lịch sử việt nam
Lu-Hà | Cảm Tưởng Về Bài Viết Và Thơ Của Trần Khải Thanh Thủy: Lời Người Dưới Mộ
Một hiện tượng phân tâm học. Đang sống sờ sờ ra đấy nhưng Thủy đã hóa thân thành một Đinh Hùng muốn chui sâu vào lòng huyệt mộ để mượn lời cuả một hồn ma nói về cõi khổ đau nơi dương thế. Cảnh quang nơi dương thế mà Thủy đang sống có khác chi là một điạ ngục trần gian?
Trích:
"Tôi nằm lại đây chốn nghiã trang
Trạm cuối cùng cuộc đời bao số kiếp "
Thủy học xong đại học sư phạm, cái nghề bán cháo phổi gõ đầu trẻ con. Nhưng Thủy vì không có tiền đút lót cho quan chức và thói xu nịnh luồn lọt cũng không phải là tính cách của một cô gái thẳng tính và hơi ương ngạnh so với các bạn cùng lứa tuổi thời bấy giờ. Nên phải chịu cảnh đi đến bất cứ nơi nào khi tổ quốc cần đến và bị đẩy lên tận miền khỉ ho cò gáy để dạy học?
Thủy sớm suy tư tư lự và còn muốn bắt bẻ cả lời Khổng Tử. " Nam nữ thụ thụ bất thân ". Tại sao không thể như thế được? Mà cứ phải sống với nhau, ràng buộc nhau trong nghĩa vụ vợ chồng, vui thú thì ít, mà cãi nhau thì nhiều?
Trích: Cái kiểu vợ chồng mà ông bà định nghĩa: “Vợ chồng như thớt với dao, ngày thì cãi lộn, đêm vào ngủ chung”, khiến tôi phát bực, vì tính tôi vốn thẳng ruột ngựa: “Hoặc là tất cả, hoặc là không, đã cãi lộn thì còn lăn vào ngủ chung với nhau làm gì”? Hơn nữa dưới con mắt tôi khi ấy, đám đàn ông chẳng có mấy người đáng giá.
Qua những những dòng này thì theo tôi Thủy mang nhiều khí khái cuả bậc nữ trượng phu, của đấng nam nhi quân tử hơn là phận nữ nhi liễu yếu đào tơ. Chính vì vậy mà Thủy luôn xung khắc với những lễ giáo cổ hủ lạc hậu và nền mạo hoá duy vật biện chứng của cộng sản.
Thủy cũng có biện chứng pháp của riêng cô là biện chứng pháp duy tâm Hegels và duy niệm cuả Platon. Tôi nằm lại đây chốn nghiã trang. trạm cuối cùng cuộc đời bao số phận. Bao số phận đâu phải chỉ riêng mình Thủy mà còn hàng triệu số phận tương tự như vậy.
Trich:
"Đất phủ kín mình tôi giá lạnh
Khói nhang thơm mách nẻo đi về"
Tôi phải lạnh người khi đọc những dòng này của một cô giáo trẻ mới ra trường trong một hoàn cảnh xã hội khắc nghiệt, cô phải tự hóa thân mình thành hồn ma để than khóc cho cuộc đời của mình cũng như những cảm nhận đầu tiên về nỗi bất hạnh cuả cả một dân tộc.
Thủy đã học hỏi Nguyễn Gia Thiều bậc đàn anh hay là bậc thày của văn chương? Ông thương Thủy, cảm ngộ đức hạnh và tài năng cuả cô gái này, ông đã nói khích và khuyên Thủy đi lấy chồng bằng một cái mẹo vặt của một cao nhân.
Trích: "ông lập lá số tử vi cho tôi và cao giọng cảnh báo: “Tuổi này, mệnh này, chi này, can này mà trong năm nay không chịu lấy chồng thì sẽ không bao giờ lấy được chồng nữa vì cứ đứng núi nọ trông núi kia cao v.v..."
Thủy giống như một con ngựa Xích Thố cuả Lã Bố ngày xưa, sau này lại rơi vào tay Tào Tháo. Ngưạ xích thố hay nhưng không phải ai cũng có thể cưỡi được đượcvà dễ dàng làm chủ nó được. May quá cuối cùng Tào A Man đã chọn ra chủ nhân của nó. Chính là chỉ có ông Hán thọ đình hầu Quan Vân Trường mới có thể cưỡi nổi được mà thôi. Tào Tháo vì cảm cái nghĩa khí tấm lòng trung nghĩa cuả Quan Mỗ mới tặng nó cho ông, cũng như anh chàng nào đó muốn yêu Thủy, muốn làm chồng một cô ái ương ngạnh, hay giống như ông Quan Vân Trường muốn làm chủ con ngựa bất kham cũng chẳng dễ dàng gì.
Đúng là vận mệnh cuả Thủy đã quấn vào bài thơ như cô đã viết. Sau khi từ miền núi trở về thủ đô, Thủy lấy chồng và vài tháng sau nở nhụy khai hoa. Thủy suýt chết vì bị chưả ngoài dạ con.
Trích: "Kết quả tôi bị chửa ngoài dạ con, mà nguyên nhân là những lần đi thực tế sản xuất xuống nông thôn, không có nước thay giặt, nên những ngày có “khí huyết thiên nhiên” đành phải đóng xô màn, cứ ra hết lớp máu này, bết lại khô cứng rồi ra lần khác, hết ngày thì vứt đi, thay cái mới (Hồi đó xô màn cũng hiếm hoi như mì chính vậy, cánh chị em phụ nữ ở thôn quê còn phải dùng tro chứa trong một cái túi để dùng thay xô màn hết năm này sang năm khác, từ khi có “khí huyết trời cho” ở tuổi dạy thì đến khi “khí huyết thiên nhiên” khô kiệt ở tuổi 49, 50
Vòi PapLop (ống dẫn trứng) đã bị viêm nhiễm, tắc nghẽn, vì vậy trứng khi gặp tinh trùng đã không làm tổ trong tử cung mà làm tổ ngay trong lòng ống. Sau hơn hai tháng, thai phát triển mạnh, thành ống dẫn qúa mỏng nên bị vỡ, gây chảy máu trong, mất liền 2,5 lít máu. Theo lời bác sĩ, chỉ chậm 5 phút nữa là tôi đã nhập hộ khẩu cõi âm rồi."
Tôi cũng có bài thơ để chia sẻ một phần nào nỗi đau đớn mất mát cuả Thủy.
Mưa Rơi Mộ Tàn
cảm tác khi nghe Elvis -Tony hát: Nếu Mai Anh Chết
Ngày mai đó, nếu như anh chết
Em đừng buồn thống thiết làm chi
Hồn anh thanh thản ra đi
Rũ tan bụi bặm trần ai phũ phàng...
Mai anh chết xe tang song mã
Con đường dài lá đổ hàng me
Ve sầu ủ rũ não nề
Lòng em tê tái ê chề hoàng hôn...
Ngày xưa ấy bướm vờn hoa nở
Phượng vĩ rơi lả tả chân em
Gót sen mềm mại êm đềm
Lang thang hai đưá từng đêm dập dìu...
Cơn gió thoảng đìu hiu huyệt tận
Xin em đừng đốt nén nhang thơm
Lời kinh an ủi chiều hôm
Mùi hương kiêu hãnh bờm xơm má hồng...
Hồn thêm nhẹ đêm sương an nghỉ
Suốt canh trường giun dế đờn ca
Em đừng vờ đặt vòng hoa
Mộ bia khắc chữ uá sầu cỏ hoang...
Anh không muốn giả thương nuối tiếc
Để lòng ai xao xác ban mai
Vui lên mà với tương lai
Quên bao khổ hạnh canh dài lệ chan...
Lời từ cuối anh van em đó
Mảnh khăn tang em chớ nên mang
Âm dương đôi ngả nhẹ nhàng
Lá thu rơi dụng dở dang cuộc tình...
Duyên nợ cạn bận mình chi nưã
Anh ra đi tàn tạ thân côi
Ta bà sáu nẻo xa xôi
Ngàn thu biền mưa rơi mộ tàn...
2.6.2012 Lu Hà
Trích:
"Quà chia tay bạn hữu tặng trao
Nhị rữa nát hám hôi mùi nghĩa địa
Gió cứ thổi vật vờ khoang đất trống
Quạ tru rên từ khoang đất không người"
Thay cho bình luận 4 câu thơ này cuả Thuỷ tôi xin lấy ngay bài thơ cuả tôi đã cảm tác từ thơ cuả nhạc sĩ Văn Cao:
Đám Rước Ma
cảm tác thơ Văn Cao: Chiếc Xe Xác Qua Phường Dạ Lạc
Chiếc xe xác nghiêng nghiêng đốm lưả
Dãy hồng lâu cưả mở phấn sa
Chập chờn ảo hoá bóng ma
Hình hài điạ ngục âm u rụng rờn...
Tóc rũ rượi đòi cơn phách giục
Tiếng ca nhi từng bước tàn sương
Tình tang... rầu rĩ đêm trường
Hơi đèn phù thể thê lương não nùng
Ta đi giưã con đường dương thế
Tối âm thầm tê tái gốc cây
Xe ma chở vội vai gày
Bên thềm lá phủ đoạ đầy tấm thân
Xác trụy lạc bần thần khúc hát
Tuổi thanh xuân da diết ái ân
Lạnh lùng âm khí xa gần
Côn trùng hút tuỷ điêu tàn xác xơ
Đời ai hủy bơ vơ tang trống
Bóng tử thần gõ nhịp mồ khuya
Mê say điên dại chia lià
Xâu tiền lạo xạo đầm đià sương rơi
Gạo rơi vãi tiếng cười lạnh lẽo
Một chùm sao huyền diệu xa xôi
Âm dương đôi ngả than ôi!
Hồn lià khỏi xác chơi vơi ngàn trùng
Cung dìu dặt đông phương rả rích
Điệu đàn sầu đất trích não nề
Cố đô bốn cưả ê chề
Canh dài dằng dặc biết về nơi nao?
Phường Dạ Lạc mịt mờ cô độc
Giãy đèn chao nhao nhác chợ đời
Xôn xao nhạc động vẫy người
Chiếu chăn nhàu nát tả tơi đêm tàn
Trên đường tối khoả thân khiêu vũ
Kèn nhịp xa điệu muá vô luân
Giao duyên run rẩy quỷ thần
Trầm trầm hun hút trần gian mịt mù
Kiếp tang tóc ta bà nặng nhọc
Tiếng bi ai loạn lạc tha hương
Một đoàn ma đói sa trường
Nưả tìm khoái lạc bất lương bẽ bàng
Đi vào ngõ ngả nghiêng xe xác
Thấy bâng khuâng lạc bước ảo huyền
Bánh xe sào sạo ưu phiền
Chở đi vạn kiếp triền miên mãi hoài
Mưa rền rĩ bầu trời ảm đạm
Mang linh hồn thê thảm cô liêu
Tiếng xe ám ảnh tiêu điều
Dần xa le lói ô kêu gọi gà.
31.5.2012 Lu Hà
Đời người thật ngắn ngủi vô cùng, kết thúc bằng một tiếng trống đưa ma và những vòng hoa tang của bạn bè và những người thân mang đến tặng. Nghĩa tử là nghĩa tận với vài giọt nước mắt chia ly hòa quện cùng vài giọt sương trời. Mưa rơi lất phất rồi ai về nhà nhà nấy để lo toan bận rộn xuôi ngược với cơm áo gạo tiền. Thân chủ sẽ cô quạnh nằm sâu trong lòng huyệt mộ có bầy quạ đói hám hơi người mùi thịt nguời rình rập ở trên ...
Sự rùng rợn cuả tử thần mà Thủy đã mô tả trong thơ khi lạc xuống chín tầng điạ ngục có khác chi là một hiện tượng phân tâm siêu hình như Đinh Hùng này xưa mà tôi đã cảm tác lại:
Linh Hồn Hung Tợn
Từ thơ 8 chữ cuả Đinh Hùng:" Bài Ca Man Rợ "
Bạn với ánh trăng vàng cổ độ
Âm hồn ta huyền ảo xa xưa
Trở về phố chợ quê nhà
Thiên nhiên huyền bí hoang sơ núi đồi...
Lá cỏ sắc vương đầy tóc rối
Giọt sương rơi le lói hương rừng
Khói bay bàng bạc lưng trừng
Hung thần cổ quái hình dung rụng rờn...
Ai cũng thấy chập chờn kinh hãi
Dòng sông xanh cạnh núi biên thùy
Châu thành quằn quại cơn say
Hoa đồng cỏ nội đắng cay sụt sùi...
Người và vật ngậm ngùi không nói
Lảng tránh xa soi mói e dè
Ngẩn ngơ nhìn bóng ngưạ xe
Một thời chan chưá ê chề thê lương...
Ta xuất hiện nguyên lòng sơn dã
Cảnh hãi hùng nhuộm máu tà dương
Xót thương căm giận hung cuồng
Tiếng gầm rung cả non sông đất trời...
Rồi lộng lộn vùng đi khắp xứ
Hỡi chúng sinh thiên hạ qua đường
Túm vai tìm ảnh mùi hương
Bạc màu xiêm áo bi thương chán chường...
Trán bằng phẳng lưng còng ngơ ngáo
Từng oai phong kiêu ngạo râu mày
Ghì người nghẹt thở trong tay
Quát luôn có phải chính mày bạn tao?
Kẻ lơ láo tội đồ xứ lạ
Mất tinh thần từ thuở xa xôi
Các ngươi vong bản hết rồi
Còn đâu nhân tính bồi hồi ngẩn ngơ...
Ta bỡ ngỡ tình sầu thương nhớ
Đi tìm người thiếu nữ năm xưa
Không mong ta đến bất ngờ
Nhìn vào đáy mắt mịt mờ xa xăm...
Rồi rũ rượi xầm xầm điên đảo
Nàng run lên khiếp sợ lùi xa
Bổng nhiên cất tiếng kêu la
Phút giây ngắn ngủi nhạt nhoà hồn ma...
Ôi nhan sắc mặn mà chua chát
Tan nát rồi tay sắt cuả ta
Than ôi! ma quỷ trêu đuà
Còn bao nhiêu mộng la đà em ơi!
Trong nấm mộ còn gì em nhỉ
Xác rưã ra cùng với cỏ hoa
Đàn ông cho chí đàn bà
Oai phong kiều diễm còn đâu mất rồi...
Hồn lảo đảo sặc cười ngây ngất
Ghì chặt nàng cho chết mê ly
Xéo lên sông núi đô kỳ
Đập tan thành quách ra tay phá tàn...
Chú thích: Đây là tư tưởng cuả cố Thi Sĩ Đinh Hùng. Lu Hà tôi là kẻ hậu nhân hứng lên thì chuyển thể sang song thất lục bát thôi.
Tiện thể muốn nghiên cứu thêm ngày xưa người ta sống ra sao?
Thật ra theo tôi là một tư tưởng quái dị, ly kỳ, rùng rợn, nhưng đọc kỹ cũng thấy tính bi hài, tình thương yêu ẩn náu...
12.2.2012 Lu Hà
Trích:
"Cỏ đã xanh rờn chân, tóc, tai
Hồn tôi thoát tục để băng ngàn
Lang thang rừng thẳm muôn nơi ngắm
Cõi trần ai người sống đoạ đầy "
Trí tưởng tượng đáng khinh ngạc cuả một người sắp làm mẹ lại muốn cho hồn mình thoát theo mây gió để lang thang nhìn khắp mọi nơi xem thiên hạ họ bị sống khổ cực và đày đoạ ra sao?
Chứng tỏ thời gian Thủy làm cô giáo ở vùng cao và sau này về Hà Nội cũng vẫn bị đảng cưỡng bức đày đoạ như các cô giáo trẻ khác về nông thôn tham gia sản suất gọi là đi thực tế. Vì theo họ trí thức không bằng cục phân, nghề dạy học cũng là thành phần tiểu tư sản phe phẩy với mấy viên phấn ngúng nguẩy trên bục giảng quá nhàn dỗi chẳng tích sự gì... Chính vị phải ngâm mình dưới bùn áo mà cô giáo Thủy suýt bị mất mạng vì chửa ngoài dạ con. Thật kinh khủng vô cùng.
Thủy là một người con gái có nội lực thâm hậu, cuộc đời cô bị đẩy xuống cùng cực của kiếp người như hàng triệu đồng bào cô. Nhưng cuối bài thơ cô lại viết những lời pha đôi chút lạc quan và hy vọng chút đỉnh ở ngày mai...
Trích:
"Thôi hãy xanh cùng với đất đai
Tạo hoá anh minh đã mỉm cười..."
Cũng giống như Đinh Hùng, Thủy đi tìm niềm vui hạnh phúc ở cõi âm chăng? Một khi cõi dương chỉ là ngõ cụt dưới chế độ cộng sản không lối thoát?
Tôi đã cảm nhận được nỗi lòng cuả Thủy và Đinh Hùng bằng bài thơ cảm tác sau:
Vầng Trăng Mộng Ảo
cảm tác thơ Đinh Hùng: Trời Ảo Diệu
Màu ảo diệu trăng thanh gió mát
Bước chân đi tôi hát nhạc tình
Xuân thu chuyển động dáng hình
Mây buồn như mái tóc xanh ngang trời
Đầy hoa cỏ xa xôi mộng ảo
Dáng hình hài trút áo xiêm thơ
Hững hờ sông chảy bơ thờ
Trầm tư dãy núi mịt mờ sương rơi
Kià non thẳm bồi hồi xao động
Cứ bâng khuâng sao rụng mấy muà
Tôi tìm dấu tuyết người xưa
Bạc màu thạch nhũ gió mưa phai mờ
Đi vào mộng dãi dầu cỏ uá
Hỡi Sơn Thần yên ngủ ngàn thu
Em ơi thức dậy hoang vu
Chân kinh ái mộ hư hao u hoài
Vầng huyền ảo từng bầy tinh tú
Biền biệt sao cổ độ trăng soi
Hoa đang nghe tiếng em cười
Để cho kẻ tục chơi vơi não nùng
Lạc bến mộng vấn vương thuyền ái
Đôi hồn người tê tái cô đơn
Trường sinh rượu uống mà buồn
Lụy sầu mấy kiếp lệ tuôn châu hoài
Thôi vĩnh biệt sống đời cây cỏ
Từng linh hồn dan díu hương hoa
Nưả đêm xao xác tiếng gà
Thời gian tình tự Hằng Nga nghẹn ngào
Mây gió thoảng rì rào phong vũ
Bảy bến đò tầm tã khinh thanh
Đi về lối rẽ kinh thành
Nôn nao phố cổ yên oanh dập dìu
Ân ái cũ đường xưa lối nhỏ
Tuyết trinh còn ảo não lầu xuân
Liên thành cỏ mượt gót chân
Mờ mờ nhân ảnh trần gian mịt mù
Đời mộng ảo nấm mồ hưu hắt
Dưới huyệt sâu da diết hư linh
Áo thơ đã ố màu xanh
Bạc màu tang hải dáng hình xiêm y...
19.5.2012 Lu Hà
Trích:
" Ôi tạo hóa đùa trêu không ít lúc
Giận dữ sinh linh tạo hóa buồn
Lòng ta đôi lúc như lòng cối
Tạo hóa vung chầy, nện... thiết tha "
Để kết thúc bài viết, tôi đã cùng các bạn miên man thả hồn đi khắp bốn phương trời cùng cô Thủy, Đinh Hùng lên cõi Ngân Hà mơ mộng thoát tục cùng với trăng sao, để tự giải thoát tâm hồn mình, rồi lại chui xuống tận huyệt sâu để tìm nơi nào thực sự bình an hạnh phúc. Xin chia sẻ nỗi lòng Trần Khải Thanh Thủy bằng bài thơ:
Hồn Thăm Điạ Ngục
cảm tác thơ Trần Khải Thanh Thuỷ: Lời Người Dưới Mộ
Nơi huyệt mộ cỏ cây héo uá
Trạm cuối cùng cổ độ trăng soi
Xót xa cho một kiếp người
Côn trùng rên rỉ u hoài ngàn thu
Khói nhang toả âm u ảo não
Từng vòng hoa bạn hữu gửi trao
Đồng hoang đom đóm dật dờ
Quạ đen từng lớp xếp cờ vây quanh
Sương rờn rợn mong manh sợi nắng
Hồn ban mai cay đắng mây ngàn
Rừng sâu đồi trọc tro tàn
Nương dâu bến bãi trần gian não nùng
Hồn lạc xuống chín tầng điạ ngục
Quỷ hỏi tra tủi nhục trăm điều
Ác ôn mật vụ cú diều
Rằn ri vằn vện đủ chiêu hãi hùng
Ôi Thiên Chuá yêu thương cứu thế
Đưa tôi về trở lại dương gian
Sinh linh tạo hoá muôn vàn
Có may có rủi trầm luân biển hồ
Cây gai góc bốn muà mưa nắng
Hoa xương rồng một chặng đường xa
Khổ đau trong cõi ta bà
Non gần thế kỷ mặn mà thiết tha...
12.7.2012 Lu Hà
Ý kiến phản hồi của Trần Khải Thanh Thủy:
Tran Khai Thanh Thuy Cám ơn anh đã viết bài nhận xét, nhưng văn chương có điểm rơi, điểm dừng của nó anh ơi, bài anh viết như dây cà, dây muống thế thì mấy ai có đủ thời gian và sự kiên nhẫn để đọc. Nói thật mất lòng, nói ít hiểu nhiều, anh nhé
Trả lời của Lu Hà : Cám ơn cô Thủy chê văn thơ của tôi. Tôi không giận cô ngược lại còn vui mừng cảm kích cô nữa kia. Tôi viết hàng trăm bài thiên biến vạn hoá mục đích chỉ để vỡ vạc cho thiên hạ hiểu, tùy theo khả năng nhận thức trí tuệ cảm hứng trình độ của từng người. Ai dai phông trụ được lâu thì đọc những bài về chính trị khô khan, hay tìm ra một triết lý gì đó phù hợp với mình, ai mệt mỏi chán chường nửa chừng bỏ dở không đọc nổi cũng không sao. Tôi khuyến khích động viên cô in sách quảng bá tư tưởng của cô. Còn tôi mua sách cô để đọc hay không còn là vấn đề khác?
Văn cô trên mạng tôi chỉ đọc lướt qua thôi vì tôi không chịu nổi lối viết dông dài hay chửi tục của cô. Cô cứ chửi tục với ông Hồ, cô tưởng mọi người sẽ ngưỡng mộ văn cô lắm? Cô nhầm to rồi chỉ có tụi Chí Phèo thị Nở đầu óc nông cạn là chúng nó ngưỡng mộ thứ văn rẻ rách đó mà thôi. Người trí thức có trí tuệ cao trình độ văn chương học thuật uyên bác họ sẽ bỏ chạy đấy. Cô đừng tự phụ quá tự tin về mình rồi ngã xuống vực thẳm chả ai đỡ cô dậy đâu. Tôi thích văn cô Nguyễn thị Ngọc Tư, dưới con mắt của tôi chính cô Tư mới là một đích thực là một nhà văn chân chính có tài và có tâm hồn trái tim cảm thụ với văn chương, thế nhưng tôi cũng ít thời gian đọc lắm. Tôi có phải ba đầu sáu tay đâu cái gì cũng muốn đọc. Còn văn Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam là những áng văn chương thiên cổ hùng văn tôi cũng không có thời gian đọc hết. Tiếc lắm thay, tiếc lắm thay, tiếc lắm thay. Còn cô tuy có đưọc hội văn bút quốc tế gì đó công nhận kết nạp là nhà văn là của chuyện cá nhân cô. Tôi không dám có ý kiến
Tôi rất cảm kích nhờ trang của cô để tiếp tục quảng bá những bài tràng giang đại hải của tôi. Chắc chắn còn nhiều người thích đọc văn thơ tôi hơn đọc báo nhân dân, báo lề phải phải không cô?
Cám ơn Thủy trước nhé. Không lẽ Thủy lại xoá đi tấm lòng của tôi với nhân thế? Tôi viết văn mục đích nhờ mạng internet để mở mang tầm mắt, trao đổi tư tưởng với thiên hạ cùng giúp nhau hiểu đời hiểu cuộc sống hơn, có ích cho xã hội.
Văn cô hay sẽ có người tán thưởng, chúc mừng cô. Nhưng tôi đang nhận nhiệm vụ của cơ sở Văn Thơ Lạc Việt chấm thơ văn của cô đấy. Liệu văn thơ cô dự thi có lọt vào được vòng trung khảo không để cho tôi chấm, thì tôi không thể biết chắc được? Vì mỗi bài có một mã số báo danh riêng. Hay bài của cô bị các vị sơ giám khảo bị loại ngay ra khỏi vòng đầu rồi? Còn tôi chức trách hiện đang ở vị trí trung khảo đó. Hy vọng cô sẽ đỗ thủ khoa.
Hôm nay cô hỏi dò tôi:
-Có kết quả chưa anh?
Nào anh đâu đã biết? Anh Chinh Nguyên sẽ căn cứ vào đìểm của các vị trung giám khảo rổi tính ra trung bình cộng để tìm ra ai trúng giải. Nghe nói trước hết phải lọt qua vòng sơ khảo rồi mới đến trung khảo đó.
Cô Thủy ạ! Bỗng dưng cô trở mặt thành thù, cô rêu rao trên mạng facebook là cô sẽ viết bài phản đối cơ sở Văn Hoá Lạc Việt đã tuyển chọn tôi trong ban giám khảo chấm thi. Tôi không đủ tư cách trình độ văn chương để chấm văn thơ của cô. Tôi ăn nói cục cằn không tế nhị, tính tình lôm côm không đứng đắn lúc nào cũng trẻ trung hoa lá cành với phụ nữ trẻ, không có cái dáng cái dáng bệ vệ của một người có học thức, tôi chả có bằng cấp học vị tiếng tăm gì? Tóm lại tôi là một người kém, cái gì cũng kém cỏi cả. Cô không phục người như tôi trong ban giám khảo và cả anh Chính Nguyên làm chủ tịch cơ sở văn hóa mù mờ chọn nhầm tôi?
Cô nhầm to rồi, cô tưởng tôi thích thú lắm cái chuyện chấm thi đó à? Tôi muốn yên thân mà chẳng được. Tôi muốn ngày ba bữa cơm ra thảnh thơi đọc sách và có nhiều thời gian đi mây về gió văn thơ với các cô kiều nữ trên mạng vì tính tôi rất máu gái thích giao du với phụ nữ để làm thơ.
Tôi đâu như cô, ham thích danh vọng tiền tài? Trên mạng Internet Chat với tôi, cô bảo: Thủy chỉ cần miếng chứ không cần tiếng. Vì vậy cô mới gửi bài dự thi để kiếm miếng, hy vọng được trúng giải. Cô nghi ngờ anh Chính Nguyên loại bỏ bài của cô đi? Cô nhờ tôi đấu tranh với anh Chinh Nguyên để đòi lại quyền lợi xôi thịt cho cô. Có đúng như vậy không cô Thủy?
Còn tôi cả miếng lẫn tiếng chỉ đáng ném vào sọt rác. Tôi không có gì cả, danh vọng bổng lộc, tiếng tăm, các fun v. v....Tôi chả có gì hết, ngoài niềm vui đam mê sáng tạo nghệ thuật mà thôi. Tính nết tôi chẳng giống ai phải không cô?
Bởi vì cô luôn tự vỗ ngực mình là nhà đấu tranh cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Vì vậy tôi tương kế tựu kế cứ nhằm trang của cô để gửi bài về dân quyền dân chủ nhân sinh tự do thì cô lại nổi khùng lên. Cô thích viết văn thơ chửi ông Hồ bằng những lời tục tĩu thì tôi ngược lại viết thành luận văn chính trị phê phán những sai lầm của ông Hồ. Cô là người muốn độc quyền chống ông Hồ sao? Không ai được quyền phê phán ông ngoài cô và bà Dương thu Hương ra? Cô và bà Dương thu Hương làm như ông Hồ gì đó là của riêng các cô? Chỉ các cô mới được viết văn ca ngợi hay chửi bới tục tằn bằng mấy câu thơ rẻ mạt, cái L… Con C…đó để nhét vào mồm ông Hồ? Cô muốn là một thủ lãnh về ngón nghề sở trường chửi ông Hồ để lấy lòng người? Nhưng khi ai đó phân tích bản chất buôn dân bán nước thủ đoạn lưu manh của ông Hồ bằng văn chương bút pháp có lý có tình thì cô lại hằm hè căm ghét người đó.
Kể ra cô cũng ranh ma đấy:
Phóng nhân tâm thu lấy tiến tài, phóng tiền tài thu vi nhận thượng? Phóng những câu đanh đá chua ngoa với Hồ để lấy lòng tầng lớp đầu gà Chí Phèo thị Nỡ đầy lòng sân hận với chế độ và cuộc sống? Cô muốn ru ngủ họ bằng tiếng chửi như Trịnh công Sơn bằng tiếng hát?
Tôi thách cô viết bài thóa mạ chống đối tôi đấy. Chính cô là người tôi đã từng ngưỡng mộ làm không biết bao nhiêu thơ để ca ngợi tinh thần bất khuất của cô trong tù, tôi thương cô và khóc về cô. Còn bây giờ cô lại trở mặt thành thù hăm hở công kích chống đối tôi.
Cô là kẻ ăn cháo đái bát, tiền hậu bất nhất. Cô có giỏi tài cán cao thì cứ thử viết vài chục bài xỉ nhục chống đối tôi đi. Tôi càng mừng.
Chúc cô thành công .
1.10.2013 Lu Hà
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử