lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online

Xiển-Dưong Chánh Tín_Bài Trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Thiền Với Tư Tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên

Trước hết hãy phân-biệt danh-từ Giáo với Học ở trong tư-tưởng Hoa - Việt. Giáo là nói về tín-ngưỡng, tôn-giáo, mà Học là nói về triết-học, học-phái. Ở Trung-Hoa cũng như ở Việt-Nam, ba hệ-thống tư-tưởng Lão, Phật và Khổng thường hay đi đôi với chữ Giáo hay Học. Khi nào người ta nói Lão-giáo, Phật-giáo hay Khổng-giáo, là có ý-nghĩa một nền tín-ngưỡng, như một tôn-giáo có nghi-lễ hẳn-hoi. Nhưng khi người ta nói Phật-học, Lão-học hay Khổng-học, là ngụ ý nói về tư-tưởng triết-học duy-lý thực-nghiệm của mỗi hệ-thống. Vậy tư-tưởng Tam-giáo Đồng-nguyên là nói về mặt tín-ngưỡng chứ không phải chỉ về mặt triết-lý mà thôi. Đấy là một Triết-học Tôn-giáo hay Đạo-học .

Người ta sẽ thấy ngạc-nhiên ngay ở tại danh-từ Tam-giáo Đồng-nguyên, bởi vì mỗi tôn-giáo là một tín-ngưỡng có giáo-điều bất-khả xâm-phạm, có nghi-thức riêng-biệt, làm sao có thể quy về một tín-ngưỡng chung được. Nếu đã là một tín-ngưỡng chung thì chỉ có một tôn-giáo, làm sao lại có thể có ba tôn-giáo cùng chung một tín-ngưỡng được ?

Đấy là cả một vấn-đề tín-ngưỡng phải xét lại .

Ở nhân-loại có hai khuynh-hướng phổ-thông về tín-ngưỡng, một khuynh-hướng thờ-phụng các Thần-linh là những mãnh-lực thiên-nhiên, nhân-cách-hóa, với một khuynh-hướng thờ-phụng Tổ-tiên là các linh-hồn những người thân-thích với mình. Ở khuynh-hướng thờ-phụng Tổ-tiên, người ta tin những người thân yêu còn sống mãi sau khi xác-thịt đã tiêu-tan .

Ở khuynh-hướng thờ-phụng Thần-linh, tinh-thần nhân-loại muốn thấu-hiểu qua các hiện-tượng thiên-nhiên như sấm sét, sông núi, qua các vẻ đẹp huy-hoàng, cũng như qua các trạng-thái dũng-mãnh để tìm ra một cái gì bí-hiểm huyền-diệu. Và nhân-loại trong sự chiêm-ngưỡng những hiện-tượng thiên-nhiên ấy đã sớm gán cho chúng những thuộc-tính của người, nhân-cách-hóa chúng thành những Thần Tiên, những linh-hồn, hồn sông, hồn núi, thần sấm, thần sét. Đấy là khuynh-hướng thờ-phụng Thần-linh.

Hai khuynh-hướng trên đây có tính-cách mâu-thuẫn, có thể dung-hòa trên một căn-bản thứ ba là nguyên-nhân chính của tín-ngưỡng. Dù ở tín-ngưỡng Tổ-tiên hay ở tín-ngưỡng Thần-linh cũng đều là những mãnh-lực thiên-nhiên nhân-cách-hóa. Nhân-loại đều tìm vượt ra ngoài giới-hạn của giác-quan, nhân-loại không mãn-nguyện với giác-quan. Cái ý muốn vượt quá giới-hạn của giác-quan cổ xưa đã do trạng-thái nằm mộng khiến cho nhân-loại có tư-tưởng mình còn có một đời sống ở ngoài thân-thể nữa. Từ đấy sự tìm tòi bắt đầu và đào sâu mãi vào các từng lớp của tinh-thần để rồi khám-phá ra những trạng-thái cao hơn, trạng-thái Thức và Mộng. Những trạng-thái siêu-nhiên này đều thấy ở trong tất cả các nền tôn-giáo có hệ-thống của thế-giới, ấy là trạng-thái gọi là siêu-hóa hay thần-hóa và linh-cảm. Ở tất cả các tôn-giáo chính, các nhà sáng-lập, tiên-tri, thiên-sứ, đều đã cảm thấy những trạng-thái tinh-thần khác với trạng-thái lúc thức và lúc ngủ. Ở trong trạng-thái siêu-thần ấy, các Ngài đã mục-kích trực-tiếp với một loại thục-kiện thuộc về phạm-vi tâm-linh. Đối với các Ngài lúc ấy, những thực-kiện tâm-linh này còn linh-động, xác-thực hơn là các thực-kiện nhìn thấy ở lúc thức. Tất cả các tôn-giáo chính của thế-giới đều công-nhận tinh-thần nhân-loại có thể vượt quá giới-hạn của giác-quan và khả-năng của lý-trí .

Tất cả các tôn-giáo chính đều công-nhận cho tinh-thần nhân-loại một khả-năng siêu-nhiên, có thể thực-nghiệm những thực-kiện trừu-tượng một cách linh-động hiển-nhiên. Thực-kiện ấy hoặc là ở hình-thức Duy-nhất Trừu-tượng, một hiện-thân trừu-tượng như là một Nhân-cách Trừu-tượng gọi là Thượng-Đế, hay là một Pháp-luật Luân-lý, hoặc là một Thực-thể Trừu-tượng ở bên trong tất cả hiện-hữu .

THIỀN-TÔN VỚI VẤN-ĐỀ ĐỒNG-NGUYÊN TAM-GIÁO ._

Tin ở nhân-loại có linh-hồn bất-diệt, ở thiên-nhiên có Thần-linh pháp-thuật hành-động đàng sau hiện-tượng, và cuối cùng tin ở tinh-thần nhân-loại có khả-năng tâm-linh vô-hạn, rồi tùy theo với tín-ngưỡng khác nhau ấy mà xếp đặt các hình-thức cúng-kính, thờ-phụng, ấy là phạm-vi tôn-giáo nghi-thức. Nghi-thức chỉ là những phương-tiện để diễn-đạt lòng tin bên trong, là những tượng-trưng cho những ý-nghĩa siêu-hình mà tín-đồ muốn đạt tới, muốn thực-hiện ở tại bản thân. Lâu ngày ý-nghĩa lu-mờ, nghi-thức trở nên máy-móc vì xa lìa với xúc-động nội-tâm, do đấy mà các tôn-giáo, các tín-ngưỡng câu-chấp vào hình-thức bên ngoài, bỏ mất tinh-thần bên trong, trở nên bảo-thủ mà tranh-chấp với nhau, vì càng ngày càng cách-biệt với nguồn-gốc là Người sáng-lập, đã từng đem cả tâm thân để sống thực để thực-nghiệm và đã thấy những thực-kiện tâm-linh là nền-tảng của các tín-ngưỡng .

Thiền-tôn là một ngành thực-nghiệm tâm-linh trong Phật-giáo Việt-Nam, lấy Tâm làm Thiền, như Ngộ-Ấn Thiền-sư đã nói về thuyết Tam Bản của Ngài. Thuyết Tam Bản lấy thân làm Phật, lấy khẩu làm Pháp, lấy tâm làm Thiền, xác-định những thực-nghiệm tâm-linh là gốc trọng-yếu của tất cả các tín-ngưỡng tôn-giáo. Và thực-nghiệm ấy là thực-nghiệm ở tại nơi tâm mình, vì tâm là cả một tiểu vũ-trụ như Đông-phương Đạo-học quan-niệm. Ở đấy chúng ta thấy trực-tiếp, " kiến " được bản-thể thực-tại bất-biến của tất cả thế-giới hiện-tượng biến-ảo Kiến-tính . Tất cả thế-giới hiện-tượng chúng ta biết là biết qua giác-quan, biết qua suy-luận, biết qua ý-niệm, là hình-ảnh do giác-quan hay ngũ-uẩn ( Thị, thính, khứu, vị, xúc = Sắc, thanh, hương, vị, xúc ) tạo nên. Vậy chúng ta biết thế-giới qua tâm ta, là cái biết gian-tiếp. Nếu có thể biết trực-tiếp được thì chỉ là lấy tâm mà kiến-tính, nghĩa là tâm cá-nhân cùng có chung với thế-giới một quan-hệ sinh-thành tồn-tại. Trước khi tìm biết tới cái tồn-tại của thế-giới bên ngoài, của đại vũ-trụ, thì hãy tìm biết tới cái tồn-tại ở tâm mình trong cái tiểu vũ-trụ này mà ta đã bẩm-thụ từ lúc mới sinh ra, mới hiện có thật trong cái thế-giới đại-đồng. Chỉ ở cái tồn-tại ở tâm ta, ta mới trực-tiếp biết được. Cái tồn-tại ấy là cái tính tồn-tại độc-nhất chung cho cả trong lẫn ngoài vậy .

Nhưng tâm ta thường ngày là một trường tác-dụng biến-hóa như mặt nước nổi sóng, đợt nọ liên-tiếp đợt kia làm cho khó lòng nhìn thấy đáy để "kiến" được " tính " là bản-thể của tâm. Bởi vậy nhà Phật mới đòi phải Chính- Kiến, Chính-Tư-duy, Chính-Ngữ, Chính-Nghiệp, Chính-Mệnh, Chính-Tinh-tiến, Chính-Niệm và sau cùng là Chính-Định, tất cả gồm vào Bát-Chính-Đạo. Cái Đạo Bát-Chính ấy cốt đi đến Chính-Định, tức là Thiền-Định ( Dhyana ) để bước vào một trạng-thái Siêu-Ý-thức ở trong tâm khi tâm không còn mảy-may vọng-động vì cảm-giác cũng như vì ý-ảnh hay ý-niệm. Đấy là nhà Thiền-sư đã thực-hiện được cái Tâm Vô-niệm, khác nào mặt nước phẳng-lặng không một lăn-tăn sóng động. Đấy là con đường tín-ngưỡng của Thiền-tôn, tin vào thực-nghiệm ở chính tại tâm mình. Một nhà Thiền-học danh-tiếng cận-đại thế-giới là đạo-sĩ Vivekananda đã căn-cứ vào thực-nghiệm mà viết :

" Khoa-học Raja Yoga ( tức là Thiền-học ) nhằm mục-tiêu trước tiên là mang lại cho chúng ta phương-tiện để quan-sát những trạng-thái bên trong ( nội-tại ). Dụng-cụ dùng là chính Tinh-thần, Sức-mạnh của chú-ý, khi nào hướng-dẫn chính-đáng và hướng vào nội-giới thì có thể phân-tích tinh-thần ( phân tâm ) và soi sáng những thực-kiện. Những năng-lực của tinh-thần khác nào như những tia-sáng lu-mờ khi nào người ta tập-trung lại thì chúng soi sáng. Đấy là phương-tiện duy-nhất của chúng ta để thâu-thái tri-thức. Mỗi người đều sử-dụng phương-tiện ấy, đối với ngoại-giới cũng như đối với ở nội-giới, nhưng nhà tâm-lý-học phải quan-sát nội-giới một cách tỉ-mỉ, cũng như nhà khoa-học khảo-sát ngoại-giới, và vì thế mà phải có nhiều công-phu tập-luyện. Từ thuở nhỏ chúng ta chỉ được dạy nhìn sự-vật bên ngoài mà ít khi nhìn vào sự-vật bên trong. Cho nên chúng ta phần lớn đã mất cái khiếu quan-sát cơ-quan nội-tại. Như vậy thì chuyển hướng tinh-thần vào bên trong nội-giới, không cho nó phóng ra bên ngoài, rồi tập-trung tất cả năng-lực của nó lại và chiếu thẳng vào chính tinh-thần để nó tìm hiểu về chính bản-tính nó, ấy là cả một công-trình kỳ-khu. Tuy nhiên đấy là phương-tiện độc-nhất và duy-nhất để tìm một đường lối khoa-học tiếp-cận cho sự khảo-cứu này.

" Cái biết ấy dùng làm gì ? Trước hết trí-thức tự nó là một phần-thưởng tối-cao, và sau nữa nó có ích-lợi. Nó làm cho người ta mất hết đau-khổ phiền-não. Khi nào phân-tích chính cái tâm của mình, người ta đến trước nhỡn-tiền với cái gì bất-di bất-dịch, cái gì mà tự bản-tính nó vĩnh-viễn thuần-nhất và hoàn-hảo, người ta sẽ không khổ-sở nữa, không đau-phiền nữa. Tất cả đau-khổ đều do sợ-hãi, dục-vọng, bất-mãn sinh ra. Khi nào người ta thấy không bao giờ chết nữa, thì người ta không còn sợ chết. Khi nào nó biết nó hoàn-hảo, nó không còn khát-vọng hão-huyền nữa. Hai nguyên-nhân ấy đã không còn nữa thì đau-khổ cũng hết, chỉ còn lạc-thú hoàn-toàn dù ngay khi người ta đương còn sống trong thân-thể này vậy " . _ ( Raja Yoga, " Yoga Pratiques ", ed. Albin Michel, tr. 374 -375 )

Đấy là mục-đích của Thiền-định mà Thiền-Tôn lấy làm con đường tu-luyện, thờ-phụng, cung-kính chính căn-bản tối cần-thiết, vì chính ở đấy mới chứng-nghiệm cho tín-ngưỡng, khiến nó có thể tiến-bộ về tinh-thần, hoán-cải tâm-tính. Tất cả những hình-thức khác của tín-ngưỡng bất quá chỉ là phụ-thuộc để dọn đường cho thực-nghiệm tâm-linh của Thiền-định. Tất cả tri-thức đều dựa vào thực-nghiệm như Vivekananda đã tuyên-bố, và tập-trung tinh-thần hay Thiền-định chính là căn cốt của tất cả tri-thức chân-chính. Tri-thức chân-chính ở đây là tri-thức tâm-linh, tri-thức trực-tiếp về Thượng-Đế, về Phật-tính, tức là về một thực-thể duy-nhất của toàn-thể vũ-trụ nội-giới cũng như ngoại-giới. Đấy là tri-thức thực-nghiệm về linh-hồn, về bản-tính của tâm mà Thiền-học lấy làm cứu-cánh cho tín-ngưỡng, cho tất cả tôn-giáo. Và đối với Thiền-học thì người ta không cần phải có lòng tin hay tín-điều gì hết. Đạo-sĩ Vivekananda bảo : " Các anh không nên tin vào cái gì mà chính các anh không tự đã thấy, đấy là điều mà Thiền-học dạy các anh " .

Như vậy đủ thấy Thiền-Tôn đã quan-niệm vấn-đề Tam-giáo Đồng-nguyên trên nền-tảng tri-thức tâm-linh thực-nghiệm. Và cũng căn-cứ vào lịch-sử tín-ngưỡng Đông - Tây để thực-nghiệm tâm-linh như thế, mà gần đây triết-gia Ấn Radhakrishna đã dung-hòa các tôn-giáo, các tín-ngưỡng trong triết-học tôn-giáo của ông như sau :

" 1/_ Trước nhất, thực-nghiệm tâm-linh là một thái-độ phản-ứng của toàn-thể con người với Thực-tại. Nó bao-hàm và siêu-vượt tất cả hoạt-động tri-thức, luân-lý và tình-cảm. Nó là tri-thức trong thực-hiện. Bởi thế cho nên cụ-thể và có tính-cách cá-nhân chứ không trừu-tượng và đại-cương như tri-thức khái-niệm. Nó cũng không có thể trao-đổi qua danh-từ hợp lý. Người ta chỉ có thể biết tinh-thần bằng thực-nghiệm với nó, cũng như người ta biết tình yêu bằng yêu-đương chứ không bằng đọc sách về tình-yêu.

" 2/_ Hai là, nó là trực-tiếp toàn-thể mang theo với nó sự chính-xác của nó. Nó ngự-trị bởi chính quyền của nó được ngự-trị, tự nó thiết-lập cho nó tự duy-trì lấy, tự sáng với ánh-sáng của nó. Nó không cần đến sự xác-nhiên nào khác ở ngoài nó.

" 3/_ Ba là nó biểu-lộ cho chúng ta thấy một Hữu-thể Tuyệt-đối và Trường-cửu, ngoài các phạm-trù của tư-tưởng và biểu-hiệu. Tuy nhiên khi chúng ta bảo rằng tuyệt-đối biểu-thị ở thực-nghiệm thần-bí thì không có mảy-may phẩm-tính và chỉ có thể mô-tả bằng cách phủ-định. Chúng ta muốn nói ở đây rằng tất cả tính xác-thực bất-khả tư-nghị của nó vượt tất cả các hình-thức tư-tưởng. Chúng ta gọi là Không, bởi vì nó không là cái gì Hữu-thể của chúng ta tạo ra nên không có thể quan-niệm với tinh-thần hữu-hạn của chúng ta, nhưng không phải bởi vì nó tuyệt-đối Không .

" 4/_ Bốn là thực-nghiệm tâm-linh có ba đặc-tính là Thực-tại, Ý-thức và Cực-lạc ( tức là Sat, Chit, Ananda ) theo các nhà Tiên-tri Ấn-Độ mô-tả. Tuy chúng ta phân-biệt những phẩm-tính ấy, nhưng ở Thượng-Đế chúng ta không phân-biệt. chúng ta cũng gán cho Thượng-Đế những đức-tính thiêng-liêng, công-lý, tình-yêu, dung-thứ, v.v… bởi vì đấy là những đức-tính tối-cao nhân-loại biết được. Nhưng khi gán những đức-tính ấy chúng ta chớ nên quên rằng chúng có ở tại Thực-tại cùng tột với ý-nghĩa khác chúng có ở nơi ta. Cùng tương-tự như thế mà dù tuyệt-đối có vượt lên trên tất cả quan-niệm về Hữu-ngã và Vô-ngã, nhân-cách và phi-nhân-cách. Chúng ta cũng gán nhân-cách cho Ngài như là một Phạm-trù cao nhất chúng ta có thể biết được. Nhân-cách của Thượng-Đế như vậy chỉ là một tượng-trưng. Đấy biểu-thị cái gì có thể gọi là quan-điểm thi-văn về Thượng-Đế hơn là quan-điểm khoa-học. Đấy biểu-thị Thượng-Đế đối với chúng ta chứ không phải Thượng-Đế ở chỗ Tự-tại .

" 5/_ Năm là thực-nghiệm tâm-linh không những biểu-lộ cho chúng ta một một thực-tại siêu-nhiên, mà còn đem lại cho chúng ta cái tin-tưởng về duy-nhất của thế-giới. Nhà Đạo-học tâm-linh thần-hóa tri-giác thực-tại không những siêu-nhiên mà còn tiềm-tại. Đối với các Ngài tất cả sự-vật sống động và hiện-thực ở tại trong một tâm-linh đại-đồng.

" 6/_ Sáu là khẳng-định có lẽ là trọng-đại nhất về thực-nghiệm tôn-giáo ấy là sự đồng-thể cảm thấy giữa linh-hồn và Thượng-Đế. Chúng ta nghe thấy nói rằng trong lúc tuệ-giác tối-cao biên-giới tự-ngã cá-nhân với thực-tại cùng-tột biến mất. Nhà tâm-linh thần-hóa cảm thấy bản-ngã của mình có thể nói chỉ là trung-tâm của một tâm-linh biến-tại " vô sở bất tại ". Đấy là một điểm nhắc đi nhắc lại trong tất cả truyền-thống tâm-linh thần-hóa, trong tâm-linh-học Ấn-độ-giáo, trong Tân-Bá-Lạp-Đồ phái, trong Hồi-giáo và trong Thiên-Chúa-giáo. Lời Kinh Upanisad danh tiếng " Thử Tức Bỉ " và lời tuyên-bố của Jésus " Ta với Thiên-phụ ta là một ", cùng là bao nhiêu bằng-chứng của các nhà thần-hóa khắp thế-giới đều nhận rõ một loại thực-nghiệm tương-tự.

Đế cũng chỉ hiếm có đối với tinh-thần hết sức thành-tín từng sống trên thế-giới, tỏ rằng có nhiều trở-ngại cho sự tự thực-hiện. Đấy là mục-đích công-khai của tất cả tôn-giáo có tổ-chức để giúp chúng ta vượt qua những trở-ngại ấy. Những giới-luật và những chay-giới mà các tôn-giáo tuyên-dương phần lớn rút trong những điều-kiện của các nhà sáng-lập đầu tiên, từng chứng-kiến những cảnh-giới tâm-linh ấy. Sự khắc-phục xác-thịt, sự tu-sửa chính tâm, cầu-nguyện một mình, sự ưa-chuộng đời sống mặc-tưởng trầm-tư, sự thông-cảm với tinh-thần hồn-nhiên v.v….. đều là những đường lối và phương-tiện chung cho tất cả các tôn-giáo. Đấy là những con đường vạch trong rừng-rậm của bao nhiêu thế-hệ đã qua. Ở những bước đầu của những đời sống tâm-linh ấy là một điều tiện-lợi, có sự giúp-dỡ của một truyền-thống tín-ngưỡng và một nhà tu có tổ-chức để hướng-dẫn chúng ta trên những con đường trên .

" 8/_ Tám là người ta dùng nhiều tượng-trưng trong các dòng tâm-linh thần-hóa để mô-tả cùng một thực-nghiệm nhiệt-thành. Kẻ nào không bao giờ có thể vượt lên trên những tượng-trưng ấy đều là những tín-đồ mù-quáng, tranh-dành, cãi-cọ và làm cho tôn-giáo bị miệt-thị. Nhưng đối với hạng tín-ngưỡng cố-gắng qui-hồi những tượng-trưng của một tôn-giáo đã thành-lập trở về thực-nghiệm nguyên-thủy của các nhà sáng-lập thì lòng tương-thân, tương-kính rất là tự-nhiên giữa các tín-ngưỡng khác nhau. Những tinh-thần tín-ngưỡng chân-chính luôn luôn giúp các đạo-hữu trở về tâm-linh và làm cho các hình-thức tôn-giáo thành-lập thích-hợp hơn và trung-thành hơn với thực-nghiệm tâm-linh thần-hóa.

" 9/_ Chín là thực-nghiệm giúp chúng ta nhận-thức và thẩm-thức giá-trị tối-cao của tinh-thần, như đạo-đức, mỹ-thuật, chân-lý và tình-yêu, khiến chúng ta hiểu mục-đích của cuộc đời chúng ta ở tại thế-gian và chỉ-dẫn chúng ta tiến bước trên con đường tìm Tuyệt-đối là sự thành-tựu của tất cả những giá-trị kia. Nghệ-thuật và văn-chương, khoa-học và trí-thức, tình- yêu và phụng-sự đều là những điều tốt cở các đdường lối của chúng, nhưng chúng không có thể thấy-thế co thực-nghiệm tín-ngưỡng được. Cả đến luân-lý, tuy mật-thiết đi đôi với tôn-giáo cũng không thay-thế cho tôn-giáo được " . _ ( Trích-dẫn " Hinduism " của D.S. Sarma, -- Nghiên-cứu Triết-học của Radhakrishna, tr. 235 - 238 )

Trên đây là nhận-định của hai nhà tư-tưởng có uy-tín hiện nay về vần-đề tôn-giáo tâm-linh, căn-cứ vào thực-nghiệm tâm-linh thần-hóa Đông - Tây, Kim, Cổ. Ở đấy chúng ta đã nhận thấy tại sao có chủ-nghĩa Tam-Giáo Đồng-Nguyên hay Vạn-Pháp Nhất-Lý rất phát-triển ở triều-đại Lý và Trần ở Việt-Nam. Đấy là chân-chính tự-do tín-ngưỡng, vì Thiền-tôn là một loại chỉ lấy thực-nghiệm tâm-linh làm cơ-bản. Đã lấy thực-nghiệm tâm-linh làm Kinh-điển, mà Trần-Thái-Tôn gọi là " Nội điển ", thì tất cả nghi-thức bề ngoài chỉ là tượng-trưng phụ-thuộc, cho nên các nhà Thiền-tôn Việt-Nam lúc bấy giờ không chấp-nhất mà thực lòng tương-thân, tương-kính, vì trong Tam-Giáo theo các nhà sáng-lập, Giáo nào cũng nhằm vượt qua giới-hạn tượng-trưng ( symbole ) để trở về ý-nghĩa chân-chính của nguồn-gốc chung là thực-tại siêu-việt, bất-khả tư-nghị, chỉ có thể thực-nghiệm trực-tiếp giữa tâm với tâm, tinh-thần với tinh-thần mà thôi.

Khổng-Tử thì nói :

" Dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn vật dục yên, thiên hà ngôn tai " ( Ta không muốn nói đâu, bốn mùa đi lại, muôn vật sinh trưởng, Trời có nói gì đâu ). _ ( Luận Ngữ, q. 4 -- Thiên Dương Hòa )

Lão-Tử cũng nói :

" Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh " (Đạo có thể nói được thì không phải Đạo trường-cửu, Danh có thể gọi được thì không phải danh trường-cửu ). _ ( Lão-Tử chương I )

Cho nên Lão-Tử chủ-trương " Bất ngôn chi giáo " ( Giáo-lý không dùng lời nói ).

Và Phật Thích-Ca tay cầm Hoa Sen miệng mỉm cười mà Ca-Diếp giác-ngộ giáo-lý của Ngài.

Cả ba nhà giáo-chủ đã có thực-nghiệm tâm-linh về một thực-tại siêu-nhiên ở tại ngay chính thân tâm các Ngài, trong lúc siêu thần nhập hóa vượt lên cảm-giác lẫn trí-thức suy-luận.

