lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Trang Đặng-quang-Chính 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Đặng-quang-Chính | Mandela ông ơi!...

nelson madela, south africa, nam phi

Thế mà đã gần cả tháng từ ngày ông từ giã cõi đời!...Lúc ông chết cả gần trăm nhà lãnh đạo của các quốc gia đến đưa đám. Không biết sẽ có bao nhiêu cuốn sách nói về ông trong nay mai. Nhưng...hình như khi ông còn sống, ông cũng chẳng viết hồi ký...?(1).  Vì quí mến ông, tôi mạo muội viết ít nhiều về ông, qua những gì tôi đã biết.

Tôi biết rằng, (a) Ông đã tốt nghiệp cử nhân tại Universitetet i Witwatersrand (xem ghi chú dưới cùng (2)- (b) bị tù tổng cộng 27 năm (c) trong tù, ông vẫn tiếp tục học và được liên lạc thư từ với gia đình, với các đồng chí trong cùng đảng, với các chính khách trong nước và trên trường quốc tế (d) hoạt động liên tục 14 năm, từ khi ra khỏi tù 1990 - 2004 (về hưu)  (f) những cảm hứng ông đã gợi lên cho nhân loại. (3)

Trước khi nói nhiều hơn về ông, tôi lấy một cách đáng giá về vai trò lãnh tụ của ông. Một tác giả Việt (4) trong đoạn dẫn nhập có ghi rằng "Mỗi lãnh tụ đều có một tầm vóc, một kích thước và một phong cách riêng. Nhưng khi đánh giá họ, để chính xác, cần đặt những cái riêng ấy vào một bối cảnh chung: Lịch sử. Mọi đánh giá đều phải có tính lịch sử. Từ góc độ lịch sử, một lãnh tụ có thể được đánh giá từ hai khía cạnh: Một, những gì họ kết thúc và hai, những gì họ mở ra".

Nghe thoáng qua, cũng hơi khó chấp nhận, như lý thuyết của một chuyên gia kinh tế. Họ cho rằng, cuộc cách mạng nào cũng chẳng qua nguyên nhân (căn bản) là vì muốn thay đổi tình trạng kinh tế của môi trường mà người dân xứ đó đang sống. Nhưng, một điều khách quan mà ai cũng thấy rõ hơn điều đó là: nếu không có tư tưởng dẫn đạo đi trước hay cùng thời với những yêu cầu thay đổi vì biến động kinh tế của xã hội đó, có lẽ cuộc Cách mạng (nếu muốn dùng từ này) cũng xảy ra, nhưng chậm hơn. Cuộc cách mạng 1917 tại Liên Xô sẽ xảy ra không đúng vào năm đó, nếu trước đấy, không có tư tưởng Marxist được phổ biến. Mà cái tư tưởng Marx-Engel đó chỉ xảy ra sau cuộc CM kỹ nghệ vào khoảng những năm 1760...và kế tiếp là sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản; nhất là với những ảnh hưởng tồi tệ do chủ nghĩa này gây ra cho xã hội đương thời.

Do đó, cái bối cảnh chung mà N.H.Quốc muốn nói đến, được dựa trên nền tảng xã hội như thế nào?...Đó là điều người viết muốn nhấn mạnh trong bài này. Vì, nếu không có một đất nước Ấn Độ đã chịu lệ thuộc Anh quốc trong nhiều năm, sẽ không có cuộc phản kháng của dân tộc này. Và, trong những cách phản kháng đó, có lối phản kháng bất bạo động theo kiểu Mahatma Gandhi. Cũng như, nếu không có chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (Apartheid) sẽ không có sự đối kháng ở Nam Phi...và ông Mandela không có dịp xuất hiện!

Đến đây, ta mới có dịp đánh giá tương đối đúng đắn về con người của nhân vật này (hay bất cứ cá nhân nào) trong một hoàn cảnh nào đó.

Mandela là một người thuộc nhóm dân Thembu. Ông là con của một tù trưởng có tên tuổi, nhưng bị bãi bỏ bởi chính quyền thực dân người da trắng. Mandela dời đến thị trấn Qunu i Transkei. Tại đó, ông được dạy dỗ bởi ông chú, một ông vua của lãnh địa này, với mong muốn Mandela sẽ trở thành một cố vấn cho người em họ. Mandela lớn lên trong truyền thống của sắc dân này, được nhận nghi lễ thành người lớn vào lúc 16 tuổi, cũng theo truyền thống đó. Nhưng, đồng thời ông ta nhận được nền học vấn Tây phương, có Tú tài vào tuổi 19. Năm 1939, ông bắt đầu học tại đại học tại Fort Hare. Năm sau, ông rời đại học này vì đã tham gia vào một cuộc biểu tình của sinh viên. Sau đó, việc học của ông trải qua nhiều đại học khác - vì không kết thúc trọn vẹn việc học -. Ông học cả trong lúc ngồi tù. Khi rời đại học tại Fort Hare, ông đến Johannesburg, để tránh bị ông chú ép thúc lấy vợ. Tại nơi đây, ông nhận chân giám thị trong một công ty khai thác mỏ. Sau đấy, ông liên lạc với những đại diện của ANC, qua đó, nhận được việc trong một tổ hợp luật sư. Madela trở thành thành viên của ANC vào năm 1942 (5)

Một sự tóm tắt như trên có thể cũng được xem là đủ. Vì nếu cứ học, không tham dự vào cuộc biểu tình, ông ta sẽ tốt nghiệp, dù là với ngành học gì, cũng có thể kiếm được một việc làm tương đối ấm thân. Rồi lấy người vợ do ông chú giới thiệu...hay dù ai chăng nữa, thì cuộc sống cũng bình thản đến hết đời, cho riêng cá nhân ông. Nhưng, ông đã có mục đích riêng nên gia nhập vào tổ chức ANC (một đảng phái chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc).
Mandela ông ơi!...tội nghiệp ông quá. Vì chống đối chính quyền theo chủ nghĩa đó nên ông đã tổng cộng bị tù đến 27 năm. Nhưng, thật sự mà nói, ông còn may mắn hơn một số tù nhân chính trị hiện nay ở Việt Nam.

Tôi đan cử đây là một trong nhiều trường hợp khác. Ông, nếu còn sống, dĩ nhiên, xem được tiếng Anh. Tôi đưa nguyên văn một trong những kiến nghị cho một tù nhân tên Nguyễn Hữu Cầu, để ông và những nhân vật quốc tế khác biết.

Nguyen Huu Cau, a musician and composer known as the "Century Prisoner", K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai Viet Nam. Viet Nam is still locked up in the Communist jail for the past 37 years. Nguyen Huu Cau was a captain in the South Republic Viet Nam. After the Fall of Saigon on April 30, 1975, he was imprisoned with other South Viet Nam Government personnel in a concentration camp known as the "Re-education Camp". After six years in the camp, he was released to come back to his own town that was now miserable, in poverty, and the citizens hungry. He used his talents in music to create songs describing what he saw and knew, songs about the people of the old regime with no hope, and of the unfair treatment of them by the people now in charge of the nation.

The Viet Nam Communist arrested him again, placing him in jail under a Death penalty, which was then decreased to a Life sentence. Today, more than 30 years later, Captain Nguyen Huu Cau is still locked under solitary confinement. Because of the extremely poor condition of the Viet Nam Communist prison facilities, Captain Nguyen Huu Cau is now blind in both eyes, his body wrecked with malnourishment, and a heart problem. Captain Nguyen Huu Cau has suffered for many years in the prison, under the brutal punishment by the Viet Nam Communist. There is no hope for him to survive much longer.

Even with his health in critical condition, the Communist Government will not release him and allow his family to get him even the minimal treatment for his health problems. It is well known that in Viet Nam there is no obligation, no rights, no demands, no hospital for the prisoners of war”.

Nhưng, chậm rồi ông ơi!...Người Việt trong nước và kể cả ở hải ngoại, không phải ai cũng biết rõ những trường hợp tù chính trị ở VN được đối xử như thế nào. Và Ông Cầu ấy đã chết!...

Ông thử nghĩ xem, nếu ông không bị chính quyền phân biệt chủng tộc nhốt - dù bị tra tấn đến thế nào đi nữa - mà bị nhốt trong nhà tù của Cộng sản, có lẽ ông không được tự do viết thư cho gia đình, cho đồng chí của ông, cho các chính khách trong và ngoài nước...như ông đã từng được đối xử.

Có thể nhiều người hay ông cũng thế, nói rằng: chuyện đi tù là chuyện không ai muốn...và đã tù rồi, chuyện sống chết làm sao có thể so sánh cho cùng. Điều đó đúng. Nhưng, khi ông còn sống, tại xứ Nam Phi của ông, có chuyện cấm người viết bài trên các blogg của riêng mình không?. Và hồi đó, ngoài việc bị cảnh sát trấn áp bằng dùi cui, hơi ngạt, đạn cao su (kể cả đạn thật)...nhưng có bao giờ ông bị bọn côn đồ (do nhà nước thuê, mướn hoặc ra lệnh) hành hung, trấn áp không?...Trong tù, nữ tù nhân, khi ra gặp thân nhân, có bị xét nơi "chổ cấm" không...?. Tù có bị đầy từ nơi này sang nơi khác mà thân nhân không được thông báo?. Và nhất là khi bị tòa xử án, có bao giờ bị xử kín, hoặc cả thân nhân bị hạn chế tham dự phiên tòa không...?. Nói thế, chắc cũng đủ. Nhưng, nếu chưa tin, mọi người cứ tham khảo các cáo trạng của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Có lẽ khi đọc kỹ các cáo giác đó, mọi người sẽ kinh tởm khi thấy các cực hình trong tù CS còn tàn ác, tinh vi hơn thời Trung cổ rất nhiều.

Do đó, nhận xét của Gareth Evans, nguyên bộ trưởng Bộ ngoại giao Úc, không sai: "Không có Mandela, chế độ kỳ thị chủng tôc ở Nam Phi thế nào cũng kết thúc trước sức ép nặng nề của thế giới..." (6). Như đã nói, một biến cố lịch sử xảy ra, không chỉ do một tư tưởng đi trước mà còn phải có người thực hiện điều ấy. Khi cuộc tranh đấu của Gandhi bắt đầu (nổi bật nhất là vụ chống thuế muốn năm 1930, qua cuộc biểu tình đi bộ kéo dài 400 Km đến bờ biển Dandi) đến lúc Ấn độ được công nhận độc lập vào năm 1947; bấy giờ, một năm sau (1948) chủ nghĩa Apartheid tại Phi châu mới được thực hiện. Tóm lại, như câu nói chúng ta nghe đã quen, một biến cố chính trị thành công là khi sự việc ấy đã hội đủ 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Dĩ nhiên, điều chúng ta khen ngợi là khen những người đã đi tiên phong, chứ không phải khen ngợi những người chờ đến lúc sung rụng rồi há mõm đợi chờ!...Nhưng có phải gọi là điều rủi, khi có những người sớm nhào vào cuộc đấu tranh chung, hay chính họ là nhân tố khởi đầu một cuộc đối kháng (đổi mới, cách mạng..v.v..) …rồi họ không có cơ hội thấy ngày cuối cùng, vì họ đã hy sinh trong cuộc tranh đấu đó!.

Tóm lại, ông Mandela là người đã tạo được sự kết thúc một biến cố. Nhưng cái mà ông Mandela mở ra có gì đáng kể hơn sự kết thúc chủ nghĩa phân biệt chủng tộc không?.

Theo tác giả Nguyễn Hưng Quốc, quá trình chuyển tiếp từ một chế độ kỳ thị chủng tộc đến một chế độ tự do, bình đẳng và dân chủ mà Mandela thiếp lập tại Nam Phi đã trở thành một kiểu mẫu của thế giới. Thành công đó do ông Mandela đã trung thành với nguyên tắc: công chính (công bằng và chính đáng - sự tôn trọng luật pháp -). Theo riêng ý của người viết, việc khen ngợi hơi quá thổi phồng...vì nguyên tắc đó ai cũng biết. Nhưng việc thực hiện được hay không, đôi khi không chỉ do tài năng cá nhân mà còn thuộc nhiều yếu tố khác nữa. Vả lại, liệu có còn một chế độ kỳ thị chủng tộc nào trên thế giới để sự thành công của ông Mandela trở thành kiểu mẫu?!.. 

Con đường ông mở ra gặp phải không ít chỉ trích và chống đối từ các tổ chức chính trị của người da đen cực đoan, trong số đó có cả tổ chức của vợ ông, bà Winnie. Trong thời gian làm đám tang cho ông Mandela, một số tin tức cho biết, đã có nhiều dấu hiệu đi xuống trong đảng của ông, trong đó có vấn đề tham nhũng. Nhưng nói riêng về mơ ước, ai mà quên được ông, cũng như không quên được Martin Luther King, Jr., người đã tranh đấu chống kỳ thị da đen tại nước Mỹ, nổi tiếng với câu nói: "Tôi có một giấc mơ ...". Còn cảm hứng nào mà ông Mandela đã gợi lên cho nhân loại?..Tác giả không nêu rõ, nhưng ở đoạn khác, N.H.Quốc nói đến sự vĩ đại lớn nhất của ông Mandela là sự tha thứ.

Ông Mandela ơi!...Chắn chắn là ông không biết gì về tù nhân Trương Văn Sương của chúng tôi. Sau khi bị giam 33 năm, ông ấy nói: "Tôi vẫn muốn dân tộc Việt Nam bây giờ nên hướng về tương lai. Nên đối xử với nhau trong tinh thần nhân đạo. Hãy để quá khứ về quá khứ". Chúng tôi gọi ông ấy là Nelson Mandela chắc cũng không gì quá đáng!

Ông Mandela ơi!...chắc ông cũng không ngờ được sự điếm đàng của bọn cầm quyền ở đất nước này. Nếu ông biết ra, sự tha thứ của ông sẽ giảm đi không biết đến bao nhiêu. Có thể tức đến chết!...

Trong thời gian được tạm phóng thích một năm để chữa bệnh, có thể ông ta nghĩ rằng, sẽ được Cộng quyền thả luôn, nên ông T.V.Sương đã nói như sau, trong một lần được phỏng vấn."Nếu mà nói Cộng Sản xấu thì cũng không hẳn lắm. Bởi ở giai đoạn cuối họ đối xử với tôi rất khác lạ, phải nói là ưu đãi đủ mọi chuyện. Nhưng ngắn thôi, chừng một năm trở lại đây thôi, còn hai mươi mấy năm về trước họ coi tôi như con bọ, con dòi vậy, thua con vật xa... Chuyện này cho tôi hiểu như thế này: Họ biết họ phải thả mình nhưng nếu cứ đối xử với mình một cách tồi tệ như trước đây thì tất nhiên mình sẽ nói xấu họ. Ðó chẳng qua là một thủ đoạn. Ngày nào họ giẫm mình xuống bùn nhưng đến khi nhận thấy rằng giẫm mình không xuể thì họ vuốt mình mấy câu... Họ khen, rồi tắm rửa cho mình, lau chùi đánh bóng cho mình... để quảng cáo rằng: họ là những người tốt, là những ân nhân làm ơn cho mình...".

Người tù đó, trong suốt 33 năm chưa bao giờ nhận tội và nhiều khi còn lớn tiếng chống đối, hô vang những khẩu hiệu tranh đấu cho tự do, dân chủ, lúc bị đưa xuống phòng biệt giam. Nhưng, dù thế, ông còn đủ sáng suốt đưa thêm ra nhận xét trên. Quả thế!...chỉ 25 ngày sau bị giam trở lại, người tù lâu nhất thế kỷ của chúng tôi đã qua đời trong nhà tù.

Ông Mandela, người được dân chúng của ông gọi thân mật là Madiba -cha già của đất nước- nếu còn sống, và sống trong xã hội Việt Nam ngày nay, chắc sẽ có cái nhìn khác đi, đối với bọn cầm quyền tại đất nước này. Có thể ông thấy rằng, bọn cầm quyền theo chủ nghĩa Apartheid vẫn còn dễ chấp nhận hơn bọn cầm quyền theo chủ nghĩa CS. Điều đó không là câu nói chủ quan. Những đảng viên cao cấp CS mà tuổi đảng lâu hơn ngày bị cầm tù của ông, cho rằng, nếu họ bị giam trong nhà tù CS, thay vì trong nhà tù của thực dân Pháp, chắc họ không còn ngày về. Và, dưới thời thực dân, sau khi ra tù, họ họ còn được một số quyền công dân tối thiểu...chẳng hạn quyền xin phép ra báo!...

Sự tha thứ vĩ đại của ông nhắc người ta nhớ đến câu nói của người Công giáo: "Kẻ nào tát má này thì hãy chìa má kia nữa cho nó...". Thật thế, dù lớn lên trong truyền thống của người Themu, vào lúc 7 tuổi, ông học tại một trường địa phương do người Cơ đốc, giáo phái Methodist xây cất. Sau khi ông mất cha vào lúc 9 tuổi, mẹ ông đưa ông đến một địa phương khác, cũng tiếp tuc học trường thuộc giáo phái này. Vì mỗi chủ nhật đến giúp việc nhà thờ nên Cơ đốc giáo trở nên một phần quan trọng trong cuộc đời của ông. Ông học tiếng Anh và các môn khác. Ông yêu thích lịch sử Phi Châu, tuy nhiên vào thời gian đó, ông không xem những người thực dân Âu châu là những kẻ áp bức mà là những ân nhân.(8)

