lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Trang Đặng-quang-Chính 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Đặng-quang-Chính | Đạo Sĩ

Người mở cửa cho chúng tôi vào, ai trông thấy cũng cho là một ông già. Gọi lão là đúng rồi. Nói là ốm cũng đúng. Nhưng, không biết có yếu không. Riêng tôi, tôi gọi anh bạn là đạo sĩ.

Anh cười, không nói gì về cách gọi đó và ra hiệu cho chúng tôi ngồi ngay bàn, cạnh cửa ra vào.

Trước tết độ một tháng, anh ta bị ngứa cùng mình. Đến lúc hết chịu nổi, anh ấy mới đi khám tại bệnh viện Da liễu. Bệnh không suy giảm nên anh ta qua khám tại bệnh viện Chợ Rẩy, theo lời đề nghị của một học trò cũ, nay đã là bác sĩ.

Nói chuyện không lâu, một người dựng xe gắn máy trước nhà, bước vào hỏi có phải là nhà của ông thầy …..Sau vài câu trao đổi ngắn, người kia đưa cho anh một phong bì, nói là của một người học trò nào đó, gửi đến thầy cũ là anh.

Người ấy đi rồi, anh thuật lại là, anh không còn cần gì nữa (có lẽ ý muốn nói, mọi điều đã được hưởng đủ) chỉ cần sống để trang trải tình người; trong đó có tình cảm của những học trò cũ Gia Long của anh.

Tôi muốn nói với anh, tình cảm đó có được là do môi trường xã hội, giáo dục thời trước để lại. Nói rộng hơn là chúng ta còn nợ đất nước này, nhất là nợ đối với những người đã khuất, trong công cuộc bảo vệ tự do, dân chủ trong cuộc chiến trước năm 1975. Nhưng, nghĩ rằng, trong khỏang khắc ngắn viếng thăm người bệnh, việc hỏi về sức khỏe là điều tốt hơn là nói những chuyện có tính thời sự, nên tôi không nói rõ ý của mình ra cho anh ta nghe.

Cũng giống như hôm trước, chúng tôi ghé thăm anh Hồ Hiếu, người có trọng trách như Bộ trưởng thông tin trong chính phủ (sẽ được thành lập) dưới sự đề xướng của ông Nguyễn Hộ (cả hai đều là thành viên của Câu Lạc bộ những người kháng chiến cũ). Anh Hiếu mặt tròn trịa hơn anh cựu giáo viên trường Gia Long. Tóc tai, râu ria có vẻ xồm xòam. Nhưng chúng không hòan tòan trắng, lại hơi có vẻ nâu nâu, khiến tôi cho rằng anh muốn tạo vẻ “Tiên phong đạo cốt”!.

Cảm tưởng có thể sai, nhưng câu đối của anh trong ngày đưa tang anh Đằng (Lê Hiếu) thật sự đã tạo nên một ấn tượng khá đặc biệt. Anh “Trí vận” (người đưa tôi đến thăm anh Hiếu) nói, trong hôm lễ tang đó, nếu không có câu đối của Hồ Hiếu - được chủ nhà dấu kín (?) -, anh sẽ viết lại và đọc to trong buổi lễù.

“ Bạch Đằng, Hiếu đằng, đằng đằng sát khí
Ngọai tặc, nội tặc, tặc tặc, tiêu vong”

Anh “Trí vận” nói luôn, ngọai tặc là Trung Quốc, nội tặc là chính quyền tay sai hiện nay. Tôi cũng tiếp luôn, tặc tặc là âm thanh của một tràng súng AK 47 (Chơi dao chết vì dao –dùng vũ khí Trung quốc sẽ chết vì vũ khí đó- điều này được thêm vào khi tôi viết đến đọan này)

Hai người ôn lại một số chuyện cũ, có liên quan đến người chết là anh Hiếu Đằng. Trước 75, tôi cũng chẳng biết ba người này là ai. Sau này, nhất là khi đã ở ngòai trước và theo dõi thời sự, tôi biết hơn về họ. Tôi chẳng có ký ức gì có liên hệ với người đã mất, Lê Hiếu Đằng. Nhưng, tôi rất rạch ròi khi cho rằng, bỏ tất cả tiếng khen chê, thị phi …chỉ việc anh ta chuẩn bị cái chết theo lối như vầy, cũng đã đáng khen.

Được sinh ra, không ai trong chúng ta tự chọn một gia đình nào đó để chào đời. Lúc tuổi về già, không biết lúc nào lá vàng rời ngọn. Có người chưa muốn chết mà tử thần đã gõ cửa. Có người muốn chết mà cứ sống dật dờ. Vì hòan cảnh riêng nên có các ông tướng, tá của QLVNCH chết vào những năm gần đây, khi đã được 70 (80 tuổi), thay vì chết vào ngày 30.04, như năm ông tướng được người đời truyền tụng là “Sinh vi tướng tử vi thần”!. Cho nên mới có câu (đại khái là), có người từ trần vào lúc 60 (70 tuổi) nhưng đã chết từ những năm còn trẻ (30, 40 tuổi).

Có hiểu như thế mới thông cảm và phần nào có lời khen đến anh Đằng. Chỉ có 52 ngày mới thật sự yêu đất nước, từ bỏ đảng CSVN, sau khi theo đuổi hơn 30 (40) năm. Dù muộn, còn hơn anh Đỗ Trung Hiếu, người lãnh trách nhiệm tạo ra Hội Phật Giáo quốc doanh cho cả hai miền Nam, Bắc, sau năm 1975. Tiếp đó, anh Trung Hiếu đã theo lời kêu gọi của Nguyễn Hộ, định làm một cuộc thay đổi để đời. Không thực hiện được ước mơ ấy; hơn nữa, vây cánh chắc chẳng còn ai, nên anh ta chỉ nằm liệt giường (bệnh xuất huyết não)…. sống đời sống thực vật, chờ cái chết trong sự im hơi lặng tiếng. Dù cái chết anh Đằng chưa chắc đã đem đến sự bỏ đảng hàng lọat, nhưng, ảnh hưởng cái chết đó, ít nhiều, cũng tác động đến lớp trẻ hiện nay (nếu điều này được khuyếch trương đúng mức bởi các tầng lớp chống đối ngụy quyền CS).

Bệnh, không phải tự nhiên xuất hiện. Nó có mầm mống từ lâu mà người ta không hay biết. Tình trạng kiệt quệ của đất nước, không phải một hai ngày mà hình thành. Nó sinh ra do sự tích lũy lâu đời những sự sai trái của cấp chính quyền, những người lãnh đạo đất nước, của đảng cầm quyền. Con bệnh, hoặc quyết tâm chống lại bạo bệnh, hoặc buông xuôi, mặc bệnh tình lôi kéo đến đâu hay đến đó. Hai nhà “Đạo sĩ” mà tôi nói ở đây, do hòan cảnh riêng nên có hai phản ứng khác nhau. Anh Hiếu, do khả năng riêng, tiếp tục sự đối kháng, dù không tích cực như mong mõi trước đây của anh. Mà tích cực sao được khi tuổi già chồng chất. Hơn nữa, cái ăn phải lo lắng từng ngày. Một tuần, anh chỉ dạy vài ba ngày. Mỗi ngày chỉ có vài học trò, đến nhà riêng học thêm Pháp Văn. Anh đã bị cấm chỉ dạy tại các trường học, từ ngày phong trào của CLB Kháng chiến cũ đã bị chính quyền này đánh xẹp!. Cũng qua sự việc này, mới thấy cái tự do, dân chủ trước ngày 30.04.75, tại trong Nam có mức độ cao thấp ra sao. Ngày đó, khi là thanh niên, dù vướng vòng lao lý, một tuổi trẻ như Hiếu Đằng còn được chính phủ cho dự thi và đậu được bằng Tú Tài. Ngày nay, dù ngụy quyền CS rêu rao tự do dân chủ gấp ngàn lần chế độ trước, chính chính quyền đó đã ra lệnh một sinh viên trẻ tuổi tên Nguyễn Phương Uyên, phải bỏ học, vì đã tham gia vào việc chống bá quyền Trung Quốc!.

Trên đường về, sẵn nói đến sự nghèo khổ của các tầng lớp dân đen, anh “Trí vận” đề cập đến Việt Khang. Anh nhắc lại những câu trong bài hát đó, như một lúc trước kia, anh đã từng nhắc đến, trên đường tìm đến nhà của Việt Khang. Lần này, theo anh, anh sẽ lại đến thăm gia đình người con yêu của tổ quốc đó, cũng sẽ có món quà để “động viên” (nói theo cách nói của báo chí VC) gia đình; tức là gián tiếp cổ võ việc làm của“tù nhân lương tâm” Việt Khang. Nhưng, có điểm khác biệt hơn những lần thăm trước là, anh đi một mình. Anh giải thích:

- Tôi không muốn làm ai bị văng miễng. Anh …. (cựu giáo viên Gia Long) đã nói với tôi la,ø khi đi chung như thế, nếu tôi nói nhiều về thời sự, đả kích các ông “kẹ” trong ngụy quyền CS hiện nay, điều đó khiến anh ta cảm thấy không thỏai mái!..
- Nhưng, lỡ anh bị “xúc” đi thì sao …?. Tôi cười, hỏi
- Ai muốn “xúc” thì xúc …. Một người đã từng sống chết trong nhiệm vụ của mình, với đảng CS trước đây; bây giờ, lại bị bọn CS bắt tù …không chừng lại làm cho mọi người càng “bức xúc” hơn!!...
À !...thì ra một kiểu ảnh hưởng “Đằng” có cơ xuất hiện. Anh “Trí vận”, có thể đã có hướng làm một điều gì như thế trước đây, trước cả Hiếu Đằng …nhưng lọt vào trường hợp như Trung Hiếu; nghĩa là lực bất tòng tâm. Bây giờ, anh chưa sống đời sống thực vật, anh làm việc này cũng là phần nào hỗ trợ vào việc chung.

Chúng tôi, ba người, đều là giáo viên trước năm 1975. Sau năm đó, chỉ có anh giáo viên Gia Long, dạy tiếp cho đến khi về hưu. Trừ Hồ Hiếu, không dạy học trước thời điểm đó. Nay, anh ấy làm việc này để duy trì cuộc sống của tuổi đã về già. Dù thế, giáo viên không những truyền thụ kiến thức mà còn là người gương mẫu, giúp (hay hướng dẫn học sinh) đi vào con đường làm những việc ích nước, lợi dân. Nay, nếu đã trở thành các đạo sĩ (có tuổi đời cao) và có thể giúp cho thế hệ con em, vạch trước được những mục tiêu phải thực hiện cho đất nước trong tương lai; đó là một đóng góp hết sức quí báu. Tuy nhiên, nếu chỉ ra sức khuyến khích, cổ võ việc làm tốt của những người đi sau; điều này cũng không thừa. Nhất là trong khả năng riêng, nói lên được những sự thật gần đây của một quá khứ cận đại. Việc cổ võ đó, việc nói lên sự thật đó, góp phần vào việc làm của những cá nhân, đòan thể khác, như những liều thuốc tổng hợp, sẽ chữa được những bệnh hiểm nghèo của cá nhân và xã hội. Chứ dù có là đạo sĩ (như những nhân vật trong truyện thời xưa), không có đạo sĩ nào, trong thời buổi này, sống mãi với thời gian!...Do đó, hãy sống và làm những việc gì có ích lợi cho công việc chung.

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site