòng riêng bên ngoài khu tù thường phạm, có giường nệm đàng hoàng. Trên bàn đêm bên cạnh giường có đặt chiếc micro phóng thanh. Khi ấy chị ta coi bộ còn mệt nên chưa phóng thanh. Tôi lại đứng sát song sắt trừng mắt nhìn con mẻ, rồi hất hàm nhìn qua chiếc micro ra ý hỏi tới giờ phát thanh chưa? Coi bộ ả ta còn biết mắc cở nên nằm xuống quay mặt vào trong vách lặng thinh. May cho y thị mà cũng may cho tôi. Giả như bà chủ tịt phong trào phụ nữ đòi quyền sống mà cả gan cầm cái micro lên chửi chánh phủ thì phần chắc là tui xông vô, tát cho mấy tát, rồi giựt cái micro liệng. Hậu quả tới đâu thì tới!

Giữa năm 1974, đám phản chiến lại làm ồn ào về trường hợp tên đại úy nhạc sĩ vc nằm vùng Phạm Trọng Cầu. Một bửa ông già Hampton, đại diện Tổng Lãnh sự Mỹ Vùng III qua gặp, trịnh trọng trao văn thư của TLS yêu cầu cho các phụ tá dân biểu nghị sĩ Mỹ vào trung tâm cải huấn Tân Hiệp gặp mặt Phạm trọng Cầu. Tôi liếc thấy cái tên PTC là biết việc gì rồi nên tỉnh bơ bán cái cho Nha Cải huấn, Bộ Nội Vụ, viện cớ rằng: Trung tâm nầy trực thuộc Nha cải huấn. Tỉnh/ Tiểu khu chỉ phụ trách an ninh vòng ngoài. Xin vui lòng tiếp xúc với Nha sở quan. Quả đáng tội, không biết các ông giải quyết thế nào mà mấy hôm sau, ông quản đốc Trung tâm bay chức!

Tôi thuật vài câu chuyện bản thân để nhớ lại cái hoạn họa mà cái gọi là thành phần thứ ba mà thực chất là thiên cọng lấy nê vào phong trào phản chiến Mỹ can thiệp vào nội bộ VNCH, phá nhà từ trong phá ra để chiếu dọi vào phong trào ngày nay gọi là “ con đường hòa bình “, “ xây dựng xã hội dân sự, “ khai dân trí – chấn dân khí – hậu dân sinh “ diễn biến hòa bình “ nhân danh “ tránh đổ máu tàn phá”.

Xin trích y nguyên văn câu hỏi và một câu trả lời tiêu biểu về vấn đề nầy:

Phóng viên Anh Vũ RFA đặt câu hỏi về giải pháp nào cho cuộc đấu tranh cho Dân chủ ở Việt nam?

  1. Đối đầu, một mất một còn.
  2. Bằng cách gây lòng tin, thông qua phản biện đối lập trên tinh thần xây dựng theo cái gọi là diễn biến hòa bình.

LS. Vũ Đức Khanh từ Canada cho biết: Theo suy nghĩ của tôi thì khả năng "đối đầu" giữa chính quyền và người dân rất hiếm vì tôi biết rằng "đảng cầm quyền vẫn có chủ trương đối thoại!" Hơn thế nữa, tình hình chính trị thế giới, trong khu vực và ngay cả trong nước vẫn đang có xu hướng "hợp tác" hơn là “đối đầu” để giải quyết những bất đồng thì không có lý do nhân dân Việt Nam lại đi ngược với xu hướng thời đại.”

Câu trả lời sặc mùi hòa hợp hòa giải làm lợi cho việt cọng trước cao trào yêu nước, biểu dương “ tinh thần Dân tộc “ theo truyền thống đoàn kết toàn dân triệt hạ đảng việt gian cọng sản bán nước, chống tàu xâm lăng ngày càng lan rộng trong đại chúng.

Đây là một thứ phản chiến thời nay nhằm chửa cháy cho chế độ sói lang, mãi quốc cầu vinh cọng sản.

Nguyễn Nhơn

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site