lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Lữ-Giang | Chuyện “Tản mạn lịch sử”

Trong những tháng qua, tuần báo Việt Tide ở Orange County, California, đã cho đăng một loạt bài của Tiến Sĩ Lê Mạnh Hùng, nói về cuộc chiến Việt Nam từ năm 1945 đến 1963 dưới đều đề “Tản mạn lịch sử”, sau đó được đài Little Sài Gòn cho đọc đi đọc lại như là các thiên phóng sự! Tuy nhiên, nhiều người đã than phiền khi nghe những bài đó, vì có nhiều chỗ không phản ảnh đúng những sự thật đã xẩy ra và được nhiều người biết đến.

BÓP MÉO LỊCH SỬ

Không hiểu hai sử gia Lê Mạnh Hùng và Lê Mạnh Thát có họ hàng gì với nhau hay không, nhưng cách viết sử của cả hai người hoàn toàn giống nhau: Đưa ra kết luận trước rồi đi tìm những tài liệu hay lập luận để chứng minh kết luận của mình là đúng. Trong khi Đảng CSVN viết sử “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, còn Lê Mạnh Thát và Lê Mạnh Hùng đã viết sử theo định hướng nào?

1.- TS Lê Mạnh Thát:

Ông được nói là đã “trá hàng Việt Cộng để làm văn hóa, hoằng pháp...” Nhưng ông đã “làm văn hóa” và “hoằng pháp” như thế nào? Ông đi lục lọi các tài liệu để chứng minh Phật Giáo là dân tộc và dân tộc là Phật Giáo”. Chủ thuyết này do nhóm Phật Giáo cực đoan đưa ra từ năm 1963 với mục tiêu đòi hỏi Phật Giáo phải nắm quyền lãnh đạo quốc gia!

Để chứng minh “Phật giáo là dân tộc”, TS. Lê Mạnh Thát đã tìm cách chứng minh Phật Giáo đã du nhập vào Việt Nam từ thời Hùng Vương và có thể có một vài vua Hùng nào đó đã mang họ “Thích” như Thích Hùng Nghị Vương hay Thích Hùng Duệ Vương chẳng hạn.

Nhưng theo các sử gia, 18 đời vua Hùng của nước Văn Lang kéo dài khoảng từ năm 696 đến năm 258 trước công nguyên, còn Phật Giáo được nói là đã du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Như vậy làm sao có thể nói Phật Giáo đã du nhập vào Việt Nam vào thời các vua Hùng được? Để chứng minh thuyết của mình là đúng, TS. Lê Mạnh Thát đã kéo dài các đời vua Hùng ra đến sau công nguyên! Ông nói:

(1) Truyện mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng nở trăm con có nguồn gốc từ nước Phật.

(2) Truyền thuyết An Dương Vương không có thật, nó là phiên bản của một câu chuyện Ấn Độ, tức chuyện từ nước Phật.

(3) Triệu Đà không hề xâm lược nước Văn Lang và các đời vua Hùng đã kéo dài đến thời Hai Bà Trưng, tức đến thời Phật Giáo du nhập vào Việt Nam.

Thế thì tại sao trong sử Tàu đã ghi rằng Tàu đã chiếm ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam của Việt Nam?

Ông giải thích rằng việc sử Tàu ghi như thế chỉ là một hình thức "đoạt khống" đất đai “nhằm thỏa mãn não trạng và ao ước bành trướng của nhà Hán mà thôi".

Trong thực tế không có!

Nam mô A Di Đà Phật!

2.- TS. Lê Mạnh Hùng:

Ông cũng viết sử theo kiểu Lê Mạnh Thát, tức viết theo một định hướng đã định sẵn. Qua loạt bài “Tản mạn lịch sử”, thay vì trình bày việc Mỹ đã can thiệp vào Đông Dương như thế nào, ông lại đi tìm những sử liệu lẻ tẻ, có khi không chính xác, để chứng minh Ngô Đình Diệm sai lầm. Tuy nhiên, ông khôn khéo hơn Lê Mạnh Thát là không đi thẳng vào mục tiêu mà nói vòng vo Tam Quốc rồi quy vào cho Diệm. Chúng ta hãy nghe đoạn mở đầu ông nói về Ngô Đình Diệm:

“Lịch sử quan hệ của ông Diệm với Mỹ bắt đầu vào năm 1950 khi Wesley Fishel, một nhà chính trị học trẻ tuổi (sau này trở thành giáo sư trường đại học Michigan State University) gặp ông Diệm tại Sài Gòn. Fishel sau đó vận động cho ông Diệm được sang Mỹ và giới thiệu ông với Đức Hồng Y Spellman của New York, một trong những chức sắc Công Giáo có ảnh hưởng nhất tại Mỹ lúc bấy giờ. Năm 1953, Hồng Y Spellman giới thiệu ông Diệm với các thượng nghị sỹ John F. Kennedy và Mike Mansfield.

“Sự kiện rằng ông Diệm đã từng tu tại một tu viện ở Mỹ trong những năm 1950-53.”

Đọc đoạn này, nhiều người có cảm tưởng như TS. Lê Mạnh Hùng đã chép lại những chuyện bịa đặt trong hai cuốn “Việt Nam máu lửa quê hương tôi” và “Tâm Thư” của nhóm Đỗ Mậu hay cuốn “Phong trào Phật Giáo miền Nam Việt Nam” của tên Lê Cung, v.v. Nhưng Đỗ Mậu chỉ có trình độ tiểu học và Lê Cung chỉ là tên tiến sĩ dỏm của Việt Cộng, còn Lê Mạnh Hùng là Tiến Sĩ thật, không lẽ đi nhai lại luận điệu của những tên hạ cấp này sao?

Khi viết câu chuyện bịa đặt nói trên, TS. Nguyễn Mạnh Hùng đã để lộ một sai lầm rất ấu trỉ: Wesley Fishel, một nhân viên CIA, khi vận động cho ông Diệm qua Mỹ, tại sao không giới thiệu ông ta với một viên chức chính phủ hay một chính trị gia Mỹ mà lại giới thiệu với ĐHY Spellman? Sự mở đầu như thế này đã cho chúng ta thấy sự thiếu ngay thẳng và dụng ý của TS. Lê Mạnh Hùng.

Dưới đây, chúng tôi xin trình bày qua vài nét về cuộc ra đi vận động ngoại quốc của ông Diệm năm 1950 để độc giả có thể nhận ra TS Lê Mạnh Hùng đã viết sử bừa bãi như thế nào.

Để tránh sự theo dõi của Pháp, nhân dịp Năm Thánh (Holly Year) hay còn được gọi là Năm Toàn Xá (Jubilee Year) vào năm 1950, ông Diệm và Giám Mục Ngô Đình Thục đã xin đến Roma dự Năm Thánh, nhưng khi đi lại đi vòng qua Nhật và Mỹ. Thánh 8 năm 1950, ông cùng Giám Mục Ngô Đình Thục đến Hương Cảng rồi qua Đông Kinh. Tại Nhật, ông gặp Hoàng Thân Cường Để và một số nhân vật trong chính quyền Nhật.

Cũng tại Nhật ông Diệm đã gặp một người Mỹ trẻ tên là Wesley R. Fishel, lúc bấy giờ đang làm việc cho CIA dưới danh nghĩa của Đại Học Michigan... Ông ta nói ông ta sẵn sàng giúp ông Diệm đến Hoa Kỳ để trình bày vấn đề của ông ta. Ông cũng đã thuyết phục trường Đại Học Michigan bảo trợ cho chuyến đi này.

(Marvin E. Gettleman & others, Vietnam and America:

A documented History, Grove Weidenfeld, New York, 1985, tr. 119).

Hai anh em ông Diệm đã đến Hoa Kỳ vào cuối hè năm 1950, mang theo một giấy giới thiệu với Tổng Giám Mục Paul Yu Pin, Viện Trưởng Học Viện Văn Hóa Trung Hoa tại Hoa Kỳ. Khi mới đến Hoa Kỳ, ông Diệm và Giám Mục Thục đã cư ngụ tại Học Viện Văn Hóa Trung Hoa vài tháng và đi thăm nhiều nơi tại Hoa Kỳ. Nhờ đi theo Giám Mục Ngô Đình Thục, ông đã đến thăm Đức Hồng Y Francis J. Spellman (1889-1967), Tổng Giám mục New York và là Tổng Tuyên Úy Quân Đội Hoa Kỳ, một người đang có nhiều ảnh hưởng tại Hoa Kỳ.

Ngày 21.9.1950, hai ông đã gặp William S. B. Lacy, Giám Đốc Văn Phòng Phi luật Tân và Nam Á Châu Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Lacy liền báo cáo cho đại diện của chính phủ Hoa Kỳ tại Saigon biết: Hai ông tiếp tục chỉ trích sự đô hộ của Pháp, nhưng cũng như các chính trị gia nổi bật khác, ông ta nói mãi về những sai lầm trong quá khứ và tình trạng vô vọng hiện tại mà không đưa ra bất cứ giải pháp xây dựng nào cho tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện tại (current dilemma).

(FRUS, 1950, VI, tr. 884 – 886).

Sau khi qua Roma dự Năm Thánh, viếng thăm Đức Giáo Hoàng Pio XII, ông Diệm đã đi một vòng viếng thăm Pháp, Thụy Sĩ và Bỉ rồi trở lại Pháp, còn Giám Mục Ngô Đình Thục trở về Việt Nam sau khi hành hương Tây Ban Nha. Khi ở Pháp, lúc đầu ông Diệm ở nhà người em là ông Ngô Đình Luyện ở Choisy, vùng ngoại ô Paris. Sau đó, ông đến cư ngụ tại nhà ông Tôn Thất Cẩn ở 28 Rue Kleynoff, 94250 Gentilly, Paris, phía sau khu Học Xá Đại Học Paris. Ông Cẩn là con của Quận Vương Tôn Thất Hân, từng là Phụ Chính trong Triều Đình Huế và rất thân với ông Ngô Đình Khả, thân phụ của ông Diệm.

Rất nhiều người tìm đến gắp ông Diệm, nên nhà chức trách Pháp muốn ông ra khỏi nước Pháp. Không biết ai đã báo tin đó cho tu viện Mary Knoll ở New Jersey hay do một sự tình cờ, tu viện này đã viết thư mời ông Diệm trở lại Mỹ làm nhân viên giảng dạy đặc biệt cho tu viện, nên đầu năm 1951 ông Diệm trở lại Hoa Kỳ và lưu trú trong tu viện Mary Knoll ở Lakewood thuộc tiểu bang New Jersey hay ở Ossining thuộc tiểu bang New York,

Trở lại Hoa Kỳ, ông Diệm lại đến gặp các viên chức của Bộ Ngoại Giao và trình bày về những thăm dò của ông ở Pháp. Sau đó, Bộ Ngoại Giao đã gởi cho đại diện của Hoa Kỳ tại Sài Gòn một bản tường trình ngắn về cuộc gặp gỡ này, nói rằng ông Diệm đã bắn tiếng cho Bảo Đại biết rằng để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện tại ông đồng ý làm thủ tướng và thành lập một chính phủ mới, với điều kiện Bảo Đại phải dành thêm quyền hành cho chính phủ trung ương và chấm dứt sự ưu đãi ba chính quyền Phần (tức các Thủ Hiến Bắc, Trung và Nam Việt). Bản phúc trình cho biết ông Diệm nói năng quân bình hơn trước. Ông ta cảnh giác về sự đe dọa của Trung Hoa hơn là của Pháp.

(FRUS, 1951, VI, tr. 348).

Chester L. Cooper, Phụ Tá của W. Averell Harriman là người đã quyết định số mạng của ông Ngô Đình Diệm, cho biết “ông ta có gặp Hồng Y Spellman, nhưng Spellman ít chú ý đến ông ta cho đến sau khi ông ta trở thành Thủ Tướng.” (he met Cardinal Spellman, but Spellman paid little attention to him until after he became Prime Minister.)

(Chester L. Cooper, The Lost Crusade, American in Viet Nam,

Dodd, Mead & Company, New York 1970, tr. 125).

Năm 1954, ĐHY Spellman đã yểm trợ tích cực cho chương trình tiếp cư và định cư cho đồng bào bỏ miền Bắc di cư vào Nam.

Trên đây chỉ là vài nét chính. Vấn đề đặt ra là nhóm Đỗ Mậu cố tình kết chặt ông Diệm với ĐHY Spellman là để đi tới kết luận rằng cuộc chiến do Pháp và Mỹ thực hiện ở Việt Nam đều theo lệnh của Vatican. Từ đó nhóm này kêu gọi người Việt hải ngoại, nhất là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hãy “trở về với dân tộc”, tức trở về với Đảng CSVN. Vậy khi kết chặt ĐHY Spellman với ông Diệm như nhóm Đỗ Mậu, TS Lê Mạnh Hùng muốn gì?

CỐT LÕI CÂU CHUYỆN

Khi đọc đến đoạn viết về “Một liên minh nhiều sóng gió: Kennedy và Ngô Đình Diệm (1961-63)” chúng ta càng thấy rõ hơn trò viết sử lưng lẹo của Lê Mạnh Hùng.

Các tài liệu của Mỹ công bố cũng như quan điểm cùa nhiều sử gia và chính trị gia Mỹ đều tin rằng “sóng gió” thật sự gĩữa chính phủ Kennedy (chứ không phải Tổng Thống Kennedy) với ông Diệm đưa đến quyết định lật đổ và giết ông Diệm là vụ “trung lập hóa Lào”. Trong cuốn “From Trust to Tragedy(Từ Tín Nhiệm đến Thảm Kịch) ông Frederick Nolting, cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại VNCH thời chính phủ Ngô Đình Diệm, đã viết như sau:

“Averell Harriman, đặc sứ của Tổng Thống Kennedy trong cuộc thương thuyết về Lào từ 1961 đến 1962, trở thành Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Đông Nam Á Sự Vụ năm 1962 và sau đó là Thứ Tưởng Ngoại Giao về Vấn Đề Chính Trị. Ông ta trở thành một viên chức hàng đầu của Bộ Ngoại Giao giải quyết vần đề Việt Nam trong đầu thập niên 1960s. Mặc dầu công việc lâu dài và đặc biệt của ông đối với quốc gia chúng ta là trên những lãnh vực khác, Harriman đã phán đoán và lãnh đạo chính sách về Đông Nam Á, theo ý kiến của tôi, là tai hại. Âm mưu “trung lập hóa” Lào của ông ta là một sự thất bại thê thảm, và sự thù nghịch ngày càng gia tăng giữa ông với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và gia đình của ông ta trở thành một yếu tố chủ yếu trong việc lật đổ ông Diệm. Tuy nhiên, thanh thế và ảnh hưởng của Harriman ở Washington lớn đến nổi trở thành quyết định trong các hành động cốt yếu mà chính phủ chúng ta đã thực hiện trong năm 1963.”

Thế nhưng TS. Lê Mạnh Hùng đã cố tình bỏ qua điểm chính đó và nói lòng vòng để quy tội cho chính phủ Ngô Đình Diệm, như ông Diệm không chịu thực hiện các cải tổ như Mỹ yêu cầu nên “viện trợ vẫn bị tắc nghẽn và cuộc chiến chống Cộng Sản tiếp tục không tiến triển”, việc thành lập Ấp Chiến Lược đã “đóng góp thêm vào những bất mãn của dân chúng nông thôn chống lại chế độ ông Diệm”, trong khi đó, “chính quyền lại không làm gì để gắn liền nông dân vào với chế độ”, v.v. Theo TS Hùng, những chuyện như thế đã đưa chế độ Ngô Đình Diệm đến thất bại. Chúng tôi đồng ý ông Diệm đã thất bại, nhưng không phải thất bại vì những lý do TS. Lê Mạnh Hùng đã nêu ra.

Nếu TS Lê Mạnh Hùng chịu ngồi đọc lại kỹ từng tài liệu của Hoa Kỳ đã giải mã để biết các chính phủ Hoa Kỳ đã xây dựng rồi đập sập chế độ Ngô Đình Diệm như thế nào, ông sẽ không bao giờ viết một cách vu vơ như thế. Câu chuyện này khá dài, chúng tôi chỉ xin ghi những nét chính.

1.- Sự phiêu lưu của Kennedy

Trước khi nhận chức, ngày 19.1.1961 ông Kennedy đã họp với Tổng Thống Eisenhower để nghe trình bày vấn đề Đông Dương. Tổng Thống Eisenhower nói rằng Hoa Kỳ quyết định bảo vệ sự độc lập của Lào. Theo ý kiến của ông, nếu Lào rơi vào tay Cộng Sản, sau đó chỉ còn là vấn đề thời gian cho đến khi Miền Nam Việt Nam, Cambodia, Thái Lan và Miến Điện sẽ sụp đổ. Ông nghĩ Cộng Sản đã có những đồ án về Đông Nam Á và thật là một thảm họa nếu để Lào sụp đổ. Tổng Thống Eisenhower cho rằng Lào là mấu chốt của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Nếu Lào sụp đổ, cả khu vực sẽ sụp đổ.

(Memorandum of Conference on January 19, 1961 between President Eisenhower and President-elect Kennedy on the Subject of Laos).

Tuy nhiên, sau khi nhận chức, Tổng Thống Kennedy không thích đặt tầm quan trọng trong việc bảo vệ Lào như Tổng Thống Eisenhower chủ trương. Ông nói Tổng Thống Eisenhower đã nói với ông đủ thứ ngoài vấn đề Việt Nam. Ông muốn đưa ra những sáng kiến mới của chính ông.

Nói một cách khác, ông không muốn là kẻ thừa kế chính sách Đông Nam Á của Tổng Thống Eisenhower. Ông thích một giải pháp ngoại giao hơn là giải pháp quân sự.

( Stevenson, The End of Nowhere, tr. 130 – 131).

Trong cuộc họp báo đầu tiên ngày 25.1.1963, Tổng Thống Kennedy nói ông muốn biến Lào thành “một nước độc lập, hòa bình và không liên kết”. Ông tuyên bố: “Tôi muốn cho dân chúng Mỹ và cả thế giới thấy rõ rằng chúng tôi muốn hòa bình ở Lào chứ không phải chiến tranh.

(John Kennedy, The Presidents Conference of March 23, 1961, tr. 214).

Ông giao công việc “trung lập hóa” Lào cho Averell W. Harriman. Để Harriman có đủ uy thế và thẩm quyền thực hiện kế hoạch này, ngày 3.12.1961 ông cử Harriman làm Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao về Viễn Đông Sự Vụ.

Ngày 16.5.1961 Hội Nghị Quốc Tế Giải Quyết Vấn Đề Lào (The International Conference on the Settlement of the Laotian Question) đã được khai mạc tại Genève với sự tham dự của 14 nước.

Lúc đầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không chịu tham dự, nhưng do áp lực của Hoa Kỳ, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã phải cử Ngoại Trưởng Vũ Văn Mẫu dẫn một phái đoàn đến dự. Phái đoàn Bắc Việt do Ngoại Trưởng Ưng Văn Khiêm cầm đầu. Tuy nhiên, chính phủ Ngô Đình Diệm đã phản đối quyết liệt việc “trung lập hóa” Lào vì tin rằng giải pháp này chẳng những không chấp dứt sự xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt vào miền Nam mà còn giúp cho sự xâm nhập này được dễ dàng hơn.

2.- Sự ngạo mạn của Harriman

Tháng 7 năm 1961, hoàng tử nước Moroco là Moulay Hassan lên ngôi kế vị cha, được gọi là Hoàng Đế Hassan II. Nhân dịp này, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cử ông Ngô Đình Nhu, Cố Vấn Chính Trị của Tổng Thống, đại diện chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đi dự lễ đăng quang này với mục đích tạo cơ hội cho ông Nhu ghé Genève thảo luận với Harriman về vấn đề trung lập Lào. Ông Nhu đã ghé qua Pháp rồi cũng Giáo sư Bửu Hội đến Rabat dự lễ. Sau đó ông trở lại Pháp rồi cùng ông Cao Xuân Vỹ và người con gái là cô Ngô Đình Lệ Thủy đền Genève gặp Harriman đang tham dự hội nghị trung lập Lào tại đây.

Ông Cao Xuân Vỹ tường thuật lại rằng, theo chương trình, ông Harriman chỉ chịu tiếp ông Nhu trong vòng nửa tiếng. Ông và cô Ngô Đình Lệ Thủy không được tham dự. Nhưng cuộc nói chuyện đã kéo dài đến 3 tiếng đồng hồ. Khi Harriman tiển ông Nhu đi ra cửa phòng, ông thấy mặt hại người đều hầm hầm. Sau đó, ông Nhu có than phiền với ông Vỹ: “Thằng cha này chẳng hiểu gì hết!”. Ông Vỹ hiểu rằng Harriman không chịu bỏ chủ trương trung lập hóa Lào. Trong buổi ăn tối, ông Nhu đã tiết lộ hai điểm rất quan trọng nói lên sự ngạo mạn của Harriman:

(1) Harriman cho rằng Việt Nam chưa bằng California, thế mà người Mỹ còn mua được California, miền Nam Việt Nam không nghĩa lý gì. (California có diện tích 403.934 cây số vuông, trong khi toàn Việt Nam chỉ có 329.560 cây số vuông),

(2) Harriman khẳng định rằng vấn đề Lào là vấn đề riêng giữa chính phủ Mỹ và chính phủ Lào, không liên hệ gì đến Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cứ lo vấn đề Việt Nam đi, đừng can thiếp vào vấn đề Lào. Ông Nhu trả lời rằng vấn đề Lào liên quan đến sự tồn vong của Miền Nam Việt Nam nên chính phủ Miền Nam phải quan tâm, nhưng Harriman gạt đi.

(Phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ ngày 7.2.2008 tại Orange County, California).

Trung tuần tháng 9 năm 1961, Harriman phải đích thân đến Sài Gòn để thảo luận với các viên chức Hoa Kỳ và chính phủ Ngô Đình Diệm về giải pháp trung lập Lào. Một cuộc họp đã diễn ra ngày 20.9.1961 tại một căn phòng nhỏ ở Dinh Gia Long. Ông Diệm trình bày qua một thông dịch viên. Ông giải thích cho Harriman một cách thẳng thắn tại sao ông không tin tưởng Cộng Sản sẽ thi hành hiệp ước sau khi đã ký. Ông lui lại chuyện Cộng Sản đã phản bội hiệp ước từ thập niên 1930s. Ông nói về kinh nghiệm của chính mình với Hồ Chí Minh và sự phản bội của Việt Minh đối với người anh của ông đã bị họ giết. Hồ sơ lịch sử được đưa ra khá dài và chính xác. Nó cho thấy rằng việc ký hiệp ước về Lào không có gì bảo đảm sẽ được thi hành.

Tuy nhiên, Harriman đã không thèm nghe và nhắm mắt lại. Ông xem ra đang ngủ. Ông Diệm chú ý đến thái độ này và hơi bực mình, nhưng vẫn tiếp tục độc thoại.

Cuối cùng Harriman nói với ông Diệm: “Tôi không thể đưa ra cho ngài bất cứ bảo đảm nào, nhưng có một điều rõ ràng là: nếu ngài không ký hiệp ước này, ngài sẽ mất hết viện trợ. Ngài phải chọn.”

(Frederick Nolting, From Trust to Tragedy, Preager, New York 1988, tr. 83).

3.- Kết quả thê thảm!

Ngày 23.7.1962, Hiệp Ước Hòa Bình tại Lào đã được ký kết. Có 14 quốc gia đứng ra bảo đảm sự trung lập của Lào. Khi Tuyên Ngôn Trung Lập Lào được công bố, khoảng 666 cố vấn quân sự của Hoa Kỳ còn lại rút ra khỏi Lào. Tất cả các đơn vị QLVNCH đang hành quân tại Lào để ngăn chận sự xâm nhập của Cộng quân được lệnh rút lui.

Theo báo cáo của CIA, sau khi Lào tuyên bố trung lập, khoảng 7000 bộ đội Bắc Việt chẳng những không chịu rút khỏi Lào mà còn bành trướng thêm. Hà Nội bắt đầu đẩy mạnh việc khai thông con đương mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào.

Các nhà phê bình thường nêu ra sự nhượng bộ của Harriman như là một lỗi lầm định mệnh, mở đường cho Bắc Việt xâm nhập vào miền Nam dễ dàng hơn và gọi Đường Mòn Hồ Chí Minh là “Xa lộ Averell Harriman.” (The Averell Harriman Highway).

Thế là chế độ trung lập Lào tan rã. Hoa Kỳ quyết định can thiệp bằng quân sự vào Lào trở lại. Trong năm 1963, chính quyền Kennedy lại cho phép CIA huấn luyện và trang bị cho khoảng 20.000 quân HMong để chống lại quân Bắc Việt lẫn Pathet Lào!

 (Rudy Abramson, Spaning the Century, William Morrow and Company, Inc., New York 1992, tr. 587).

QUYẾT ĐỊNH LẬT ĐỔ ÔNG DIỆM

Bị thua vụ “trung lập hóa” Lào quá đau, nhóm Harriman tìm cách lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Tháng 6 năm 1962, Roger Hilsman, Giám Đốc Phòng Tình Báo và Sưu Tầm, đã đến Việt Nam quan sát tình hình và trở về gởi cho Harriman một báo cáo mang số RFE-27 ngày 18.6.1962 dưới đề mục “Phúc Trình Tiến Triển về Nam Việt Nam”. Hilsman đã nói: “Không có bằng chứng nào yểm trợ cho một vài tố cáo về sự tan rã chủ yếu về tình trạng chính tri và quân sự tại Việt Nam, trái lại, có bằng chứng về sự tiến bộ đáng phấn khỏi trong việc yểm trợ chiến đấu có hiệu quả của các lực lượng quân sự và an ninh.”