Thế đó!..dù ông dùng gần như phần lớn thời gian ở ngoài đồng, khi mới lớn, trông nom dê, bò như một đứa trẻ chăn bò; dù trong thời thơ ấu, ông bị khống chế bởi "truyền thống, tập tục, cấm kỵ"; dù sau khi mất cha, ông thừa hưởng "niềm kiêu hãnh phản loạn" và "cảm giác ngang ngạnh về sự công bằng"; dù có thể tiếp tục việc học để có một cuộc sống an nhàn...ông đã bỏ đi tất cả, để kiên nhẫn theo đuổi con đường của mình.

Nhưng cảm hứng phát xuất từ sự tha thứ vĩ đại không phải do tự ông là người khởi xướng. Tinh thần này là sự tiếp nối tinh thần Cơ Đốc giáo cả ngàn năm nay. Dù sao, bất cứ ai còn có thể làm cho sự tiếp nối đó không gián đoạn cũng rất đáng được tuyên dương. Đây là điều mà những nhà lãnh đạo phương Tây bày tỏ sự kính trọng; kể cả việc hạ quốc kỳ xuống nữa cột cờ tại Mỹ. Chứ ông ta chưa bao giờ muốn và cũng không thể nào trở thành một trong những lãnh tụ của nhân loại (theo bài viết của Nguyễn Hưng Quốc).

Cái cảm hứng đó, nếu thật sự tạo nên cảm kích nào đấy trong xã hội quốc tế ngày nay, bất quá cũng như cảm hứng có được từ nhà cách mạng Che Guevara của Châu Mỹ La tinh trước đây. Thật thế!... Dù sự tha thứ vĩ đại đó nằm trong tinh thần bác ái của đạo Cơ đốc cả ngàn năm, nhưng có cá nhân và quốc gia nào thực hiện đúng mức. Nếu tinh thần đó đã được thực hiện toàn bích, thế giới đã không trải qua những cuộc chiến tranh thảm khốc; dù ở mức độ quốc gia hay trên toàn thế giới.

Ông như đóa sen trong một một đầm, đầy bùn lầy nước đọng. Tất cả mọi người đều tỏ lòng tôn trọng ông. Nhưng ở một mức độ nào đó, ông còn may mắn, vì còn sống sót để thấy ngày một chế độ tệ hại đã bị kết thúc. Chúng tôi, tại Việt Nam ngày nay, đã có nhiều "Nelson Mandela" và có thể còn nhiều nữa trong tương lai, nhưng không biết những người đó còn có dịp may như ông hay không. Bởi, bọn theo chủ nghĩa CS tại nước này đã trở nên quỷ quyệt khôn lường. Hơn nữa, môi trường xã hội bên này, khác hoàn toàn nơi ông đã lớn lên và mất đi. Môi trường này, về thiên nhiên, dần dần bị nhiễm độc bởi nhiều cách (kể cả âm mưu của bọn bành trướng láng giềng) ...và về mặt đạo đức, đã bị xuống cấp trầm trọng về nhiều mặt. Mong rằng, biểu tượng hoa sen nơi đất nước ông và nơi đất nước tôi sẽ mãi mãi trường tồn!

Đặng Quang Chính
Oslo 29.12.2013
11:45

Ghi chú:
(1)   Khi viet xong, xem lai mot it tai lieu khac, moi biet la ong ta da co viet hoi ky, ngay ca trong luc con dang o tu .
(2)   Khác với ghi nhận trong bài viết của Nguyễn Hưng Quốc, cho rằng ông ta tốt nghiệp luật tại đại học Witwatersrand. Để rõ hơn về nền học vấn của ông, xem thêm http://no.wikipedia.org/wiki/Nelson_Mandela
(3)   Xem http://www.tvvn.org/forum/content.php/5150- Đánh-Giá-Lãnh-Tụ-Nguyễn-Hưng-Quốc
(4)   Xem trong link của (3) ở trên
(5)   http://no.wikipedia.org/wiki/Nelson_Mandela
(6)   Xem nội dung ở link (3)
(7)   Xem link ở mục (3)
(8)   http://en.wikipedia.org/wiki/Nelson_Mandela#CITEREFMandela1994

Đặng-quang-Chính

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site