lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Trang Đặng-quang-Chính 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Đặng-quang-Chính | Vòng Tròn Khép

Mấy ông bạn già, lúc trước, hồi còn Trung học, theo ngành khoa học tự nhiên. Sau đó, theo học trên đại học ban tóan, vật lý, hóa học …v..v.. Bởi thế, những buổi sáng ho gặp nhau, hễ nói gì cũng làm sao cho thật chính xác như khoa học tự nhiên. Nếu họ nghe tôi nói “Vòng tròn khép …” chắc thế nào họ cũng tự động thêm chữ “kín”. Còn tôi, theo ngành khoa học nhân văn, nên ngại thêm chữ đó vào đằng sau … vì nghiệm rằng, mọi việc được thấy như con mắt của mình, dù thêm môn thống kê, cũng không thể nào nói một cách chắc chắn như thế!

Có lần tôi khơi động sự buồn tẻ của nhóm bằng cách đặt câu hỏi rằng, nếu chọn một trong hai câu hỏi sau, các bạn cho biết câu trả lời riêng của mỗi người

- Bỏ điều 4 Hiến pháp và được cho tự do ngôn luận, báo chí (tự do trên phương diện truyền thông, nói chung)… chúng ta sẽ chọn cái nào?

- Chọn sự bãi bỏ độc quyền của Đảng CS … Ta phải chọn cái cứu cánh, chứ tại sao lại chọn phương tiện. Anh “Trí vận” trả lời ngay.

Anh ta giải thích thêm rằng, chọn làm chủ cái nhà và từ quyền hành đó, sẽ xếp đặt thứ tự trong nhà theo ý riêng của mình. Mình có quyền nên muốn đặt cái bàn, cái ghế …v..v… ở đâu là tùy mình. Chứ không có sự đảo ngược chuyện đó.

Phần tôi, nếu cần thêm vào, tôi lấy thí dụ nơi các chế độ quân chủ trước kia. Thời đó, chỉ có vua, thay trời, cai trị người dân. Thứ bậc trong xã hội thời bấy giờ là “Quân, sư, phụ”. Không có đa đảng, đa nguyên gì cả!. Cũng không có cứu cánh, phương tiện gì cả!. Nhưng, các triều đại quân chủ đó đã lần lượt thay nhau sụp đổ, cho đến khi thể chế dân chủ ra đời. Nguyên nhân của sự sụp đổ có khác nhau, nhưng yếu tố tác động mạnh nhất là sự phản kháng của người dân, bởi có sự truyền (thông) đi những tin tức xấu về sự cai trị của nhà vua… và được sự lãnh đạo của sĩ phu, những người đặt quyền lợi dân tộc, đất nước lên trên sự trung thành với nhà vua.

- “Lúc này, đường mở rộng …phố được sửa sang, xây cất lại ..trông khác xưa quá đổi”. Anh bạn mới từ Mỹ trở về thăm gia đình nói lên cảm tưởng của mình một cách bộc phát.

- “Gần 40 chục năm qua … không thay đổi mới lạ”. Tôi nói tiếp

Để nhấn mạnh, tôi nói thêm là, nước Nhật sau thua trận năm 1945, đã trở thành cường quốc kinh tế ba chục năm sau. Thật ra, nguồn gốc của sự thay đổi ngọan mục đó đã mọc rể từ thời Minh Trị Thiên Hòang.

Nhân dịp thăm các bạn cũ, óc tò mò và tính cách phóng viên của tôi phát triển một cách tự nhiên.

- “Nếu nói bây giờ là thời buổi điện tử, nhờ Internet nên mọi người dễ dàng thông tin với nhau … nhưng cháu có biết gì về điều hay, dở của các chính phủ trước năm 1975?”. Tôi tò mò

- “Cháu sinh sau thời điểm đó nên không biết nhiều … do đó không thể so sánh”. Cháu một anh bạn trả lời

- Nhưng …những gì thấy được sau năm 75 thì sao?

Hỏi thế thôi … nhưng tôi biết câu trả lời ra sao rồi. Một thanh n iên, sau khi ra trường, do vốn liếng cha mẹ để lại, có cơ ngơi làm ăn đàng hòang. Lợi tức kinh tế hàng tháng dồi dào. Tuy không thể so sánh với những người khác tại Sài Gòn, nhưng ở nơi địa phương anh ấy ở, nhiều người chỉ muốn có được lợi tức như anh ta thì làm sao anh ấy lại chấp nhận một sự rủi ro khác, chỉ vì nói lên sai trái của chính quyền sở tại.

Cũng hỏi thế thôi … vì trước đó, tôi đã thấy được nhận thức của thanh niên hiện nay, qua một lần trò chuyện với người cháu vợ. Sau một lúc trò chuyện, người cháu nhắc lại điều tôi nói trước đó

- Như dượng nói, sau năm 75, mọi người ăn bo bo. Rồi, được ăn cơm… rồi cá, thịt … nên ai nấy có cảm tưởng đã no đủ rồi.

- Người ta, không chỉ cần cái ăn … mà còn cần nói ra những gì họ thấy sai trái.

- Bây giờ, lương công nhân, nếu có được 4 triệu … mà cách nay năm năm, cũng bốn triệu thì sự bóc lột (ở mức độ nào đó) đã rõ ràng rồi!.

- Vì tổ chức Công đòan chỉ có hình thức…

- Thà như thế còn đắp đổi để sống … chứ đấu tranh biết có được kết quả ra sao. Số người đấu tranh hiện nay chỉ là thiểu số ..!

- Một diêm quẹt có thể thiêu rụi cả một khu rừng có hàng trăm hàng ngàn thân cây to lớn

- Nhưng ai là người đi trước …?!

Những câu hỏi như thế tạo ra sự loanh quanh, không đưa đến một giải pháp chung cuộc. Những người sống và lớn lên trong giai đọan 1954-1975, kể cả kẻ có bằng cấp (không nói đến chữ kiến thức) còn loanh quanh, nói chi là ai khác

- Tội nghiệp cho kẻ tha phương cầu thực ..! những người Việt tỵ nạn ở xứ người.

- Những người nói câu này không thấy được ảnh hưởng kinh tế đối với đường lối, chính sách của một chính quyền như thế nào. Tại các nước phương Tây, dân trí cao, nên một chính quyền bị lật đổ (bằng lá phiếu) bởi người cầm quyền đã không đưa được nền kinh tế đi lên. Nói cụ thể, khi mãi lực người dân đi xuống, con số thất nghiệp lên cao ..v..v..biểu đồ uy tín của nhà nước xuống thấp thấy rõ. Tại các xứ kém phát triển, nhất là các nước theo chế độ độc tài, nhà cầm quyền dùng chính sách ngu dân và dùng cái bao tử để cai trị người dân. Kẻ chống đối lại đường lối đó không được, bỏ nước ra đi … tuy tiêu cực, nhưng còn hơn cong lưng làm nô lệ cho bọn cầm quyền.

- Chính sách ngu dân làm cho dân chúng không có trình độ, bằng cấp cao.

Ông “trí thức” này, chắc lại lẫn lộn chuyện bằng cấp và kiến thức tổng quát. Bằng cấp biểu hiện sự học hỏi đến mức độ nào đó. Đạt được đến “top” của sự học hỏi là bằng Tiến sĩ và Thạc Sĩ. Bằng đó minh chứng một người có khả năng chuyên môn về một ngành nào đó. Còn kiến thức là những gì được tiêu hóa sau khi đã học hỏi. Do đó, một người dù không tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp, vì không đậu bằng cấp đó, nhưng nếu có số thời gian học tập tương đương, họ vẫn có thể làm những công việc chuyên môn về ngành này. Ít ra, họ vẫn có thể quản lý một nông trường chẳng hạn.

- Bà Ba Thi (Tổng Giám đốc Công ty lương thực miền Nam, sau năm 1975) có lần mua một ghe gạo bị chìm. Bà mua theo giá tương nhượng và giải quyết số gạo ẩm ướt đó, bằng cách bán lại cho các cơ sở chế biến bún với giá có lời (so với giá mua).

Anh “trí vận” kể lại

- Câu lạc bộ hàng hải, bên Khánh Hội (quân 4), sau năm 75, là nơi cô lập các thủy thủ tàu viễn dương của nước ngòai, sau khi cập bến. Với cách giải quyết của ông Kiệt (Võ Văn), tàu viễn dương cập bến nhiều hơn … và thủy thủ đòan của họ tiêu tiền nhiều hơn. Bởi họ được cấp bản sao giấy nhập cảnh, dùng nó như giấy tờ tùy thân, khi ra ngòai vui chơi trong thành phố. Cũng anh “trí vận” cho biết.

Anh ta đưa hai thí dụ trên, với ý muốn nói, những người không có bằng cấp, nhưng có kiến thức, cũng làm nên những việc đáng kể. - Chữ “kiến thức” ở đây phải được hiểu là, kinh nghiệm sống (ý của người viết bài)-. Anh ta có vẻ còn loanh quanh với sự phân biệt như nói ở trên. Đôi khi anh ta có vẻ chưa phân biệt được giữa bằng cấp và văn hóa. Theo thống kê mới nhất, Việt Nam có tất cả 24.000 Tiến sĩ và Thạc sĩ. Nếu chỉ căn cứ vào con số đó, chắc VN có nền văn hóa cao hơn các nước xung quanh … và hơn hẳn rất nhiều những quốc gia khác trên thế giới!!...

- Một lực lượng rất đông người dân (được minh họa như nhiều con số 0) ..vẫn là một dãy những con số không. Nhưng nếu thêm vào phía trước con số đó, một con số 1 hay con số 2 (những nhà trí thức), con số không của lực lượng đó trở thành con số có giá trị to lớn vô cùng.

- Đó là cách lý giải về sức mạnh của quần chúng. Nhưng chúng ta cũng nên vẽ thêm hình ảnh về minh họa đó. Hình ảnh đó là một vòng tròn khép kín. Thọat đầu, con số 1 (và số 2 chẳng hạn) – tượng trưng cho kẻ lãnh đạo - ở phía sau cùng của một dãy số 0. Họ núp sau số đông, như là một ẩn số. Nhưng do tiến trình của sự vận động, con số 1 (và 2) đó đẩy những con số 0 đi tới … và vì do vòng tròn khép kín, cuối cùng, con số 1 (và 2) trở nên con số đứng đầu của một thay đổi lịch sử.

Lịch sử có tái diễn không?. Có ở mức độ nào đó … nhưng không hòan tòan giống như các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Cả ngàn năm trước, nước Tàu có Tần Thủy Hòang, gồm thâu thiên hạ. Sáu, bảy chục năm gần đây có Mao Trạch Đông, thống nhất Trung Hoa. Họ giống nhau về cách cai trị sắt máu. Nhưng một đằng là cá nhân thống trị, đằng khác, cá nhân thống trị qua một tập thể được gọi là Bộ chính trị. Cá nhân Tần Thủy Hòang bị tiêu diệt bởi Lưu Bang. Bộ chính trị của đảng CS Trung Hoa, sẽ được thay thế bởi một cá nhân, hay một tập thể chính trị khác; điều này, hiện nay, chưa ai thấy trước. Nhưng, nếu đảng CS là hiện thân của một sự tồi tệ, xấu kém, chắc chắn sẽ bị thay thế trong tương lai. Tương tự thế, miền Bắc, trước 75, tìm cách đánh đổ chính quyền ông Diệm trong miền Nam, qua chiêu bài chê bai chế độ ấy như là một chế độ “gia đình trị”, sẽ bị một lực lượng khác thay thế (hoặc tiêu diệt) vì người CS đã dùng chính sách “đảng trị” để quản lý đất nước.

Sự thay đổi bốn mùa trong năm là một sự tuần hòan tự nhiên của trái đất. Tuy các mùa đó có độ thời gian dài, ngắn khác nhau, nhưng chu trình đó đến nay vẫn chưa có gì thay đổi. Sự thay đổi trong lịch sử của một quốc gia cũng có thời gian dài, ngắn khác nhau. Nhưng vòng tròn này không hòan tòan khép kín. Khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn không hòan tòan giống nhau. Người có kiến thức tổng quát về cả hai ngành học đó chưa chắc sẽ là kẻ lãnh đạo một sự thay đổi có tính lịch sử.

Đặng Quang Chính
Dangquangchinh2014@yahoo.com.sg

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site