(FRUS 1961 – 1963, Volume II, p. 463).

Thế nhưng, vào tháng 8 năm 1962, khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cử Joshep A. Mendenhal, một thành viên trong Toán Việt Nam của Harriman đến Việt Nam nghiên cứu tình hình thì mọi sự đã bị mô tả ngược lại. Mendenhal viết: “Rằng chúng ta không thể thắng cuộc chiến với các phương pháp của Diệm – Nhu và chúng ta không thể thay đổi các phương pháp này, cho dù chúng ta đã làm không biết bao nhiêu áp lực lên hô. ” Ông ta khuyến cáo: “Phải bỏ ông Diệm, ông và bà Nhu, và những thành phần còn lại của gia đình nhà Ngô” (Get rid of Diem, Mr. and Mrs. Nhu and the rest of the Ngo family).

Muốn thực hiện điều này, theo Mendenhat, phải tổ chức đảo chánh. Cuộc đảo chánh phải nằm trong tay Hoa Kỳ, nhưng tránh đừng để dân chúng nghĩ rằng tân chính phủ là bù nhìn của chúng ta. Tuy nhiên, vì Hoa Kỳ đã bị tố cáo là liên lụy đến cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960 và cuộc ném bom Dinh Độc Lập năm 1962, nên Mendenhal đề nghị:

“Các viên chức thích hợp của Hoa Kỳ phải âm thầm chọn lựa một ít người Việt Nam có khả năng làm đảo chánh (như Nguyễn Ngọc Thơ và Dương Văn Minh) và cho biết sẵn sàng ủng hộ một cuộc đảo chánh trong thời gian thích hợp. Chúng ta đứng đàng sau hậu trường làm cố vấn, còn để cho người Việt thực hiện tất cả.”

(FRUS 1961 – 1963, Volume II, tr. 596 – 601).

Đề nghị này của Mendenhat đã được nhóm Harriman cho thực hiện.

Tháng 6 năm 1963, sau khi vụ Phật Giáo xẩy ra, Tổng Thống Kennedy đã phái hai đặc sứ sang tìm hiểu tình hình tại Việt Nam, đó là Joseph A. Mendenhal, chuyên viên tại Bộ Ngoại Giao, và Đô Đốc Victor “Brute” Krulak, chuyên viên chống du kích chiến tại Bộ Tham Mưu Liên Quân. Kết quả, trong cuộc họp lúc 10 giò 30 ngày 10.9.1963 tại Tòa Bạch Ốc, Đô Đốc Krulak và Mendenhal đã trình khác nhau: Đô Đốc Krulak nói:

“Các quan hệ về quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không bị thiết hại vì cuộc khủng hoảng chính trị ở bất cứ mức độ nào có ý nghĩa...”

Trong khi đó, Mendemhal cho rằng rằng “cuộc chiến không thể thắng được nếu Nhu được giữ lại ở Việt Nam.”

Tổng Thống Kennedy đã quay lại nhìn Krulak và Mendenhall và hỏi:

Phải chăng các anh đã đến cùng một quốc gia?” (You did go to the same country, didn’n you?).

(FRUS 1961 – 1963, Volume IV, tr. 161 – 167).

Mặc dầu Tổng Thống Kennedy chưa có quyết định gì, nhóm Harriman đã tìm cách gây khủng hoảng cho chính phủ Ngô Đình Diệm rồi cho tổ chức đảo chánh lật đổ.

Theo tài liệu của Mỹ tiết lộ, năm 1963, William Kohlmann, một người gốc Do Thái, thường được gọi là Bill Kohlmann, một nhân viên tình báo Mỹ đang làm việc ở Anh, đã được điều động qua Sài Gòn để thực hiện một biến cố Phật Giáo chống ông Diệm, vì ông ta có quen biết một nhân vật Phật Giáo là Đại Đức Thích Trí Không, tức Trần Quang Thuận, vào năm 1961 trong một buổi tiếp tân của Tòa Đại Sứ Mỹ ở Anh. Lúc đó Trần Quang Thuận đang theo học ở Đại Học Edinburgh.

Ngày 11.6.1963, Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn có gởi về Bộ Ngoại Giao một văn thư cho biết khoảng lúc 10 sáng, một vị sư Phật Giáo đã tự thiêu tại gốc đờng Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn, đó là HT Thích Quảng Đức. Tin tức sơ khởi cho biết có khoảng từ 200 đến 300 vị sư bao quanh. Một viên chức Tòa Đại Sứ đã xem thi hài.

Chiều ngày 18.8.1963, có lẽ do sự xúi biểu của CIA, 10 tướng sau đây đã họp tại Bộ Tổng Tham Mưu để bàn về tình hình: Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Đỗ Cao Trí, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Ngọc Lễ, Lê Văn Kim và Dương Văn Minh. Trong số các tướng này, có cả những tướng đang bất bình với ông Diệm như Dương Văn Minh, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân,  Nguyễn Ngọc Lễ, v.v.

Ngày 20.8.1963, Tướng Trần Văn Đôn và các tướng đã đem vào cho ông Nhu một thỉnh nguyện thư có chữ ký của các tướng lãnh yêu cầu ban hành tình trạng giới nghiêm và kế hoạch hành quân lục xét các chùa, bắt các phần tử quấy phá. Ông Nhu bảo vào trình cho ông Diệm. Sau những lời thuyết phục của các Tướng Lãnh, ông Diệm đã bị trúng kế CIA, ban hành Sắc Lệnh số 84/TTP “tuyên bố tình trạng giới nghiêm trên toàn lãnh thổ Việt Nam kể từ ngày công bố Sắc Lệnh này cho đến khi có lệnh mới”.

Sau đó việc xét một số chùa đã xẩy ra. Biến cố này đã gây nhiều phản ứng bất lợi cho ông Diệm. Thấy tình hình đã chín muồi, ông Henry Cabot Lodge Jr., được cử sang Sài Gòn làm Đại Sứ Hoa Kỳ thay thế Đại Sứ Frderick Nolting. Lúc lúc 9 giờ 36 phút tối 24.6.1963, Washington gởi công điện mang tên DEPTEL 243 ra lệnh đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm!

Chiều thứ bảy ngày 2.11.1963, sau khi có tin ông Diệm và ông Nhu đã bị thảm sát, lúc 6 giờ, Tổng Thống Kennedy cùng vợ và các con dùng trực thăng bay về ngôi nhà mới của ông ở Rattlesnake Mountain. Trong buổi cơm tối, bà Mary Gimbel, một người bạn của Tổng Thống, đã nói với ông về ông Diệm và ông Nhu:

- Họ đúng là những nhà độc tài.

Tổng Thống trả lời:

- Không, họ ở trong môt tình trạng khó khăn. Họ đã làm cái tốt đẹp nhất mà họ có thể làm cho quê hương họ.

Về sau, Tổng Thống Johnson tiết lộ:

Lúc đầu họ nói với tôi về ông Diệm. Ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta. Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và xử dụng một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa để hạ sát ông ta. Bây giờ chúng ta không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó.”

Trên đây là “liên minh nhiều sóng gióthật sự giữa chính phủ Kennedy và ông Diệm, nhưng TS Lê Mạnh Hùng đã cố tình bỏ qua khi viết sử.

TRẢ LẠI SỰ THẬT

Trong 60 năm qua, nhất là từ 1963 trở lại đây, vì ý thức hệ, vì tranh chấp phe nhóm, vì thành kiến, và nhất là vì không biết nhiều về các bí ẩn lịch sử và không nắm vững phương pháp sử học, nhiều người Việt đã viết lịch sử về các biến cố xẩy ra ở Việt Nam theo định hướng họ muốn, coi suy nghĩ hay ý muốn của mình là sự thật và tìm mọi cách bóp méo lịch sử để chứng minh cách nhìn của mình là đúng. Do đó, rất ít sách do người Việt viết được coi là có giá trị lịch sử và được các sử gia quốc tế tham khảo.

Bây giờ các bí mật lịch sử liên quan đến các biến cố xẩy ra ở Việt Nam đã được tiết lộ gần đầy đủ, chúng ta hãy trả lại sự thật cho lịch sử. Xin đừng tiếp tục viết phịa sử nữa.

Lữ-Giang

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site