lịch sử việt nam
Nhớ, Hoài Và Nhớ Hoài Là Một ?
Trần Trung Chính
Thi sĩ Cao Bá Quát gốc từ miền Bắc Việt Nam, ông có thời gian vào Kinh Đô HUẾ làm việc. Sau này khi trở ra Bắc làm việc, ông có làm bài thơ mà tôi chỉ nhớ độc nhất có một câu thôi, đó là :
Không VÔ trong NỘI nhớ HOÀI
Giáo sư Nguyễn Văn Đức dạy Việt Văn lớp đệ tứ tại trường trung học Thủ Khoa Nghĩa – Châu Đốc niên khóa 1964 – 1965 giải thích cho đám học sinh chúng tôi về cách sử dụng tài tình chữ nôm và chữ Hán- Việt của thi sĩ Cao Bá Quát mà chính vua Tự Đức đã từng khen ngợi thiên tài của ông Cao Bá Quát qua câu thơ :
Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
Tài tình ở chỗ từng cặp chữ (chữ nôm và chữ Hán – Việt) đều cùng một nghĩa như nhau, nhưng khi ráp nối thành 6 chữ lại có nghĩa khác, giáo sư Nguyễn Văn Đức diễn dịch như sau : “ Không đi vào trong kinh đô Huế được, nên thi sĩ Cao Bá Quát nhớ Huế mãi”.
Bây giờ đang vào trung tuần tháng 10 của năm 2014, Lễ Giỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu chưa diễn ra, mà trên net đã om sòm những bài viết chửi rủa 2 ông rất là ồn ào và xôm tụ của các “tín đồ của các tăng lữ Bình Trị Thiên”. Tôi không gọi bọn bát nháo này là Phật Tử vì từ xưa đến giờ, bọn chúng chưa hề viết bài văn nào nêu lên được những ưu việt của triết thuyết Phật Giáo mà văn phong của chúng đầy rẫy những “hậm hực “ và “sân si” vì các tăng lữ Bình Trị Thiên không thành công trong việc cướp chính quyền từ chính phủ VNCH, rồi sau 30-4-1975 bị bọn ăn cướp Việt Cộng cho ra rìa (ngay cả bánh vẽ cũng không được chia phần) .Những bài viết như vậy chỉ thể hiện tính cách TƯ THÙ VÌ LÝ DO CÁ NHÂN, không có một chút giá trị nào cho công việc soi sáng những ẩn khuất lịch sử, để những thế hệ kế thế có thể LEARN được kinh nghiệm lịch sử của cha ông trong thời kỳ nhiễu nhương nhất của nước ta.
Chú thích của người viết : chữ Study và chữ Learn trong Anh ngữ đều được dịch ra chữ HỌC trong Việt ngữ, nhưng xem ra có sự khác biệt khá rõ ràng. Theo tự điển Webster, động từ Study có 5 định nghĩa :
Động từ Learn có 3 định nghĩa : a/ to get some knowledge or skill, as by studying or being taught. b/ to find out about something; come to know . c/ to fix in the mind ; memorize.
Căn cứ trên các định nghĩa của tự điển Webster, tôi hiểu Study = học và Learn = rút tỉa kinh nghiệm.
Ông Định Nguyên Nguyễn Hữu Đính có lẽ đến Hoa Kỳ theo diện HO khoảng 1993 vì ông là một sĩ quan Cảnh Sát chắc bị Việt Cộng nhốt tù trên 3 năm, ông viết sai khi cho rằng …”nhóm Cần Lao làm Lễ Giỗ cho Ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu sau khi ông Liên Thành cho ra mắt quyển Biến Động Miền Trung vào năm 2008 !!!” . Tôi đến Hoa Kỳ vào tháng 10/1998 và cư ngụ tại San Jose từ tháng giêng 1991, vào dịp cuối tháng 10 từ 1992 trở về sau, tôi đến dự Lễ Giỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu mặc dù tôi không phải là người theo đạo Công Giáo và cũng chẳng dính dấp gì đến Đảng Cần Lao Nhân Vị.
Năm 1997, tôi có tâm sự với Trung Tá Nguyễn Mau là trong tất cả những người đến dự Lễ Giỗ (kể cả 2 miền Nam và Bắc Cali) tôi không thấy ai là Trần Trung Tá, mà chỉ thấy toàn là Vũ Tán Đường không à… (Chú thích : xem Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim trang 121 – tập I , để biết Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá là ai trong lịch sử Việt).Trung Tá Nguyễn Mau cười và nói với tôi : “ Nhận xét của anh đúng 100%, nhưng xin anh thông cảm cho, chúng tôi không có tài để có thể thay thế ngôi vị của 2 ông, dù sao cũng còn có NGHĨA của đệ tử đối với ông Thầy, cho nên hàng năm chúng tôi lại tập họp với nhau, cùng thắp một nén hương tưởng nhớ đến 2 vị trưởng thượng và cùng nhau nhắc lại công đức của 2 ông đối với đất nước. Chuyện phục hồi chính phủ kiểu Tổng Thống Ngô Đình Diệm của VNCH không phải là chuyện dễ dàng vì “ý chí” thì muốn như vậy, nhưng “khả năng ” thì hoàn toàn không có !!! “
Sau khi chia tay với Trung Tá Nguyễn Mau, tôi có viết một tiểu luận ngắn có tựa đề TAM TÀI, đại ý là con người được chia ra 2 loaị là THIÊN TÀI , NHÂN TÀI… nhưng nhận xét của tôi thấy rằng có một loại người nữa chiếm tới hơn 90% tổng số những người có tài, vừa có “ thiên tài” vừa là “nhân tài” nhưng đầu óc chỉ thích đi làm tay sai, tôi gọi đó là loại NÔ TÀI ( nhóm chữ “nô tài” của tôi dùng trong trường hợp này không giống nghĩa với nhóm chữ “nô tài” mà nhân vật Vi Tiểu Bảo xưng hô với vua Khang Hy trong truyện Lộc Đỉnh Ký của nhà văn Kim Dung). Như vậy nhóm đệ tử của tăng lữ Bình Trị Thiên la lối ông ổng mấy năm nay rằng những người tham dự lễ giỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu là nhóm “Hoài Ngô” có ý định phục hồi chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đảng Cần Lao, là một sự la lối vô căn cứ - nếu không muốn nói là “vu khống”. Tôi đoan chắc như vậy vì hiện nay không có ai xin gia nhập vào Đảng Cần Lao hết cả : không có đảng viên mới (từ 1963), không thu niên liễm và cũng không có sinh hoạt nội bộ của đảng…thì bảo rằng “phục sinh cho Đảng Cần Lao” là can tội “vu khống” (chú thích của người viết : yêu cầu các đệ tử của tăng lữ Bình Trị Thiên đưa ra chứng cớ chứng minh rằng Đảng Cần Lao còn sinh hoạt và đảng viên mới vẫn còn gia nhập Đảng)
Trong bài viết có tựa đề TAM TÀI vào năm 1997, tôi kết luận là ông Lâm Lễ Trinh và ông Cao Xuân Vỹ đều là NÔ TÀI, ông Cao Xuân Vỹ đã qua đời vì lý do tuổi tác cách nay khoảng 2-3 năm, còn ông Lâm Lễ Trinh – thua tuổi ông VỸ một chút, nhưng chắc là cũng già yếu lắm rồi, vì lâu nay không thấy ông viết bài đăng báo và cũng không thấy xuất hiện trong lễ giỗ của 2 anh em Tổng Thống Diệm – Cố Vấn Nhu. Năm 2014, vừa mới thấy trên internet 2 nhân vật mới, có liên hệ với Tổng Thống Diệm, có vẻ như là 2 người thay thế cho ông Cao Xuân Vỹ và ông Lâm Lễ Trinh, đó là ông Lê Châu Lộc – cựu sĩ quan tùy viên của Tổng Thống Diệm, và bà Cao Lan Phương – con gái của Cố Đại Tướng Cao Văn Viên. Ý kiến riêng của tôi là ông Lê Châu Lộc là Vũ Tán Đường số thứ tự (n+3) và bà Cao Lan Phương là Vũ Tán Đường số thứ tự (n+4 ) mà thôi [Tôi không biết trước 2 ông Lâm Lễ Trinh và Cao Xuân Vỹ là những ai đã đứng đầu tổ chức Lễ Giỗ Tổng Thống NĐ Diệm và ông Cố Vấn NĐ Nhu vì tôi đến HK vào tháng 10/1989, vì vậy tôi tạm đặt ông Lâm Lễ Trinh là Vũ Tán Đường số thứ tự (n+1) và ông Cao Xuân Vỹ là Vũ Tán Đường số thứ tự (n+2) ] . Hai người mới này cũng không có khả năng và ý chí để có thể đảm trách vai trò LÃNH ĐẠO QUỐC GIA như 2 anh em ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu trong giai đoạn 1945 – 1955 .
Như chúng ta được biết, con chim sẻ chỉ nghĩ được miếng mồi to nhất mà nó thích là những con cào cào (hay châu chấu), trong khi đó con chim đại bàng nghĩ đến con mồi to lớn hơn nhiều. Và chúng ta không thể bắt buộc con chim se sẻ phải luôn nghĩ đến những con mồi lớn như con chim đại bàng thường dòm ngó. Tôi đã đọc nhiều bài viết của nhóm Giao Điểm từ nhiều năm qua cũng như nhiều bài viết của những tay sai của tăng lữ Bình Trị Thiên khích bác Công Giáo và bêu riếu 2 anh em Tổng Thống NĐ Diệm + ông Cố Vấn NĐ Nhu (nếu bài viết trên báo giấy, tôi cắt dán và lưu trữ , nếu trên internet, tôi down load và in ra để làm đối chứng). Tôi sẽ không thảo luận về tính chất thật - giả của tài liệu và cũng không phẩm bình về cái hay – dở của tác giả bài viết, bởi vì tôi đánh giá rằng những tài liệu này có kích thước tương đương như những con cào cào của giống chim sẻ mà thôi.
Tôi điểm qua những vòng hoa của các hội đoàn – đoàn thể đã đem đến lễ đài nhân kỷ niệm LỄ GIỖ TỔNG THỐNG NĐ DIỆM (không thấy nhắc nhở gì đến Ông NĐ NHU – trong khi 2 ông bị giết cùng tại một địa điểm và cùng khoảng thời gian y như nhau), đại khái là những tổ chức hay hội đoàn đã từng nhận những ân huệ to lớn từ chính quyền của Tổng Thống NĐ DIÊM. Điểm thắc mắc của tôi là những người tổ chức và tham dự LỄ GIỖ trong suốt hơn 50 năm qua không hề đưa ra được những ưu việt của anh em Tổng Thống NĐ DIỆM trong giai đoạn 1945 – 1955 , là giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước Việt Nam. Ngược lại, những người ủng hộ Tổng Thống NĐ Diệm chỉ nêu ra những thành tích mà chính phủ Tổng Thống NĐ Diệm đạt được trong thời gian 1955 – 1963 , là những chuyện ai cũng biết .
Tôi không phải sử gia, cũng không phải là chính trị gia, lại càng không phải là nhà văn nhà báo gì cả, nhưng trên diễn đàn internet thỉnh thoảng có góp ý kiến của mình gọi là “bảo vệ quyền tự do suy tưởng và quyền phát biểu ý kiến”, cho nên trong bài viết này tôi sẽ nêu những dữ kiện còn uẩn khuất trong quá khứ để giúp thế hệ tương lai hiểu rõ những “động lực lịch sử” của nước Việt Nam ta, cũng như hiểu rõ và thương cảm cho những nhà LÃNH ĐẠO QUỐC GIA CHÂN CHÍNH như anh em của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. (Xin mạn phép trình bày suy nghĩ của người viết trước khi đi vào chi tiết : mặc dù Tổng Thống Ngô Đình Diệm là nhà “ Lãnh Đạo Quốc Gia “, nhưng “bộ óc điều khiển” guồng máy chính quyền là ông Cố Vấn NĐ Nhu , cho nên các chi tiết tôi sắp nêu ra sau đây, đa phần là nói về Ông NĐ Nhu)
1/ Ưu điểm thứ nhất : Hiểu biết tường tận về chủ nghĩa Cộng Sản và con người Cộng Sản. Chưa bao giờ va chạm với con người Cộng Sản, nhưng ông Ngô Đình Nhu qua nghiên cứu sách vở đã biết ngay bọn Cộng Sản là bọn Tam Vô : Vô Tổ Quốc – Vô Tôn Giáo – Vô Gia Đình. Tôi cũng khẳng định là thời điểm 1945 – 1946, chỉ có một mình ông Ngô Đình Nhu biết mục đích tối hậu của Hồ Chí Minh là “ Nắm Giữ Quyền Lực” chứ chẳng hề quan tâm đến “nền Độc Lập của đất nước” hay “đoàn kết mọi tầng lớp quần chúng để chiến đấu với quân ngoại xâm”. Sự im lặng tuyệt đối của ông Ngô Đình Nhu trong giai đoạn này đã giúp ông tránh khỏi cuộc “đại tàn sát” các trí thức không Cộng Sản do Hồ Chí minh, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng điều khiển. Bọn Cộng Sản đã giết Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi…trong những ngày đầu của bạo loạn, khoác cho những nạn nhân này là Việt Gian theo giặc Pháp nhưng thực chất là phá bỏ những trở ngại trên con đường tiến chiếm quyền lực cho Đảng Cộng Sản. Hiểu được lý do này thì mới hiểu tại sao có biết bao những người biết chữ ở các làng xã bị giết mà vẫn không hiểu tại sao bị giết vì họ đâu có tham gia các đảng phái như Đại Việt QDĐ , Duy Dân QDĐ, Việt Nam QDĐ…gì đâu. Dẫn chứng : nếu muốn đưa một thằng chăn trâu không biết chữ lên làm Chủ Tịch Xã thì phải giết vài ông thầy giáo làng thì dân chúng sẽ không thắc mắc sao không sử dụng người có chữ nghĩa mà lại dùng kẻ mù chữ (khổ nỗi vì nó mù chữ nên Đảng bảo gì cũng phải nghe)
Ông Ngô Đình Diệm cũng được Hồ Chí Minh “mời “ hợp tác trong guồng máy chính quyền mới, nhưng ông từ chối, ông nói “tôi không thể hợp tác với các ông được vì các ông vừa mới giết ông anh của tôi” . Biết là nói lời từ chối là có thể bị giết, nhưng ông Ngô Đình Diệm vẫn cứ nói, đó là sự DŨNG CẢM đáng khen, nhưng tôi cho rằng Hồ chí Minh giam lỏng Ngô Đình Diệm rồi để ông Diệm “đào tẩu” vì ông Diệm không có ý nghĩ sâu sắc có thể ảnh hưởng đến việc chiếm lĩnh quyền lực của y ta. Lúc đó ông Ngô Đình Nhu cũng không ai biết đến “tài nghệ” nên bọn lãnh tụ của Cộng Sản VN để yên. Dẫn chứng : cuộc tàn sát các trí thức không Cộng Sản ở đợt 2 khiến những người như các ông Trương Tử Anh, Lý Đông A, Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Huỳnh Phú Sổ…đều bị giết, nhưng bọn Cộng Sản không đi tìm ông Ngô Đình Nhu.
2/ Ưu điểm thứ hai : Ông Ngô Đình Nhu đã nhìn ra được vấn đề của nước Việt Nam, cho nên ông mới đưa ra được giải pháp (solutions) để giải quyết vấn đề. Xứ ta là một nước nhỏ lại nằm ở vị thế cửa ngõ của Đông Nam Á cho nên sự ảnh hưởng của các đại cường chi phối nước ta là điều không tránh khỏi. Trong khoảng thời điểm 1945 – 1955, không có nhà cách mạng cũng như các chính trị gia của nước ta lại nghĩ đến đại cường Hoa Kỳ - một quốc gia bên kia bờ Thái Bình Dương cách xa nước ta đến 11,000 Km, lại là quốc gia có ảnh hưởng mạnh nhất vào nền độc lập và tồn vong của nước Việt. Trong khi các nhà cách mạng Việt Nam, các lãnh tụ chính trị và đảng phái đều trông cậy vào Trung Hoa Dân Quốc, vào Pháp Quốc và Nhật Bản thì ông Ngô Đình Nhu đã nghĩ đến Hoa Kỳ. Chuyến đi 2 năm sang Hoa Kỳ của ông Ngô Đình Diệm, chắc chắn là 2 anh em đã bàn thảo rất kỹ lưỡng để vận động vào những chính khách nào để mưu tìm sự ủng hộ của chính giới Mỹ cho một chính phủ mà ông Ngô Đình Diệm sẽ tạo lập trong tương lai gần. Ở đây, có sự nhầm lẫn quan trọng của những nhóm Phật tử khi kết án 2 anh em ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu là được Giáo Hội Công Giáo hậu thuẫn để đưa về VN làm Thủ Tướng chính phủ, Hồng Y Spellman của giáo phận New York và một vài Hồng Y của vài giáo phận khác chỉ là những người giới thiệu chứ các vị lãnh đạo các tôn giáo này không mấy ảnh hưởng vào chính giới Hoa Kỳ. Dẫn chứng : vào đầu thập niên 1950, các chính khách Hoa Kỳ có ảnh hưởng vào chính phủ Hoa Kỳ như Thượng Nghị Sĩ William F Knowland, John Kennedy, Mike Mansfield, như Dân Biểu Walter Judd, Chánh Án Tối Cao Pháp Viện Williams O. Douglas. Các vị chính khách này đã qua đời từ lâu, nhưng có một số vị giàu có đã thành lập “thư viện gia đình”, và người ta thấy lá thư viết tay của ông Ngô Đình Nhu gửi cho các vị này nằm trong “private mail box” của một số thư viện tư này (private library).
3/ Ưu điểm thứ ba : Chính nhờ những lá thư viết tay của ông Ngô Đình Nhu gửi cho các chính khách có ảnh hưởng mạnh trong chính giới Hoa Kỳ đã trình bày những giải pháp khả thi, mà chính phủ Eisenhower đã khéo léo và kín đáo đưa ông Ngô Đình Diệm về VN giữ chức Thủ Tướng Chính Phủ vào ngày 25 tháng 6 năm 1954 – đây là thời điểm mà số phận của căn cứ Điện Biên Phủ sắp kết thúc. Tôi gọi là “khéo léo và kín đáo” vì cho đến thời điểm 2014, cũng còn một số người vẫn cho rằng chính phủ Pháp tiến cử hay hoặc vua Bảo Đại chỉ định ông Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng Chính Phủ (sự chỉ định này được coi là một ân huệ của vua Bảo Đại).
Sự ủng hộ và viện trợ của chính phủ Hoa Kỳ cho chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm là một sự đầu tư lớn của chính phủ Hoa Kỳ về mặt ngoại giao, tài chính, kinh tế, quân sự, nhân sự…Và chúng ta được biết tính thực tế của người Mỹ là giao việc lớn cho người biết điều hành công việc chứ không giao việc cho dân chơi (playboy).
4/ Ưu điểm thứ tư : phe tín đồ của tăng lữ Bình Trị Thiên cho rằng vua Bảo Đại bị truất phế là do sự phản bội của ông Ngô Đình Diệm. Bọn tăng lữ “vô tổ quốc” này coi đất nước Việt Nam là tài sản riêng tư của vua Bảo Đại, trong khi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm coi đất nước Việt Nam là tài sản chung của toàn thể công dân Việt Nam, cho nên mọi công dân phải có bổn phận bảo vệ và giữ gìn đất nước. Đất nước sắp lâm nguy, làm vua không ở lại trong nước lo chống đỡ mà lại sang Pháp định cư, lo ăn chơi sai đàn em (Bảy Viễn) vơ vét tài nguyên quốc gia cung phụng cho mình mỗi tháng một triệu tiền Đông Dương (tương dương khoảng 30,000 dollars)…thì đó là một ông vua phản dân hại nước, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm không truất phế đi ,thì nhóm tăng lữ Bình Trị Thiên hãy cho bàn dân thiên hạ biết ông Ngô Đình Diệm phải làm gì cho phải phép ??
Về cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, tôi cho rằng cả 2 ông đã đánh giá thấp khả năng của người Mỹ và không hiểu mục đích của người Mỹ nên đã nhận những kết quả bi thảm :
1/ Khi người Mỹ đề nghị Tổng Thống Diệm cho phép quân đội Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam là họ tính toán kiểu khác : A. Việt Nam có dãy Trường Sơn cho nên Việt Cộng sẽ sử dụng đất Lào và đất Cambodia đem quân vào Việt Nam. B. Quân Đội Hoa Kỳ không thể vượt vĩ tuyến 17 vào tấn công Bắc Việt (mặc dù họ có khả năng), cho nên bài toán của họ không phải là chiếm giữ miền Bắc VN, mà họ sử dụng chiến trường miền Nam là nơi để tiêu diệt nhân lực của Băc Việt.
2/ Tổng Thống Diệm và Cố Vấn Nhu từ chối lời đề nghị này vì cho rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ sẽ làm miền Nam mất chính nghĩa và không thắng Cộng Sản Bắc Việt được. Theo tôi, cả 2 ông không được biết Theory of games của Mỹ nên cho rằng chiến thắng có nghĩa là phải knock out đối phương, trong khi người Mỹ tổ chức tranh tài thể thao thì họ duy trì tương đối đồng đều giữa các đội banh để giữ cho kỹ nghệ giải trí sống vui hái ra tiền. Dẫn chứng : cứ khoảng 2 năm, họ hoán chuyển cỡ 2 hay 3 tuyển thủ giỏi về đội banh hạng chót, để khán giả còn tiếp tục mua vé đi xem thi đấu, nếu một đội quá giỏi đấu với một đội quá dở, thì khán giả sẽ không mua vé đi xem nữa, thì kỹ nghệ giải trí sẽ bị phá sản.
3/ Vì không cho quân đội Mỹ trực tiếp chiến đấu vào VN mà cũng chẳng chịu rời bỏ quyền lực chính trị nên chính phủ Mỹ quyết tâm bứng bỏ 2 anh em Tổng Thống Diệm. Vụ đàn áp Phật Giáo năm 1963 là do Hoa Kỳ dàn dựng , dẫn chứng Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt chỉ vài giờ sau là cả thế giới biết, sau Hòa Thượng Quảng Đức cũng có chừng non một chục vị tự thiêu, nhưng không ai hay biết chi cả. Tôi không nghi ngờ gì chuyện Hòa Thượng Quảng Đức phát tâm cúng dường thân xác để đánh đổ chính quyền Tổng Thống Diệm, nhưng tôi biết chính Hòa Thượng Quảng Đức không hề biết rằng việc làm của ông cũng nằm trong kịch bản của CIA.
4/ Chính phủ Mỹ tổ chức đảo chánh để đánh gục chính quyền của Tổng Thống Diệm, như ông Cabot Lodge đề nghị sẽ kiếm chỗ để sắp xếp cho Tổng Thống Diệm xuất ngoại, nhưng ông không chịu ra đi nên họ đành phải giết ông (điểm này Tổng Thống Diệm cũng ỷ y về ân tình của người Mỹ, cá nhân ông thì không có gì để người Mỹ thù hận, nhưng họ làm business nên họ không thể để ông sống rồi làm hư kế hoạch của họ)
5/ Vì không sống tại Hoa Kỳ nên ông Ngô Đình Nhu không tin rằng quân đội Hoa Kỳ có thể chiến thắng quân đội Bắc Việt, đúng vậy nếu chỉ đánh lớn trong một thời gian ngắn thì không thắng, nhưng 8 năm tính từ 1965 đến khi quân đội Hoa Kỳ về nước năm 1973, hỏa lực phi pháo của Hoa Kỳ đã diệt được khoảng 3 triệu thanh niên miền Bắc . Nếu so sánh dân số Bắc Việt năm 1975 là 25 triệu, thì con số tổn thất 3 triệu sẽ là 12%. Trên võ đài, võ sĩ Hoa Kỳ bỏ cuộc không đấu nữa, võ sĩ Cộng Sản Bắc Việt còn lại trên võ đài được trọng tài tuyên bố thắng cuộc, nhưng kẻ bỏ cuộc ngày hôm sau còn có thể lên võ đài đấu tiếp, trong khi “Bên Thắng Cuộc” là Cộng Sản Bắc Việt phải an dưỡng 20 năm rồi cũng xin Hoa Kỳ viện trợ thì đủ tỏ suy nghĩ của ông Ngô Đình Nhu là chưa sâu sát.
Mãi tới năm 2009, tôi mới được xem một phần quyển sách CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM do ông Ngô Đình Nhu viết, xin ghi lại ý chính của phần ông viết như là một lời nhắn gửi cho các nhà lãnh đạo mai sau :
1.- Muốn đương cự với kẻ thù phương Bắc, cần phải dạy cho toàn dân Ý THỨC QUỐC GIA – DÂN TỘC
2.- Muốn có nhân sự lãnh đạo cuộc đối kháng lâu dài với kẻ thù phương Bắc, toàn dân phải tự mình nâng cao trình độ LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC (dĩ nhiên có sự hướng dẫn và trợ giúp của chính quyền), không nên để vai trò LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC phụ thuộc vào một cá nhân hay một số ít người, bởi vì kẻ thù ngoại xâm (không cứ là kẻ thù phương Bắc) sẽ mua chuộc hay đốn ngã nhóm thiểu số lãnh đạo thì đất nước sẽ không bao giờ ĐỘC LẬP – TỰ CHỦ được.
Có mấy ai trong chúng ta có được nhiệt thành và hiểu biết như ông Ngô Đình Nhu đối với đất nước VIỆT NAM yêu dấu !!!
San José ngày 28 tháng 10 năm 2014
Trần Trung Chính
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử