lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Quốc Tế 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Nguyễn-chính-Kết | Cần xây dựng một cộng đồng vững mạnh

(http://www.8406news.com/D_1-2_2-54_4-3109_5-5_6-1_17-1971_14-2_15-2/can-xay-dung-mot-cong-dong-vung-manh.html); (http://nguyenchinhket1.blogspot.com/2014/01/canxaydungmotcongdongvungmanh.html)

Nguyễn Chính Kết

Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.

Cũng tương tự như thế, muốn kinh doanh buôn bán, việc đầu tiên là phải có vốn, không vốn lớn thì vốn nhỏ, chứ không phải là chính việc buôn bán. Ngoài ra còn phải có người cộng tác, những người này cũng phải có kinh nghiệm và tài năng, rồi phải kiếm được thị trường, v.v... Không có đủ những điều kiện ấy thì chẳng mấy ai dám kinh doanh để chuốc lấy thất bại.

Cuộc đấu tranh chống độc tài hiện nay cũng không ngoài quy luật ấy. Muốn đấu tranh, cần phải tạo nền tảng cho cuộc đấu tranh, chứ không phải cứ xông vào cuộc mà đấu rồi hy vọng chiến thắng. Cuộc chiến đấu nào cũng cần có nhân sự, sách lược.

− Nhân sự thì cần phải có kỷ luật, tính can trường, sẵn sàng hy sinh khi cần thiết. Ngoài ra, người lãnh đạo phải có đạo đức, có khả năng, quy tụ được những người tài giỏi, mưu lược, quả cảm, trung thành và hết lòng cộng tác với mình.  Còn một điều kiện nữa là phải được quần chúng ủng hộ.

− Sách lược là phải có kế hoạch, đường lối sáng suốt, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nước và tình hình chung của thế giới. Cổ nhân nói: “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Nếu đấu tranh mà chỉ biết nghĩ đến mục tiêu của mình, không ý thức được mình là ai, khả năng và vị thế của mình thế nào, không biết địch có những năng lực hay lợi thế nào, cũng không quan tâm tới những thế lực nào đang chi phối mình và đối phương, thì cuộc đấu tranh cuối cùng chỉ là “dã tràng xe cát biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”.

Cuộc đấu tranh hiện nay của người Việt tại hải ngoại muốn có kết quả, cần phải xác định nền tảng của cuộc đấu tranh là gì và quyết tâm xây dựng nền tảng ấy. Nền tảng đó chính là phải có những cộng đồng vững mạnh, đoàn kết, có thực lực, sẵn sàng hy sinh tiền bạc, thì giờ, năng lực cho cuộc đấu tranh. Nếu người trong các cộng đồng không đoàn kết, luôn luôn có những xung đột nội bộ tạo nên tình trạng chia rẽ, các thành viên sẵn sàng đánh phá lẫn nhau, thì việc chiến thắng chỉ giống như “chờ sung rụng”. Chúng ta có thể vẫn đạt được một số thành quả nào đó tùy theo sự cố gắng của mình, nhưng thành quả cuối cùng là chiến thắng thì quả là rất khó.

***

Sau nhiều năm đấu tranh mà vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, thiết tưởng chúng ta cũng cần xét lại xem cuộc đấu tranh của chúng ta còn thiếu những yếu tố nào và cần phải cải tiến những gì.

Trước hết, cần phải xác định rõ rệt rằng cộng đồng Người Việt Hải ngoại không thể chiến đấu trực diện với chế độ độc tài cộng sản, mà khả năng chính yếu của chúng ta là hỗ trợ cho cuộc chiến đấu trực diện ở trong nước. Chúng ta nên tập trung năng lực, thì giờ của mình vào công việc chính yếu này.

Cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ trong nước ngày càng khởi sắc. Những điều mà người Việt hải ngoại mong ước từ lâu là số người đấu tranh trong nước phải càng ngày càng đông lên, nhất là có sự tham gia của giới trẻ và của những người đã từ bỏ hàng ngũ cộng sản để gia nhập hàng ngũ đấu tranh dân chủ. Điều đó quả là đã bắt đầu và đang tiến triển ngày càng tốt đẹp. Thật vậy, cách đây khoảng 10 năm, số người đấu tranh công khai trong nước chỉ được khoảng 50 người, trong đó hầu hết là người từ 45-50 tuổi trở lên. Thế mà bây giờ, sau 10 năm, số người công khai đấu tranh trong nước đã lên đến con số ngàn, trong đó đa số là giới trẻ tuổi từ 20 đến 50, và chủ yếu là các blogger.

Tuy nhiên, song song với sự gia tăng số người đấu tranh, thì chế độ cộng sản cũng gia tăng số công an lên, kể cả thu nhận thành phần xã hội đen. Phía đấu tranh dân chủ gia tăng một, thì phía công an dường như gia tăng gấp đôi, gấp ba. Các nhà đấu tranh trong nước đấu tranh càng mạnh, thì sự đàn áp của công an cũng càng thô bạo và tàn ác hơn. Cụ thể nhất là ngày 17/12/2013 vừa qua, thủ tướng CSVN vừa ký nghị định cho phép công an bắn những ai chống người thi hành công vụ. Điều này cho thấy sự tàn ác và quyết tâm tận dụng bạo lực của chế độ. Với tình hình ấy, đương nhiên số tù nhân lương tâm cũng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Hiện nay, số tù nhân lương tâm đã lên tới khoảng 200.

Do đó, việc yểm trợ mọi mặt của người Việt hải ngoại cho các nhà đấu tranh trong nước và những tù nhân lương tâm cũng phải tăng lên theo tỷ lệ gia tăng trong nước. Chúng ta không thể giữ mãi mức độ yểm trợ của mình như cũ cho trong nước, mà phải gia tăng mức độ đó lên gấp đôi gấp ba trước đây.

Việc yểm trợ bằng lời luôn luôn là điều cần thiết, nhưng yểm trợ bằng hành động, bằng những hy sinh cụ thể còn cần thiết gấp nhiều lần.

Trước đây, chúng ta phản đối Cộng sản, tố cáo tội ác cộng sản, chửi cộng sản không tiếc lời trên các trang mạng, trong những diễn đàn paltalk, email, facebook, twitter, v.v... Điều đó có tác dụng làm cho người dân trong nước ngày càng ý thức được tội ác tày trời của cộng sản để họ vùng dậy. Người dân trong nước đã từng bị cộng sản kìm kẹp chặt chẽ, nay nhờ cuộc đấu tranh nhân quyền ngày càng mạnh cộng thêm với áp lực quốc tế, chế độ đã phải nới lỏng sự kìm kẹp đó. Điều đó khiến người dân cảm thấy dễ thở hơn và rất nhiều người đã hài lòng với sự dễ thở đó (*). Họ không ý thức được rằng so với các dân tộc khác, họ vẫn bị tước đoạt rất nhiều quyền và lợi mà người dân trong những quốc gia khác được hưởng rất đầy đủ. Việc tố cáo tội ác cộng sản giúp người dân ý thức được sự cần thiết của đấu tranh và có động lực đấu tranh.

Tuy nhiên, đấu tranh bằng lời, bằng việc tố cáo tội ác cộng sản hay chửi cộng sản thậm tệ chưa phải là đấu tranh tích cực. Hiện nay, ngay cả các cán bộ cộng sản trong nước khi nói chuyện riêng tư với nhau, nhất là trong các bàn nhậu, họ cũng chửi chế độ không kém gì chúng ta. Cách đây khoảng 10 năm, khi tôi −người viết bài này− mới bắt đầu lên tiếng đấu tranh, chưa bị công an theo dõi chặt chẽ, đã được một người bạn mời đến dự một buổi nhậu nhẹt của một số cán bộ nhà nước và bộ đội mà anh ta quen. Chính tôi đã chứng kiến cảnh họ biểu lộ sự bất mãn cao độ của họ đối với chế độ, trong đó có người là đại úy, trung úy. Họ chửi chế độ một cách thậm tệ và công khai, ở mức độ mà những  người dân bình thường không dám chửi. Tuy nhiên, anh bạn của tôi bảo tôi đừng thấy thế mà mừng, vì họ chỉ chửi cho sướng miệng thôi, chứ nếu cấp trên ra lệnh cho họ đàn áp dân thì họ cũng sẵn sàng tuân lệnh, dù họ biết lệnh ấy là sai trái. Lý do rất đơn giản là vì họ không muốn hy sinh nồi cơm của họ, họ không muốn mất địa vị đang có, không muốn bị chế độ gây phiền phức…

Điều đó cho thấy chửi cộng sản và đấu tranh vẫn là hai việc rất khác nhau. Khác nhau ở yếu tố căn bản này: đấu tranh là phải chấp nhận hy sinh, thiệt thòi, mất mát hầu đạt mục đích của đấu tranh. Sự hy sinh mất mát đó có thể là thì giờ, công sức, quyền lợi, tiền bạc, của cải, sức khỏe, uy tín, tình cảm, sở thích, thú vui, v.v... Nếu chửi cộng sản cho sướng miệng, cho thỏa lòng hận thù, mà không có sự hy sinh cụ thể, thì chưa phải là đấu tranh đích thực.

Cũng vậy, ở hải ngoại, chúng ta không thể tự hào rằng mình đang tranh đấu cho tự do dân chủ, nếu chúng ta không thật sự yểm trợ cho cuộc đấu tranh trong nước bằng sự hy sinh của chúng ta cách này hay cách khác.

Cuộc đấu tranh trong nước đang rất cần sự yểm trợ của người Việt hải ngoại, cụ thể và cần thiết nhất là yểm trợ tài chánh. Bất kỳ ai lên tiếng đấu tranh cho nhân quyền, cho tự do dân chủ là đều bị  bao vây kinh tế: bị mất việc làm và không kiếm được việc nào khác. Những người phải thuê nhà hay phải ở trọ nhà người khác thì chủ nhà bị công an đến áp lực buộc phải đuổi họ đi. Những tù nhân lương tâm thì cần được gia đình thăm nuôi. Ngay cả gia đình của những tù nhân cũng có thể bị bao vây kinh tế, khiến gia đình rất vất vả trong việc kiếm tiền để mua đồ thăm nuôi và đi xe đến nơi thăm nuôi, nhất là khi trại tù ở quá xa nhà mình. Nếu không yểm trợ tài chánh cho họ, làm sao họ đấu tranh?

Chúng ta mong cho người trong nước đấu tranh ngày càng đông, và đương nhiên số tù nhân yêu nước cũng phải gia tăng theo. Nay họ đông lên như ý chúng ta thì chúng ta cũng cần gia tăng sự yểm trợ cho họ, đặc biệt về mặt tài chánh. Tài chánh cũng là một trong những yếu tố nền tảng cho cá nhân và gia đình của các nhà đấu tranh để họ có thể tiếp tục đấu tranh. Họ không thể đấu tranh khi họ không có gì để sống, hay khi họ nhìn thấy vợ con họ nheo nhóc, không đủ những nhu cầu tối cần thiết cho cuộc sống.

Ngoài việc yểm trợ tài chánh, chúng ta cũng cần yểm trợ họ về mặt chính trị (như vận động chính giới áp lực CSVN tôn trọng nhân quyền, chùn tay đàn áp, trả tự do cho các tù nhân lương tâm…), mặt thông tin (phá tan sự bưng bít thông tin của cộng sản, cung cấp thông tin đầy đủ, giúp người dân trong nước ý thức về quyền làm người của họ…).

***

Trở lại vấn đề nền tảng cho cuộc đấu tranh tại hải ngoại. Đấu tranh ở hải ngoại chủ yếu là yểm trợ. Nhưng làm sao yểm trợ nếu chúng ta không phải là những cộng đồng vững mạnh, đoàn kết, có khả năng yểm trợ tài chánh, yểm trợ chính trị, yểm trợ thông tin cho cuộc đấu tranh trong nước. Trong cuộc vận động chính giới, nếu chúng ta không phải là một lực lượng có sức mạnh thì chẳng có chính giới nào sẵn sàng làm những điều chúng ta yêu cầu cả.  Họ chỉ sẵn sàng lắng nghe chúng ta vì lịch sự ngoại giao, chứ không làm những điều chúng ta yêu cầu. Nhưng nhiều người đã cảm thấy hài lòng khi thấy họ đã lắng nghe. Họ chỉ sẵn sàng làm những gì chúng ta yêu cầu khi cộng đồng của chúng ta có thực lực. Chúng ta chỉ có thực lực và vững mạnh nếu chúng ta đoàn kết, thống nhất được đường lối, và có chung một tiếng nói.

Như đã nói trên, đấu tranh đòi hỏi chúng ta phải hy sinh, phải chấp nhận thiệt thòi mất mát. Để cộng đồng người Việt chúng ta vững mạnh, đoàn kết, chúng ta cũng phải hy sinh, chấp nhận mất mát, thiệt thòi, chịu đựng. Hiện nay, cộng đồng của chúng ta bị chia rẽ, chưa đoàn kết nên chưa có sức mạnh, là vì chúng ta chưa hy sinh, chưa từ bỏ “cái tôi” của mình, vẫn coi “cái tôi” cá nhân cũng như “cái tôi” phe phái của mình quá nặng.

 Chúng ta vẫn đặt nặng vấn đề chỉ trích, nhất là chỉ trích cá nhân, sẵn sàng bêu lên những cái xấu của người khác với hy vọng họ sẽ sửa. Nhưng sửa đổi bằng cách chỉ trích, mạt sát họ là hoàn toàn thất sách, lợi bất cập hại. Chỉ trích chỉ gây chia rẽ chứ không sửa đổi được ai. Theo Dale Carnegie, tác giả cuốn “Đắc Nhân Tâm”, thì “Chỉ trích là vô ích (nó làm cho kẻ bị chỉ trích phải chống cự lại và tự bào chữa) mà còn nguy hiểm, oán thù. Hơn nữa, kẻ ta chỉ trích tự nhiên sẽ hằn học chỉ trích lại ta”. Tóm lại, chỉ trích chẳng có tác dụng gì cả, kết cuộc chỉ sinh thù oán, chia rẽ. Để sửa những lầm lỗi cá nhân, thiết tưởng có nhiều cách tốt và hữu hiệu hơn là chỉ trích. Trong cuộc đấu tranh, cần áp dụng nghệ thuật đắc nhân tâm.

Để tránh chia rẽ, tốt nhất, đừng quan tâm quá nhiều đến những lầm lỗi hay khuyết điểm cá nhân, vì nói chung, ai cũng có những sai lầm hay lầm lỗi. Hãy chú trọng nhiều hơn đến phần tích cực mà các cá nhân hay đoàn thể đã làm hay đạt được. Quá chú trọng tới việc chỉ trích thì lợi bất cập hại. Đấu tranh hay làm chính trị thì việc quan trọng là phải cân nhắc lợi hại, chứ không phải là cứ thấy điều gì xấu thì phản đối, bất chấp việc phản đối ấy không đúng lúc, không đúng cách, có thể có hại cho việc chung.

Để xây dựng một cộng đồng vững mạnh, đoàn kết, thiết tưởng chúng ta có thể bắt đầu bằng việc dễ nhất và căn bản nhất, đó là ngưng tất cả mọi chỉ trích cá nhân công khai trên mạng. Dường như tất cả mọi chỉ trích đều gây tổn thương cho sự đoàn kết của cộng đồng, và làm cộng đồng suy yếu.

Houston, ngày 3/1/20014
Nguyễn Chính Kết
_______________________
(*) Một đằng cộng sản phải nới lỏng sự kìm kẹp đối với người dân bình thường, nhưng đằng khác bù lại họ kìm kẹp chặt chẽ hơn rất nhiều đối với những người đấu tranh dân chủ, những người bị xét là nguy hại cho chế độ.

***

Động lực đấu tranh cho tự do dân chủ

Nguyễn Chính Kết

Như chúng ta đã biết, để bảo vệ độc quyền cai trị, quyền cưỡi đầu cưỡi cổ người dân và quyền ăn cướp trên đất nước Việt Nam một cách vô thời hạn, CSVN đã dùng hiến pháp, luật pháp, tòa án, toàn bộ bộ máy nhà nước, các phương tiện truyền thông, và các công cụ cụ thể như quân đội, công an… để thực hiện mục đích ấy. Như quá khứ đã chứng tỏ, họ đã sử dụng những phương tiện hữu hiệu trên một cách vô nhân đạo nhất, hèn hạ nhất, dã man nhất, bẩn thỉu và tồi tệ nhất, thậm chí sẵn sàng bán đất bán biển, bán cả giang sơn cho ngoại bang chỉ để bảo vệ cái độc quyền ăn cướp ấy.

