lịch sử việt nam
Vô Thường
Hoằng Pháp
Lòng tham của con người ôm ấp bám víu mãi mãi vào sự vật:
Chúng ta đã là chúng sinh thì ít nhiều đều có tham vọng. Lòng tham vóng ấy bám víu chặt chẽ vào sự vật mà chúng ta đã cấu tạo, nắm bắt được. Chúng ta chỉ buông thả chúng ra sau khi trút hơi thở cuối cùng. Nói cho đúng, không phải đến phút cuối cùng chúng ta mới chịu buông thả mọi vật; chúng ta vẫn cứ muốn nắm giữ chúng mãi, nhưng chính chúng đã rời bỏ chúng ta mà đi. Chúng ta đã bất lực, không còn đủ hơi sức để mà nắm giữ chúng nữa, đành buông xuôi tay để chúng tuông đi, chớ nếu còn hơi sức, chúng ta vẫn còn muốn nắm lại và giam giữ một cách tuyệt vọng những gì đã nắm được. Suốt đời, chúng ta vận lặp đi lặp lại mãi cái cử chỉ nắm bắt, giữ gìn ấy. Và suốt đời biết bao nhiêu lần chúng ta đã đau khổ, thất vọng, vì mọi sự vật ở đời không bao giờ chìu theo ý muốn của chúng ta mà chịu ở yên một chỗ. Mỗi sự vật đều luôn luôn biến chuyển, đổi thay, nay đây, mai đó, như một anh chàng lãng tử, như một dòng sông, như một đám mây, như một vó ngựa. Thời gian trôi qua như thế nào, thì mọi vật cũng trôi qua thế ấy. Nói theo danh từ nhà Phật, thì sự biến chuyển, đổi thay ấy gọi là luật vô thường.
Định Nghĩa:
Vô thường là thế nào?
Hãy nghe Đức Phật dạy: "Tất cả những gì thế gian đã là biến đổi, hư hoại, đều vô thường“. Vậy thì vô thường nghĩa là không thường, không mãi mãi ở yên trong một trạng thái nhất định; luôn luôn thay đổi hình đổi dạng; đi từ trạng thái hình thành đến biến đi rồi tan rã…Đạo Phật gọi là những giai đoạn thay đổi của một vật là: thành, trụ, hoại, không (hay sanh, trụ, dị, diệt). Như một làn sóng, khi mới nhô lên gọi là thành (hay sanh), khi nhô lên cao nhất thì gọi là trụ, khi hạ dần xuống thì gọi là hoại (hay dị), khi tan rã thì gọi là không (hay diệt). Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ như hạt cát, đến lớn như trăng sao, đều phải tuân theo bốn giai đoạn ấy cả, nên gọi là vô thường.
Để có quan niệm rõ ràng hơn về sự vô thưòng, chúng ta hãy quan sát, suy nghiệm ngay cái thân của chúng ta, cái tâm chúng ta và cái hoàn cảnh chúng ta sống, thì sẽ biết.
Thân Vô Thường:
"Thân tôi mạnh khỏe luôn, trẻ đẹp mãi, và đời tôi là cả một bài thơ…“
Ấy là quan niệm nông nỗi của một số nam mữ thanh-niên, quá yêu chuộng thân thể. Họ sống một cách vô tư, cứ tưởng thân thể họ trẻ mãi, hay nếu có già thì cũng còn lâu lắm, không ngờ rằng nó già, nó chết, từng giây, từng phút. Câu thơ sau đây của người xưa thật đã nói lên được sự thay đổi mau chóng của thân ta :
"Quân bất kiến cao đường minh cảnh bi bạch phát, Triều như thanh ti, mộ như tuyết".
(Anh không thấy cha già soi gương buồn tóc bạc, Sớm còn như tơ xanh, tối đã trắng như tuyết).
Khoa học đã chứng minh rằng, trong thân thể của ta các tế bào thay đổi luôn, và trong mỗi thời kỳ 7 năm, là các tế bào cũ hoàn toàn đổi mới. Sự thay đổi ấy làm cho thân thề chóng lớn, chóng già và chóng chết. Thân năm trước không phải thân năm nay, thân ban mai không phải thân ban chiều, mỗi phút giây trong thân ta đều có sanh và có chết. Sau đây là một câu chuyện rất có ý nghĩa để chứng minh sự vô thường của thân xác :
"Một người bộ hành lỡ đường vào trọ trong một căn nhà bỏ hoang. Đêm ấy, anh ta thấy một con quỷ có bộ tóc xanh, vác một cái thây ma mới chết vào, định xé xác ra ăn. Bổng một con quỷ khác, tóc đỏ, xô cửa bước vào. Hai con tranh nhau cái xác. Bỗng chúng nhìn thấy anh chàng bộ-hành đang nằm run sợ trong góc phòng, chúng vội vã kéo anh ta ra làm trọng tài, hỏi xem trong hai chúng ta ai là kẻ đáng làm chủ cái xác. Anh bộ hành sợ hải quá, nhưng cứ thật tình nói rằng cái xác thuộc về con quỷ tóc xanh vì chính mắt anh ta thấy nó mang xác vào trước. Con quỷ tóc xanh được xác mừng rỡ cám ơn rối rít anh bộ-hành, nhưng con quỷ tóc đỏ mất miếng mồi ngon, tức giận lôi anh ta ra quyết ăn tươi nuốt sống cho hả giận. Nó đè anh ta xuống, dứt một cánh tay bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến…Con quỷ tóc xanh thấy thương tình anh bộ hành và để tỏ lòng tri ân, rứt cánh tay cái xác chết lắp vào cho anh ta. Con quỷ đỏ lại rứt cánh tay kia của anh bộ-hành ăn tiếp, và con quỷ tóc xanh lại chắp tay của xác chết vào cho anh. Cứ như thế, hễ con quỷ tóc đỏ rứt một phần nào trong thân thể anh bộ hành để ăn, thì con quỷ tóc xanh lại lấy một phần của thây ma điền vào cho thân anh ta…Sau khi ăn hết cả thân thể anh bộ hành, con quỷ tóc đỏ chùi miệng đầy máu me, rồi bỏ ra đi. Con quỷ tóc xanh cũng đi theo.
Anh bộ hành bàng hoàng như vừa tỉnh một cơn ác mộng và cứ phân vân tự hỏi: không biết cái thân hiện tại anh đang mang đó là của anh hay của ai ?"
Câu chuyện trên chứng minh cho chúng ta thấy từ khi sanh cho đến khi chết, thân ta không biết bao lần thay đổi; và cái xác khi người ta đặt vào quan tài, thật không còn gì giống với cái thân khi mới sơ sinh.
Dòng nước hôm qua của con sông Đồng-nai chẳng hạn, ngó bề ngoài thì không khác gì dòng nước hôm nay, nhưng nước hôm qua, bây giờ có lẽ đã hòa với nước mặn ở ngoài đại-dương và nước hôm nay chính là nước khác ở nguồn mới chảy vể đây. Thân người cũng vậy, „hằng chuyển như bộc lưu„ (chảy luôn như nước lũ).
Nhưng khổ thay, có phải nó thay một cách này để đổi lấy một cái khác, giống y như cái trước đâu ! Một tế bào này mất đi, một tế bào khác thế lại, nhưng tế-bào trước trẻ hơn tế-bào sau, tế-bào sau già hơn tế-bào vừa được kế tiếp…Và cứ như thế mà thân người đi từ trẻ đến già, từ sống đến chết.
Đức Phật lúc còn là một thái tử đã than với Bà Da-Du trong cung vua, khi nghĩ cái vô thường của thân người.
"…Chúng ta sẽ già yếu và xấu xa. Thời gian sẽ phủ lên đầu chúng ta những lớp tro bạc. Ôi ! mắt trong của em rồi sẽ mờ đục ! Môi đỏ của em rồi sẽ úa mầu ! Ta nghe trong ta, trong em và trong cả mọi người mỗi ngày mỗi đổ vỡ, dưới sức tàn phá của thời gian, tất cả những gì quý báu của đời người…"chúng ta ôm giữ một cách tuyệt vọng, những bảo vật ở trong ta, như ôm giữ một cái bóng như nắm bắt một làn hương !
Trí tuệ tuệ thay! Con người cao sang và đang trẻ đẹp, bên cạnh lại có vợ hiền sớm hôm hạ, thế mà vẫn đủ sáng suốt, để nhìn thấy luật vô thường, đập tan cái gì gọi cao sang, tươi đẹp của đời người ! Những lời thống thiết ấy, chẳng những đã cảnh tỉnh công chúa Da-Du, mà còn đánh thức những ai đang say đắm trong cảnh giả tạm: Sanh, già, bịnh, chết, là hiện than của luật vô thường. Có thân thì phải chịu công-lệ sanh, già, bịnh, chết ; không thể tồn tại mãi được. Đức Lão-tử cũng đã nhận thấy thân là nguồn tội lỗi, là gốc khổ đau, nên đã thốt ra câu :
“Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân,
Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu“.
(Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân,
Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?)
Thân là vô thường thế mà lắm người vì muốn trau giồi, bồi bổ, cung phụng xác thân đến nỗi gây bao tội ác gớm ghê ! Vì muốn được thích khẩu, bổ thân, mà lắm người đành tay giết hại những con vật yếu hèn và hành hình những con vật vô tội trước khi chết một cách rung rợn. Đọc lịch sử, nghe Tần Thủy-Hoàng ăn óc khỉ sống, ta đã cảm thông cảm được nỗi đau đớn của những con vật bị giết, thế mà người dự tiệc vẫn vui cười sung sướng, không có đoái hoài đến tiếng rên siết, kêu la, vùng vẫy của chúng, thì thật là độc ác đến chừng nào ! Lòng trắc ẩn của người ở đâu ? Hỡi ôi ! Hung ác và thâm hiểm thay, long dạ của con người !
Vì tham lam làm vẩn đục, tối tăm lương tri, nên con người không thấy rõ được lý vô-thường của thân-xác và mới nỡ tâm làm điều tàn ác như thế !
Tâm Vô Thường :
Thân đã vô thường, nhưng tâm-niệm có thường không ?
Tâm niệm cũng âm thầm rời đổi, lại có phần mau lẹ và vi tế hơn, nếu chúng ta không nhìn sâu vào ắt khó mà thấy được.
Tâm niệm của chúng ta thay đổi trong từng phút giây, theo với ngoại cảnh : chúng ta buồn đó rồi vui đó, thương đó rồi giận đó. Phút trước ta nhớ chuyện này, phút sau ta nghĩ chuyện khác. Hôm qua ta tinh tiến tu-hành, hôm nay ta đã ưu phiền thối chuyển. Thật đúng như đúc Phật đã nói :
“Tâm người như vượn chuyển cây,
Như ngựa rông nơi đồng nội…”
Tâm-niệm ta sanh diệt trong từng sát na ; và chính vì nó sinh diệt mau lẹ như thế, nên ta có cảm tưởng như nó không thay đổi gì cả. ôiốvới một đứa trẻ con, nếu chúng ta bảo rằng những hình ảnh cử động in như thật trên màn bạc, là do sự tiếp nối của những tấm phim, ảnh hiện lên rồi biến t, để nhường chỗ cho những tấmn ảnh khác, trước ngọn đèn chiếu…Nếu ta bảo như thế với đứa bé : chắc nó không tin, vì nó chưa hiểu được cái công dụng của tốc lực. Cũng như thế đó, tâm ta được cấu tạo bởi từng niệm sanh diệt, nhưng vì chúng ta không nhận được sự biến chuyển mau lẹ của nó, nên ta cứ tưởng là nó đơn thuần vá bất biến. Cái ta phút trước đâu phải là cái ta phút này. Và cái ta phút đâu phải là cái ta phút sau. Vậy cái ta nào là cái ta thật ? Cái ta phút trước ? Cái ta phút này hay cái ta phút sau ? Một nhà thi sĩ đã hỏi một câu ngớ ngẩn nhưng nghĩ kỹ thật là vô cùng sâu sắc :
“ Ai bảo giùm : ta có ta không ?”
Cái ta (hay cái tâm cũng thế) vô thường tạm bợ, giả tạo như thế, thế mà người đời cứ cho nó là trung tâm điểm của vũ trụ, bám víu vào nó, nhân danh nó để tham lam, vơ vét tài sản, danh lợi ở chung quanh, và dù có dẫm đạp lên hạnh phúc kẻ khác, gây bao thương cho người đồng loại, cũng mặc ! Thật là mê mờ lắm thay !
Hoàn Cảnh Vô Thường :
Như trên chúng ta đã thấy luật vô thường ở khắp mọi nơi, chẳng những thân, tâm là vô thường, mà hoàn cảnh, sơn hà đại địa cũng vô thường nữa.
Sách thường có câu : “Thương hải, tang điền” (Bãi biển, nương dâu)
Câu ấy mới nghe như là một hình ảnh bóng bẩy về văn chương, nhưng thật ra, đó là một nhận xét rất đúng trong thực tế. Chúng ta thường lầm tưởng chỉ có sinh vật là biến đổi và mau già chết, chứ những vật lớn lao như song núi đất cát thì muôn đời vẫn ở yên một chỗ. Nhưng chúng ta đã lầm, sông núi cũng có cái già cái trẻ; đất cát cũng có khoi lỡ, khi bồi. Không có vật gì gọi là vĩnh viễn tồn tại. Tục ngữ ta có rất nhiều câu nói lên được sự vô thường của sự vật một cách rất thâm thúy như : “Vật đổi sao dời“… hay : “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời“.
Thật thế, một đời của chúng ta chứng kiến bao sự thăng trầm lên voi xuống chó. Giàu nghèo sang hèn tiếp tục diễn ra trước mắt chúng ta như một bức tranh vân-cẩu, như một khúc phim trong rạp chiếu bóng. Bao nhiêu người, trước đây, nào dinh thự nguy nga, ruộng vườn cò bay thẳng cánh, thế mà sau một cơn binh lửa, sự nghiệp bỗng tan tành mây khói ! Bao nhiêu người quyền cao chức trọng hống hách nghinh ngang, thế mà một phút sa-cơ thất-thế, bỗng trở thành những kẻ tha hương cầu thực hay vướng cảnh tù đày !
Sự vô thường đã sờ sờ trước mắt, thế mà có biết bao người vẫn chưa tỉnh ngộ, cứ đeo đuổi bám víu vào những cái hào nhoáng nhất thời ấy. Kẻ bán tước, người mua quan, kẻ tham danh, người tham lợi…gây biết bao trò cười cho khách bàng quan, và bày ra lắm cảnh nhọc nhằn cho người trong cuộc.
Thuở xưa, có một ông vua, sau khi đi dạo khắp phố phường thấy nhân gian giàu có sung túc, mới sanh lòng tham-lam, muốn sung công bớt tài-sản của họ để bỏ vào kho. Nhà vua liền ra lịnh ai có của cải phải đem nạp cho triều đình.
Lịnh truyền ra, nhà nhà đều công phẩn, nhưng biết kêu ca với ai bây giờ ? Trong lúc ấy, có một người lái buôn, muốn thức tỉnh nhà vua, nên đánh bạo đem hết tài sản về kinh đô, đến giữa trào, dâng lên vua và tâu rằng :
“Hạ thần xin dâng hết tài sản cho triều đình”.
Vua ngạc nhiên phán hỏi : “Ta chỉ thâu một phần thi, sao người lại dâng hết cả như thế ?”
Tâu vì hạ thần nghĩ của này không phải của hạ thần mà là của 5 nhà : nước trôi, lửa cháy, giặc cướp, sung công và vợ con phá tán. Hạ thần dù cố sức giữ gìn thế nào đi nữa, cũng không khỏi bị một trong 5 nhà ấy chiếm đoạt. Vì thế hạ thần xin dâng hết, không giữ làm gì, để về sau khỏi khổ sở vì nó. Mong Hoàng-thượng nhận hết cho, hạ thần rất cảm tạ ân sâu ấy“.
Sau khi nghe lời tâu của người lái buôn, nhà vua ngẫm nghĩ hồi lâu, chợt tỉnh ngộ cả thẹn và thầm bảo : người này dạy khôn cho ta. Giang sơn gấm vóc cẩm tú của ta, ta có giữ gìn được lâu dài không ? hay sẽ bị 5 nhà mà người lái buôn vừa nói, đoạt mất ? Giang sơn còn chưa chắc giữ được, huống hồ tài sản nhân dân ! Người này là ân nhân của ta, nếu không có người đem ánh sáng thức tỉnh ta, thì ta sẽ làm một việc rất tàn ác.
Suy nghĩ xong, vua bèn hạ lịnh ngưng sung công, lại còn xuất tiền phát cho dân nghèo. Thật là một mẩu chuyện quý báu để thức tỉnh những ai còn chìm đám trong vòng danh lợi, đang gây đau khổ cho mình và những người chung quanh vì chưa nhận diện lẽ vô thường của hoàn cảnh.
Quyết Nghi:
Có người nghĩ rằng đạo Phật nói vô thường phải chăng vô tỉnh gieo vào lòng mọi người những quan niệm chán đời thối chí ? Vì sự vật đã vô thường thì không nên làm gì cả, siêng năng hoạt động kinh doanh sự nghiệp rồi cũng không đi đến đâu cả. Tro bụi, người sẽ trở thành tro bụi hay sao ?
Xin đáp : "Vô thường của đạo Phật là một phương pháp chỉ rõ mặt trái của cuộc đời, để bài trừ những sự mê lầm ngăn chận người chạy theo vật dục, nó chưa phải là thuyết tuyệt đối.
Đức Phật cũng như vị lương y tùy theo chứng bịnh mà cho thuộc. Với bịnh "chấp thường còn không mất", thì dùng phương thuốc vô thường để đối trị, khi lành bịnh thì Phật lại cho thứ thuốc bổ khác quí báu hơn là "thuyết chân thường bất biến". Theo kinh Lăng Nghiêm, ngài A Nan cũng lầm như chúng ta cho nên đức Phật bảo Ngài La Hầu La đánh chuông để chỉ bày cho Ngài A-Nan phân biệt cái "Biến đổi tiêu-diệt" và cái "Thường còn không thay đổi". Khi tiếng chuông do Ngài La-Hầu-La đánh ngân lên, đức Phật hỏi Ngài A-Nan có nghe không ?
Ngài A-Nan đáp : "Bạch Thế-Tôn nghe"
Khi tiếng chuông dứt, Phật lại hỏi : "A-Nan có nghe chăng ?".
Ngài A-Nan đáp : "Bạch Thế-Tôn, không còn nghe nữa. Đức Phật lại bảo Ngài La-Hầu-La đánh tiếng chuông thứ hai, rồi Phật cũng lại hỏi như lần trước, và Ngài A-Nan cũng đáp là có nghe.
Đức Phật quở : "A-Nan, sao ông trả lời lẩn quẩn như thế ?".
Ngài A-Nan ngạc nhiên đáp : "Chẳng những một mình con mà mọi người ai cũng thừa nhận có tiếng thì có nghe, dứt tiếng thì không còn nghe".
Đức Phật gạn lại: "Ông và mọi người đều cho là có tiếng là có nghe, dứt tiếng thì không còn nghe nữa; thế là "tánh nghe" theo tiếng mà mất, thì đáng lẽ không bao giờ nghe nữa. Tại sao lúc tiếng thứ hai ngân lên, lại còn nghe nữa ? Nếu được nghe tiếng thứ hai, thì nhất định biết không phải là tiếng dứt mà không nghe. Tiếng có lúc còn lúc mất, "tánh nghe" vẫn thường không dời đổi. Vả lại nếu tiếng dứt rồi mà tánh nghe không còn, thì cái gì biết được sự không nghe ấy ? ".
Cho biết Phật dạy "vô thường" để đối trị chấp thường còn của chúng sanh. Đến khi chúng sanh đã hiểu lẽ vô-thường, thì Phật lại chỉ bày lẽ chân-thường bất-biến.
Kết-Luận :
Vô thường là một định luật chi phối tất cả sự vật từ thân, tâm cho đến mọi hoàn cảnh. Hiểu lý vô thường, chúng ta đã có một phương thuốc thần diệu để trừ bịnh tham ái mê mờ. Chúng ta đã đau khổ vì màu sắc tốt xấu, vì tiếng dở hay, vì mùi vị ngọt bùi cay đắng, vì vật thích thân, vừa ý. Nay chúng ta uống thuốc "giáo lý vô thường" để trừ bịnh tham ái và tiến tới sự an tịnh của tâm-hồn.
Biết được vô thường, con người dễ giữ được bình tĩnh thản nhiên trước cảnh đổi thay bất ngờ và có thể lạnh lùng trước cảnh ân ái chia ly. Biết vô thường, con người dám hy sinh tài sản, sanh mạng để làm việc nghĩa. Biết vô thường con người mới chán ngán với những thú vui tạm bợ, giả trá, và sáng suốt đi tìm những cái vui chân thật, thường còn. Vì thật ra, cái vui chân thật thường còn, cái tánh chân thường vẫn có, nhưng nó nằm bên trong cái lớp giả dối tạm bợ, vô thường của cõi đời này, nên chúng ta không thể thấy được. Khi chúng ta đã cương quyết gạt bỏ cái vỏ giả dối ấy, thì tất nhiên cái giá trị chân thật, cái hạnh phúc chân chính, cái Phật tánh sáng suốt, chắc thật muôn đời sẽ hiện ra.
Hoằng Pháp.
***
Phim "Cho Đi" Làm Hằng Triệu Người Chảy Nước Mắt
Dài chỉ có ba phút, mà Phim "Giving'' (Cho Đi) làm hằng triệu người chảy nước mắt. ''Đoạn phim'' ấy do Công Ty Viễn Thông TrueMoveH, Thái Lan, sản xuất. Sau một tuần, tức vào ngày 11.9.2013, phim được năm triệu người xem.
Chuyện phim:
Cậu bé nọ ăn cắp chai thuốc trị bệnh. Bà chủ tiệm giựt lại chai thuốc và chửi mắng cậu ta xối xả. Có người đàn ông, là chủ quán ăn, động lòng thương, liền chạy ra, hỏi cậu để biết rõ sự việc. Khi hay rằng cậu bé ăn cắp chai thuốc vì mẹ của cậu đang bệnh nặng, ông chủ quán ăn liền trả tiền cho bà chủ tiệm thuốc, rồi tặng cậu bé chai thuốc ấy và còn bảo con gái của ông mang cho cậu bé ít thức ăn.
Ba mươi năm sau, người-đàn-ông-tốt-bụng-xưa-kia vẫn còn là chủ quán ăn cùng cô con gái đã lớn. Ngày nọ, ông bị đột quỵ và phải nhập viện. Muốn chạy chữa thì ông ta phải trả số tiền quá lớn! Cô con gái tính đến chuyện bán quán ăn...
Nào ai ngờ rằng ''cậu-bé-ăn-trộm-năm-xưa'' giờ là bác sỹ tình cờ tiếp nhận bệnh nhân là ân nhân của mình.
Với lòng biết ơn, ''ông-bác-sỹ-chịu-ơn'' quyết tâm chữa trị cho ân nhân, mà không để ông ta phải trả tiền bởi vì "Viện-phí-của-người-đàn-ông-ngày-hôm-nay đã được trả trước cách đây ba mươi năm!!!"
(Phan văn Phước sưu tầm.)
Mời xem phim ở đây:
***
Góp ý:
Tui hổng có xem phim
Chỉ xem lời tóm tắt câu chuyện
Và lời giới khuyên của Trúc Lâm
Tui thì nghĩ như vầy:
Trong thời buổi tranh đấu chống cọng sản gay go hôm nay
Cần phân biệt rạch ròi 2 vấn đề:
1/ Vấn đề chống cọng sản: Giữ vững lập trường cương quyết không khoan nhượng
2/ Giữa người và người, đặc biệt với anh em người Việt Quốc gia với nhau: Chẳng những khoan hòa mà nếu có thể được còn hí hước khoèo nhau chút đỉnh cho dzui cửa, dzui nhà
" Sáng danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người Thiện Tâm "
Nguyễn Nhơn
***
Phim đăng trên trang Quân Sử Việt Nam, chỉ trong hai ngày đã thu hút đến 604 lượt người đến xem. Xin mời tiếp tay phổ biến phim này đến nhiều người nữa.
http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-86_4-5071_15-2/
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử