lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Tin Tức Thời Sự Việt Nam 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Mai-thanh-Truyết | Hiện Trạng Giáo Dục Việt Nam

giáo dục việt nam xã hội chủ nghĩa

Ngày 5 tháng 9 là ngày tựu trường của tất cả học sinh từ mẫu giáo đến đại học ở Việt Nam. Ngày tựu trường năm 2013 nhằm ngày thừ Năm. Vì áp dụng chính sách một cách “cứng ngắt”, Việt Nam đã từng tổ chức lễ khai giảng đầu niên học vào ngày chủ nhựt vài lần trong quá khứ.

Với dân số khoảng 91 triệu (2012), theo Ngân hoàng Thế giới, có 22% dân số sống dưới mức nghèo đói căn cứ vào định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là 2$/ngày/người. Trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 33.5% dân số. Nhìn chung, sau thời gian Đổi mới (1986), Việt Nam có nhiều cải cách trong hệ thồng giáo dục, nhưng những cải cách trên không thể nào đáp ứng được so với đà gia tăng dân số và thế hệ trẻ tăng quá nhanh ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, cộng thêm não trạng không lay chuyển trong chính sách quản lý chuyên chính vô sản của CS Bắc Việt. Chính vì vậy, trong hiện tại đang có nhiều vấn nạn cùng nhiều thách thức trong việc cải tổ giáo dục về lâu về dài.

Bài viết dưới đây nhằm mục đích trình bày cùng người đọc những nét tổng quát về hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại.

Hệ thống giáo dục Việt Nam

Giáo dục Việt Nam chia ra thành năm cấp: cấp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở (trung học đệ nhứt cấp thời Việt Nam Cộng Hòa) , và cấp trung học phổ thông tức trung học đệ nhị câp) . Khỏng kể mẫu giáo, thời gian học tập gồm năm năm cho bậc tiểu học và  bảy năm cho bậc trung học. Ở miền Bắc trước năm 1975, chỉ cần sáu năm ở bậc trung học là tốt nghiệp phổ thông và chỉ chuyển đổi thành 7 năm năm 1976. Thời gian học hàng ngày là chỉ nửa ngày.

Căn cứ theo điều luật Giáo dục  44, hệ thống trường ốc giáo dục được chia ra làm bốn loại:

  1. Trường công lập do chính phủ xây dựng và quản lý. Nhà nước cử người điều hành, hièu trưởng và nhân viên giảng huấn cùng nhân viên hành chánh. Ngân sách của trường do chánh phủ đài thọ.
  2. Trường bán công do sự phối hợp giữa nhà nước và các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư cơ sở vật chất như trường ốc, dụng cụ và học cụ.
  3. Trường do các tổ chức xã hội hay kinh tế xây dựng được nhà nước cấp giấy phép hành nghề, nhưng không tài trợ tài chính.
  4. Trường tư lập do cá nhân hay nhóm cá nhân xin giấy phép nhà nước và đầu tư vào việc giảng dạy theo chương trình thiết lập do chính phủ quy định.

Giáo dục tiểu học: Trẻ em Việt bắt đầu đi học lúc sáu tuổi. Cấp tiểu học kéo dài năm năm và trẻ em bị cưỡng bách giáo dục (theo luật lệ và trên nguyên tắc). Theo Văn phòng thống kê (General Statistic Office) năm 2006, có 90% tổng số trẻ em từ sáu đến 11 tuổi có ghi danh học tiểu học, trong đó có 86% trẻ em Việt, và 61% trẻ em thiểu số.(Theo ghi chú “Retrieved on 3/3/2013”, thực sự con số 90% đến từ đâu ra, vì theo tính toán, số % phải ở giữa 86% và 61%?).

Trong niên khóa 2009-2010, Việt Nam có 15.172 trường tiểu học, 61 trường tổng hợp tiểu và trung học cơ sở. Tổng số trẻ em ghi danh học là 7,02 triệu, trong đó có 46% trẻ em gái.

Chương trình học gốm:

1/ Từ lớp 1 đến lớp 3, học: Việt ngữ, Toán, Luân lý (Morality), Thiên nhiên và Xã hội, Nghệ thuật (Arts), và Thể dục.

2/ Từ lớp 4 và 5, học: Việt ngữ, Toán,

trường tiểu học ở gò vấp, sài gòn

Một trường tiểu học ở Gò Vấp, Sài Gòn

1/ Luân lý, Khoa học, Sử ký, Địa lý, Kỹ thuật căn bản (Basic Techniques), Âm nhạc, Nghệ thuật, và Thể dục.

Giáo dục trung học cơ sở (đệ nhứt cấp): Gồm lớp sáu, bảy, tám và chin. Cho đến năm 2006, Việt nam vẫn còn bắt buộc học sinh cấp nầy phải đậu kỳ thi tốt nghiệp Đệ nhứt cấp (Việt Nam Cộng Hòa đã bãi bỏ kỳ thi nầy từ năm 1960. Lý do là bằng tốt nghiệp nầy không cần thiết và làm nặng nề thủ tục hành chánh hơn là khảo sát học sinh). Chương trình đệ nhứt cấp nầy không bị bắt buộc cưỡng bách theo luật giáo dục Việt Nam.

Các môn học gồm: Việt ngữ, Toán, Sinh vật, Vật lý, Hóa học, Sử ký, Địa lý, Công dân giáo dục (Civics, Ngoại ngữ, Thể dục, Công nghệ (Technology), Nghệ thuật, Môn Nhiệm ý, Sinh hoạt lớp và Sinh hoạt trường, Sinh hoạt hướng về kỹ năng (Vocational-oriented Activities) (3 tiết/tháng), và Sinh hoạt ngoại khóa (Extra-curricular Activities) (4 tiết/tháng).

Mục tiêu của môn Công nghệ nhằm cho học sinh thẩm thấu các môn học lý thuyết và thực hành, gốm Kinh tế gia đình (lớp 6), Nông nghiệp, Chăn nuộc, Công nghệ rừng (forestry) (lớp 7), Kỹ nghệ (Industry) (lớp 8), và Nhiệm ý cho lớp 9.

trường trung học pétrus ký

Trường trung học Pétrus Ký trước 30-04-1975 (nay là Lê-hồng-Phong) 

Giáo dục trung học phổ thông: Gồm từ lớp 10 cho đến lớp 12. Luật giáo dục bắt buộc học sinh phải qua kỳ thi tuyển để được nhập học vào lớp 10. Học sinh có điểm cao được chọn vào những “trường điểm” có phẩm chất giảng dạy cao hơn và học một chương trình chuyên sâu.

Các môn học gồm: - Văn học sử Việt Nam (và Trung Hoa, Nhựt Bổn). - Toán Đại số (lớp 10), Tich phân (Calculus) (lớp 11,và 12), Hình học cho lớp 10,11, và 12.- Vật lý, - Hóa học, - Sinh vật, - Sử ký, - Địa lý, - Công dân gồm kinh tế, triết học, chính trị, luật lệ và sắc tộc, - Sinh ngữ gồm Anh ngữ chiếm đa số, sau đó Hoa ngữ, Pháp ngữ, và Nga ngữ, - Công nghệ gồm Nông nghiệp, Trồng trọt, Cơ khí, Điện tử, Trang trí, - Công nghệ thông tin, - Thể dục, - Quân sự và An ninh quốc phòng.

Ngoài ra, còn có những bộ môn đặc biệt như Khoa học tự nhiên dành cho những học sinh giỏi các môn toán, vật lý, hóa học và sinh vật; và Khoa học xã hội dành cho các em giỏi về văn học sử, sử ký, địa lý, và sinh ngữ.

Giáo dục đại học: Tất cả học sinh trung học phổ thông phải đậu kỳ thi tốt nghiệp phổ thong tổ chức vào cuối năm lớp 12 để có thể được dự tuyển vào đại học. Kỳ thi tốt nghiệp phổ thong gồm các ban nhóm như sau:

1/ Nhóm A: Toán, Vật lý, Hóa học;

2/ Nhóm A1:Toán, Vật lý, Anh ngữ;

3/ Nhóm B: Toán, Sinh vật, Hóa học;

4/ Nhóm C: Văn học sử, Sử ký, Địa lý;

5/ NHóm D: Văn học sử, Ngoại ngữ, Toán.

Nhóm D chia ra làm 6 tiểu nhóm: D1 dành cho Anh ngữ, D2 cho Nga ngữ, D3, Pháp ngữ, D4, Anh ngữ dành cho nhập học các trường Hoa ngữ (Mandarin), D5 Anh ngữ dành cho trường đại học Đức, và D6, Anh ngữ dành cho các đại học Nhật.

Các thể loại đại học ở Việt Nam hiện nay:

1/ Đại học (University) gồm nhiều trường có ngành nghề đa dạng và có khả năng làm nghiên cứu. Đó là các trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Sài Gòn (tại hai nơi nầy sinh viên có thể làm nghiên cứu cho học vị Tiến sị), Đại học Huế, Đà Nẵng và Thái nguyên.

2/ Trường đại học (Senior College) là các trường tập trung chuyên ngành đặc biệt.

3/ Học viện (Institute) là các trường dạy chuyên ngành đặc biệt tùy theo nhu cầu của địa phương..

Ngoài hệ thống chính quy, còn có các đại học cộng đồng (community college hay junior college), trung học chuyên ngành (professional secondary schools), trường học nghề (vocational schools) trong đó thời gian theo học thay đổi từ vài tháng cho đến hai năm.

Trong niên học 2010 -2011, Việt Nam có tất cả 163 đại học cho ba thể loại kể trên, 223 đại học cộng đồng trong đó có 30 đại học cộng đồng và 50 đại học (senior college) do tư nhân hay người ngoại quốc đầu tư.  

 Thống kê giáo dục từ năm 1999 đến 2011

numbers of scholl from 1999-2011, numbers of students from 1999-2011

numbers of teachers from 1999-2011

Văn bằng đại học: 1- Cao đẳng (Associate degree) sau 2 hoặc 3 năm học, 2- Cử nhân (Bachelor degree) sau 4 năm  học hay hơn nữa; 3- Ngoài ra còn có các văn bằng ở các đại học chuyên môn như Kỹ sư, Bác sĩ, Luật sư.

Nhiều đại học Việt Nam cấp bằng Master sau hai năm học sau Cử nhân và Tiến sĩ sau 4 năm. Bằng Master tương đương với bằng Cao học (VNCH), nhưng CS Việt Nam lại gán cho tên “Thạc sĩ”, nên nhớ Thạc sĩ  là một văn bằng áp dụng cho ngành giáo dục mà thôi, chứ không nằm trong các xếp hạng ngoài Cao đẳng-Cử nhận-Cao học-Tiến sĩ. 

Hiện trạng giáo dục Việt Nam

Qua ba biểu đồ trên, chúng ta nhận rõ là trong hơn một thập niên, số trường Đại học hầu như không gia tăng về trường ốc. Điều nầy nói lên chính sách giáo dục của nhà nước không được đặt trọng tâm hàng đầu trong khái niệm phát triển quốc gia.

Số học sinh tiểu học giảm từ 10 triệu (1999) xuống còn 7 triệu (2011) trong lúc đà sinh sản ở Việt Nam tăng đều khoảng 2,2%. Ngoài lý do kinh tế gia đình, chúng ta không còn thấy chỉ dấu nào khác giải thích cho hiện tượng sụt giảm do bỏ học nầy mặc dù tầng lớp trẻn em ở lứa tuổi tiểu học tăng nhanh. Cần lưu ý là, mặc dù ở bậc tiểu học theo luật định là cưỡng bách và miễn phí, nhưng trên thực tế phụ huynh của các em phải bị bắt buộc đóng rất nhiều thứ thuế và lệ phí học tập, hiệu đoàn, bảo quản trường ốc…thậm chí phải đóng tiền cho từ thiện hoặc giúp đở nạn nhân bị thiên tai nữa. Đó là chưa kể học sinh “phải” học thêm ở nhà thầy/cô nếu không, chắc chắn khó được lên  lớp.

Sĩ số học sinh cấp 1 cũng giảm từ từ 5,8 triệu (1999) xuống còn 5.0 triệu (2011) nói lên tình trạng khó khắn về kinh tế trong gia đình học sinh. Nhiều em phải bỏ học để phụ giúp gia tăng ngân sách gia đình. Và cũng còn rất nhiều em đi lang thang bụi đời. Đây là một vấn nạn xã hội không nhỏ cho Việt Nam.

Số học sinh cấp 1 vào năm 2005 có khoảng trên 6,9 triệu chỉ còn khoảng 5 triệu năm 2011 càng làm cho chúng ta bi quan thêm khi khảo sát những con số vô tình trên.

Tóm lại, cấp tiểu học giảm 3 triệu em trong vòng 12 năm và trung học đệ nhứt cấp tức cấp 1 giảm gần 1 triệu trong cùng thời kỳ nói lên tình trạng xuống dốc của giáo dục Việt Nam mà nguyên do chính yếu là do chính sách giáo dục không được lưu tâm đúng mức và trầm trọng hơn cả, kinh tế gia đình người dân không còn khả nằng chu toàn cho con em được đi học vì lợi tức người dân không đuổi kịp đà lạm phát phi lý` do một chính sách kinh tế lỗi thời tạo ra.

Trên đây là sơ lược về hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện tại. Suy nghĩ về tình trạng giáo dục trên, người viết xin mượn lời của một chuyên viên thống kê Việt Nam, Ông Cong Van Vinh  để làm phần kết luận cho đề tài giáo dục tổng quát ở Việt Nam:

”Về tình hình đi học, báo cáo của TCTK nêu đến 2012, vẫn còn 4% dân số VN từ 5 tuổi trở lên chưa từng đi học. Tỉ trọng nữ chưa đi học lớn hơn nam. Mức độ phổ cập giáo dục ở cấp trung học cơ sở của VN cũng đã đạt 89%. Số người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt 94,7%, tức vẫn còn 5,3% dân số VN trên 15 tuổi không biết đọc, biết viết. Đáng lưu ý là vẫn còn tình trạng nam biết chữ nhiều hơn nữ cả ở thành thị và nông thôn! Tuy nhiên, tỉ lệ sinh con thứ ba ở phụ nữ từ 15-49 ở VN vẫn đạt 14,2%, trong đó khu vực nông thôn có phụ nữ sinh con thứ 3 giảm mạnh. Tỉ lệ trẻ trai là 112,3 trên 100 trẻ gái - điều này cho thấy mất cân bằng giới tính ở VN đang trở nên mạnh mẽ.

Tính chung cả nước, về chất lượng dân số, có tới 20,8% dân số VN chưa tốt nghiệp trung học cơ sở. Phần trăm người tốt nghiệp các bậc cao hơn còn giảm mạnh. Theo thống kê, chỉ 25,8% dân số VN tốt nghiệp tiểu học; 26,7% tốt nghiệp trung học cơ sở; 22,8% dân số tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên…”

Cần ghi chú thêm là, với tình trạng học sinh kém và bỏ học trầm trọng như những con số thống kê kể trên, nhưng hầu như mỗi năm, sau những kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh thi đậu, ngay cả ở miền sâu, miền xa, cũng như miền núi có nhiều dân tộc thiểu số…đều đạt con số gần như 100%. Thế nầy là thế nào?

giáo dục việt nam cộng hòa, giáo dục trên con đường khai phóng

Và, sau khi nhận xét về xã hội, đạo đức và giáo dục Việt Nam hiện tại, Trần Việt Trinh, một nhà báo đã phải thốt lên:”Xét về mặt xã hội, xã hội Việt Nam bây giờ quá phức tạp, đầy rẫy lọc lừa và tranh ăn.

Xét về mặt đạo đức, xã hội Việt Nam hiện tại quá đỗi suy đồi, niềm tin khủng hoảng. Đặc biệt, đó là sự suy đồi về đạo đức, nhân phẩm của những thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là thái độ thờ ơ, vô cảm đối với mọi sự vật, mọi sự việc diễn ra xung quanh. Thái độ này đang dần lan tỏa trong xã hội, không chỉ trong giới trẻ mà đã len lỏi vào khắp mọi giới, không chỉ địa phương hay vùng miền nào mà lây lan khắp nước.

Xét về mặt giáo dục, căn bệnh vô cảm này là sản phẩm của một nền giáo dục yếu kém, thất bại. Nền giáo dục của người CS giáo điều với lý thuyết khô khan và nặng nề, không chú trọng đến việc đào tạo nên “nhân cách” mà chỉ chú trọng đến việc đào tạo ra “nhân lực”. Nó thể hiện qua các chính sách, pháp lệnh cũng như chương trình học nặng nề của nhà nước. Các môn quan trọng góp phần hình thành nên “nhân cách” con người là Giáo dục công dân từ lâu đã trở thành những môn phụ không đáng quan tâm, thời lượng tiết học vô cùng ít ỏi và nội dung học thì quá nặng nề, giáo điều thì làm sao có thể đào tạo nên những nhân tố tốt được. Sự sai lầm của giáo dục đã kéo theo một thế hệ không hoàn chỉnh, một thế hệ không thể nào miễn nhiễm được với những căn bệnh như vô cảm.

Tựu trung, căn bệnh vô cảm là kết quả của một lối sống chụp giựt, bon chen và tranh giành ngày nay, ngày ngày ăn sâu vào tinh thần văn hóa của xã hội Việt Nam khi mà các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần, lòng bao dung nhân ái, tình thương yêu đồng loại, và sự hy sinh đang dần bị thế chỗ bởi chủ nghĩa vật chất và lợi ích cá nhân ... làm cho con người không còn cảm giác trước nỗi đau của đồng loại, của người thân.

Người Việt mình xưa nay có truyền thống vô cùng tốt đẹp là “thương người như thể thương thân”, ấy vậy mà ngày nay có những cách sống đang đạp đổ truyền thống tốt đẹp này. Chữ “nghĩa” trong xã hội Việt Nam dường như đang dần mất đi nên con người hiện chỉ biết sống vì mình, sống ích kỷ, không còn dám hy sinh và sống không có trách nhiệm với đồng loại. Ngày xưa con người sống trọng “nghĩa, luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh, sẵn sàng xả thân vì cái thiện, cho gia đình, cho đồng loại và cho đất nước. Vì thế mà ở thời ông cha ta những giá trị căn bản của tình nghĩa gia đình, thầy trò, tình yêu quê hương đất nước luôn được đặt lên cái tôi cá nhân. Bức tranh xã hội đang có sự đảo lộn giá trị, cái ác lên ngôi, trong khi giá trị nhân bản đang bị chìm lấp. Ngày nay, đang có sự thay đổi lớn trong hệ thống giá trị sống của con người. Khi một xã hội, một đất nước mà những người sống trong đó vô cảm, không hợp quần, không tương thân tương trợ lẫn nhau, không giúp đỡ nhau thì tất yếu cái xã hội đó sẽ què quặt, đất nước đó sẽ sụp đổ và bị tiêu hủy.

Nước Việt Nam của tôi ngày nay là thế đó. Dân tình của nước Việt Nam của tôi ngày nay là thế đó. Đó là kết quả của gần 60 năm xây dựng đất nước xã hội được mang danh là xã hội xã hội chủ nghĩa của những người vô thần, vô trách nhiệm, vô tri và vô giác đã đưa người dân cả nước đến chỗ vô tình, vô tâm và vô cảm ngày nay.  (12 tháng 9 năm 2012)

Mong mỗi người trong chúng ta cần suy gẩm về tình trạng thoái hóa giáo dục ở Việt Nam.
Mai Thanh Truyết
9/2013

Bài đọc thêm:
Bài 1: Giáo Dục
Nếu nhà giáo dục quan tâm đến sự tự do cá nhân, và không có sẵn những thành kiến, thì ông ta sẽ giúp cho đứa trẻ tự khám phá ra cái tự do đó bằng cách khuyến khích nó hiểu được môi trường sống, cá tính, tôn giáo và hoàn cảnh xuất thân của gia đình nó, với tất cả những ảnh hưởng đã có thể thâm nhập vào nó.

Nếu trong trái tim của các bậc thầy đầy ắp tình thương yêu và lòng ham chuộng tự do thì, bằng sự sáng suốt, tỉnh táo, họ sẽ giúp từng đứa học trò điều nó cần và giúp nó giải quyết những khó khăn; như thế có nghĩa là họ sẽ không chỉ hành động như điều khiển những cái máy theo phương pháp và công thức, mà tạo cơ hội cho học sinh của họ, là những con người, được tự phát triển khả năng, với sự cảnh giác và giám sát.

Nền giáo dục chân chính cũng phải giúp cho người học sinh phát hiện được điều mà hắn thấy hứng thú muốn học hỏi nhất. Nếu hắn không tìm ra được đúng ngành nghề mà hắn có năng khiếu thì sẽ uổng phí cuộc đời; hắn sẽ cảm thấy thất vọng vì phải miễn cưỡng làm công việc mà hắn không thích suốt cuộc đời hắn. Nếu nguyện ước của hắn là trở thành nhà nghệ sĩ mà lại phải vùi đầu làm một thư ký văn phòng thì đời sống của hắn sẽ chỉ còn là chuỗi ngày buồn tẻ trong sự phàn nàn bất mãn. Cho nên, điều quan trọng là mỗi người phải tự tìm coi mình muốn làm gì, sau đó hãy cân nhắc kỹ coi có xứng đáng dùng cuộc đời vào công việc đó không. Cậu thiếu niên có thể muốn trở thành một người lính; nhưng trước khi bước vào binh nghiệp, cậu ta nên được giúp đỡ để tìm hiểu coi nghề lính có đem lại phúc lợi cho toàn thể loài người chăng.

Nền giáo dục chân chính phải giúp cho học sinh, không những chỉ phát triển khả năng của hắn, mà còn khiến cho hắn hiểu rõ được điều hắn quan tâm, hứng thú nhất. Trong một thế giới bị tan nát vì chiến tranh, tàn phá và khốn cùng, người ta phải có khả năng xây dựng một trật tự xã hội mới và một cung cách sống khác trước.

Trách nhiệm xây dựng một xã hội an bình và sáng suốt nằm chủ yếu trong tay nhà giáo dục, điều đó thật rõ ràng, không phải vì cao hứng mà đề cao quá, nhưng quả thật là nhà giáo có cơ hội tuyệt vời để có thể giúp thành đạt sự chuyển hóa xã hội đó. 

Nền giáo dục chân chính không lệ thuộc vào qui tắc cai trị của từng chính quyền hoặc cung cách điều hành của từng hệ thống chính trị, mà nó nằm trong tay của chính chúng ta, trong tay các bậc cha mẹ và các bậc thầy, cô giáo.

Nếu các bậc cha mẹ mà chăm sóc đời sống tinh thần của con cái một cách chu đáo thì họ đã xây dựng một xã hội đổi mới. Nhưng căn bản là phần đông chẳng quan tâm, cho nên họ chẳng dành thời giờ cho chuyện tối quan trọng này. Họ có thời giờ để lo chuyện kiếm tiền, để giải trí, để tham dự lễ lạc, cúng kiếng, nhưng không có thời giờ để suy tính, cân nhắc coi thế nào là một nền giáo dục đúng đắn cho con cái họ. Thực tế là phần lớn dân chúng không muốn đối diện với vấn nạn này. Đối diện với vấn nạn này có nghĩa là họ phải dẹp bớt những thú vui, những trò tiêu khiển, và chắc chắn là họ chẳng muốn làm những chuyện đó. Cho nên họ gửi con đến trường, nơi mà nhà giáo cũng chẳng quan tâm đến chúng nhiều hơn cha mẹ chúng. Tại sao nhà giáo phải quan tâm nhỉ? Đối với họ, dậy học chỉ là một nghề, một cách kiếm tiền!

Thế giới mà chúng ta tạo ra đây sao mà hời hợt, giả tạo, xấu xí, nếu nhìn vào phía sau bức màn. Chúng ta trang hoàng bức màn, hy vọng mọi sự rồi cũng sẽ coi được, rồi cũng sẽ đâu vào đấy thôi! 

J. Krishnamurti - Education and the Significance of Life 
Người dịch: Danny Việt

Bài 2: Tham khảo trích đoạn bài của Đặng Chí Hùng (Dân Làm Báo) so sánh Ngành Giáo Dục hai Miền Bắc Nam trước 30-4-1975

... "Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa mang triết lý giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”. Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

Điều này đã được minh chứng bằng việc học sinh đi học dưới chế độ VNCH không hề mất học phí.  Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trung học và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Quốc gia Hành chính và ở các trường đại học cộng đồng).  Những con số nêu trên được lấy từ cuốn “Giáo dục Việt Nam – NXB Giáo dục năm 2001 – cuốn sách của đảng cộng sản Việt Nam.

Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế, Việt Nam Cộng Hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này. Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).  Theo văn bản phụ lục của hiến pháp VNCH ghi rõ:

“Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản. Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này, lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản, xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc. Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc.  Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.”

Trong khi đó thì ở VNDCCH, học sinh bị nhồi nhét tư tưởng Mỹ “xâm lược” mà thực chất không phải vậy, “bác Hồ yêu nước, cả đời vì nước vì non” mà thực tế ngược lại khi bạn đọc 15 bài “Những sự thật không thể chối bỏ”và hàng trăm ngàn tư liệu, bằng chứng sống lại chứng minh được điều ngược lại. Hay là “yêu nước là phải yêu đảng cộng sản “ – một định nghĩa dốt nát và ấu trĩ.

Những bài thơ như của ông Tố Hữu với những câu như “Giết, giết nữa…” lại được nhà trường VNDCCH gieo vào đầu con trẻ ý tưởng giết người ngược hẳn với xu thế nhân bản của thế giới nói chung và VNCH nói riêng.

Trên Website của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hà Nam có bài viết

(http://phuly.edu.vn/bacho/chuyen83.htm) nói về việc ông Hồ gửi thư cho học sinh nhân ngày 1-6. Trên báo Sự Thật, số 134 ra ngày 1-6-1950, đăng bức thư gửi thiếu nhi toàn quốc nhân ngày 1-6. Ông Hồ có viết: “Song ở các nước tư bản, cha mẹ là người lao động bị bóc lột, thì trẻ con cũng bị bóc lột, phải chịu cực khổ”. Điều này cho thấy đảng cộng sản và ông Hồ chủ trương tuyền truyền bịa đặt ngậm máu phun người về cuộc sống của trẻ em ở những nước dân chủ trong đó có Mỹ và VNCH là bị “bóc lột”. Nhìn lại những người lính trẻ bị bắt buộc phải cầm súng khi chưa đủ tuổi thành niên thời trước hay nhìn cảnh tượng của trẻ em đang làm nô lệ tình dục, nô lệ lao động… ở Việt Nam hiện nay mới thấy được tuyên truyền của cộng sản chỉ là bịa đặt nhằm đưa đến một ý thức lệch lạc cho nhân dân.

... Từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 6 năm 1975 (tức là sáu tuần sau sự kiện ngày 30 tháng 4), Arthur W. Galston, giáo sư sinh học ở Viện Đại học Yale, viếng thăm miền Bắc Việt nam (lúc đó vẫn là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Theo tường trình của Galston cho tạp chí Science số ra ngày 29 tháng 8 năm 1975 thì một trong những chủ đề khiến các nhà lãnh đạo miền Bắc bận tâm vào lúc đó là vấn đề thống nhất với miền Nam. Theo tạp chí Science thì:“Việc thống nhất trong lĩnh vực khoa học và giáo dục có lẽ sẽ có nhiều khó khăn vì hai miền đã phát triển theo hai chiều hướng khác nhau trong nhiều thập niên. Nhưng dù cho có nhiều khó khăn, Galston nhận thấy các nhà lãnh đạo miền Bắc công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhiều đặc điểm của nền khoa học và giáo dục ở miền Nam; họ dự định kết hợp những đặc điểm này vào miền Bắc khi quá trình thống nhất đang được thảo luận sôi nổi vào lúc đó thực sự diễn ra.” Theo Galston, các nhà lãnh đạo miền Bắc, cụ thể được nhắc đến trong bài là Nguyễn Văn Hiệu (Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam) và Phạm Văn Đồng (Thủ tướng Việt nam Dân chủ Cộng hòa), đặc biệt quan tâm đến hệ thống giáo dục nhấn mạnh đến các ngành kỹ thuật và điện tử cùng hệ thống các trường đại học cộng đồng hệ hai năm đã được thiết lập ở miền Nam (nguyên văn tiếng Anh: “the widespread educational emphasis on engineering and electronics and the system of two-year, community colleges”).

Như vậy cho thấy ngay cả đảng cộng sản cũng phải thừa nhận nền giáo dục của VNCH chính là cái gương cho họ tự soi vào. Nhưng thực chất họ nói như vậy nhưng lại không làm như vậy chủ yếu chỉ để ngu dân, cai trị độc tài.
Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:  “Tôi là con của một cán bộ Việt Minh – tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc. Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục “xã hội chủ nghĩa” (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng…”

Đánh giá của nhà phê bình văn học Thụy Khuê: “Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dạy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản.”

... Ngay từ thời điểm 1960-70 thì cấu trúc của chính phủ VNCH đã đầy đủ chuẩn mực, khuôn mẫu, của một đất nước văn minh ngày hôm nay – Tổng Thống và Lưỡng viện Quốc Hội (Thượng và Hạ Viện). Tự do báo chí thật sự với hơn 50 tờ báo tư nhân các loại tại Sài Gòn so với không có tờ báo tư nhân nào dưới chế độ CSVN ngày nay, sau gần 70 năm trời chứ chưa nói đến VNDCCH cùng thời điểm với VNCH. Vậy thì tự do dân chủ ở đâu?"

Bài 3: Problems with the education system Rural inequalities and gender differences

Although the Vietnamese education system is on a promising path, there are still large gaps between parts of the country with different ethnic groups, and between men and women.

Only five percent of Vietnamese people don’t attend school at all, and the figure is becoming lower for every upcoming generation. The literacy rate is over 90%, and the spatial and gender inequalities are decreasing. But Vietnam still hasn’t managed to eradicate them completely.

In general, there are three kinds of noticeable inequalities: a disparity between north and south, one between cities and rural areas, and a smaller and decreasing difference between men and women. Some minorities have a significantly higher rate of illiteracy. Over 50% of the Hmong tribe, and about a quarter of the Khmer and Thai minorities, are not able to read and write.

Those disparities are bad, but were worse in past decades. A huge effort from the government, and more spending on education, has helped to reduce them. The next step would be to wipe them out completely, but that is going to take a while.

@ Tác giả gởi bài đến Ban biên tập
@ Diễn Đàn Người Dân Việt Nam

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site