lịch sử việt nam
Bạo lực leo thang - Dấu hiệu khủng hoảng chính trị tại Việt Nam
CTV Danlambao - Các nguồn tin độc lập gửi đến Danlambao cho biết: Hôm 13/5, công nhân đang làm việc trong các nhà máy đã được công an đến yêu cầu đình công để biểu tình chống Trung Quốc. Sau đó, xuất hiện nhiều thanh niên mang theo hung khí liền kéo đến các công ty đe dọa và gây áp lực buộc nhà máy đóng cửa để công nhân xuống đường. Đáng chú ý, trong nhóm thanh niên lạ mặt này có những người còn mang theo cả bộ đàm để liên lạc cho nhau...
*
Ít nhất 23 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị trọng thương nguy kịch sau các cuộc bạo động chống Trung Quốc vừa xảy ra liên tiếp tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Bình Dương.
Tại khu vực biên giới giáp Việt Nam, quân đội Trung Quốc đã nâng mức báo động lên cấp 3 - tức lệnh cấm trại 100% sẵn sàng trực chiến. Ngoài Biển Đông, chiến hạm Trung Quốc mang tên lửa đất đối không tiến vào khu vực giàn khoan HD-981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Ngày 14/5, chính phủ Đài Loan đã khẩn cấp di tản công dân rời khỏi Việt Nam sau các cuộc bạo loạn khiến hàng trăm công ty nước này đầu tư bị tấn công cướp bóc. Các công dân Trung Quốc cũng vội vàng tháo chạy khỏi Việt Nam qua nhiều ngả, làn sóng lánh nạn diễn ra ồ ạt tại các cửa khẩu giáp với biên giới Canphuchia.
Sáng ngày 15/5/2014, bộ trưởng bộ kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết 'tình hình đang cực kỳ nghiêm trọng', các cuộc đình công chống Trung Quốc đã diễn ra trên 22 tỉnh thành khắp cả nước.
Tại cuộc họp báo hôm 15/5, người phát ngôn bộ ngoại giao Lê Hải Bình cho biết chính phủ Việt Nam đã cử thứ trưởng Hồ Xuân Sơn sang Bắc Kinh để thể hiện 'thiện chí' đối với Trung Quốc.
Tại một số khu vực điểm nóng có đông người Trung Quốc, công an và quân đội đã được huy động nhằm ngăn ngừa tình hình căng thẳng có thể bùng nổ xung đột bất cứ lúc nào.
Cùng ngày, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi công điện lệnh cho bộ công an khẩn cấp thực hiện các biện pháp bảo vệ các công ty và công nhân nước ngoài. Ông Dũng đánh giá tình hình các cuộc xung đột là 'nghiêm trọng'.
Trước đó, truyền thông Đài Loan nói rằng cuộc bạo động ở Bình Dương hôm 13/5 đã khiến 2 người Trung Quốc thiệt mạng và 2 người Đài Loan bị đánh gây thương tích.
Sang đến tối ngày 14/5, tại Hà Tĩnh tiếp tục xảy ra bạo động khủng khiếp tại công trường dự án Formosa, nơi hiện đang có khoảng 4000 công nhân Trung Quốc làm việc. Hãng thông tấn Reuters trích lời một bác sĩ địa phương cho biết ít nhất 5 công nhân Việt Nam và 16 công nhân Trung Quốc đã thiệt mạng sau cuộc xung đột đẫm máu.
"Hàng trăm người đã được đưa đến bệnh viện tối qua. Có nhiều người Trung Quốc. Thêm nhiều người vẫn đang được đưa đến bệnh viện vào sáng nay", một bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh nói với Reuters.
Như vậy, chỉ trong vòng hai ngày, các cuộc bạo động tại hai tỉnh Bình Dương và Hà Tĩnh đã khiến 23 người thiệt mạng, gồm cả người Trung Quốc và Việt Nam.
Tuy nhiên, báo cáo của ban tuyên giáo tỉnh ủy Hà Tĩnh thì nói rằng vụ ‘xô xát ở Khu kinh tế Vũng Áng’ đã khiến 149 người 'bị xây xát' và 1 người tử vong.
CA Hà Tĩnh cũng thông báo đã bắt giữ 76 người sau vụ 'gây rối'. Tại Bình Dương, Giám đốc Công an tỉnh thông báo đã bắt giam hơn 800 người sau các vụ tấn công, cướp bóc các nhà máy. Hơn 100 người bị cho là 'quá khích' tại Đồng Nai cũng bị CA bắt giam.
Các nguồn tin độc lập gửi đến Danlambao cho biết: Hôm 13/5, công nhân đang làm việc trong các nhà máy đã được công an đến yêu cầu đình công để biểu tình chống Trung Quốc. Sau đó, xuất hiện nhiều thanh niên mang theo hung khí liền kéo đến các công ty đe dọa và gây áp lực buộc nhà máy đóng cửa để công nhân xuống đường. Đáng chú ý, trong nhóm thanh niên lạ mặt này có những người còn mang theo cả bộ đàm để liên lạc cho nhau.
Tại Hà Tĩnh, nguyên nhân cuộc bạo động bắt nguồn từ việc hàng chục người lạ mặt kéo đến chặn trước cổng công trường, sau đó gây sự và tấn công xe chở các công nhân Trung Quốc. Một nguồn tin cho biết, những người lạ này không phải là công nhân và cũng không phải người dân địa phương.
Lực lượng công an, cảnh sát cơ động tại Bình Dương và Hà Tĩnh đã bị nhiều chỉ trích vì đã chậm trễ can thiệp và không nỗ lực bảo vệ các nạn nhân bị tấn công.
Sáng ngày 15/5, hàng ngàn công nhân Hongfu tại Thanh Hóa bất ngờ bị ngộ độc nguồn nước khi đang chuẩn bị xuống đường chống Trung Quốc. Trước đó, liên đoàn lao động Thanh Hóa đã đến nhiều công ty vận động công nhân không được đình công "tránh để các thế lực thù địch, phần tử phản động kích động".
Các diễn biến xảy ra liên tiếp và dồn dập cho thấy nhà cầm quyền CSVN đã bế tắc trong việc kiểm soát tình hình. Một cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện có nguy cơ xảy ra trong thời gian gần.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử