lịch sử việt nam
Đặng-quang-Chính | Câu chuyện Jules Verne và câu chuyện Lê & Hồ
Tựa đề của bài viết nói rõ ý muốn của tác giả là, nhằm nhiều vào tính ghi nhận hơn là bình luận. Hơn nữa, sự nối kết giữa ”Jules Verne” và ”Lê & Hồ” là sự kết nối để chứng minh, có những sự việc tuy có hơi mơ hồ nhưng vẫn có thể là sự thật.
1) Jules Verne
Ông là nhà văn Pháp nổi tiếng, người đi tiên phong trong thể loại văn học khoa học viễn tưởng. Ông nói về những phiêu lựu trong trái đất hay những chuyến du hành trong vũ trụ, trước khi các phương tiện kỹ thuật tiến bộ như ngày nay, đã được phát minh trong thực tế (1)
2) Lê & Hồ
Lê là ”Lê Hiếu Đằng” và Hồ là ”Hồ Ngọc Nhuận”.
Lê Hiếu Đằng có 45 tuổi đảng, đã giữ chức vụ cao trong Mặt trận Tổ Quốc Trung Ương. Trước năm 75, LHĐ là sinh viên trong Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn. Sau đó là Phó tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam.
Hồ Ngọc Nhuận là chủ bút Nhật báo Tin Sáng của Ngô Công Đức, trước năm 1975, dưới chính quyền VNCH.
Vừa rồi, Lê Hiếu Đằng viết bài: ”Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh…”, được tung lên các trang mạng. Sau đó, Hồ Ngọc Nhuận viết một bài có tính tung hứng bài viết của LHĐ.
3) Ghi nhận
* (a) Một lần khá lâu trước đây, tác giả đến thăm người bạn. Tại đó, qua gợi ý của một người bạn khác, anh bạn ”Trí vận” đưa cả nhóm đến thăm Đỗ Trung Hiếu. Ông Hiếu là người trong nhóm ”Câu lạc bộ những người Kháng chiến cũ”. Ông này cũng là người tiết lộ âm mưu của đảng CSVN, nhằm chia hai Phật giáo, một được gọi là ”Phật giáo quốc doanh” và ”Giáo hội Phật giáo VN thống nhất”. Sau khi tiết lộ sự việc đó, cũng là lúc Câu lạc Bộ bị cấm hoạt động vào năm 1989, Hiếu bị lấy lại căn nhà do chính quyền cấp, trở về sống tại một căn nhà thuộc quận Bình Thạnh. Khi đến thăm ông ta, việc trao đổi chỉ được đôi lúc vì người bệnh nghe, nói không rõ. Ông nằm liệt trên giường. Rõ ràng, ông đang sống đời sống thực vật!...Tiếc thay, ông ta lúc đương thời, chỉ làm được một việc là nói lên sự thật về một âm mưu của chính quyền CS.
* (b) Hồ Hiếu (Nguyên Phong Hồ Hiếu), phát ngôn viên của Câu lạc Bộ, đến dự đám tang, cũng bị theo dõi. Sau đó, khi liên lạc với Hà Sĩ Phu, đã bị gây khó dễ, bởi công an được điều từ ngoài Bắc vào. Không đợi đến lúc điều đó xảy ra, lúc Câu lạc bộ bị đình chỉ hoạt động, và sau khi bị tù, Hồ Hiếu bị ”cấm vận”. Hồ Hiếu không được tiếp tục dạy học; chỉ sống nhờ vào việc cho mướn phần trước căn nhà, dưới lầu, để người khác làm việc kinh doanh. Nghe nói, sau khi bị tai biến mạch máu não, lâu nay đã phải đi gậy.
* (c) Người được gọi là ”Trí vận” biết cả hai người nói trên, nhưng tuy cùng nằm trong Ban Trí vận trước năm 1975, nhưng hoàn toàn không dính líu gì với hoạt động của hai người kia, vào thời gian đó. Sau năm 1975, như một số đảng viên khác, vì thấy được mặt thật của đảng CS, anh ta đã không còn hoạt động nữa.
Anh này, không như một số đông khác, lại tham gia Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ. Vì những biểu hiện cụ thể nơi việc làm của những người CS, anh đã hoàn toàn rời bỏ, đã "sáng mắt sáng lòng" thực sự!
Tuy nhiên, theo báo cáo của chính quyền CS trong nước, Câu Lạc Bộ này đã có sự phát triển đáng kể. Chúng ta có thể lấy ra một số dữ kiện như sau.
”Vào thời điểm thành lập chính thức (23.09.1986), Câu lạc bộ đã có 6.000 thành viên. Chỉ trong hai năm đầu hoạt động, Câu lạc bộ phát triển rất nhanh với số hội viên lên đến 20.000 người, trong số đó có không ít những đảng viên Cộng sản kỳ cựu như Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Trần Nam Trung... cùng nhiều nhân sĩ trí thức không đảng phái tại miền Nam” (2)
Không những phát triển số lượng, Câu lạc Bộ đã có được thành quả được ghi nhận là: ”Kể từ khi thống nhất, đến trước năm 1988, Quốc hội Việt Nam thường biểu quyết thông qua mọi việc y nguyên gần như tuyệt đối theo đề nghị của Đảng. Tuy nhiên, tại kỳ họp tháng 6 năm 1988, lần đầu tiên Quốc hội có 2 ứng viên cho chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và ứng viên Võ Văn Kiệt mặc dù không do Bộ Chính trị đề cử lại có được 168 phiếu bầu, tức 36% trên tổng số 464 đại biểu, một tỷ lệ chưa từng có ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (3).
Họ có tờ báo riêng là tờ báo Truyền thống Kháng chiến (tháng 9.1988)… nhưng Phong trào sau cùng cũng bị đình chỉ vào tháng 03.1989.
Sau năm 1990, nhà nước CS cho tái lập Hội với tên mới là "Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến", là thành viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam", sinh hoạt lại với mục đích tương tế ban đầu.
Những ghi nhận trên đưa lại kết nối như sau:
(a) Ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận, có là thành viên trong nhóm Câu Lạc Bộ Kháng Chiến này không?
- Nếu họ cho rằng, họ chỉ hoạt động "nằm vùng", không ra bưng kháng chiến, nên không gia nhập. Đây cũng là một cách trả lời.
- Nhưng họ có thấy được sự ly khai của những thành phần chủ chốt khác trong Câu lạc bộ là chính đáng hay không?. Chẳng hạn, như vai trò và hành động của hai ông, Nguyễn Văn Trấn và Nguyễn Hộ.
(Năm 1995, ông Nguyễn Văn Trấn viết tập "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội" và xuất bản với tư cách cá nhân tại thành Hồ, trong đó ông nhấn mạnh quyền tự do báo chí là nhân quyền cơ sở nhất. Ông này qua đời tại Sài Gòn , ngày 1 tháng 5 năm 1998, hưởng thọ 85 tuổi.
Nguyễn Hộ bị bắt tại Củ Chi lần hai 1994. Từ đó ông càng phản đối mãnh liệt hơn qua những văn bản như bài luận "Giải pháp Hòa hợp Hòa giải" và cuốn sách Quan điểm và cuộc sống. Sách của ông kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam hãy từ bỏ Chủ nghĩa Marx-Lenin. Nguyễn Hộ, mất ngày 2 tháng 7 năm 2009, thọ 93 tuổi).
Có lẽ, như nói trên, họ còn đang lưỡng lự (?)...vì tuy con số thành viên như chúng ta đã biết như trên (lên đến 20.000 người)...nhưng bề nổi ảnh hưởng trong dân chúng không lớn như con số đã được kê ra. Họ lưỡng lự để tính thiệt hơn. Họ đã lưỡng lự từ cái chết của Câu lạc Bộ, đến cái chết của hai người chủ chốt, (tính tròn đã hơn chục năm qua)...mà không có hành động gì trong thời gian đó. Nếu quả thật thế, gọi họ là "chính khách sa lông" cũng đúng!...
Nhân đây, nói về Khối 8406, được thành lập sau này. Thành phần chủ chốt không phải là những cán bộ có công với CS trước đây. Số thành viên "chìm" (dĩ nhiên) của họ có được con số như của Câu Lạc Bộ những người kháng chiến cũ chưa?. Nghe nói, họ có được tờ báo "chui", hoạt động một thời gian ngắn...rồi tắt tiếng. Một số, do sức ép của chính quyền CS sao đó (hay là một kịch bản của tổ chức?...) đã đào thoát ra ngoài (chẳng hạn trường hợp Nguyễn Chính Kết). Liệu rằng, nếu thấy Khối 8406 này có đường hướng chính đáng, ông Lê & Hồ sẽ gia nhập?... "Chính khách sa lông" thường cũng là "chính khách trùm chăn" !!...
Nói đúng hơn, ông Đằng đã làm được vài việc như sau. Ông ta là một trong 72 người đầu tiên ký vào Kiến nghị 72, kiến nghị trong đợt sửa đổi Hiến Pháp 2013. Ông cũng là một trong những người đi đầu trong phong trào biểu tình tại Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông. Xét thế, xem ra ông ta còn hơn Đỗ Trung Hiếu (nói trên). Sau khi có những hành động đó, ông ta không sống đời sống "thực vật" trên giưong bệnh...vì còn tung được bài viết "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh"!.
Đúng như câu người ta thường dùng: "Con chim trước khi chết hót tiếng đau thương".
(b) Thái độ của "bên trong" và "bên ngoài" với tiếng kêu đau thương đó.
* Bên trong (Việt Nam)
Dĩ nhiên, "Ông nhà nước" thương sao được con chim rời bầy...và như bản chất CS đã có, họ muốn "con chim" này chết càng đau thương càng tốt. Và cũng dĩ nhiên, các phương tiện truyền thông "theo lề trái" của Đảng không nói khác đi giọng nói của ông chủ.
* Bên ngoài
- Ủng hộ: Đủ loại bài viết. Trong đó, có Hoàng Duy Hùng. Trước, qua vai trò Nghị viên, về VN, cũng có bài viết. Dĩ nhiên, anh chàng viện dẫn những lý do của mình. Nhưng, thái độ có vẻ lấp lững giữa hai vai trò (Nghị viên và người của Cộng đồng) được anh ta mài dũa kỹ!.
Bây giờ, qua sự việc Lê Hiếu Đằng, anh định chơi trò "dấy máu ăn phần" khi viết bài, ý như muốn nói rằng, nếu cần, sự liên lạc giữa ông Đằng và anh ta (để làm một điều gì đó) sẽ được thực hiện. Anh ta làm như rằng, anh ta là một tác nhân quan trọng, trong việc sẽ tạo nên một thay đổi nào đó ở trong nước!...
- Chống đối: Bài viết về sự việc đó ("Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh" và bài viết của Hồ Ngọc Nhuận) làm tốn nhiều giấy mực (nói theo lối xưa). Các "tít" bài viết nghe hấp dẫn đủ kiểu. Chẳng hạn: "Suy nghĩ về những suy nghĩ của Lê Hiếu Đằng", phân tích hiện tượng...rồi còn là "Giải mã"...v..v...
Cứ như trước đây các "Học giả" làm ồn ào về cuốn sách "Bên thắng cuộc"!.
(c) Ảnh hưởng tiếng kêu đau thương của chim
Trong nước, không khác gì vụ "Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ" bị đình chỉ hoạt động. Một tổ chức khá qui mô như thế còn bị chết yểu...nói chi, một hai cá nhân lẻ tẻ. Nếu có một khích lệ khả dĩ, đó là niềm tin "CS đang rễu rã", được các nhóm chống đối chính quyền CS, loan truyền bên trong những tổ chức của họ.
Ngoài nước, niềm tin nói trên được "thổi" lên dữ dội hơn. Dễ hiểu, vì bên ngoài đâu có Công an, súng ống gì!...Niềm tin đó đã được xài đến từ ngày có những tổ chức chống Cộng ở hải ngoại. Họ cứ nói theo lối như tiên đoán rằng, đảng CS sắp bị sụp đổ, hết năm mười năm này...sang đến 5(10) năm khác!.
Tại sao lại kết nối câu chuyện của Jules Verne và câu chuyện Lê & Hồ?
Câu chuyện Jules Verne là câu chuyện khoa học giả tưởng. Nhưng nhờ công sức của những người làm việc trong ngành khoa học nên dần dà câu chuyện đã trở thành sự thật.
Câu chuyện Lê & Hồ bây giờ, cũng như việc tranh đấu hiện tại của người Việt trong và ngoài nước, có độ giả tưởng thấp hơn. Nhưng, để tiến đến sự thật, công sức của những người yêu nước chân chính sẽ được dùng đến không phải là nhỏ.
Nhưng, không chỉ là CÔNG SỨC...bất cứ việc nào cũng cần sự làm việc có tính khoa học. Trong việc đưa nước nhà đến tình trạng dân chủ- phú cường- thịnh vượng- độc lập tự chủ, điều kiện đó cũng không có gì khác. Nếu việc làm là một chuỗi những đối chọi, nghịch lý...tiến trình đó chỉ đem lại một sự tiến thoái lưỡng nan mà thôi; nghĩa là kết quả cũng chẳng ra gì.
Một vài thí dụ (Nếu đi vào chi tiết, cần một bài viết khác)
* Sự tranh đấu "trong, ngoài" là thế hỗ tương.
Bên ngoài suy yếu, bên trong thất bại. Do đó mới có Nghị quyết 36 của chính quyền CS. Ai cũng hiểu, nhưng thực tế là "đánh, phá" nhau tùm lum. Phật Giáo chống Công giáo..v..v...và ngược lại.
Trong thập niên 80, việc đưa một lực lượng vũ trang về nước là chuyện không dễ. Bây giờ, đưa lực lượng thông tin về nước là chuyện không khó (thông qua việc du lịch). Đừng tưởng rằng, thời đại Internet là mọi chuyện chỉ cần bấm nút. Do đó, cái loa thông tin tại mỗi phường, xã tại VN vẫn được bọn cầm quyền sử dụng, không bãi bỏ.
* Bất bạo động
Thời buổi này, nhất là đối với chế độ CS, không có vụ "Bất chiến tự nhiên thành"! (Đừng gây mơ hồ, đưa trường hợp Đông Âu hay Liên Xô ra đây làm thí dụ)
Nói ngắn gọn, trường hợp "Dân oan khiếu kiện" đã đi đến đâu?....Trường hợp, Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết có phải được xem như là "Tức nước vỡ bờ"(?)... Họ có đáng gọi là anh hùng, liệt sĩ không..??. Nếu gọi được như thế, vậy "Bất bạo động" là cái gì?!!...
Các tổ chức tranh đấu đúng nghĩa, lẽ ra phải đưa người về nước (dễ quá mà!)... liên lạc cho được với những trường hợp "anh hùng" như thế này chứ. Vụ "Dân oan khiếu kiện" xảy ra đã lâu, chứ đâu phải ngày một ngày hai.
Hay "Bất bạo động" là tự xử...như một người dân ở Đà Nẵng, đã treo cổ tự vẫn vì bị xử lý bất công trong vấn đề nhà đất?!...
Có phải đường lối "Bất bạo động" này cũng nằm trong âm mưu của chính quyền CS, nhằm kéo dài tình trạng "không ra ngô khoai" cho đến khi một tỉnh tự trị là nước VN sẽ được hoàn thành trong vòng vài chục năm tới?!!...
* Sự đoàn kết là xương sống cho mọi cuộc tranh đấu
Điều này ai cũng hiểu. Thực tế áp dụng không giống như lý thuyết. Kể cả việc dung chứa những người ly khai với đảng CS.
Cộng đồng hải ngoại không đủ lực để dung chứa những người ly khai?...
Chúng ta thấy rõ, dù Đoàn Văn Vươn hay Đặng Ngọc Viết, họ là những giọt nước, sẽ làm tràn một ly nước. Những người ly khai, phản tỉnh, chẳng hạn như Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận, là giọt nước, dù không tinh khiết, cũng sẽ góp phần làm tràn đầy ly nước trong tương lai. Muốn đến kết thúc như thế, tại sao chúng ta lại sợ những giọt nước đó.
Việc đấu tranh để bãi bỏ chế độ CS không phải là chuyện cổ tích. Đó cũng không phải là chuyện khoa học giả tưởng. Các quốc gia Trung động là một chứng minh gần. Nhưng, chúng ta không thể tiến hành giải quyết sự việc bằng những biện pháp chấp vá, cái này đối ngược, nghịch lý với cái kia.
Đặng Quang Chính
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử