lịch sử việt nam
Không giống ai
Đã từ lâu, kể cả thời gian còn ở trại tỵ nạn (1989-1992), Paulau Bidong, tôi làm việc liên tục. Ngoài giờ dạy, tôi gầy dựng một Câu lạc Bộ gọi là Câu lạc bộ KHỎE. Bây giờ, ngoài việc đi làm để tự túc sống, không nhờ trợ cấp xã hội, tôi thường viết bài. Rồi ngày tháng trôi qua!... Sống như vậy có giống ai không?
Có lúc, một thanh niên nhắc nhở tôi một điều, khiến mình cảm thấy hơi lạ, có điều gì như không giống ai. Thanh niên này, trước cùng thuyền vượt biên, nhưng biết nhau vì cùng hoạt động trong Câu lạc Bộ... rồi cùng định cư một nước, ở cách nhau không xa, nên gần như rõ về các việc làm của tôi. Anh ấy hỏi: "Thầy đã mua nhà chưa?...". Câu hỏi không phải khiến tôi làm một bài toán cộng trừ, xem coi những gì mình đã thâu được và mất đi. Câu hỏi nhắc tôi lời nói của người xưa: "An cư lạc nghiệp". Thật thế!... nếu gom lại tất cả các bài viết, in ra vài cuốn sách (hai cuốn cũng được, một quyển thơ và một quyển tạp truyện chẳng hạn), là điều chẳng có gì đáng nói. Nhưng, điều này cần thời gian để gom lại (chưa nói viết và in ấn). Sỡ dĩ cần thời gian gom lại, vì mỗi lần dọn nhà là một lần chữa cháy, là thất lạc ít sách vở, giấy tờ.
Chưa nói đến việc lưu trữ, làm thành một thư viện nhỏ, có lẽ càng nhiều nhiêu khê hơn. Nhất là thư viện đó sẽ được lập tại quê nhà (đây cũng là một dạng chủ quan chăng? - bởi có chính quyền độc tài nào lại cho lưu trữ một đống bài, vở có tính chống đối với họ, ngay tại một địa điểm, dù là một làng quê nào đó -). À!...mà nói gì đến chuyện xa xôi ấy. Ngay lúc này, gửi cả tấn sách, vở bài viết (trọng lượng cũng chừng đâu đó)...rồi phải nhận tại bên VN, qua Bưu điện của nhà nước CS, chắc không phải là chuyện đùa!... Cho rằng, có hối lộ cũng qua được. Nhưng, nếu gặp anh cán bộ "tưng tửng" nào đó, không chắc điều gì cũng được cả.
Vì thế, tính toán và dự trù, cứ nằm ở đó. Nó như là một hy vọng của một con người, sẽ được đạt đến vào một thời điểm nào đấy, trong tương lại. Làm như không có hy vọng đó, con người sống bớt lạc quan hơn.
Ðôi khi tôi lẩn thẫn, nghĩ đến hoàn cảnh của các bạn đồng nghiệp bản xứ. Dù là giám đốc đến anh thư ký và lau quét thường nhật, họ sống như không cần hy vọng. Họ có cần trúng số không, tôi không biết. Nhưng, đôi khi tôi nghĩ họ sống như cái máy. Mọi tính toán gần như đã có sẵn đáp số. Họ đi học, sống với cha mẹ. Lớn đi làm. Rồi mua nhà, sắm xe.. rồi các tiện nghi vật chất khác. Mỗi năm, tiền dư (sau khi đã trả các khoản nợ) được họ dùng đi du lịch. Khi già, bán nhà lớn có 4(5) phòng ngủ để ở căn phòng nhỏ (apartment)...hoặc vào nhà già, chia tiền cho con cái xài. Cái máy vẫn đều đều chạy. Nhưng, thỉnh thoảng máy cũng trục trặc. Trường hợp Brevik, vào năm 2011, đặt bom phá dinh Thủ Tướng Na Uy; rồi sau đó, ra hòn đảo, nơi có trại hè của Ðoàn thanh thiếu niên đảng Lao Ðộng, giết thêm khoảng 70 người nữa, là một thí dụ.
Khi sống tại đất nước này một thời gian không lâu lắm, tôi đã có một nhận xét mà các bạn thân, lúc đó cho là nói vui chơi. Nhưng, bây giờ họ thấy không sai chạy tí nào. Làm quần quật như bên Mỹ, người ta dễ trở nên "khùng"! (mọi việc bắn giết trong trường học hay nơi công cộng là chuyện không gây sốc nhiều cho người xem tin). Sống an sinh tương đối đầy đủ, như tại Na Uy, cũng có những anh "khùng". Mới đây, Na Uy có thống kê, khoảng 4(5) năm rồi, mỗi ngày có đến gần một người tự tử. Mà lạ là, con số tự vẫn đó phần nhiều là thanh niên!...
Nhìn người so lại với mình, tôi không có cảm tưởng nào khác hơn là, nếu mình sống được như họ, chắc cuộc đời sẽ nhàm chán!. Nghĩa là, sau việc làm, không có chuyện nghĩ đến, như những vấn nạn nơi quê nhà, có lẽ cuộc đời sẽ tẻ nhạt!. Có thể lâu vì lâu nay đã quen với cuộc sống bận rộn như thế chãng?. Vì, khi nghĩ đến đó, rồi giả sử rằng, nếu mình trúng số, chắc các vấn nạn đó biến mất hết. Nhưng, đó chỉ là giả sử... và do đó, các vấn nạn cứ hiện ra lù lù.
Tuy nhiên, nếu tôi nói thẳng ra các suy nghĩ đó với các bạn đồng nghiệp bản xứ, chắc họ chỉ sẽ cười. Rồi... nếu hỏi gặn hỏi, chắc có thể tôi sẽ có một trong những câu trả lời là, "không giống ai.."!
Một người khác, cũng có lúc không giống ai, là ông Lý Quang Diệu, cựu Thủ Tướng Singapour. Người phỏng vấn, một nhà báo phương Tây (1), khi phỏng vấn, đã khéo léo gợi ý, hỏi rằng có bao giờ ông TT này dùng đến thuốc trầm cảm không. Câu trả lời của ông Diệu là, có lúc ông cũng cảm thấy bị trầm cảm, khi ông chịu trách nhiệm tách phần đất đó ra khỏi nước Mã Lai. Ông là người gốc Tàu, không dễ quên đi trách nhiệm bỏ rơi mấy chục ngàn người Tàu ở lại đất Mã. Việc tách rời, chưa thấy thành công mà đã có nhiều ngàn người đã bị sự khổ đau, do việc tách rời đó. Chữ dùng của y khoa, diễn tả tình trạng này, gọi là trầm cảm. Ðó là tâm trạng không hẳn vui sướng mà cũng còn chứa nhiều lo ngại, thêm một ít thất vọng trộn lẫn, với nhiều mức độ khác nhau. Theo lối nói thông thường, người ta hoang mang giữa hai cực, hy vọng và chán nản. Cái tâm trạng đó, nếu tự bản thân người cảm nhận diễn tả, theo lối bình dân, có thể họ cho rằng, họ "không giống ai" (muốn hiểu theo tích cực hay tiêu cực cũng được).
(Phải nói rõ ở điểm này, kẻo có sự hiểu lầm. Ông Diệu, khi tách Singapour khỏi Mã Lai, là việc làm không giống ai. Không giống ai, vì tự nhiên đem chuyện khó khăn (có thể là cái chết - chết theo cả hai nghĩa, mà nghĩa sau là danh tiếng của cá nhân) đến cho mình. Ðiều đó đúng vào ngay thời điểm vừa tách ra, gặp muôn vàn khó khăn. Chứ sau này, khi Singapour trở thành quốc gia tiến vượt bực về kinh tế; nghĩa là sự tách ra để độc lập và thành công đã có kết quả tốt, tình trạng "không giống ai" đã khác đi. Lúc đó được gọi là "chơi nổi"!...)
Cái tâm trạng đó, nếu dùng hình ảnh như sau, có vẻ cụ thể hơn. Có hai vòng tròn lớn nhỏ khác nhau, màu đỏ và xanh. Màu đỏ là màu tượng trưng cho sự tích cực, năng động. Màu xanh tượng trưng cho sự nhu hòa, êm dịu. Vòng tròn màu đỏ có diện tích lớn hơn màu xanh và ngược lại. Hai vòng tròn đó giao tiếp với nhau. Khoảng giao tiếp này có thể lớn nhỏ khác nhau, tùy theo độ giao tiếp gần hay xa. Phần giao tiếp đó, vì do hai màu đỏ và xanh trộn lẫn với nhau, sẽ có màu tím. Một người "không giống ai" có vị trí ở trung tâm phần màu tím. Khi một người ở trong phần màu tím đó, có khuynh hướng đi về vòng tròn màu đỏ, tính tích cực sẽ nhiều hơn; hơn là đi về phía đối nghịch (vòng tròn màu xanh).
Dù nhiều hay ít tích cực hơn, người "không giống ai" có tâm trạng chơi vơi, không nhất định. Dùng chữ "trầm cảm" không sai. Nhưng tại đây lại có một cái gì tương đồng với cách dùng chữ của một tác giả khác.
Theo Alan Phan (2 ), “Nếu bạn không thích thay đổi, bạn sẽ thù ghét cái ‘irrelevance’ (không đáng kể) hơn nhiều. Một lý thuyết chỉ có 2 kết luận: Đúng hay sai. Một mô hình có thêm khả năng thứ ba: Có thể đúng nhưng ‘irrelevant’. A theory has only the alternative of being right or wrong. A model has a third possibility: it might be right, but irrelevant (Manfred Eigen).
Theo ý nghĩa nói trên của Alan Phan, người viết bài này có thể diễn dịch theo lối sau. Nếu bạn không thích thay đổi (chọn hẳn màu đỏ hay màu xanh) bạn sẽ thù ghét (nếu không thích điều gì mà lại có thêm sự thù ghét trộn vào thì sẽ đưa đến sự ức chế (stress) rồi đến tình trạng trầm cảm nhẹ, nặng) cái "irrelevance" (không đáng kể - vì đó là phần ở giữa, chỉ chiếm ít diện tích của phần giao nhau giữa hai vòng tròn xanh, đỏ và chơi không nổi - vì đó không phải là màu cơ bản như màu đỏ và xanh - đồng thời là không giống ai, (không giống màu đỏ cũng như màu xanh) và vì, trên thực tế, ít ai dùng màu tím trên trang phục của mình) hơn nhiều.
Cũng theo Alan Phan, "Có một ngôn từ của Anh khá đa nghĩa mà tôi chưa tìm ra lời dịch bằng Việt ngữ.
Theo Thesaurus của Mỹ, irrelevance (noun) hay irrelevant (adj.) được hiểu như: not being pertinent, applicable, connected, bearing, material or significant. Nôm na, đó là một tình trạng không hợp thời, không hợp cảnh, không liên hệ, không quan trọng và không nghĩa lý gì với ta hay với thiên hạ.
Cuộc đời vốn tự nó không có mô hình nào cả. Danh họa thế giới, Edward Munch, viết: "Sự chết là cái mà ta phải trải qua do sự sinh đẻ. Chúng ta lại có một kinh nghiệm hết sức đặc biệt: chính sự sinh đẻ đó được gọi là cái chết. Sự sinh đẻ để nảy sinh ra điều gì?"(3). Sau khi chào đời, ta có thể chọn cách tích cực để tranh sống hoặc có thể sống ù lì qua ngày, tháng. Nhưng, xét tổng quát, phần đông người ta muốn có đời sống nằm giữa hai thái cực đó. Do vậy, nếu ta muốn xem đây là mô hình của cuộc sống thì khi "Nếu bạn không thích thay đổi, bạn sẽ thù ghét cái ‘irrelevance’ (không đáng kể) hơn nhiều". Cách diễn dịch như sau có thể được chấp nhận không?. Khi bạn không muốn chuyển đổi về hướng tích cực - màu đỏ- hay chuyển đổi về hướng thụ động - màu xanh- (tức là không thích sự thay đổi) bạn sẽ thù ghét cái "không đáng kể" hơn nhiều; tức là thù ghét "cái không giống ai" của chính mình..!?.
Riêng ý người viết, nếu ta lấy nội dung sự việc như đã được trình bày từ đầu bài viết, theo ý của một người viết tiếng Việt, ta có thể thêm vào định nghĩa của Thesaurus như sau: chơi không nổi bật, không giống ai (không quan trọng và không nghĩa lý gì với ta hay với thiên hạ).
Nhưng dù thêm hay bớt vào định nghĩa trên, tình trạng này khi áp dụng vào trường hợp của ông Lý Quang Diệu, có lẽ không sai chạy bao nhiêu.
Cũng không sai chạy nhiều, khi người viết bài đã đưa một nhận định về vụ giàn khoan là, kết cuộc sự vụ rồi cũng chẳng đến đâu cả (4). Kết luận đó được đưa ra, chung cuộc chỉ một nội dung là như vậy. Nhưng quá trình để dẫn đưa đến kết luận đó có 3 thái độ khác nhau: (a) sau khi thấy rõ mọi cốt lõi của vấn đề và (b) là cách nói của những người vô cảm (c) không thích thay đổi, đối với các biến chuyển của đất nước.
Và theo ngýời viết tự thú, có lẽ tình trạng nói trên cũng không sai chạy, khi tôi cứ băn khoăn, lo lắng về việc in sách, hoặc lập một thư viện tại quê nhà!. Nhưng tình trạng đó đúng nhất, lúc diễn tả về tâm trạng những người không thể dung hòa được giữa lý thuyết và thực tế, khi biết rằng "đời là vô thường"... nhưng cứ mãi mê chạy đuổi theo cuộc sống. Ðến khi gần cuối cuộc đời mới thấy tất cả những điều đó chỉ là một cái gì được gọi theo lối nói của "Tây" là "Irrelevance"!
Nhưng vì là người Việt nên tôi vẫn thích mấy câu sau, dùng để kết luận về cái tình trạng "không giống ai" đó.
Bể thảm mênh mông sóng lút trời!
Khách trần chèo một lá thuyền chơi.
Thuyền ai ngược gió, ai xuôi gió,
Coi lại cùng trong bể thảm thôi!» (4)
Đặng Quang Chính
Dangquangchinh2013@vikenfiber.no
Oslo 22.06.2014
23:39
Ghi chú:
(1) Tom Plate, tác giả cuốn sách: "Đối thoại với Lý Quang Diệu" (trang 174)
(2)h...p://....tvvn.org/forum/content.ph...g-Ta-Alan-Phan
(3) "Døden har vi gjennomført av fødselen. Vi har igjen den merkeligst opplevelsen: den egentlig fødsel som kalles døden. Fødselen til hva?" (Norwegian).
"Death, we conducted of birth. We have left the most amazingly experience: the birth actually called death. The birth of what?" (English)
(4)h..p://….vantholacviet.org/forum_o...ead.php?t=5942
(5) h..p://...wikisource.org/wiki/B%E1%BB%83_th%E1%BA%A3m
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử