lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Blog Cu Làng Cát 

Trúc-Lâm Yên-Tử - Thư-Viện Bồ Đề Hoa Sen Online : Đọc blog để biết xã-hội, quan trí Việt-Nam tiêu-cực đến mức độ nào. Từ đó tìm ra một hướng đi mới cho đất nước !!! Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả cũng như blog. Chúng tôi phổ biến để độc giả có nguồn tham khảo rộng rãi. 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

CLC | Lý sự cùn kiểu Trung Quốc: Người TQ nhìn thấy đảo thì đảo đó là của TQ!

Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách viện dẫn nhiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về  quá trình xác lập và thực thi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với “Tây Sa” và “Nam Sa” (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam-PV).

LTS: Không thể đem một luận thuyết lạc hậu, không được quốc tế công nhận để chứng minh chủ quyền. Trung Quốc đang cố làm những điều sai trái. Sai trái chồng sai trái khi họ cố tình chứng minh chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thuộc về họ.

Loạt bài 5 kỳ viết về vấn đề này sẽ làm sáng tỏ lý lẽ của Việt Nam và sự đuối lý của Trung Quốc.

Căn cứ vào nguyên tắc pháp lý trên, đối chiếu với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để phản bác quan điểm mà phía Trung Quốc đưa ra, Tiến sĩ Trần Công Trục nhấn mạnh: Trước hết, Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách viện dẫn nhiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với “Tây Sa” và “Nam Sa” (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam-PV).

Những nội dung lịch sử, địa lý… mà phía Trung Quốc thường xuyên tuyên truyền trên mọi phương tiện, mọi lúc, mọi nơi thực hư như thế nào? Giá trị của chúng đến đâu? 

Trao đổi với phóng viên, ông Trục cho biết: Qua nghiên cứu thấy rằng, đúng là các đảo này đã được ghi nhận và mô tả trong đó, nhưng chúng chỉ dừng lại ở việc ghi chép những hiểu biết của người Trung Quốc đương thời về địa lý, lịch sử, phong tục… các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Nam Á cùng đường hàng hải từ Trung Quốc ra nước ngoài, mà không có bất kỳ sự ghi chép nào về việc Nhà nước Trung Quốc đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền và việc người dân Trung Quốc "đến hai quần đảo (Hoàng Sa và Trường Sa) để đi biển và sản xuất". Các tác phẩm đó chỉ được xem như các tài liệu chứng minh sự hiểu biết chung về các địa điểm chứ không có ý nghĩa đáng kể trong pháp lý. Vì vậy, việc Trung Quốc qua đó mà viện dẫn, nói quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc là không có cơ sở.

Phù Nam truyện của Khang Thái viết cùng thời kỳ này ghi nhận rằng, đã gặp trong Trướng Hải các đảo san hô và khẳng định đây là những mô tả về quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, đoạn trích này rất mơ hồ, rất thiếu chính xác, không thể căn cứ vào đó để nói rằng, đó chính là Trường Sa.

Tiến sĩ Trục chỉ rõ các tư liệu đã chứng minh sự sai trái, ngộ nhận từ phía Trung Quốc như: Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn (thời Tam Quốc, 220-265) viết dưới triều Hán Vũ Đế là cuốn sách hướng dẫn hàng hải trong Biển Đông nhưng rất không chính xác, không thể căn cứ vào đó để xác minh được quần đảo này hay quần đảo khác trong số hai quần đảo ngày nay đang bị tranh chấp.

Các tác phẩm khác như Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi (đời Tống, 1178), Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát (đời Tống, 1225), Đảo di chí lược của Vương Đại Uyên (đời Nguyên, 1349), Đông Tây dương khảo của Trương Nhiếp (1618), Vũ bị chí của Mao Nguyên Nghi (1628), Hải quốc văn kiến lục viết dưới đời Thanh, Hải Lục của Vương Bính Nam (1820), Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên (1848) và Doanh hoàn chí lược của Bành Ôn Chương (1848),… là một tập hợp các tác phẩm liên quan đến các chuyến đi, các chuyến khảo cứu địa lý, sách hàng hải liên quan tới các nước bên ngoài Trung Quốc.

Để làm rõ hơn vấn đề này, ông Trục chỉ ra một nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, Ủy viên Ban chấp hành Hội Sử học Việt Nam cho rằng, thật khó có thể chấp nhận với các tác giả Trung Quốc khi họ rút ra từ đó kết luận: Hoàng Sa, Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ của Trung Quốc: “Bản đồ cổ của Trung Hoa vẽ về Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XV ghi rõ địa điểm của Việt Nam là Giao chỉ quốc, nước Giao chỉ và biển thì ghi rõ là Giao chỉ dương, tức là ghi rõ đất liền là Giao chỉ quốc và biển là biển của Giao chỉ.

Hàng trăm bản đồ quốc tế khác cũng đều chỉ rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tất cả đều rất thống nhất với nhau.

Chỉ rõ sự sai trái, biện minh vô lý của ông Dương Trạch Vỹ, Tiến sĩ Trục cho biết thêm: Trong các tài liệu, tư liệu mà Trung Quốc đưa ra để chứng minh chủ quyền từ lâu đời của mình đối với hai quần đảo này, có đề cập việc dưới thời Bắc Tống (thế kỷ thứ X-XII), các cuộc tuần tra quân sự của nước này đã được tổ chức, xuất phát từ Quảng Đông đi tới Hoàng Sa, rồi kết luận rằng "triều đình Bắc Tống đã đặt quần đảo Tây Sa vào phạm vi cai quản của mình", "hải quân Trung Quốc đã đi tuần tra đến vùng quần đảo Tây Sa". “Tuy nhiên, khi phân tích kỹ dữ liệu này thấy rằng, đó không phải là cuộc tuần tra mà chỉ là chuyến thăm dò địa lý cho tới tận Ấn Độ Dương, không minh chứng một sự chiếm hữu nào”, ông Trục khẳng định.

Ông Trục cũng chỉ rõ sai trái của chính quyền Trung Quốc hiện thời, đó là việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn sự kiện đo đạc thiên văn đầu đời Nguyên ở "Nam Hải" để nói rằng "quần đảo Tây Sa đã nằm trong cương vực Trung Quốc đời Nguyên".

Về điều này, ông Trục lý giải: Theo Nguyên Sử, bộ sử chính thức của nhà Nguyên, việc đo đạc thiên văn đầu đời Nguyên được ghi chép như sau: "Việc đo bóng mặt trời bốn biển ở hai mươi bảy nơi, phía Đông đến Cao Ly, phía Tây đến Điền Trì, phía Nam qua Chu Nhai, phía Bắc đến Thiết Lặc". Dưới đầu đề "đo đạc bốn biển", Nguyên Sử chép rõ tên hai mươi bảy nơi đo đạc trong đó có Cao Ly, Thiết Lặc, Bắc Hải, Nam Hải.

Từ sự ghi chép trong Nguyên Sử, thấy rõ việc đo đạc thiên văn ở hai mươi bảy nơi không phải là "đo đạc toàn quốc" như văn kiện của Bắc Kinh nói mà là "đo đạc bốn biển", cho nên mới có cả một số nơi ngoài "cương vực Trung Quốc" như Cao Ly (nay là Triều Tiên), Thiết Lặc (nay thuộc vùng Xi-bê-ri của Nga), Bắc Hải (nay là vùng biển phía bắc Xi-bê-ri), Nam Hải tức Biển Đông. Mặt khác, chính Nguyên Sử cũng đã nói rõ "cương vực" Trung Quốc đời Nguyên, phía Nam chỉ đến đảo Hải Nam.

Cuối cùng, người Trung Quốc đưa ra các tài liệu về một cuộc tuần biển được tổ chức trong khoảng các năm 1710-1712 dưới triều nhà Thanh. Ngô Thăng, Phó tướng thủy quân Quảng Đông đã chỉ huy chuyến đi này. Người Trung Quốc khẳng định đã đi qua vùng biển tương ứng với vùng biển của quần đảo Hoàng Sa và kết luận rằng, vùng biển này “lúc đó do hải quân tỉnh Quảng Đông phụ trách tuần tiễu”. 

Tuy nhiên, nếu dõi theo hành trình này trên bản đồ, dễ dàng nhận xét rằng, đó chỉ là một con đường đi vòng quanh đảo Hải Nam chứ không phải là hành trình tới các biển xa. Đoạn văn viết: “Từ Quỳnh Nhai, qua Đồng Cổ, Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, vòng quanh ba ngàn dặm”. Xin được chú thích cho rõ các địa danh này: Quỳnh Nhai gần thị trấn Hải Khẩu ngày nay, phía Bắc đảo Hải Nam; Đồng Cổ ở mỏm Đông Bắc đảo Hải Nam; Thất Châu Dương là vùng biển có 7 hòn đảo gọi là Thất Châu nằm ở phía Đông đảo Hải Nam; Tứ Canh Sa là bãi cát ở phía Tây đảo Hải Nam.

Quan trọng hơn, ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu độc lập chuyên về cổ sử và cổ địa dư Trung Quốc cho rằng, những tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra không có tính pháp lý: “Thời xưa, Trung Quốc có những nhà du hành, hàng hải, những thương thuyền, họ đi giao thiệp về chuyện buôn bán thì trong quá trình đi, họ nhìn thấy những vùng đảo, ghi chép thì đó là dạng sách du ký. Đó là những tài liệu không có tính pháp lý. Trung Quốc thường dựa vào các sách đó để nói rằng, nước này đã từng biết đến đảo này, chứ không phải tài liệu chính thống của Trung Quốc. Việc xác lập chủ quyền thì những điều được biên chép phải nằm trong chính sử hoặc trong sách mà bây giờ gọi là địa chí, Trung Quốc gọi là phương chí - đó là những phương tiện được Nhà nước thừa nhận”.

Xem xét tất cả các tư liệu, tài liệu trên đã thấy rõ ràng, Trung Quốc không phải là quốc gia đầu tiên kiểm soát thực sự các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vì nó thiếu hẳn các yêu cầu mà luật quốc tế thời đó đòi hỏi.

“Cần biết thêm rằng, từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ thứ XVII đã có sự phân biệt rất rõ ràng giữa phát hiện thăm dò (discover) và phát hiện chiếm hữu (to find). Năm 1523, Vua Charles V đã nhắc nhở Đại sứ của mình, ông Juan de Zunigo rằng, một lãnh thổ mà các tàu thuyền của Vương quốc Bồ Đào Nha gặp trên đường đi thì không thể được coi là đã mang lại cho họ một danh nghĩa trên lãnh thổ đó vì nó thiếu một hành vi chiếm hữu”, Tiến sĩ Trục viện dẫn các ví dụ thực tế để chứng minh rõ những đòi hỏi phi lý, sai trái của Trung Quốc.

Theo NGUYỄN HÒA/QĐND (ghi) 

http://plo.vn/thoi-su/ly-su-cun-kieu-trung-quoc-nguoi-tq-nhin-thay-dao-thi-dao-do-la-cua-tq-471903.html

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site