lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Trang Đặng-quang-Chính 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Đặng-quang-Chính | Chờ Thời

Đã khá lâu Huy và tôi không gặp nhau trên mạng. Tôi cứ mong sẽ nhận được tin được định cư của Huy. Có lẽ không chừng trong thời gian này, Huy đang chuẩn bị rời Thái Lan ?!...Nằm chờ đi định cư cũng cứ xem như là chờ thời đi.

Lúc tôi mới tới địa phương mới tại xứ này, tôi khoái câu của Enstein: "Người tỵ nạn không chỉ mang theo một túi hành lý". Câu này được chúng tôi dán trên tường, nơi hành lang dẫn đến phòng phòng học của chúng tôi (học tiếng Na Uy mấy trăm giờ do Thị xã tổ chức) và trong một lần triển lãm về các hoạt động của các sắc dân nước ngoài. Không biết bạn, khi rời nước Thái, sẽ đem theo những gì ..?

Ở nước người hơn 20 năm, nếu có trở lại sống tại quê hương cũ, hành lý tôi đem theo chắc cũng chỉ một túi hành lý. Nhớ có lần gặp mặt một số anh em cùng vượt biên trên ghe có số hiệu MC 411 (Do Cao Ủy LHQ ghi nhận), một bạn thắc mắc:

- Ông thầy vẫn thế sao..?. Không sắm nhà tậu cửa như người ta...Định về lại VN à..?

- Quê hương mình thì mình về lại...có sao?

Anh ta là người học Anh văn với tôi khi còn ở đảo. Qua xứ người, giữ lịch sự cũ, anh vẫn tiếp tục gọi như thế. Khi nghe tôi trả lời như vậy, chắc anh ấy nghĩ là tôi hơi ngông!. Nếu anh ta biết rõ hơn, chắc anh ta nhân cấp độ của tính cách ấy lên không biết là bao nhiêu lần. Bởi, khi có kết quả đậu thanh lọc, tôi đã làm đơn. Qua Phi (để học tiếng Na Uy) tôi làm đơn tiếp tục. Vừa đến cư trú ở xứ người, mới chân ướt chân ráo, tôi lại làm lá đơn xin can thiệp cách nào đó, để tôi cùng với các anh em khác trong Câu lạc bộ KHỎE (do tôi thành lập) trở về VN, rải ra một số nơi, làm những hoạt động có tính kêu gọi dân chủ và nhân quyền. Những tờ đơn đó còn nằm đâu đó trên kệ sách trong phòng khách của tôi.

Nếu anh ấy hỏi thêm là liệu có về ngay bây giờ không. Câu trả lời sẽ là: "Chờ thời". Nếu cắc cớ, anh ấy muốn biết thêm chi tiết sao đó, tôi sẽ kể cho anh nghe 2 chuyện có thật như sau

Một anh bạn thân, cũng là dân Sĩ quan Thủ Đức, cũng tù cải tạo nhiều năm (đủ điều kiện đi Mỹ theo diện HO)..nhưng vì vài lý do đặc biệt, anh ấy không làm đơn đi theo diện đó. Trong khoảng 15 năm (từ 1990-2005), anh ấy chờ thời một cách không giống ai. Mảnh đất của gia đình anh ấy khoảng nữa mẫu, tọa lạc vùng Ngả ba Hàng Xanh, càng ngày càng lên giá. Giả dụ anh ấy không biết làm ăn gì cả, chỉ cho người khác mướn để kinh doanh(mở cà phê sân vườn, nhà hàng, khách sạn..v..v..), cuộc sống anh ấy cũng quá thong thả, ít ai bì. Nhưng anh đã tự xây một trường Mẫu giáo dân lập, và có dự án khuyếch trương thành trường Trung học cấp ba và Cao đẳng dạy nghề. Cấu trúc của trường, cách giáo dục theo đường lối của anh ta, chắc các loại trường này ở nước ngoài, cũng có tầm vóc đến thế thôi. Vài người ngoài Hà Nội, biết đường hướng của anh, đem mẫu đó trở ra ngoài (nhưng làm ăn theo lối "mì ăn liền", không cần hội đủ tất cả các yếu tố tốt đẹp) và bây giờ có người đã trở thành đại gia, giàu sụ. Còn anh, công trình vẫn ì ạch. Bởi muốn có một ngôi trường thật đẹp, (để cân xứng với tính giáo dục nhân bản cao độ) anh đã mất thời gian quá nhiều cho nó. Mà thời gian, với trường hợp của anh lúc gần đây, lại tạo thêm bất lợi; bởi sự "dòm ngó" của chính quyền địa phương (thấy trường đầu tư lớn nên chúng bày chuyện này khác để kiếm chác)..và sự lạm phát của đồng tiền!...

Tôi chờ thời gì trong câu chuyện này. Tôi muốn nói rằng, nếu còn ở VN, bây giờ, tôi hoặc hùn chút ít vốn nào đó trong việc đầu tư của anh bạn, hay trở thành một nhân viên trong Ban điều hành của nhà trường. Không là công chức nhà nước...nhưng đồng lương đủ sống là được rồi!.

Một bạn trẻ tôi quen ở xứ này, trước làm trong công ty, sau ra mở tiệm sửa vi tính. Khi còn làm ở công ty, bạn anh ta, một tay xoàng về kiến thức máy vi tính, đã đến học hỏi nơi anh một số kỹ thuật về loại máy này (những năm đầu 1990, Na Uy chưa có nhiều máy vi tính tư nhân). Sau khi mở tiệm, người bạn đó gần như trở thành triệu phú. Không biết nghĩ sao, anh triệu phú lại đem tiền về VN, tiếp tục kinh doanh về ngành này. Đã gần như triệu phú, anh ấy lại càng giống như người trúng số. Mảnh đất mới mở cửa ở VN, trở nên màu mỡ đối với doanh nhân dám liều lĩnh. Bây giờ, anh triệu phú ra sao...tôi không được rõ, nhưng nghe nói, cũng chẳng khá gì hơn.

Phần anh bạn trẻ tôi nhắc ở trên, có hai lý do khiến tôi phải đề cập đến. Đầu tiên là ý tưởng dám kinh doanh (làm công ty, lương cũng khá) và công việc ở tiệm của anh ấy khiến tôi có cảm tưởng, nghề sửa chữa, mua bán vật liệu vi tính là nghề tay trái. Nghề chính của anh là nghề "sống với thời sự". Vừa tiếp khách, vừa sửa chữa, nhưng lúc nào tai cũng lắng nghe các tin tức phát ra từ máy vi tính, các cuộc thảo luận trên Paltalk ..v..v..để gần nơi bàn tiếp khách. Có lẽ vì thế, những đóng góp, bàn luận về thời sự chính trị của anh ấy, ít có điểm sai lầm. Đôi khi tôi cũng có cảm tưởng anh ấy đã là thành viên của một Hội đoàn, đảng phái nào đó!...Có thể nào sau này, khi Huy đã định cư ở xứ người, một công việc làm ăn như thế lại thích hợp với Huy. Bởi công việc khá linh hoạt, người chủ có thể chủ động giờ giấc đóng, mở cửa của mình. Cách nay độ hai năm, tôi có đến tiệm này. Nhưng, tiệm đã ngưng hoạt động. Có thể nào anh bạn trẻ đó lại kiếm đường về VN để kinh doanh (?)...hay có bóng hồng nào đã lôi anh ta đến một phương trời thơ mộng nào đó. Nếu Huy (Kỹ sư vi tính ở VN) là chủ tiệm, điều Huy mong muốn sẽ thực hiện tiếp theo chắc là bảo lãnh vợ con!!...(cũng phải thôi). Có một điều không liệu trước được là, sau khi bảo lãnh vợ con, định hướng tương lai lúc ấy của Huy ra sao?. Có vạch hướng sẵn, có dự trù một điều gì cho cái chung thì người ta mới nói đến hai chữ "chờ thời"!.

Mơ ước cho bản thân, mỗi người một khác. Có mơ ước, người ta sẽ kiếm mọi cách để vươn lên...và chờ thời. Nhưng chờ thời để thực hiện một hoài bão lớn, hoài bảo của dân tộc...điều đó, không dễ thực hiện trong vòng năm, mười năm. Khi xưa, Lê Lợi đã mất ít ra 10 năm để kháng chiến, chống lại giặc Minh.

Viết đến đây, tôi cảm khái có bài thơ sau:

Cuộc hành trình ... về đất mẹ

Hai mươi năm nữa ...
Nếu tôi sẽ ra đi ...
Cuộc hành trình về lòng đất mẹ
Nếu tôi có được nhiều điều mong ước
Tôi mong ước rằng ...
Dân tộc tôi sẽ đuổi được bọn thù trong giặc ngoại

Ba mươi năm nữa ...
Nếu tôi sẽ ra đi ...
Cuộc hành trình về lòng đất mẹ
Nếu tôi có được nhiều điều mong ước
Tôi mong rằng
Đất nước tôi sẽ độc lập, tự cường

Bốn mươi năm nữa ...
Nếu tôi sẽ ra đi ...
Nếu tôi có một điều mong ước
Mong nước nhà thịnh vượng, con cháu sống yên vui

Cuộc hành trình đó tưởng dài nhưng ngắn ngủi
Cuộc đời người hai mươi năm có là bao
Nhưng đường nhân bản kéo dài không cùng tận
Góp sức mình nhiều thế hệ sẽ thành công.

Ngài Đức Đai Lạt Ma có câu (đại khái là): Người ta không chỉ cầu nguyện mà còn phải hành động. Chúng ta không chỉ mong ước mà ngay cả trong khi chờ thời, lúc nào cũng tích cực làm việc, cố gắng thăng tiến con người trong mọi lãnh vực. Nhất là phải xem đạo đức con người như là kim chỉ nam cho mọi hành động. Câu thường nói của dân gian là: "Hay không bằng hên". Nhưng, chúng ta không làm kinh doanh nên không chờ thời bằng sự may rủi.

Chờ thời của chúng ta, ý trong nội dung bài này là, "Không thành công thì thành nhân", bởi lý lẽ trong câu: "Anh hùng tạo thời thế" (hay thời thế tạo anh hùng) đối với chúng ta chỉ là hai mặt của một vấn đề. Sự chờ thời hiện nay của tôi là trông cậy vào lớp trẻ kế tiếp. Họ sẽ là thế hệ tiếp nối sự nghiệp của cha anh. Nhưng sự chờ thời của tôi không theo kiểu tiêu cực hay ù lì, mà sẽ tiếp tay cho giới trẻ trong khả năng có được. Rồi...có thể, khi đã định cư ở xứ người, Huy không những sẽ tiếp tục con đường đấu tranh trước kia...mà còn truyền thừa công việc đó cho thế hệ kế tiếp nữa.

Đặng Quang Chính

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site