lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online

Xiển-Dưong Chánh Tín_Bài Trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Truyền Thống Tam Giáo Thiền Việt Nam Tự Giác Đến Thiền

Nguyễn-đăng-Thục

Như lời Thông-Biện đã trình-bày, Hoàng-Thái-Hậu Phù-Thánh Cảm-Linh-Nhân, ngày 15 tháng 2 năm BínhTý niên-hiệu Hội-Phong thứ 5 ( 1096 ) tại Chùa Phổ-Minh ( Bắc-Ninh ).

_ " Giáo-Tông bắt đầu là Mâu-Bác, Khang-Tăng-Hội Thiền-Tông, thì Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi là phái trước. Vô-Ngôn-Thông là phái sau. Đấy là Tổ của hai phái Thiền vậy " .

_ " Giáo tắc dĩ Mâu-Bác, Khang-Tăng-Hội vi thùy, Thiền tắc dĩ Ti-Ni-Đa-Lưu-Chi vi tiền phái, Vô-Ngôn-Thông vi hậu phái. Thi vị nhị phái chi Tổ dã "
_ ( Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục )

Giáo-lý của Mâu-Bác không phải là hòa-đồng tôn-giáo như Nguyễn-Lang đã nói trong " Việt-Nam Phật-giáo Sử-luận ", mà rõ ràng là có khuynh-hướng tổng-hợp Tam-giáo : Nho - Đạo - Thích .

Tư-tưởng nhân-loại tiến-triển trên ba giai-đoạn : tín-điều, biện-chứng, trực-giác :

1/ Bắt đầu người ta tin chất-phác vào lời dạy của Sư-phụ, của Phật vì là bằng-chứng hiển-hiện, cụ-thể linh-động của Chân-lý thể-hiện có sức hấp-dẫn và biến-hóa khí-chất của tín-đồ, không cần phải thuyết-giải .

2/ Thứ đến là sau khi cái Chân-lý hiện-thân vắng mất rồi, cả đến hình-ảnh trong ký-ức cũng phai mờ, chỉ còn lại những lời nói ghi-chép rời rạc, bấy giờ người tín-đồ cầu tìm Chân-lý không mãn-nguyện với lời dạy khẩu-truyền, mới phải gọi đến lý-trí để lý-giải cho thành các hệ-thống triết-học. Nhưng các hệ-thống triết-học ấy còn phải đi đôi với thực-hành mới đủ chứng-nghiệm, bằng không thì các hệ-thống triết-học, như triết-gia T.R.V Murti viết trong " The Central Philosophy of Buddhism " " chỉ là những tạo-dựng qua khái-niệm và phù-hiệu của một số trực-giác cơ-bản, thì những hệ-thống triết-học sẽ thành dư thừa. Mọi người không phải ai cũng là một vị Phật hay một vị Tổ. Dĩ nhiên là đa số nhân-loại chỉ có thể là những người tin theo chứ không phải tất cả đều là lãnh-đạo tư-tưởng. Vậy nên các hệ-thống tư-tưởng có công-dụng hướng-dẫn chúng ta đến thực-nghiệm tối-cao qua những phù-hiệu và danh-từ " .

Vì thấy thực-nghiệm là cần-thiết cho tư-tưởng, nên chi Mạnh-Kha đã tuyên-bố :

" Tận tín ư thư bất như vô thư "
( Tin hết cả vào kinh sách thà rằng không có kinh sách còn hơn).

Và Mâu-Bác muốn đúc-kết đạo xuất-thế vô-vi của Lão, Phật với đạo nhập-thế hữu danh của Khổng-Nho, phải gọi đến thực-nghiệm nội-tâm, khi ông nói :

" Hàm huyền diệu vi tửu tướng, ngoạn Ngũ Kinh vi cầm hoàng ".

(Ấp ủ lý siêu-hình huyền-diệu làm rượu nước, tập-luyện nghĩa năm bộ Kinh Nho-học như đàn sáo ) .

Bởi vậy mà đồng thời với Giáo-tông của Mâu-Bác trên đất Giao-Chỉ đầu kỷ-nguyên đệ nhất sau T.C., còn có Khang-Tăng-Hội, với khoa Thiền-học Hoa-Sen của ông, chứ không phải ông thuộc về Giáo-tông như Thông-Biện đã nói ở trên .

Khang-Tang-Hội, Tổ-tiên là người Khang-Cư ( Sogdien ) từ mấy đời đã định-cư ở xứ Thiên-Trúc (Ấn-Độ ). Cha, nhân việc buôn bán, mới di-cư xuống Giao-Chỉ. Hồi hơn 10 tuổi thì cha mẹ mất. Sau khi ở tang hết lòng hiếu đạo. Hết tang bèn xuất-gia, chăm lo tu-hành học-tập mà đạt tới một trình-độ rất cao. Ông là người hào-nhã, có đặc tài, học rộng, dốc chí ham học. Giải rõ nghĩa Kinh Tam-Tạng xem rộng cả Lục Kinh Nho, sách thiên- văn và sách ngoài kinh-điển đều thông hiểu, ông còn giỏi cả về khoa điều-khiển guồng máy chính-trị và là một nhà văn đại-tài .

Bấy giờ là thời Ngô-Tôn-Quyền ( 229 - 252 sau C.N ). Đất Giang-Tả mới bắt đầu biết có Phật-pháp ở Giao-Chỉ, tại trung-tâm Luy-Lâu ( Bắc-Ninh ) định hoằng-đạo ở Giang-Tả mới rời Giao-Chỉ đến Kiến-Nghiệp năm 225, vì chính ông đã tiên-phong phát-triển đạo Thiền Đại-thừa ở đây và muốn truyền-bá lên trung-tâm phương Bắc. Trong lời tựa cho Kinh " An Bàn Thủ Ý " viết ở Giao-Chỉ vào trước năm 229. Lời ông giới-thiệu :

" An Bàn giả chư Phật chi đại thừa dĩ tế chúng sinh chi phiêu lưu dã " .

(An-Bàn là cỗ xa lớn của chư Phật để cứu vớt chúng-sinh trôi nổi vậy).

Kinh " An Bàn Thủ Ý " dạy về phép đếm hơi thở để điều phục tâm ý, để lấy tâm quán tâm mà vượt lên khỏi trí-thức lương-nguyên, năng-tri và sở-tri, vốn là thuộc về Tiểu-thừa mà Khang-Tăng-Hội đã giải-thích theo Đại-thừa .

( Kinh nói : _ Các biển 12 sự ( mắt, tai, mũi, lưỡi, thân tâm gọi là trong ; mầu, tiếng, mùi, vị, tế-hoạt ( xúc ) và tà-niệm ( pháp ) gọi là ngoài ) trong, ngoài sáu tình nhận lấy tà hạnh như biển nhận lấy các giòng nước chảy. Cái tâm trào lộng nhỏ mấy cũng thấu, hoảng-hốt, phảng-phất, ra vào không ngừng. Nhìn thì nó vô-hình, nghe thì nó không có tiếng, đón nó thì nó không có đàng trước, theo đuổi nó thì nó không có đàng sau, thâm diệu, vi tế, không có hình-thể, sơ tóc. Phạm-Thiên, Đế-Thích cùng Tiên Thánh cũng không thấy rõ được, những hạt giống của tâm khi ẩn, khi hiện, cái này hóa ra cái kia, người thường không thể thấy được. Đấy gọi là Âm vậy…….

( Người tu được An Bàn (điều tức ) thì tâm kia liền sáng bừng, đem cái tâm sáng ấy để quan chiếu thì không gì tối tăm mà không thấy ) .
_ ( Tựa An Bàn Thủ Ý )

" Kinh viết : _ Chư hải thập nhị sư vị nội ngoại lục tình chi thụ tà hành, do hải thụ lưu…. Tâm chi dật đãng vô vi bất tiếp, hoảng hốt, phảng phất, xuất nhập vô gián. Thị chi vô hình, thính chi vô thanh, nghinh chi vô tiền, tạm chi vô hậu, thâm vi tế diệu hình vô ai phát. Phạm Thích Tiên Thánh sở bất năng chiếu, minh mặc chủng, vu thứ hóa sinh vô bỉ, phi phàm sở đỗ, vị nhi ấm dã…….

" Đắc An Bàn hạnh giả, quyết tạm túc minh, cử minh sở quan, vô u bất đố " .

Đặc-biệt là Khang-Tăng-Hội tiên-phong ở đất Giao-Chỉ, tại trung-tâm Luy-Lâu ( Bắc-Ninh ) thuyết về Thiền Hoa Sen trong " Lục Độ Tập Kinh " của ông sưu-tập .

" Thiền độ vô cực là gì ?

" Giữ tâm ngay chính, ý-chí thống-nhất, tập-hợp các điều thiện, tỏ rõ trong tâm, ý-thức các đều ác, xấu để lấy điều thiện tiêu-trừ đi.

" Có bốn bậc Thiền :

_ " Thiền thứ nhất : là hạnh Thiền trừ bỏ dòng tham ái, năm việc yêu tà ; mắt nhìn mầu hoa, lòng làm điều cuồng dâm ; trừ bỏ tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, miệng nếm vị ngon, thân ưa cảm-xúc, có chí về hành đạo ắt nên xa-lánh. Lại còn năm sự che lấp là tham của, giận-dữ, ngủ say dâm lạc, hối-tiếc, nghi-ngờ. Đối với vấn-đề có đạo hay không có đạo, có Phật hay không có Phật, có kinh hay không có kinh. Tâm ý thực-nghiệm phải thanh-tịnh không nhơ, tâm sáng thấy chân-lý đạt được đến độ hiểu thấu tất cả. Các loài trời rồng, quỷ mị không có thể làm mê hoặc. Cũng như người có mười oán mà thoát thân rời đi, một mình ở trong núi, mọi người không ai biết, không còn gì sợ-hãi. Người đã xa lìa tình-dục, trong lòng yên-lặng sạch trong, đấy là bậc Thiền thứ nhất .

" Tâm đã thu lượm được bậc Thiền thứ nhất rồi mới tiến lên bậc Thiền thứ hai .

_ " Hạnh Thiền thứ hai : Như người tránh khỏi oán-thù, tuy ở núi sâu, sợ oán-thù tìm tới càng tự náu kín hơn. Nhà tu-hành tuy xa lìa mười oán-dục, còn sợ giặc dục đến phá-hoại chí hành đạo của mình. Đạt được bậc Thiền thứ hai thì tình-dục đã khá xa, không còn có thể làm nhơ mình nữa. Ở bậc Thiền thứ nhất thì thiện, ác hết cãi cọ, lấy thiện tiêu-trừ ác, ác lui thì thiện tiến. Ở bậc Thiền thứ hai, tâm mừng dừng lặng, không còn lấy sự dừng ở thiện để tiêu-trừ ác kia vậy. Ý mừng và thiện tự dẹp hết, mười điều ác lặn chìm, không có nhân-duyên ở bên ngoài xâm-nhập vào tâm, ví như ở trên đỉnh núi cao, không còn suối nước tràn-ngập vào, cũng không có mưa và rồng từ bên trong ra, suối trong nước đầy, thiện bên trong tâm nẩy ra, ác không còn do đường tai, mắt, mũi, miệng mà nhập vào .

" Ngự-trị tâm như thế mà hướng lên Thiền cấp ba .

_ " Thiền thứ ba : Giữ lấy ý-chí bền-vững, thiện ác không thâm-nhập, Tâm an định như núi Tu-Di, các điều thiện không phát ra việc ngoài, thiện ác lặng diệt không nhập. Tâm như Hoa Sen giữ cuống ở tại trong nước, hoa ngậm chưa phát bị nước phủ lấp. Hạnh Thiền thứ ba trong sạch như Hoa Sen, xa lìa hết thảy thiện ác, thân ý đều yên-ổn.

" Điều ngự tâm mình như thế, bèn hướng lên Thiền thứ tư .

_ " Thiền thứ tư : Thiện ác đều bỏ. Tâm không còn nhớ điều thiện, không còn lại điều ác, trong Tâm sáng trong như hạt ngọc lưu-ly, lại như nàng công-chúa tự tắm rửa sạch-sẽ, ướp mình hương thơm, trong ngoài mặc áo mới đẹp đều thơm sạch. Bồ-tát có tâm ngay chính đạt tới cấp Thiện thứ tư kia rồi, thì tất cả điều tà nguy nhơ bẩn không có thể che lấp được tâm của mình nữa. Như người vẽ đang làm mầu gì, lại như người thợ gốm đang ngào nặn đất làm đồ, đất không còn cát sỏi, làm đồ gì tùy ý. Lại như nhà tôi-kiếm nấu chảy sắt quý, bao nhiêu khéo-léo, trăm ngàn kỷ-xảo đều theo tâm muốn mà ra. Tâm Bồ-tát trong sạch đạt được bốn Thiền kia thì làm gì tùy ý, bay bổng trên không, đi vào trong nước, phân thân tán thể, biến hóa mọi cách, ra vào không ngăn trở, còn mất, sờ được mặt-trời mặt-trăng, rung-động cả trời đất, nhìn thấu, nghe thông không gì không thấy, Tâm tĩnh quang-minh đạt được nhất thiết trí …..

" Đã có trí-tuệ mà lại nhất tâm tức là gần vượt qua thế-gian .

" Đấy là Bồ-tát " Thiền-độ vô-cực ", một tâm thuần-nhất như thế " .
_ ( " Lục Độ Tập Kinh ", quyển 7 -- Khang-Tăng-Hội )

" Thiền độ vô cực giả vạn hà ?

" Đoan ký tâm nhất kỳ ý, hợp hội chúng thiện nội trứ tâm trung. Y chủ úc ác, dĩ thiện tiêu chi.

" Phàm hữu tứ thiền :

" _ Nhất Thiền chi hạnh : Khử sở tham ái ngũ yêu tà sự. Nhãn đổ hoa sắc, tâm vi dâm cuồng. Khử nhĩ thanh, tỵ hương, khẩu vị, thân hiếu. Đạo hạnh chi chí tất đương viễn bỉ. Hựu hữu ngũ cái. Hữu đạo vô đạo, hữu Phật vô Phật, hữu kinh vô kinh. Tâm ý thức niệm, thanh tịnh vô cầu, tâm minh đổ chấn, đắc vô bất tri. Thiên long, quỷ yêu sở bất năng hoặc. Do nhân hữu thập oán, thoát thân ly chi, độc xứ sơn gian, chúng sở bất tri, vô sở phục úy, nhân viễn tình dục, nội tịnh tâm tịnh, sư vị nhất Thiền.

" Tâm hoạch nhất Thiền, tiến hướng nhị Thiền .

_ " Đệ nhị chi Thiền :Như thân tỵ oán. Tuy xứ thâm sơn, cu oán tầm chi, dũ tự thâm tàng, hành gia tuy viễn thập tình dục oán do khủng dục tặc l ai hoại đạo chí. Đắc đệ nhị Thiền, thiện ác tránh di, dĩ thiện tiêu ác, ác thoái thiện tiến. Đệ nhất chi Thiền, thiện ác tránh tránh dĩ dĩ thiện tiêu ác, ác thoái thiện tiến. Đệ nhị chi Thiền hỷ tâm tịch chỉ, bất phục dĩ thiên trụ tiêu bỉ ác dã. Hỷ thiện nhị ý tất tự tiêu diệt. Thập ác tiêu tuyệt, ngoại vô nhân duyên lai nhập tâm giả. Thí như cao sơn kỳ đính hữu tuyền vô lưu nhập giả, diệc phi long vũ thủy tự nội xuất. Thủy tinh tuyền mãn, thiện nội tâm xuất, ác bất phục do nhĩ mục ly khẩu nhập. Nhử tâm như thị, tiện hướng tam Thiền .

" Đệ tam chi Thiền thủ ý lao cố, thiện ác bất nhập tam an như Tu Di. Chư Thiền bất xuất ngoại sự thiện ác tịnh diệt bất nhập, tâm do liên hoa căn hanh tài thủy, hoa hợp vị phát, vi thủy sở phúc. Tam Thiền chi hạnh, kỳ tịnh do hoa. Khứ ly chúng ác thân ý châu an.

" Như tâm như thị, tiện hướng

_ " Tứ Thiền, thiện ác giai khí, tâm bất niệm thiện diệc bất tồn ác, tâm trung minh tịnh do lưu ly châu. Hưu như sĩ nữ tinh sư mộc dục, danh hướng độ thân, nội ngoại y tân, tiền minh thượng phục, biểu lý hương tịnh. Bồ-tát tâm đoan, hoạch bỉ Tứ Thiền quần tà chúng cầu vô năng tố kỳ tâm, do nhược tịnh hội tại tác hà sắc, hựu như đào gia điển thực vi khí, nên vô sa lịch, tại tác hà khí, hựu do đoạn sư thực luyện danh kim, bách kỳ thiện xảo, tòng tâm sở dục. Bồ-tát tâm tịnh đắc bỉ Tứ Thiền, tại ý sở do, khinh cử đẳng phi lý thủy nhi hành, phân thân tán thể, biến hóa vạn đoan, xuất nhập vô gián, tồn vong tự do, mô nhật nguyệt động thiên địa, đổng thị triệt thính, mỹ bất văn kiến. Tâm tịnh quang minh, đắc nhất thiết trí……

" Ký hữu trí tuệ nhi phục nhất tâm, túc cận độ thế. Thử vi Bồ-tát Thiền độ vô cực, nhất tâm như thị.

_ ( Lục Độ Thập Kinh, q. thất ) _ ( Ngô Khang cư quốc sa môn Khang Tăng-Hội dịch " Thiền Độ Vô Cực " ch. đệ ngũ ) .

Vậy Khang-Tăang-Hội ở thời Mâu-Bác đã sớm xuất-gia ở Giao-Châu và chủ-trương truyền-bá con đường Bồ-tát Thiền, tức là Thiền Đại-thừa, như ông đã viết ở bài tựa " An Bàn Thủ Ý " .

" Phù An Bàn giả chư Phật chi Đại thừa dĩ tế chúng sinh chi phiêu lưu dã " .

( Ôi An Bàn " Ànapà na : sổ tức : đếm hơi thở " là cỗ xe lớn để vớt chúng sinh trôi nổi vậy ) .

Và ở " Lục Độ Kinh ", chương nói về bốn pháp Thiền, ông đã lấy biểu-tượng Hoa Sen làm tỉ-dụ cho quá-trình của Tâm-Thiền :
" Tâm do liên hoa căn hạnh tại thủy, hoa hợp vị phát vị thủy sở phúc. Tâm Thiền chi hạnh kỳ tịnh do hoa " _ ( Thiền Độ Vô Cực , ch. 7 )

Khang-Tăng-Hội đã lấy Hoa Sen làm biểu-tượng cho Tâm, là kho-tàng nguyên-lai của các pháp ( Chúng pháp chi nguyên tạng, _ Tụa Kinh Pháp Cảnh ), đồng thời có Chi Cương Lướp Tiếp cũng dịch Kinh Pháp Hoa Tam Muội ( Saddharmasamadhi ) ở Giao-Châu thời ấy. Kinh này chủ-trương loại Thiền-định Hoa Sen trong đó đề-cập tới quan-niệm Pháp-thân, Ảo-hoá và Không, như bài kệ sau đây cho thấy :

" Pháp thân hữu nhất thiệt,
Hóa ảo hiện trầm phù,
Dâm nộ si vô hình,
Như thủy hiện bào mạt .
Quan sát nhân thân vật,
Ly tán hợp tự thành,
Như diệt vô hình trụ,
Phận biết kệ giai không ".
( Thân Pháp có tất cả,
Ảo hóa hiện nổi chìm,
Vô hình dâm si nộ,
Như bọt nổi mặt nước,
Ngắm xét thân người vật,
Rời tan hợp tự nên,
Như diệt trụ vô hình,
Phân biệt tính đều không
) .
_ ( Pháp Hoa Tam Muội Kinh ) .

Thế là Khang-Tăng-Hội đã khai-triển Thiền-học Đại-Thừa trước tiên ở Việt-Nam, cũng như Mâu-Bác tiên-phong nhất-quán Tam-giáo Nho, Đạo, Thích vậy .

Cả hai quan-hệ hỗ-tương vì cùng một khuynh-hướng tinh-thần, là vượt lên trên quan-điểm trí-thức danh-lý để đi đến đại-đồng. Nói Tam-Giáo là còn ở tại quan-niệm trừu-tượng siêu-hình, nhưng Thiền-học là thực-nghiệm tâm-linh, như nhà Tâm-lý-học Mỹ cận-đại là W. James đã kết-luận :

" Vượt qua tất cả biên-giới thông-thường giữa cá-nhân và tuyệt-đối hay là sự thành-tựu lớn của tâm-linh-học. Trong trạng-thái tâm-linh, chúng ta thấy mình hợp-nhất với tuyệt-đối, đồng thời ý-thức về cái đồng-nhất-tính của mình. Đấy là truyền-thống tâm-linh thành-tựu và tồn-tại, ít có thay-đổi vì khí-hậu hay vì tín-ngưỡng khác nhau. Ở Ấn-Độ-giáo, ở Tân-Bá-Lạp-Đồ, ở Hồi-giáo, ở tâm-linh Thiên-Chúa-giáo, ở học-phái Whitman…….. Chúng ta đều thấy cùng một luận-điệu nhắc đi nhắc lại đến nỗi về luận-điệu tâm-linh nó có sức đồng-tình vĩnh-viễn, khiến cho nhà phê-bình phải ngừng lại và suy-nghĩ. Và nó đem lại cho kinh-điển tâm-linh-học cái luận-điệu không có ngày sinh và nơi sinh. Luôn luôn nói về sự đồng-nhất-tính giữa người ta và Thượng-Đế, luận-điệu của nó có trước ngôn-ngữ, và không bao giờ già cỗi " .
_ ( The Varieties of Religious Experience " _ ed. The Modern Library, New-York 1901 - 02, p. 410 Mysticism )

Thiền hay là Thiền-định chính là thực-nghiệm tâm-linh của Phật-giáo, do chữ Phạn DHYANA, phiên-âm sang Hán-ngữ mà ta đọc là Thiền, Nhật đọc là Zen, Thiền-định để chỉ vào trạng-thái ý-thức vượt lên trên sáu thức. Tập-trung tinh-thần vào một đối-tượng, trầm-tư mặc-tưởng, đến độ Thần-hóa, chủ-thể và đối-tượng hòa làm một, quên cả mình lẫn vật ( vật ngã câu
8
vong ), như Trang-Tử gọi là " Tọa Vong " trong môn Đạo-dẫn ( Yoga ) của Thiền-học .

Chúng ta hàng ngày ai cũng thực-nghiệm ba trạng-thái ý-thức :

_ Thức tỉnh ; _ Ngủ mộng ; _ Ngủ say .

Ở trạng-thái Thức, giác-quan và ý-thức cho ta tri-giác thế-giới, cảnh-vật ở bên ngoài. Ở trạng-thái Mộng, cửa giác-quan tạm đóng, những ấn-tượng trong ký-ức tự đối-tượng-hóa thành một thế-giới có thật đối với ý-thức mộng cho đến khi giật mình tỉnh dậy mới biết rằng mình đã nằm mộng. Vậy ở trạng-thái Ngủ-say chúng ta quên hết cả ngã và vật, cái ý-thức đối-đãi năng-tri và sở-tri, người biết và vật để biết đã biến đi, khác nào một người chết nếu không có nhịp thở nhẹ đều. Ở trong cảnh ấy, người ta quên hết phiền-não, được an-lạc vô cùng. Nhưng cái ý-thức về Ta tuy lờ-mờ mà vẫn còn tồn-tại, không gián-đoạn mà vẫn liên-tục, bằng không thì khi tỉnh giấc ta sẽ không nhận-thức được mình đã ngủ một giấc ngủ ngon .

Trong giấc Ngủ-say, như vậy là tâm vẫn còn mà ta không ý-thức nhưng ở bình-diện khách-quan, cho nên ở trường-hợp mộng-du người ta mới có những động-tác phi-thường. Niên-giám Y-khoa ghi nhận những trường-hợp mộng-du : " Người mộng-du nhìn không dùng tới mắt, vì bấy giờ con người không cảm thấy ánh-sáng. Y có thể vận-động vững-vàng ở các chỗ nguy-hiểm nhất, đi trên mái nhà, ven bờ tường mà không ngã. Y chứng-tỏ năng-khiếu tinh-thần cao-siêu hơn lúc y thức. Khả-năng suy-tư, tưởng-tượng, trí nhớ, ý-chí và cử-chỉ rõ-rệt là gia-tăng một cách khác thường " .

Những chứng-nghiệm trên cho ta một ý-niệm về Thiền-định của các Tổ Thiền thực-hiện cái " Tâm vô niệm " như Huệ-Năng chẳng hạn, hay là như Thiền-sư Pháp-Hiền ở hạt Bắc-Ninh ( 626 ) " vào núi Từ-Sơn tập Thiền-định, hình như cây khô “ Vật ngã câu vong ” chim rừng thuần-thục đến bay bên mình, thú-dữ nhảy-nhót quanh người " ( Nhập Từ-Sơn tập định hình như cảo mộc vật ngã câu vong. Phi điểu tựu thuần dã thú tướng liệp ) . _ (Đại Nam Thuyền Uyển Đăng Tập )

Thiền-định đến quên mình, không còn ý-thức về ngã và vật đối-tượng, Có và Không tương-đối, đến cái tâm vô-tâm, cái tâm vô-niệm, vượt lên trên cả hai biên ý-thức Mộng và Thức của tri-giác mà đi vào Ngủ-say, vô-thức hay là siêu-thức Tam-muội ( Samadhi ) .

" Chi bằng vui thú Liên trì
Dứt không tứ tướng sá gì nhị biên ".
_ ( Quan-Âm Thị-Kính )

Đấy là giai-đoạn thứ tư theo Khang-Tăng-Hội và là giai-đoạn cuối cùng của Thiền Hoa Sen, tâm ví như hoa đã vượt khỏi bùn và nước mà nở trên mặt nước trong ánh-sáng tự-do, vượt khỏi tư-tưởng : sinh, trụ, dị biệt và bỏ lại hai biên cực-đoan : đoạn và thường, không vĩnh-cửu và vĩnh-cửu. Đến đây là vào được bản-thể của tâm, cũng là nguyên-lai chung của ba giáo-lý : Nho - Đạo - Thích, ba quan-hệ sinh-tồn chính-yếu của nhân-loại, sinh-tồn là có trong quan-hệ. Quan-hệ giữa người với người khác trong đoàn-thể gia-đình, quốc-gia, xã-hội theo Nho-giáo thì phải tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, lấy Nhân-nghĩa làm tiêu-chuẩn luân-lý. Quan-hệ giữa người với vật thiên-nhiên theo Đạo-giáo thì chống với tất cả lễ-nghi nhân-tạo để phó cho Tự-nhiên " Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự-nhiên " . Quan-hệ giữa mình với mình theo Phật-giáo thì lấy tâm mà xét tâm " Dĩ tâm quan tâm " để biện-biệt, vọng-tâm với chân-tâm, cái mình giả với cái mình thật, cái bản lai diện mục tức là Phật, thống-nhất Nhân và Thiên .

" Luận chưng Thánh Tổ Nho gia,
Trong đời trị thế người là Nhân-sư
Sao bằng Đẩu Suất vị cư
Lão quan tiên chủ đại từ dược phương
Phật là vạn pháp trung ương
Làm thày ba giới đạo trường Nhân Thiên
( Sự lý dung thông ) "

Và phổ-thông trong dân-gian, " Truyện Đức Phật Bà Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca " mở đấu toát-yếu tinh-thần Tam-giáo truyền-thống Việt-Nam :

" Chân như đạo Phật rất mầu
Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ Nhân
Hiếu là độ được song thân
Nhân là vớt hết trầm luân mọi loài
Thần thông ngàn mắt ngàn tay
Cũng trong một điểm linh đài hóa ra
Này trong biển nước Nam ta
Phổ Môn có Đức Phật Bà Quan Âm
Niệm Ngài thường niệm tại tâm
" .
_ ( Bản chữ Nôm lưu tại Hà-Nội, Tỉnh Vũ-Thạch Tự )

Đức Phật Thích-Ca tế độ chúng sinh " tùy bệnh dữ dược " cho nên Phật-giáo đã thích-ứng với điều-kiện sinh-tồn và hoàn-cảnh địa-lý của dân-tộc mà khoác hình-thức Tam-giáo trên đây. Bởi thế muốn hiểu tín-ngưỡng Phật-giáo Việt-Nam, người ta không thể không biết Nho-giáo và Đạo-giáo. Do đấy mà Thiền-học của Khang-Tăng-Hội đã là Thiền Đại-thừa của Bồ-Tát, lấy biểu-tượng Hoa Sen để ngụ ý nghĩa tượng-trưng giải-thoát khỏi vòng mâu-thuẫn Có, Không của giáo-lý trái-nghịch, xung-đột trong hoàn-cảnh địa-lý văn-hóa Giao-Châu thời Mâu-Bác và Nam-Giao Học-Tổ vậy .

Và Hoa Sen đã trở nên tiêu-biểu cho tinh-thần dân-tộc thời nhà Lý, nhà Trần với ý-chí tự-do độc-lập, mà ngôi Chùa Một-Cột dựng tại kinh-đô Thăng-Long năm 1049 đã tiêu-biểu cho ý-thức của toàn dân vậy :

" Trúc xinh trúc mọc đầu đình,
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
" .
_ ( Ca Dao )

Nguyễn-đăng-Thục

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site