lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online

Xiển-Dưong Chánh Tín_Bài Trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Tư-Tưởng Nhân-Bản Trong Khổng-Học 

Nguyễn-đăng-Thục

Chủ-nghĩa Nhân-Bản hay Nhân-văn trong tư-tưởng-giới Âu-Tây theo ý-nghĩa thông-thường là phàm lấy sự vật của nhân-gian thế-tục làm trung-tâm mà coi tín-ngưỡng của tôn-giáo như là phụ-thuộc. Bởi vì chủ-nghĩa này bội-phát ở thời-đại phục-hưng văn-nghệ bên Pháp, các học-giả thời ấy có khuynh-hướng bài-bác thuyết Giáo-hội vạn-năng, mà quay lại cổ-võ tinh-thần tự-do nghiên-cứu, lấy nhân-sự làm trọng, chủ-trương thái-độ lạc-quan, hết sức tán-dương tư-tưởng Hy-Lạp và La-Mã. Đấy gọi là phái Nhân-văn (Humaniste ). Kịp đến đầu thế-kỷ XIX có sự phản-động lại của chủ-nghĩa Xã-hội theo Saint Simon bèn tuyên-bố giá-trị của văn-học nghệ-thuật không nên thiên-trọng lý-tính qua đáng mà phải kiêm-trọng tình-cảm nữa. Đấy lại là tư-tưởng Tân-nhân-văn. Gần đây lại có tư-trào Nhân-sinh triết-học, hoặc là Thực-dụng chủ-nghĩa (Pragmatisme), hoặc là Nhân-cách chủ-nghĩa (Personnalisme), hoặc là Tồn-tại chủ-nghĩa (Existentialisme). Tuy lập thuyết rất nhiều, xong không ngoài tính-cách phản-đối chủ-trương duy-lý trừu-tượng mà trở về nhân-sự cụ-thể, sinh-hoạt trong thực-tế. Vậy tư-tưởng Nhân-Bản có khuynh-hướng lấy người làm gốc, quan-sát sự-vật hay giải-quyết nhân-sinh, đều lấy nhân-sự làm trung-tâm, đứng ở quan-điểm người tương-quan với vũ-trụ và người tương-quan với người, con người đầy đủ, con người toàn-thể muốn hiểu biết và có yêu ghét, nghĩa là con người có sinh-hoạt thật sự trong các cảnh-giới thực-tế lịch-sử xã-hội, chứ không phải con người trừu-tượng của lý-niệm như E. Bréhier trong Học-Viện Pháp mới viết : " ... l'objet propre de la philosophies ce n'est maintenant ni la nature ni l'esprit mais l'homme dans sa réalité concrète, qui réunit l'une et l'autre : đề-tài chính của triết-học bây giờ không phải là tự-nhiên hay tinh-thần mà là người ở trong thực-tại cụ-thể nó tổng-hợp cả hai giới ."

Nay thử xem ở Khổng-Nho, trong tư-tưởng truyền-thống của dân-tộc Trung-Hoa và Việt-Nam có tiếng là thực-tiễn, người ta đã quan-niệm vấn-đề Nhân-Bản như thế nào :

Ở thế-giới người ta hiểu Khổng-học là cái học thực-tiễn, Khổng-Phu-Tử là một nhà Luân-lý-học chứ không phải Triết-học .

" Confucius n'est pas un philosophe. C'est un moraliste érudit doublé d'un ‛ honnête homme ’ au sens où le XVIII ème siècle français entendait ce mot ". _ ( Henri Bernard _ Maitre _ Sagesse chinoise et Philosophie chrétienne ). Nghĩa là : " Khổng-Tử không phải là một triết-gia. Đấy là một nhà luân-lý, bác-học, kiêm một ‛ người quân-tử ’ theo nghĩa mà ở thế-kỷ XVIII bên Pháp người ta hiểu nghĩa chữ ‛ quân-tử ’ ".

Thật vậy, Khổng-Tử là một nhà luân-lý thực-hiện. Chính tính-cách thực-hiện ấy nó làm cho Khổng-học còn có giá-trị khả-quan trong các chủ-trương triết-lý nhân-sinh ngày nay. Bởi vì triết-lý nhân-sinh là những thái-độ sinh-hoạt, mà thái-độ thì thiên-hình vạn-trạng không thể đem lý-niệm ( concept logique ) mà hệ-thống-hóa một cách hoàn-toàn, cho nên nó không phải là triết-học theo nghĩa triết-học của Âu-Tây cận-đại, là một hệ-thống trí-thức. Vậy nếu có thể nói :

" Moraliste ( luân-lý ) + Honnête homme ( người quân-tử ) = thái-độ có ý-thức về cuộc đời ", thì Khổng-học là một triết-lý nhân-sinh ! Triết-lý nhân-sinh ấy là một chủ-nghĩa Nhân-Bản .
Là Một Chủ - Nghĩa Nhân - Bản ._

Trước hết Khổng-Tử muốn lôi tư-tưởng của nhân-loại xuống vấn-đề nhân-sinh hành-vi, không cho nó vỗ cánh tuyệt-vời trên mấy từng mây trừu-tượng. Cho nên Ngài đã tỏ một tinh-thần thực-tiễn đến nỗi có đệ-tử hỏi về lẽ sồng, chết là vấn-đề mà người đời ai đã bắt đầu suy nghĩ đều phải thắc-mắc. Ngài vội gạt vấn-đề ấy khỏi ý-nghĩ cho rằng : " Vị tri sinh, yên tri tử" ( Sống còn chưa biết sống như thế nào cho cuộc đời có ý-nghĩa, thì còn biết sao được ý-nghĩa của sự chết.) Và " Vị năng sự nhân, yên năng sự quỉ " ( Chưa có thể phụng-sự được người hiện-tại, gần từ bố, mẹ, anh, em, vợ, con, xa đến dân-tộc, nhân-loại, thì làm sao phụng-sự được quỉ-thần thuộc về quá-khứ với vị-lai không bờ bến .) ( )

Như thế đủ thấy tính-cách thực-tiễn trong tư-tưởng Nhân-Bản của Khổng -- lấy nhân-sự làm trung-tâm, và hơn nữa tất cả quan-niệm vũ-trụ nhân-sinh, chân-lý và công-lý đều bám chặt vào cái nền móng sâu dầy bền vững là con người nhân-quần xã-hội, lấy đạo nhân làm nêu đích, người làm mực-thước cho tư-duy và hành-động : " Nhân giả, nhân dã " ( Đạo nhân là người vậy ). Và Khổng-Tử khuyên người ta khi tìm lý-tưởng tiêu-chuẩn cho đời theo thì không nên xa lià với người đời .

" Đạo bất viễn nhân, nhân chi vi đạo nhi viễn nhân bất khả dĩ vi đạo" ( ) ( Đạo-lý không xa người, đạo-lý của người ta mà xa với người thì không thể coi là đạo-lý chân thật ). Đạo không xa người tức là không chuyên-chú xét cứu tự-nhiên đến quên cả mình còn là một người sống trong nhân-quần xã-hội. Đấy là cái triết-lý của lẽ phải thông-thường của đạo Trung-Dung lấy lý trung-hòa trong trời đất làm cứu-cánh. Khổng-Tử nói : " Hưng ư thi, lập ư lễ, thành ư nhạc " ( ) ( Nuôi tình-cảm ở người ta bằng thơ vì thơ là do súc-động vào tâm-hồn mà ra, uốn nắn vào mực-thước để hướng-dẫn bằng lễ, vì lễ là lý, phép-tắc kỷ-luật tự ngoài vào, và thành-tựu nhân-cách bằng âm-nhạc, vì nó biểu-thị cho sự quân-bình, lý hòa-điệu trong nhân-quần xã-hội và trong vũ-trụ tự-nhiên. Công-lý với chân-lý đồng-nhất tính. Xem như thế thì chủ-nghĩa nhân-bản của Khổng bắt đầu từ bước rất thấp : " Quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ, cập kỳ chí dã sát hồ thiên địa " ( ) ( Đạo quân tử bắt đầu mối từ tình vợ chồng đối sử với nhau, nhưng đến tột bậc của nó thì rõ rệt cả trong trời đất .)

Vậy tư-tưởng nhân-bản của Khổng, nếu có tính-cách thực-tiễn là thực-tiễn vì phương-pháp-luận, cũng như Descartes lấy hoài-nghi làm phương-pháp-luận, chứ Descartes chưa từng đi đến hoài-nghi và Khổng-Tử cũng không đi đến thực-tiễn là hết. Lin-Yutang mới đây phê-bình chủ-nghĩa Trung-Dung của Khổng có viết : " Tác-dụng của thuyết Trung-Dung có thể chứng-minh ở tất cả phạm-vi sinh-hoạt và trí-thức. Lấy lý mà nói thì người ta sẽ không lấy vợ, lấy chồng, nhưng ở thực-tế thì mọi người đều kết-hôn, cho nên Khổng-học chủ-trương đạo vợ chồng. Lấy lý mà nói thì người ta phải bình-đẳng, nhưng thực-tế mà xét thì người ta không có như thế, cho nên Khổng-học dạy về quyền-pháp và phục-tòng. Lấy lý mà nói thì nền ông, nền bà không khác nhau, cho nên Khổng-học dạy về sự phân-biệt nam, nữ. Một triết-gia là Mặc-Tử dạy lẽ kiêm-ái, một triết-gia khác Dương-Chu dạy lẽ duy-ngã, và Mạnh-Tử bài bác cả hai, chỉ trả lời gọn : ‛ Hãy yêu lấy cha mẹ mình ’. Đấy là một điều rất cảm-khích. Có một triết-gia tin phải diệt dục, một triết-gia khác tin phóng-túng tự-nhiên, nhưng Tử-Tư khuyên nên điều-độ trong mọi sự ."

Cái luân-lý điều-độ ấy, tính-cách Nhân-Bản phổ-biến của nó vì nó gần với khuynh-hướng tự-nhiên của các tầng-lớp xã-hội cho nên nó đã trở nên tư-tưởng chính-thống của thời-đại và biến thành một tôn-giáo của lẽ phải thông thường, đứng ở giữa tinh-thần siêu-hình và tinh-thần ma-thuật, một tôn-giáo không có thần-thoại của tầng lớp trí-thức, một triết-học của lẽ phải phổ-thông bình-dân. Xong tính-cách thực-tiễn của hệ-thống Khổng-học không khỏi làm cho những tinh-thần lỗi-lạc, tuy hiếm, nhưng vẫn có và tiêu-biểu cho một loại tinh-thần có ý-thức mạnh mẽ về bản-ngã thâm- thúy của nhân-loại, ở Trung-Hoa như Tô-Tuân, Tô-Thức, ở Việt-Nam như Cao-Bá-Quát, Nguyễn-Công-Trứ, đều cảm thấy sự ngạt thở vì không-khí chật hẹp của xã-hội mà thảng-hoặc có lúc thốt ra những hoài-bão tâm-linh siêu-thoát ngoại-vật tự-do :
" Cái thân ngoại vật là tiên trên đời ." _ ( Ôn Như )

Tuy nhiên xét kỹ thì triết-lý " quan điểm " của Tô-Đông-Pha hay triết-lý " hành động " của Nguyễn-Công-Trứ không thể bảo rằng không thuộc vào hệ-thống tư-tưởng của Khổng được. Sở dĩ cái tinh-thần ấy đã bị giai-cấp trí-thức Nho, tuy tán dương, nhưng không giám bênh-vực, không phải tư-tưởng của Tô hay của Nguyễn đã trái-nghịch với đạo Trung-dung. Cũng vẫn là cái triết-lý Trung-dung, nhưng chỉ vì họ Nguyễn ở Việt-Nam và họ Tô ở Trung-Hoa đã thực-hiện trên cơ sở căn-bản của nó là Vũ-trũ-quan Dịch, còn đa số chỉ coi đạo Trung-dung như là một giáo-lý. Coi như giáo-lý thì ý-nghĩa Trung-dung có vẻ thực-tiễn thiển-cận của một phương-pháp tĩnh-quan, chuyên lợi-dụng thời-cơ, a dua quyền thế, đứng trước vấn-đề sử-thế tiếp-vật không có lập-trường của mình, thành thử lúc nào cũng hợp thời mà vừa lòng tất cả mọi người. Vì Trung-dung là " chấp kỳ lưỡng đoan, dụng kỳ trung ". Giữa hai thái-độ cực-đoan, dùng thái-độ ở giữa. Lấy công-thức toán-học hợp-lý và tĩnh để diễn-tả thì ( + ) + ( – ) = 0, như thế là không có thái-độ gì hết, và cũng không có trách-nhiệm vậy. Song nếu Trung-dung đi đôi với định-luật Dịch, là biến-dịch và giao-dịch chủ-thể và khách-thể hỗ-tương ảnh-hưởng mà thay-đổi, ngoại-giới với nội-giới mật-thiết tương-quan trên quá-trình tiến tới không ngừng, thì chúng ta thấy ý-nghĩa " Trung-dung " là một thái-độ luôn luôn đổi mới và thế quân-bình cần-thiết trên lịch-trình sinh-hoạt ở xã-hội và thiên-nhiên là một thế quân-bình tạm thời luôn luôn dựng lên và luôn luôn đổ xuống. Vì người ta có thích-ứng được với hoàn-cảnh thì mới tồn-tại : " Hợp ngoại nội chi đạo dã, cố thời thố chi nghi dã " ( )

( Hợp với cái đạo-lý gồm cả ngoại-vật lẫn nội-tâm, chủ-quan khách-quan bổ-túc, cho nên lúc nào thi-thố cũng thích-ứng vậy.) Đấy là thái-độ nhập-điệu của nghệ-thuật, không còn học nghề nữa mà là đã thành, đã đạt, tự-do của hành-động " Tòng tâm sở dục bất du củ " ( Tùy theo với ý muốn trong lòng mà hành-động không ra ngoài mực-thước của nhân-sinh và vũ-trụ tự-nhiên ). Đấy là thái-độ của một nhạc-sĩ đã đồng-nhất với âm-điệu, của một họa-sĩ đã đồng-nhất với mầu sắc, của một nghệ-sĩ đã làm chủ được nghệ-thuật, và đấy là thế quân-bình động của người hành-động vậy .

Có như thế đạo Trung-dung then chốt của Khổng-học mới không cố-chấp mà lại rộng rãi và thiết-thực linh-động, phản-chiếu được vận-động dịch của thực-tại là nguồn sống sinh sinh hóa hóa. Và tuy đấy là chủ-nghĩa nhân-bản phổ-biến của xã-hội nông-nghiệp, tiếng nói của văn-hóa đồng ruộng, rừng xanh, nhưng vì dịch biến là định-luật của thực-thể " Sát hồ thiên địa " ( ) và " ý thành " là tôn-chỉ của hành-động tốt, xấu, thiện, ác, cho nên dù xã-hội có tiến-hóa, kỹ-thuật có canh-tân, cách-thức sản-xuất có thay đổi, con đường hạnh-phúc của nhân-loại vẫn là phải tìm thế quân-bình của thời-đại, quân-bình giữa nội-tâm với ngoại-vật, giữa cá-nhân với đoàn-thể, giữa xã-hội với vũ-trụ thiên-nhiên. Hơn nữa chúng ta hàng ngày còn luôn luôn phải thực-hiện thế quân-bình ở ngay chính bản thân nội-tại của chúng ta thì mới mong bảo-vệ được sự sống bình-thường, nếu chẳng phải là hạnh-phúc của sự sống. Bởi vì từ lúc " mang tiếng khóc ban đầu mà ra " cho đến khi trưởng-thành, cái Ta sinh-lý và tâm-lý đã bày ra một cảnh tang thương, một trường thế-tục tranh-đấu, nào tiếng gọi của trí-thức, nào tiếng gọi của tình-cảm mà ý-chí ở giữa nỗ-lực điều-quân để cố duy-trì nhất-tính của bản-ngã khỏi bị lối kéo tan lìa. Do đấy mà Trung-dung còn có ý-nghĩa là quân-bình ở con người tâm-lý về ba phương-diện trí, tình và ý, thống-nhất vào một cái tính duy-tinh, duy-nhất như tấm kính tam-giác : Tri, Nhân, Dũng ( )

" Tri giả bất hoặc, nhân giả bất ưu, dũng giả bất cụ " ( Biết thì hết nghi-ngờ, nhân-đức thì không lo lắng, dũng-cảm thì không sợ hãi ) ( )

Được như thế con người mới hoàn-bị, mới quân-bình. Quân-bình là mục-tiêu tiến tới, là tiêu-chuẩn cho chân-lý và công-lý, là dấu-hiệu của hạnh-phúc .

" Thiên hạ sự thế nhi dĩ hỹ " ( Các biến-cố trong thế-giới chỉ là tình-thế quân-bình mà thôi vậy ! ) ( )

Quân-bình ở tâm-hồn cá-nhân, quân-bình ở xã-hội nhân-loại, quân-bình ở vũ-trụ tự-nhiên, trong cái " Chì trung hòa đại đồng bất dịch.

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site