lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử - Thư-Viện Bồ Đề Hoa Sen Online : Đọc blog để biết xã-hội, quan trí Việt-Nam tiêu-cực đến mức độ nào. Từ đó tìm ra một hướng đi mới cho đất nước !!! Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả cũng như blog. Chúng tôi phổ biến để độc giả có nguồn tham khảo rộng rãi.
Trung Quốc khống chế 2 đầu lúa gạo Việt Nam
(Thị trường) - Là quốc gia hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trên thế giới nhưng từ giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu đến đầu ra của lúa gạo Việt Nam đều phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, một thị trường tiềm ẩn đầy rủi ro.
Từ giống, phân bón, thuốc trừ sâu
Thông tin từ báo Tuổi Trẻ, 10 năm nay, người dân thôn Dân Tài, xã Thiệu Chính (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) năm nào cũng sử dụng giống lúa lai Trung Quốc như nhị ưu 63, nhị ưu 838... Đặc biệt là vào vụ chiêm xuân, khi thời tiết lạnh nhất trong năm, có đến gần 80% diện tích đất trồng lúa của thôn sử dụng các giống lúa lai Trung Quốc.
Ông Nguyễn Ngọc Đức, giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần Giống cây trồng trung ương đóng tại xã Định Tường, huyện Yên Định (Thanh Hóa), cho biết người dân vẫn thích lúa cho năng suất cao hơn nên nhiều bộ giống lúa Trung Quốc đang chiếm ưu thế dù chi phí mua giống lúa lai của VN sản xuất thấp hơn nhiều. Trong khi đó, ông Đức khẳng định chất lượng gạo từ lúa lai Trung Quốc không ngon, độ dinh dưỡng không bằng giống lai hoặc lúa thuần của VN sản xuất.
Tổng giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Nghệ An Nguyễn Ngọc Dũng cũng khẳng định dù giá lúa giống của Trung Quốc đắt hơn nhiều lần lúa giống trong nước nhưng người dân vẫn chi tiền mua về trồng.
“Chúng tôi sử dụng loại giống, bộ giống nào là do hướng dẫn của Sở NN&PTNT. Giống lúa Trung Quốc tuy đắt hơn giống trong nước nhưng phù hợp với từng trà đất, từng mùa vụ” - ông Dũng cho biết.
Giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu đều nhập 50-70% từ Trung Quốc. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lúa gạo chính của Việt Nam.
Tiếp đến là phân bón và thuốc trừ sâu của Trung Quốc cũng chiếm khoảng 50% trên thị trường Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại sau 11 tháng đầu năm 2013 đạt 4,27 triệu tấn và 1,57 tỷ USD, tăng 19,1% về lượng và 2,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Trong đó, nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm tới 49% tổng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này.
Cùng với đó, kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu 11 tháng đầu năm 2013 đạt 689 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2012. Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu chính, chiếm 49,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 3,8% so với thị phần của năm 2012.
Đến đầu ra của lúa gạo
Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lúa gạo lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua bằng cả đường chính ngạch và tiểu ngạch khiến Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ông Trương Thanh Phong đã từng thừa nhận: "Nếu không nhờ xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, tình hình xuất khẩu gạo năm nay chưa biết sẽ xảy ra chuyện gì”.
Theo thống kê của VFA, đến 9 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc đã mua khoảng 3 triệu tấn gạo của Việt Nam (tăng nửa triệu tấn so cả năm 2012), trong đó có 1,76 triệu nhập qua đường chính ngạch, 1,2 triệu tấn còn lại theo đường tiểu ngạch.
Như vậy, lượng gạo xuất sang Trung Quốc chiếm khoảng 50% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Chứng kiến số lượng lớn gạo được xuất khẩu ồ ạt qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, ông Nguyễn Thanh Long, Giám đốc Công ty Gạo Việt lo lắng nguồn cung cho xuất khẩu chính ngạch sẽ cạn kiệt, các DN xuất khẩu gạo Việt Nam chỉ còn trữ trong kho vài trăm ngàn tấn, có thể nói đã hết gạo để xuất khẩu chính ngạch với số lượng lớn.
Ngoài ra, thương lái Trung Quốc còn đồng ý trộn gạo cấp cao với cấp thấp có thể sẽ gây rủi ro cho thị trường và thương hiệu gạo Việt Nam về lâu dài.
Tăng sản xuất lúa chất lượng cao để xuất khẩu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã thông qua đề án phát triển sản phẩm quốc gia cho mặt hàng gạo. Mục tiêu là chọn ra 5- 7 giống lúa thơm, ngắn ngày, có chất lượng cao, hướng đến xuất khẩu với giá 600- 800 USD/tấn để có thể cạnh tranh với gạo chất lượng cao của Thái Lan vào năm 2020. Hiện diện tích trồng lúa thơm chủ yếu trồng ở cánh đồng mẫu lớn. Năm 2013, diện tích lúa sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn theo Cục trồng trọt, Bộ NN-PTNT là 76.500 héc ta. Giá xuất khẩu trung bình lúa thơm vào khoảng trên dưới 500 USD/tấn. |
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử