lịch sử việt nam
Đặng-quang-Chính | Kẻ Sĩ
Đôi lần trước, Huy lên mạng và chúng ta gặp nhau vào ngày Thứ hai hay Thứ tư. Hôm nay, đã hai lần Thứ hai hay Thứ tư đó, chúng ta không có liên lạc. Mong rằng, những tin tức tốt đẹp sẽ đến với tôi trong một ngày gần đây, tin nói rằng Huy đã chuẩn bị lên đường đi định cư. Bạn đang tạm cư tại Thái Lan. Bạn bị hạn chế nhiều về thời gian. Nhưng tôi e rằng, khi đã định cư ở nước ngoài rồi, có thể bạn sẽ bị nhiều hạn chế hơn. Do đó, tôi trao đổi với bạn đôi điều mà chắc chắn rằng, những việc đó, có ngày sẽ là cuộc nói chuyện khá dài của chúng ta.
Trong những lần trao đổi vừa qua, có lúc bạn muốn ngưng và ngược lại, tôi cũng thế. Bạn không hỏi nguyên nhân. Nếu bạn hỏi, chắc bạn cũng hơi ngạc nhiên khi câu trả lời, chẳng hạn, tôi bận lên trường hay đi làm.
Ngạc nhiên vì vào số tuổi này mà còn đến trường. Học để mong kiếm một công việc tốt?...
Năm nay hay năm tới, tôi sẽ về hưu. Do đó, làm gì có việc đi học để kiếm jobb. Vậy, mục đích…?
Kể câu chuyện vui ở đây mà Huy có thể đã nghe. Ông Dũng, Thủ tướng CS, đến Pháp. Khi họp báo cùng với Thủ tướng Pháp, ông đã tạo vài ” ấn tượng” không hay nơi giới truyền thông nước đó.
Dù chúng ta không ở vai trò đó, nhưng chắc bạn cũng hiểu được rằng, khi bày tỏ vai trò tỵ nạn của mình với người láng giềng hay bạn đồng nghiệp, không lẽ chúng ta phải nhờ đến thông dịch. Càng không được khi muốn nói lên chính nghĩa chúng ta cho giới báo chí tại nước định cư. Ít ra, khi ra sách (chẳng hạn) không lẽ mọi thứ đều nhờ người khác thông dịch …và mình không thể kiểm chứng được điều gì (dù tối thiểu).
Bạn cũng có thể đặt câu hỏi: thế lớp đàn anh không có lớp kế thừa?. Câu hỏi này không mới, vì từ lâu, đã được nhiều người nêu ra. Chính tôi, trong một bài viết gửi đến Huy, đã đề cập đến lâu rồi.
Chúng ta thừa biết, việc tranh đấu cho một Việt Nam tự do, dân chủ đích thực, là việc cần sự góp sức của mọi người, không là của riêng ai. Già, trẻ lớn bé, trong khả năng riêng, đều nên giúp phần mình có thể làm. Tuổi trẻ có quyết tâm và hướng nhiều về tương lại. Nhưng, nếu họ không được trang bị thêm bởi những kiến thức của người đi trước, đó cũng là một thiếu sót.
Phần người lớn tuổi, học thêm một ít kiến thức về một lãnh vực nào đó; đấy cũng là chuyện cần thiết. Một thí dụ thực tế và gần gũi trong cuộc sống hàng ngày là, nếu có học về computer, họ mới có thể theo dõi tin tức thời sự chính trị trong VN và nơi Cộng đồng người Việt tại nước ngoài. Ngoài ra, sửa được một chút lỗi kỹ thuật nơi máy càng tốt (không lẽ vào chương trình bỏ dấu tiếng Việt, hay hễ rắc rối xảy ra là phải đến nhờ một người trẻ tuổi..?). Nếu thiết lập được một trang blogg, điều đó càng hay hơn nữa (như Huy đã từng đề nghị).
Ngoài ra, hiểu chữ ”học” theo nghĩa rộng, rõ ràng là, càng học càng dốt. Ngày nay, chữ ”bác học” (một người giỏi trong nhiều lãnh vực khoa học) ít được dùng là thế. Tóm lại, ”hãy sống như bạn sẽ chết ngày mai. Hãy học như bạn sẽ sống mãi mãi” (Mahatma Gandhi).
Còn học về chính trị, cũng cần đầu tư vào việc đó. Lý thuyết ở nhà trường và ngoài thực tiễn cuộc sống phải được bổ túc cho nhau. Chữ ”chính trị”, nếu hiểu theo nghĩa cô đọng hơn, chúng ta phải có kiến thức đủ để khỏi mắc các sai lầm nghiêm trọng.
Chẳng hạn, một ông Long (Trần Văn) nào đó đã đào thoát qua được Thái Lan. Từ cơ bản "án hình sự" được chuyển đổi thành "án Phục quốc", mà ông Long lại khai như thế với bộ phận tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc, thì đó là việc làm không chính xác. Nói đúng hơn là không lương thiện. Nếu chúng ta cùng tỵ nạn bên Thái (chẳng hạn Huy) mà không phân biệt được, lại kết thân bè đảng, có lẽ những hậu quả đem đến trong tương lai không nhỏ (1)
Một trường hợp khác là: Trương Quốc Việt, người thực hiện "Chuyến độc hành cho nhân quyền", người đã đến Úc vào vào tháng 04 năm trước (nhưng theo dữ kiện khác,Việt đã đến Úc 7(8)lần).
Trường hợp đó đã bị tố cáo như sau: "Như ông đã biết,cũng như ông và nhiều nhà tranh đấu dân chủ hải ngoại luôn quan tâm và ủng hộ tuyệt đối mọi chiến hữu của chúng ta ở trong nước, đang bị cộng sản cầm quyền bắt bớ, sách nhiễu,cầm tù. Song điều đó không có nghĩa là chúng ta du nạp và coi những kẻ giả danh là chiến sĩ công dân tự do, là người của Mặt Trận" (2)
Người ủng hộ nói: "Nhưng ngay cả việc đó thật giả ra sao (Việc bản thân Việt hay gia đình có hay không có "bị đàn áp") cũng chỉ có giá trị cung cấp cho Bộ di trú, nếu anh Việt muốn xin tỵ nạn tại Australia mà thôi. Bản chất con người là xấu vì đòi hỏi người này người kia phải hoàn hảo là chuyện không tưởng".
Thật là lý luận theo kiểu: "Dùi đục chấm mắm nêm" (không phù hợp, thô thiển). Dĩ nhiên, ở trên đời không có gì hoàn hảo. Nhưng, thế nào mới là mức độ chấp nhận được. Nếu cứ nói chung chung theo kiểu này, người Việt chẳng cần phải tranh đấu dân chủ, nhân quyền làm gì. Vì, có cá nhân nào, tổ chức đảng phái nào hoàn hảo. Đảng CSVN cũng thế mà thôi!!..
Người không ủng hộ nói tiếp: "Ai cũng biết để khơi dậy phong trào đấu tranh cho dân chủ, tự do, chúng ta cần có sự ủng hộ của quý đồ cho đồng hương hải ngoại cho các lực lượng dân chủ ở trong nước. Việc tập hợp và xây dựng ngọn cờ cho phong trào đấu tranh dân chủ phải lựa chọn được những người đủ tâm, đủ tầm để cáng đáng công việc quốc gia. Người Việt chúng ta không thiếu gì những người như vậy. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà gần đây cộng đồng chúng ta lại lựa chọn anh Trương Quốc Việt, một nhân vật vô danh tiểu tốt, khoác áo thương nhân từ trong nước, chạy sang Úc châu để tìm chốn nương thân, đứng lên nói tiếng nói đại diện cho các lực lượng dân chủ ở trong nước, sánh ngang với những nhà hoạt động dân chủ vĩ đại như Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha....".
Phát biểu theo kiểu này, chắc hẳn người không ủng hộ đã đồng ý với nhận xét: "Đức ít mà được ân sủng nhiều, tài kém mà ở địa vị cao, thân không lập được công to mà hưởng bổng lộc nhiều”. Đó cũng là tình trạng mà đảng CSVN hiện nay vấp phải. Những cán bộ không trình độ học thức, làm càn bậy với người dân, không bị khiển trách, lại được nâng cao chức vụ. Kết quả, họ chỉ tiếp tục là tay sai của Cộng đảng, gieo chết chóc, đau thương cho đồng bào.
Trong những trường hợp xảy ra như thế, nếu đã là thành viên của Cộng đồng trong tương lai, liệu một Huy xông xáo ở quốc nội, có thể nào nhắm mắt làm ngơ?!..
Chuyện đó còn lâu. Bây giờ, để kết thúc bài này, tôi tặng Huy bài thơ nói về tính cách của một người có học (xưa nay người mình hay gọi là Kẻ Sĩ).
Kẻ Sĩ
Hồi còn nhỏ
Tôi học i tờ
sau chữ ba má tôi học đánh vần tên đất nước
Lớn hơn nữa
Tôi biết rằng nước Việt
Ở phương Nam một cõi sống yên vui
Khi trưởng thành
Sử Việt ghi thật rõ
đất nước có hôm nay công tiên tổ bao đời
Trong quân ngũ
Tôi một lòng vững bước
Bảo vệ xóm làng ngăn khủng bố giết dân
Đời tị nạn
Tôi học hoài một chữ
Bỏ chữ "mong" viết cho được chữ "xong"
Xong rồi đó...
Cuộc chiến trường kỳ dai dẳng
Bọn nội thù rả đám, bọn ngoại xâm bỏ mộng xâm lăng
Nhưng giờ đây....
Chữ "xong" chưa viết trọn
Bởi bao người còn chia rẻ, gian tham
Nhưng kẻ sĩ...
không chỉ là khoa bảng
là công danh, phú quí hơn người
kẻ sĩ còn là người biết đâu là vinh, nhục
đâu công bằng, nhân ái ở trên đời
Kẻ sĩ đó không bao giờ làm xong phận sự
bởi cuộc sống vẫn cứ luôn biến đổi
Kẻ sĩ đó học hoài không bao giờ hết chữ
Cả cuộc đời có khi chưa viết trọn chữ "xong"
Đặng Quang Chính
Ghi chú:
(1) http://h..p://newmail.walla.co.il/ts...=1381057091288
(2) Xem Hiep Galaxy, trang http://lenguyenhong.blogspot.com.au
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử