lịch sử việt nam
Đinh-lâm-Thanh | Nhận Xét Về Ông Võ-nguyên-Giáp Của Một Nhà Cựu Ngoại Giao Tại Mỹ Và Một Bạn Trẻ Tranh Đấu Trong Nước
Nguồn hình: Facebook
Ông Võ Nguyên Giáp vừa mới qua đời vì tuổi già tại Việt Nam. Trong nước người ta vinh danh, tổ chức đình đám tang lễ là việc của nội bộ đảng, quân đội cũng như gia đình người chết. Nhưng đối với những người không chấp nhận chế độ cộng sản, thiết tưởng chẳng cần phải ồn ào khen ngợi một người, mà bàn tay ông ta đã vướng quá nhiều xương máu vì hành động dã man ‘thí quân’ dưới quyền. Tại hải ngoại cũng có một vài người lên tiếng ca ngợi chiến công trong suốt thời gian cầm quân của ông ta, nhưng ngược lại thì đại đa số vẫn xem con người vĩ đại và sự nghiệp lừng lẫy của ông Võ Nguyên Giáp chỉ là những huyền thoại do chế độ Hà Nội dựng lên.
Trường hợp đặc biệt của ông Võ Nguyên Giáp có thể gọi là tướng độc nhất với những điểm nổi bật trong thời đại nguyên tử nầy : không xuất thân một trường đào tạo sĩ quan nào…mà được già Hồ ban chức gắn cấp bậc từ một người hầu cận lên đến đại tướng. Sự việc nầy xem ra buồn cười như ‘tiểu thuyết sử’ ngày xưa mà độc giả thường thấy trong các tập kiếm hiệp của Tàu ! Thực ra, cuộc đời và sự nghiệp ông Giáp là một chuổi sống sôi nổi, từ những bước vinh quang chính trị của một kẻ được quyền hưởng bổng lộc đảng đến những huyền thoại chiến thắng ‘thần thánh’ mà Hà Nội đã đánh bóng cho ông…cũng không đủ để xóa tan những xót xa của một thời bị thất sũng. Sau khi mất chức bộ trưởng quốc phòng thì sự nghiệp ông bắt đầu đi xuống và ông trở thành một cán bộ chuyên về kế hoạch ngừa thai cho gia đình ! Tủi nhục với những ngày còn lại, ông âm thầm ôm hận cho đến lúc nhắm mắt ! Nhưng khi ông vừa nằm xuống, lại một màn ca tụng từ chế độ cộng sản. Đó là điều dĩ nhiên ! Ngược lại, vài nhân vật được xem là trí thức hải ngoại thì lên tiếng ca tụng. Đây là một điều bất bình thường !
Trên các diễn đàn còn vô số những nhận xét về cuộc đời và sự nghiệp ông Giáp. Người viết xin đưa ra vài trường hợp điển hình đang gây xôn xao dư luận, trong đó là hai nhân vật nổi tiếng : nhà cựu ngoại giao lão thành ở hải ngoại (Cụ Bùi Diễm) và người bạn trẻ tranh đấu trong nước (Cô Huỳnh Thục Vy).
Trước tiên, đề cập đến lời phát biểu của Cụ Bùi Diễm :
Được hỏi, ‘liệu người Việt Nam, bỏ qua các tranh cải, có nên ‘tự hào’ hay không về tướng Giáp’, cựu Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ, cụ Bùi Diễm đã trả lời với BBC từ Hoa Kỳ hôm 13.10.2013 : ‘Cái đó, đứng về phương diện người Việt Nam có được một người nổi danh như vậy, dĩ nhiên người Việt Nam cũng thấy đó là một cái gọi cái danh cho người Việt nam’ và cụ tiếp : Thế nhưng còn vấn đề vai trò của ông ấy trong lịch sử Việt Nam và tất cả những cái chiến thắng của ông ấy, cái đó thế nào…còn là vấn đề của lịch sử kéo dài’
Nếu câu phát biểu phát xuất từ một người không có quá khứ lừng lẫy, không có chức vụ trong các cộng đồng hải ngoại sau nầy thì độc giả chẳng cần chú ý làm gì. Nhưng đây là câu trả lời câu hỏi của một cơ quan truyền thông quốc tế mà cụ Bùi Diễm là một nhà ngoại giao lão thành trước kia và cũng là một khuôn mặt chính trị nổi tiếng hiện thời…thì người viết thấy có hai sự điểm xin bàn đến.
Thứ nhất, dù được trả lời khéo kéo theo lối ngoại giao, nhưng cụ Bùi Diễm không giấu được cái hãnh diện cá nhân của cụ đối với một tội đồ dân tộc. Bàn tay ông Giáp nhuốm quá nhiều xương máu của gần năm triệu thanh niên thiếu nữ miền Bắc, đám lính bộ đội con nầy đã bị ông Giáp nướng thành tro trong các trận chiến nhằm mưu đồ thống trị đất nước Việt Nam. Đối với Điện Biên Phủ, ông Giáp đã giết hại biết bao sinh mạng tại chiến trường trong trận bao vây vị trí đóng quân cuối cùng của Quân Đội Pháp. Với lối thí quân để đạt cho bằng được chiến thắng cá nhân cũng như cho mưu đồ của đảng, thì trong cái vinh quang của lính bộ đội cộng sản, qua tay ông Giáp, ông đã trở thành một tên đao phủ với tội diệt chủng. Chỉ có cộng sản Hà Nội và những kẻ ngây ngô hoặc cố tình chạy tội cho chế độ cộng sản mới lên tiếng vinh danh một đồ tể thời đại.
Thứ hai, theo lời của Cụ Bùi Diễm, ‘vai trò và những chiến thắng do ông Giáp mang lại thì nên để lịch sử phán xét sau nầy’. Có thể đây là một cách nói mập mờ rất hay của ngôn từ ngoại giao nhằm để trấn an tình trạng hiện tại và kéo thời gian đánh lừa dư luận cũng như các thế hệ mai sau. Nhưng với những gì đã và đang xẩy ra tại Việt Nam mà người dân nội địa cũng như hải ngoại đều nhận biết bộ mặt thật của Hà Nội, thì bất cứ chính khách nào, giờ nầy, muốn che giấu hành động tội lỗi của cộng sản…đều đã lỗi thời. Hay có thể nói một cách khác, VNCH ngày trước đã bị sụp hố, một phần cũng vì những đường hầm ngoại giao hai ba mặt. Do đó hôm nay, dù ai có những lời hấp dẫn tầm cở nào đi nữa thì cũng khó mà thuyết phục được thiên hạ, vì trình độ hiểu biết về cộng sản của người Việt hải ngoại đã đạt đến mức độ cần thiết.
Nhân vật thứ hai người viết xin đề cập đến là cô Huỳnh Thục Vy, một người tranh đấu trẻ đang sống tại Việt Nam :
Trong một bài viết, cô Huỳnh Thục Vy đã nói rõ : ‘Có nên viết những lời cay đắng cho một người chết không ? Có nên kể tội họ khi họ không còn khả năng biện bạch ? Nhưng quả tình tôi không viết những dòng văn nầy nhắm vào tường Giáp, tôi viết cho những người còn sống, cho những người còn bị ám thị bởi cái ảo ảnh hào quang mà những người cộng sản đã tạo ra’.
Ngoài ra cô Huỳnh Thục Vy cũng chua chát : ‘Ông Giáp vị ‘đại tướng quân’ trong mắt nhiều thanh niên Việt Nam, là người góp công to lớn để tạo dựng và bảo vệ chế độ độc tài tàn bạo nầy. Ông đã sống quá xa cái tuổi ‘cổ lai hy’ và ra đi trong tình thương yêu của gia tộc, trong sự ngưỡng vọng của nhiều người. Nhưng ông có biết đâu, một người có công gây dựng nên một tập đoàn tội ác nhưng ông lại ra đi thanh thản và vinh quang, trong khi chính những nạn nhân vô tội của chế độ thì lại hứng chịu thảm trạng bi đát của gia đình để rồi phải ra đi trong uất ức, tủi nhục’.
Và cô tiếp, ‘Ông đã ra đi để lại tất cả, một chế độ độc tài dai dẳng, những mảnh đời oan khất, những cuộc đàn áp tiếp diễn, những cái chết oan khiên…Nhưng những dòng nầy không phải để kể tội ông. Quả thật, thế giới nầy tồn tại trong trạng thái tương đối của mọi giá trị. Nhưng vẫn có cách để phân biệt những trí tuệ và nhân cách lớn CHÂN THẬT với sự tô vẽ KHÔNG THẬT.
Sống giữa một bầy thú dữ nhưng cô Huỳnh Thục Vy vẫn hiên ngang bày tỏ quan điểm của cô trước cái chết của một tội đồ dân tộc. Đây là trường hợp hiếm hoi, cần được khen ngợi và phổ biến cho mọi người biết, nhất là đối với các thành phần mang danh trí thức mà mãi đến giờ nầy vẫn ngoan cố bám theo cái thây ma cộng sản để phá hoại tiềm lực tranh đấu của người Việt Quốc Gia hải ngoại.
Qua bài viết của cô Huỳnh Thục Vy, ngoài việc bày tỏ thái độ với cái chết của ông Giáp, tôi còn nhận ra ba thông điệp mà cô muốn gởi đến cho :
1. Thành phần trẻ trong nước đang mê ngủ và vẫn còn ngưỡng mộ những huyền thoại của ông Giáp. Đặc biệt, cô còn lên tiếng nhắn nhủ cho những ai ở hải ngoại mà giờ nầy còn bị ám thị bởi cái ảo ảnh hào quang do cộng sản bịp bợm tạo ra.
2. Những người, từ trong nước đến hải ngoại, vì cái hư danh và chiếc bánh vẽ mà đành lòng bán lương tâm, cam tâm làm tay sai cho giặc.
3. Những người tuy có học, nhưng lại tự dối trá với kiến thức của mình để trốn tránh những sự thật về cộng sản cũng như tội ác do chúng gây ra. Ngày nay cả thế giới đều kết án cộng sản là tội đồ của nhân loại, trong đó đảng cộng sản Việt Nam đóng vai chính.
Với những vấn đề nêu trên, nếu đem so sánh giữa những nhà trí thức khoa bảng hải ngoại với thành phần trẻ tranh đấu tại quốc nội, thì ai xứng đáng là kẻ thức thời trước hiện tình đất nước ? Ai là kẻ yêu quê hương và dân tộc ? Ai là người cam đảm dám nói lên sự thật ? Ai là anh hùng và ai là kẻ nối giáo cho quân thù ?
Để kết thúc bài, người viết cũng xin trình bày ý nghĩ của mình sau cái chết của ông Giáp :
Viết ra có thể bị một vài người cho rằng thiển cận, đơn điệu và đánh phá, nhưng người viết là một người cầm súng chống cộng sản để bảo vệ đất nước thì không bao giờ chấp nhận chế độ cộng sản, một chế độ phi dân tộc, phi tôn giáo và phi gia đình và nhất là, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người viết cũng không thể khen ngợi, vinh danh những kẻ đã cướp của, giết hại đồng bào miền Nam. Hơn nữa, sau khi phải buông súng và xếp hàng vào tù, người viết đã ‘ngộ’ ra thêm cả triệu mưu mô tráo trở, gian xảo và bịp bợm của chế độ cộng sản, mà trước đó, cũng như bao người khác, chỉ biết qua sách vở và cơ quan thông tin miền Nam. Đây là những lý do để người viết góp ý đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp của ông Giáp ! Ông Giáp chỉ là một huyền thoại như hàng trăm huyền thoại khác mà cộng sản đã ngụy tạo ra để bịp Việt Nam cũng như thế giới. Người viết xin dẫn chứng hai điểm nổi bật nhất cuộc đời cầm quân của ông Giáp là trận Điện Biên Phủ 1954 và cuộc xua quân chiếm miền Nam năm 1975.
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ :
Trong binh pháp, thế công bao giờ cũng nắm thượng phong. Có thể gọi thế công là động (công đồn) và thế thủ là tĩnh (chống đở), mà động thì bao giờ cũng nắm ưu thế diện địa, làm chủ chiến trường về việc bổ sung, cứu viện, thay quân cũng như tiếp tế và tải thương.
Trận Điện Biên Phủ do ông Giáp và các quan Tàu cộng chỉ huy, với hàng trăm ngàn binh lính Bắc Việt bao kín vòng chảo Điện Biên Phủ cũng như hàng ngàn quả pháo rót xuống đầu suốt ngày đêm thì quân đồn trú khó kéo dài sức chịu đựng. Đạn dược, thực phẩm được tiếp vận của ông Giáp đầy đủ. Xạ thủ bị cột chân vào súng cộng đồng, tài xế bị xích chân vào xe tăng, vào cổ pháo, cấp chỉ huy thì hô hào quyết chiến đến giọt máu cuối cùng là những phương tiện và điều kiện giúp ông Giáp thắng trận quá dễ dàng. Hơn nữa địa thế đóng quân Điện Biên Phủ là một lòng chảo, tứ bề bao vây bởi những đồi núi hiểm trở, ai làm chủ được các trục lộ giao thông thì làm chủ được chiến trường. Và còn một điều rất quan trọng nữa : ông Giáp đã xử dụng chiến thuật ‘giết quân’ của mình (thí hàng trăm bộ đội Bắc Việt dưới quyền để đổi lấy 1 xác chết của lính Pháp) thì đây không phải là hành động của một đại tướng cầm quân giỏi, cũng không phải là nghĩa khí của một võ tướng xuất thân từ một trường đào tạo sĩ quan ! Cầm quân công đồn trong hoàn cảnh Điện Biên Phủ năm 1954 theo chủ trương diệt chủng của ông Giáp, thì bất cứ sĩ quan nào cũng có thể chiến thắng. Lý do là Điện Biên Phủ bị cô lập hoàn toàn, không còn khả năng tiếp viện quân, không thể tiếp vận súng đạn, lương thực, thuốc men thì việc thua trận chỉ là thời gian, ngắn dài tùy theo nhịp độ xung phong thí quân của ông Giáp. Vậy có thể kết luận rằng, ông Giáp có phải là thần thánh chiếm được Điện Biên Phủ hay không ?
2. Cuộc tiến quân xâm lăng năm 1975 :
Cộng sản thường lớn tiếng cho rằng, cuộc xâm lăng VNCH là một chiến thắng thần thánh và vĩ đại, trong đó vai trò ông Giáp được đánh bóng như một anh vùng thế giới với cuộc tiến quân vào Nam ào ạt như thế chẻ tre ! Nhưng thực tế thế nào ? Miền Nam đã bỏ trống từ Quảng Trị trước những ngày cuộc chiến bùng nổ dữ dội. Bộ đội của ông Giáp tiến quân vào một chiến trường bỏ trống với cảnh nhà không đồng trống. Quân đội và các cơ quan hành chánh Sàigòn đã rút về cố thủ phía ở Nam, dân chúng thì bỏ làng bỏ xóm bồng bế nhau chạy về thủ đô để bảo vệ mạng sống. Số phận của Việt Nam Cộng Hòa phải rơi vào tay cộng sản là một âm mưu chính trị đã được thỏa-thuận-trao-đổi-và- chia-phần giữa các thế lực Mỹ, Tàu cộng cũng như Nga. Phải khẳng định rằng, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa là một lực lượng quân sự hùng mạnh nhất vùng Đông Nam Á nhưng tiếc rằng chính đồng minh Mỹ đã khóa tay, trói chân và cắt hẳn viện trợ đồng thời CIA áp lực bằng cái giá mạng sống đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa. Trong khi đó Mỹ và thành phần nằm vùng đã chuẩn bị sẵn một chương trình dâng đất nước Việt Nam Cộng Hòa cho cộng sản Hà Nội qua tay người lãnh đạo cuối cùng, với lệnh buông sáng đầu hàng vô điều kiện, thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn gì để chống đở ! Do đó, cộng sản chiếm được miền Nam có phải là thần thánh hay không ? Và hai chữ anh hùng ở đâu để dành cho ông Giáp ?
Có thể kết luận rằng, qua hai trận chiến ‘vinh quang’ nhất ở trên, ông Giáp không phải là một tướng tài như Hà Nội đã đánh bóng. Các huyền thoại nầy chẳng khác gì những chuyện bịp như : Tô Vĩnh Điện (lấy thân mình chận bánh xe cổ pháo 105 ly đang trên đà tuột dốc), Phan Đình Giót (lấy thân mình che lấp lỗ châu mai của địch), Bế Văn Đàn (dùng vai mình làm giá súng cho đồng đội bắn…đến hơi thở cuối cùng) v…v…Hoặc như các chuyện thần thoại dành cho trẻ con còn mặc quần dây thung, ví dụ : chị nông dân dùng súng trường bắn rơi hàng chục chiếc B52 và không quân Bắc Việt nắm sẵn trong mây, đợi máy bay Mỹ đến là nhào ra bắn hạ xong rồi về nghỉ !
Tóm lại, đối với Hà Nội hay những người còn mơ mộng chạy theo cái bánh vẽ của chúng thì dĩ nhiên vinh danh ông Giáp theo bài bản sách vở. Nhưng với những ai có chính nghĩ quốc gia, biết phân biệt rõ ràng làn ranh Quốc cộng thì không thể ca tụng một tướng giặc, khi ông ta tuân hành lệnh già Hồ và quan thầy Tàu cộng ‘đánh cho đến giọt máu cuối cùng’, ‘phải san bằng miền Nam bằng mọi giá’.
Để thi hành lệnh khát máu của già Hồ cũng như đảng cộng sản’, trong thời cầm quân, ông Giáp đã đạp lên xương máu hàng chục triệu quân sĩ dưới quyền cũng như quân dân Miền Nam…thì ông Giáp chính là một tên đồ tể đỏ số một của thế giới.
Đinh Lâm Thanh
Paris, 20.10.2013
@ Tác giả gởi bài đến BBT
@ Diễn Đàn Người Dân Việt Nam
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử