lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Trang Đặng-quang-Chính 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Thầy và học trò

Ông thầy theo tiếng Tàu, gọi là sư phụ. Tiếng Việt Nam, trước năm 75, gọi là Giáo sư (Cho cả Trung học đệ nhất và đệ nhị cấp -tương đương với cấp 2 & cấp 3 hiện nay). Nay, người dạy trên đại học mới mới có được chức danh giáo sư (cũng là tiếng để gọi những người có một hay nhiều nghiên cứu có tầm vóc -vì thế nên được mời dạy ở Đại học-). Học trò trên Cao đẳng hay Đại học mới được gọi là sinh viên. Sinh viên, nếu cứ học lên mãi và có năng khiếu, có thể sẽ là thầy dạy học của ông thầy, người đã dạy họ lúc còn ở bậc Trung học.

Tựu trung, nếu "lớp sóng sau lùa lớp sóng trước", cũng như người ta ví tình trạng trong gia đình "con hơn cha là nhà có phúc"; đó là dấu hiệu tiến bộ của một đất nước, một gia đình.

Trong tiến trình dạy và học, tình cảm thầy trò nảy sinh. Tình cảm giữa thầy và trò có đôi trường hợp đi ra ngoài lối suy nghĩ thông thường của một số người, những người vẫn giữ lề thói cũ. Đó là những người phân bậc xã hội theo kiểu phong kiến xưa: "quân, sư, phụ" (thầy được xếp vị trí cao hơn người cha). Vì thế, không thể có chuyện thầy trò yêu nhau.

Tình cảm thầy trò theo kiểu trai gái có thể là một dạng biến tướng của sự thân, kính. Ở mức độ thân kính, cũng có nhiều chuyện để nói. Hội "Cựu học sinh trường Gia Long" hay "Trưng Vương" được nhiều người biết. Mỗi năm, họ tổ chức họp mặt rất thân tình. Có khi người trong nước cũng ra nước ngoài tham dự. Họ mời luôn các giáo sư đã dạy họ trước năm 75. Mọi thứ họ lo tất cả cho ông Thầy. Một anh bạn của tôi, trước dạy Gia Long, vừa rồi bị bệnh. Học trò ở nước ngoài nghe tin sao đó, có người đã gửi tiền, nhờ người khác trong nước, đem đến giao tận nhà. Hội "Cựu học sinh Chu Văn An" cũng thế. Hình như có năm, hội này cũng tổ chức họp mặt ngay tại trong nước.

Trước năm 75, hầu hết học sinh cấp 2 đều nhiều, ít được đọc một bài viết ngắn, nói về tình thầy trò. Bài viết nói về một ông thầy người Pháp, trong giờ dạy, được người học trò cũ đến thăm. Người học trò cũ, tuy đã lên đến cấp Tướng trong quân đội, vẫn đối xử với thầy cũ rất mực kính trọng. Chuyện Tàu nói đến làng Khổng Tử, tại đó, cả hàng trăm học trò đến bên mộ thầy của họ, Đức Khổng Phu Tử. Họ lập lều trại ở tại chỗ. Có người ở suốt ba năm để lo việc nhang đèn, thờ cúng. Có người ở luôn, sinh cơ lập nghiệp, nên từ đó mới hình thành tên làng này. Người Việt ta có truyện kể về danh sư Chu Văn An. Ông này, sau khi mở trường dạy học, với đạo đức nổi tiếng và nhiều học trò thành đạt trong quan trường, nên được mời vào dạy học trong triều đình. Khi đưa sớ cho vua Trần Dụ Tông (học trò của Chu Văn An), yêu cầu vua chém đầu 7 nịnh thần, nhưng không được đáp ứng, Chu Văn An từ quan về núi Chí Linh ở ẩn. Sau, vua Dụ Tông có đến núi Chí Linh thăm thầy. Ngoài chuyện này, chúng ta còn nhiều chuyện viết về tình nghĩa thầy, trò khi xưa (1).

Nhưng sự thân, kính ở khía cạnh khác, mức độ khác, gây ảnh hưởng nhiều khi còn "kinh thiên động địa" hơn tình yêu trai gái. Đưa những dẫn chứng về sự việc này, chúng ta có rất nhiều.

Tuy nhiên, ở đây, để ngắn gọn, ta chỉ đưa ra vài ví dụ. Nếu ông Alfred Nobel (giải thưởng với tên của ông, hàng năm được hai quốc gia Na Uy và Thụy Điển trao giải) dùng ảnh hưởng và tiền của mình, thay vì lập nên giải thưởng đó, ông ta khuyến khích, thúc đẩy một lớp người kế tiếp, chuyên nghiên cứu về các loại vũ khí tàn sát hàng loạt (chẳng hạn như Bom nguyên tử) thì tình trạng hòa bình của thế giới ngày nay sẽ khác nhiều. Chẳng hạn như các loại bom V1 và V2, nếu được hoàn thiện trong thời nước Đức có chủ nghĩa Phát Xít, có lẽ nước này không thất trận sớm, như chúng ta đã biết. Chủ nghĩa Mác-Lê, với lớp học trò kế tiếp, như Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pôn Pốt..v..v.. đã tạo nên cái chết của hàng trăm triệu con người. Bên cạnh đó, những hư hại, sụp đổ về đạo đức, văn hóa cũng không nhỏ!...

Nếu gạt ra lý do vì muốn làm ăn với thị trường của Tàu quá lớn, những lý do khác để Mỹ bỏ VN cũng có nhiều. Trong những lý do đó, có phong trào phản chiến. Tầng lớp tham gia phong trào này, khá nhiều xuất phát từ phong trào Hippie. Họ chủ trương bác bỏ các thể chế; phản đối tính chính thống chính trị và xã hội; phê phán các giá trị của tầng lớp trung lưu; lựa chọn hệ tư tưởng trung gian, không giáo điều; phản đối vũ khí hạt nhân, chiến tranh; ủng hộ hoà bình, tình yêu, tự do cá nhân và tự do tình dục (2). Chúng ta nói không sợ sai là, phong trào Hippie được hình thành cũng bởi họ hiểu không thấu đáo về triết thuyết hiện sinh.

Tóm lại, ta có thể nói, từ những triết thuyết, chủ nghĩa, giáo điều (xuất phát từ những ông thầy đi trước) được giảng giải, hướng dẫn không đúng mức, một chiều, sai lầm, đã đưa các thế hệ đi sau, các tầng lớp xã hội đến sự tàn phá ghê gớm; không những về vật chất mà còn cả về tinh thần.

Nhân đây, nói qua về một bài viết có tựa "Chiến Tranh Và Ký Ức Về Chiến Tranh" (Nguyễn Hưng Quốc) (3).

Ông ấy viết: "Trong các môn tôi dạy tại trường Victoria University ở Melbourne, Úc, có một môn tập trung vào chiến tranh Việt Nam: “Nhiều Việt Nam: Văn Hóa Chiến Tranh Và Ký Ức” (ASI2003 Many Vietnams: War Culture and Memory).

Trong vai trò là giáo sư, một trong những việc được ông ấy làm hàng năm là "Giống như mọi năm, trong bài giảng cuối, tôi cho sinh viên xem một cuốn phim ngắn nhan đề Ngày Giỗ (The Anniversary, 2004) của Hàm Trần, một đạo diễn trẻ gốc Việt tại Mỹ. Phim chỉ dài có 28 phút. Nội dung khá đơn giản, có thể tóm tắt như sau: Trong cuộc biến động năm 1963 ở Sài Gòn, có một thanh niên tham gia rất tích cực trong phong trào Phật Giáo chống lại chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Bị cảnh sát truy nã, anh định mang vợ và hai đứa con trai chạy trốn, nhưng một đứa đang bị bệnh, không thể đi được, anh bèn mang theo một đứa ra bưng, và sau đó, ra miền Bắc. Đứa còn lại sống với mẹ trong Nam. Mười năm sau, hai anh em ruột gặp nhau trên chiến trường, cuối cùng, người này giết người nọ. Rồi họ nhận ra nhau. Nhưng đã quá muộn. Kẻ còn sống, sau đó, đi tu. Cứ đến ngày giỗ lại tụng kinh, cầu cho hương hồn người anh em ruột thịt của mình”.

Sau khi trình chiếu cuốn phim, ông ấy kết thúc môn học, với ý được nhấn mạnh như sau: "Nhìn từ bên ngoài, như từ Úc và Mỹ, chẳng hạn, người ta chỉ biết, trong giai đoạn 1954-75, Việt Nam bị chia làm đôi, trước hết là về phương diện địa lý và sau đó, về chính trị; nhưng từ cái nhìn bên trong, của người Việt Nam, sự chia cắt ấy đi sâu đến tận từng tế bào nhỏ nhất của xã hội: Gia đình. Bi kịch của đất nước, do đó, biến thành bi kịch của gia đình. Ngay sau tháng 4 năm 1975, lúc nhiều gia đình được đoàn tụ, những xung đột gay gắt về quan điểm chính trị giữa cha con, vợ chồng, anh em… khá phổ biến. Nhiều sự xung đột kéo dài đến tận ngày nay. Chúng làm cho cái gọi là ký ức chiến tranh, với người Việt Nam, như những vết thương chưa kéo da non. Trong các vết thương ấy có cả sự thù hận lẫn sự đau xót: Không hiếm trường hợp ở những người mình chống đối quyết liệt có cả hình ảnh của người thân nhất của mình. Sự xung đột ở ngoài, do đó, trở thành một sự xung đột tận bên trong. Bởi vậy, không có gì khó hiểu khi, liên quan đến chiến tranh và hậu quả của chiến tranh, mỗi người Việt Nam là một khối mâu thuẫn khổng lồ. Không hiểu được sự mâu thuẫn ấy, không thể nào giải quyết được các xung đột hiện nay".

Không biết có phải ông Quốc muốn nâng cao tầm quan trọng của môn học hay không, nên đã đưa ra một hình tượng không xác thực với tình hình hiện tại. Phải nói là: vết thương chiến tranh VN, giờ chỉ còn là vết sẹo. Vết sẹo không gây đau đớn, nhưng qua hình ảnh này, nếu người mang vết sẹo đó bị khêu gợi trở lại những kỷ niệm xưa, chính vết sẹo trong tâm hồn sẽ gây nhiều phản cảm không lợi cho cả chủ thể và cả nơi người gây ra tác động khêu gợi đó. Bằng chứng rõ rệt là các gia đình có rể, dâu là người gốc miền Bắc (kể cả rễ, dâu có chức quyền trong guồng máy nhà nước CS) đã sống một cách tương đối hòa hợp. Chính vì thế, đừng tưởng việc "di dân" tự động của người miền Bắc vào trong Nam chỉ hoàn toàn vì lý do kinh tế. Việc này phần nào nằm trong chính sách của nhà nước CS. Ai nấy cũng rõ là, ngay sau 30.04.75, các cán bộ được điều vào trong Nam, gần như toàn là thành phần cốt cán. Và việc họ được đưa vợ con vào trong Nam sinh sống cũng có phần ưu tiên nhanh chóng hơn các thành phần khác. Rồi họ đưa dân tộc thiểu số ở các vùng biên giới phía Bắc vào cao nguyên Trung phần, cũng là ý đồ của họ. Một trong những lý do chủ yếu chính là vì thành phần thiểu số này đáng tin cậy hơn là thành phần dân tộc thiểu số tại cao nguyên, những người đã từng gần gũi, quen thuộc với Phong trào Fulro; một phong trào đòi tự trị với dân tộc Kinh, trước 75.

Các cuộc di dân nói trên cho thấy nhà nước CS đã muốn tác động đến việc dung hòa mâu thuẫn (mà ông Quốc gọi là "khổng lồ") cái mâu thuẫn Bắc-Nam, Quốc-Cộng, Sắc tộc-Kinh..v..v.. qua cách thế cũng có thể được gọi là yếu tố địa-chính trị; ít ra là theo kiểu của riêng họ.

Có điều, tác động của họ thành công nhanh chậm, nhiều ít còn tùy thuộc vào một yếu tố khác, hoặc họ vô tình hoặc họ cố ý làm là, mỗi năm, vào ngày 30.04, họ lại tổ chức ăn mừng linh đình. Họ làm cứ y như là, đó là một chiến thắng của VN với một tập đoàn xâm lăng nào đó. Nhưng họ có cái sai chết người; dù họ cố ý hay không. Đó là việc họ khắc câu nói của Lê Duẫn, khi ông này còn sống, trên phần mộ của chính ông ta hiện nay. Đó là câu: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Tàu”. Họ chủ quan khi họ cho là, họ đang "vật lộn" với một phương tiện truyền thông hiện đại, Internet... và họ sẽ thắng, vì thời gian sẽ điểm khuyết những hình thù "tatoo" trên vết sẹo đó. Một hai thế hệ nữa, người dân sẽ nhìn những vểt sẹo theo cách tô son, trát phấn của họ. Rồi mâu thuẫn khổng lồ nào đó rồi cũng sẽ qua đi!!...

Hình tượng trên không phải là một sự suy nghĩ quá lố của người viết bài này. Thực tế ở bên Tàu cho thấy, Thần tượng Mao Trạch Đông đã lần lần được phục hồi. Sự việc đó xác nhận điều vừa nói của tác giả. Lớp trẻ hiện nay bên Tàu, thấy sự vươn lên tốt đẹp của đất nước họ, chỉ phần nào do công Đặng Tiểu Bình, phần lớn khác có nguồn gốc từ họ Mao. Bởi chính ông Bình đã tiếp nối sự chính danh của ông kia!.

Để kết luận, chúng ta thấy rằng, quan hệ giữa thầy và trò là một quan hệ gắn bó, quan trọng. Học trò có thể yêu thầy. Nhưng mối liên hệ thân kính đôi khi đưa đến những hậu quả tai hại khác. Bởi đã hoàn toàn tin thầy, đôi khi học trò bị dẫn dắt đến một "Thiên đường mù" mà không hề hay biết. Nhưng, sỡ dĩ hậu quả dẫn đến một kết cuộc tệ hại như vậy cũng bởi người thầy, cố ý hay vô tình, đưa ra một sự thật nữa vời!...hoặc là đã "giảng giải, hướng dẫn không đúng mức, hoặc một chiều, sai lầm" như đã nói ở trên.

Đặng Quang Chính
Oslo 24.07.2014
23:49

Ghi chú:
(1) http://vaitrongcanh.wordpress.com/20...-thay-tro-xua/
(2) http://dl.vnu.edu.vn/bitstream/11126...2050000057.pdf
(3) http://www.tvvn.org/forum/content.ph...g-Qu%E1%BB%91c

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site