Họ đã dùng biện pháp khủng bố làm cho mọi người dân sợ hãi: sợ chết, sợ tù, sợ mất việc làm, sợ bị phiền nhiễu, sợ người thân bị liên lụy… hầu người dân phải luôn luôn khuất phục, vâng lời họ. Nhiều người dân sợ đến nỗi chấp nhận làm tay sai cho họ, sẵn sàng tuân hành những mệnh lệnh phi lý và vô nhân nhất của họ. Cụ thể nhất là những tên công an hèn tới mức sẵn sàng đánh đập, tra tấn người dân vô tội chỉ để thực hiện lệnh cướp của giết người của cấp trên, không cần biết lệnh đó đúng sai, phải trái gì cả.

Tuy nhiên, trong số dân chúng vẫn luôn luôn có những người vượt thắng được những nỗi sợ hãi cố hữu đang đè nặng trên nhân dân để tranh đấu, để nói lên những điều mà chẳng mấy ai dám nói. Họ đã mạnh dạn nói lên những khát vọng sâu xa của người dân về tự do dân chủ đã bị đảng CSVN tước đoạt suốt gần 70 năm tại Miền Bắc, và gần 40 năm qua tại Miền Nam. Họ dám nói lên những bất công, những đau khổ mà người dân phải chịu do chế độ độc tài độc đảng đang gây ra cho người dân. Những người can đảm này dám nói lên sự vô nhân, thất đức, sự hèn hạ, bất xứng của giai cấp lãnh đạo đang quyết tâm bám lấy “ngai vàng” với bất cứ giá nào bất chấp sự bất lực, vô tài, thất đức của mình. Họ đã can đảm nói lên sự thật bất chấp bị đe doạ, sách nhiễu, bất chấp bị quản chế hay vào tù, thậm chí bất chấp cả cái chết… Họ là những người đang lên tiếng tranh đấu cho tự do dân chủ, cho quyền làm người, cho công lý xã hội như Lm Nguyễn Văn Lý, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Ls Cù Huy Hà Vũ, v.v… Trong đó có cả những liễu yếu đào tơ như Tạ Phong Tần, Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung, Hồ Thị Bích Khương, v.v...

Cái gì đã thúc đẩy họ, khiến họ can đảm hy sinh tranh đấu như thế? Chính là tình yêu đối với quê hương dân tộc, đối với đạo pháp, đặc biệt đối với những người dân đang đau khổ. Nghĩ tới biết bao người bị tù, bị giết, bị tra tấn, bị bạc đãi vì lý do tôn giáo, vì chống bất công xã hội, vì khác quan điểm chính trị với những kẻ cầm quyền, vì thấp cổ bé miệng, hay chẳng vì một lý do nào cả, họ cảm thấy không thể im lặng hay ngồi yên như thể không có chuyện gì xảy ra. Nghĩ tới biết bao người đau khổ, trở nên trắng tay vì bị tước đoạt tài sản, nhà cửa, đất đai ruộng vườn do lòng tham vô đáy của những kẻ có chức có quyền, họ sẵn sàng chấp nhận vào tù ra khám để tranh đấu thay cho những người ấy. Họ cảm thấy những đau khổ mà họ phải chịu do việc tranh đấu của họ đâu nhằm nhò gì so với trăm triệu đau khổ mà người dân Việt đang phải gánh chịu vì chế độ độc tài. Nếu phải đau khổ hay phải chết mà hy vọng làm cho dân chúng bớt khổ thì họ sẵn sàng chấp nhận.

Họ thường không phải là những người có tiếng nói mạnh mẽ trong xã hội như các đại tướng trong quân đội hay các bộ trưởng trong chính phủ, hay như những ông chủ tịch tỉnh, chủ tịch thành phố, cũng không phải như những vị giám mục hay hòa thượng có cả hàng vạn, triệu tín hữu sẵn sàng nghe lời dạy bảo của mình… Họ chỉ là những người bình thường, có tiếng nói rất hạn chế của một linh mục, một mục sư, một thượng tọa, hay một luật sư, một kỹ sư, một giáo sư, một nhà văn… thậm chí chỉ là một sinh viên, một nông dân, một công nhân rất bình thường… Họ đã chờ đợi những người nổi tiếng, những người có uy tín lẫy lừng, những người mà lời nói “có gang có thép” lên tiếng đấu tranh để họ ủng hộ. Nhưng chính những người này nhiều khi im lặng thụ động, có vẻ như đồng lõa hay sợ hãi mà đành chấp nhận bạo lực, hay không đủ tình yêu và can đảm để tranh đấu, không đủ ý thức trách nhiệm để thấy rằng trong hoàn cảnh đất nước như hiện nay, mình phải làm một cái gì hơn là những việc mình phải làm trong một xã hội bình thường.

Không thể chờ đợi những người khác lên tiếng rồi mình mới lên tiếng, vì nếu ai cũng chờ như thế thì sẽ chẳng ai lên tiếng cả. Ý thức được trách nhiệm của một người dân trong một đất nước lầm than: “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, “giặc đến nhà, đàn bà phải đánh”, dù cảm thấy tiếng nói của mình rất nhỏ bé, họ vẫn cảm thấy trách nhiệm phải lên tiếng. Lên tiếng cho những kẻ không có tiếng nói, cho những kẻ không dám nói, cho những kẻ muốn nói mà không nói được, nhất là cho những kẻ đang bị áp bức cách bất công…

Trong bầu khí đón mừng Chúa Cứu Thế giáng sinh, nhiều người đã suy tư từ sự kiện lịch sử đặc biệt này để có thêm những động lực đấu tranh mạnh mẽ, nhất là những Kitô hữu. Đối với họ, tranh đấu vì yêu thương quê hương dân tộc cũng là một cách thờ phượng Thiên Chúa, và có thể đó là cách tốt nhất, tuyệt vời nhất. Gương của Đức Giêsu cho chúng ta thấy điều ấy.

Ngài xuống thế làm người vì yêu thương nhân loại. Ngài sống cuộc đời trần thế với bao khổ đau như mọi người cũng vì yêu thương nhân loại. Ngài chịu khổ hình và chết nhục nhã trên thập giá cũng vì yêu thương nhân loại. Chính vì yêu thương nhân loại, mà tất cả những hành vi yêu thương và sự hy sinh cho nhân loại của Ngài như xuống thế, sống đời trần thế, chịu khổ hình và chết trên thập tự, và hành vi lập phép Thánh Thể của Người cũng đều là những hành vi được Giáo Hội chính thức nhìn nhận là những hành vi thờ phượng Thiên Chúa, và là hành vi thờ phượng Thiên Chúa chính danh nhất, đúng nghĩa nhất. Nơi Đức Giêsu, hành vi yêu thương nhân loại và hành vi thờ phượng Thiên Chúa chỉ là một hành vi duy nhất, chứ không phải là hai hành vi khác nhau. Nói khác đi, đối với Ngài, yêu thương nhân loại, hy sinh cho hạnh phúc của nhân loại cũng chính là thờ phượng Thiên Chúa.

Dường như nơi Ngài không có sự phân biệt giữa hai việc: yêu mến Thiên Chúa và yêu thương con người. Hễ yêu mến Thiên Chúa thì tất nhiên phải yêu thương con người. Mà yêu thương và hy sinh để cứu khổ và mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân cũng chính là yêu mến và thờ phượng Thiên Chúa cách tuyệt hảo nhất. Hai điều đó, hai giới răn đó tự bản chất chỉ là một giới răn duy nhất, chỉ có thể phân biệt chứ không thể tách biệt. Tách rời nhau được thì chúng không còn là yêu mến Thiên Chúa hay yêu thương tha nhân đúng nghĩa nữa. Cũng tương tự như cây thập giá mà Ngài chịu chết trên đó gồm hai thanh dọc và ngang, hai thanh tạo thành một thập giá duy nhất. Thanh dọc tượng trưng cho tình yêu đối với Thiên Chúa, và thanh ngang biểu tượng cho tình yêu đối với đồng loại. Tách rời hai thanh ấy ra thì không còn là thập giá nữa.

Thờ phượng Thiên Chúa bằng yêu thương và hy sinh cho tha nhân có giá trị hơn những nghi thức tôn giáo, vì điều cốt yếu nhất trong việc thờ phượng là sự hy sinh: mọi sự thờ phượng từ nguyên thủy −chẳng hạn trong Do Thái giáo− đều đòi hỏi sự hy sinh, mất mát, thiệt thòi nào đó như sát tế lễ vật. Hy sinh một vật ngoài mình không giá trị bằng hy sinh chính mình hay hy sinh một cái gì đó thân thiết nhất của mình: mạng sống, hạnh phúc, an toàn bản thân, người mình yêu, vật mình quý, ý muốn, danh dự, uy tín, sức khỏe, thì giờ, tiền bạc, tiện nghi… Nhiều nghi thức thờ phượng trong tôn giáo không hề đòi hỏi kẻ thờ phượng phải hy sinh, chấp nhận đau khổ, nếu có thì chỉ đòi hỏi hy sinh những gì bên ngoài mình, không mấy thân thiết với mình. Nếu đòi hỏi phải hy sinh bản thân hay những thứ thân thiết nhất với mình mới là sự thờ phượng chân chính, ắt số người thờ phượng đúng nghĩa sẽ ít hơn rất nhiều.

Hành vi nào của Đức Giêsu ở trần gian cũng đều vừa là yêu thương con người, vừa là thờ phượng Thiên Chúa. Đó là một hành vi nhưng có hai giá trị không thể tách rời. Vì thế, cách thức yêu mến và thờ phượng Thiên Chúa mà Ngài yêu chuộng nhất chính là coi nhân loại hay tha nhân như hiện thân của chính Thiên Chúa để yêu thương và hy sinh cho họ như yêu thương và hy sinh cho chính Thiên Chúa. Tha nhân là tất cả mọi người không trừ ai. Nhưng những người đáng cho chúng ta ưu tiên yêu thương và hy sinh chính là những người đang đau khổ, những người nghèo hèn, bệnh tật, những người bị áp bức, bị tước đoạt những quyền căn bản và chính đáng nhất của con người, bị chiếm đoạt nhà cửa, ruộng vườn khiến họ phải sống vất vưởng vô gia cư, những người bị tù đày, bị tra tấn, sách nhiễu, bị đối xử bất công…

Trong hoàn cảnh đất nước bị chế độ độc tài cộng sản đô hộ hiện nay, việc tranh đấu chống độc tài, áp bức, bất công, để đem lại tự do, công bằng và hạnh phúc cho quê hương chính là một trong những cách thức yêu mến và thờ phượng Thiên Chúa cụ thể và thiết thực nhất. Tất cả những người đang hy sinh bản thân, mạng sống, chấp nhận đau khổ, tù tội để làm cho tha nhân được ấm no, hạnh phúc, cho xã hội được tự do, công bằng, thăng tiến… nhất là những người đang liều mình tranh đấu cho tự do dân chủ của quê hương, dù họ thuộc bất kỳ tôn giáo nào, đều là những người yêu mến và thờ phượng Thiên Chúa cách đúng nghĩa nhất.

Chúa Giêsu xuống thế làm người, chịu biết bao đau khổ và chịu chết nhục nhã để cứu nhân loại chỉ vì Ngài yêu thương nhân loại. Những hành động yêu thương đều được Giáo Hội coi là những hành động thờ phượng Thiên Chúa đúng nghĩa nhất. Điều đó đáng chúng ta suy nghĩ để có những động lực tuyệt hảo mà hy sinh cho tha nhân, nhất là cho dân tộc Việt Nam của chúng ta đang đau khổ quằn quại dưới ách thống trị bạo tàn của Cộng sản.

Houston, ngày 24/12/2013.
Nguyễn Chính Kết 

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site