Hèn gì mà có người hỏi Sư Bản-Tịch rằng :

_ Thế nào là ý của Tổ Thiền ?

Nhà Sư bèn trả lời :

_ Khác nào cái cách " Thánh ốp Đồng " .

" Thánh ốp Đồng " là một trạng-thái tâm-lý khi cái ý-thức về mình lúc thức mờ đi để cho một ý-thức đặc-biệt phi-thường xuất-hiện ra cử-động, ra ngôn-ngữ mà người ngồi Đồng chỉ việc tuân theo, cho đến khi Đồng giáng cũng không biết mình đã làm gì. Đấy là một trạng-thái ý-thức thần-hóa, tuy tà, chính khó phân-biệt. Ở đây nhà Sư lấy hiện-tượng " ốp Đồng " để ví với trạng-thái xuất-thần hay thần-hóa của nhà tu-luyện, đại ý muốn nói " ý của Tổ Thiền " cốt ở thực-nghiệm trong tâm mình một trạng-thái tâm-linh " Chân tâm " vượt lên trên giác-quan và ý-thức lúc thức bình-thường. Ở trong cái ý-thức Chân-tâm ấy là một ý-thức Siêu-thần như người ta nhìn sự-vật dưới một ánh-sáng khác thường, cho nên người ta hiểu ý-nghĩa Có và Không cũng khác với ý-nghĩa thông-thường. Các nhà Thiền-sư Việt-Nam đời Lý đều tin rằng Phật-pháp cùng ý-nghĩa Sắc - Không của tâm-linh Phật-giáo không có thể lấy lời nói mà giảng-giải được, chỉ phải lấy tâm-truyền-tâm hay là gắng tu-luyện đến chỗ " Thánh ốp Đồng " nghĩa là đến chỗ Siêu-thần nhập-hóa. Như vậy các Thiền-sư nhà Lý chỉ chú-trọng vào tín-ngưỡng thực-nghiệm tâm-linh mà thôi vậy .

Xem ngay như sự vấn-đáp về Đạo giữa nhà Thiền-sư Khánh-Hỷ với Đạo-Dung, hai vị Thiền-su danh-tiếng đời Lý mà Bia chùa Hương-Nghiêm ở Thanh-Hóa còn ghi chép cho tới ngày nay :

" Cao tăng Khánh-Hỷ để ý đến Đạo-Dung, cho là một kỳ-nhân, và dạy cho Phật-pháp.

" Đạo-Dung hỏi : _ Điều gì cốt-yếu trong pháp ?

" Cao-tăng trả lời : _ Pháp vốn không phép, ta lấy gì mà bảo ngươi.

" Bỗng nghe sư Đạo-Dung thấy trong lòng nở-nang, bèn giác-ngộ .

" Một hôm sư Đạo-Dung hỏi Cao-tăng : _ Tôi đã hiểu rõ chữ Không và chữ Sắc. Sắc là bởi kẻ phàm thấy, Không là bởi kẻ Thánh thấy. Có phải thế không ?

" Cao-tăng trả lời bằng một bài Kệ :

“ Ở đời chớ hỏi Sắc và Không
Học Đạo chẳng qua tìm Tổ-tông
Trồng quế trên trần sao được rậm
Ngoài tâm tìm Phật khó lòng mong
Bao hàm nhật, nguyệt trong hạt cải
Thu hết càn khôn đầu mũi lông
Đại dụng rõ ràng tay nắm chặt
Ai hay phàm, thánh biết đâu cùng ”

" Từ đó sư thích dạo núi sông, không đâu ngại đến " .

_ ( theo Thiền-Uyển Tập-Anh Ngữ-Lục, do Hoàng-Xuân-Hãn trích-dẫn ở sách Lý-Thường-Kiệt, tập II -- tr. 435 )

Xem thế đủ rõ tinh-thần Thiền-Tôn nói riêng và Thiền nói chung là tinh-thần hết sức thực-nghiệm. Tất cả tín-ngưỡng của nó đặt trên nền-móng tự-chứng tâm-linh, mà coi các tín-ngưỡng hình-thức tượng-trưng như là phụ-thuộc vào công-phu thực-nghiệm vào chính nội-tâm của mình. Do đấy mà tinh-thần Thiền-tôn đã xây cơ-sở vững chắc cho thuyết-lý truyền-thống " Tam-Giáo Đồng-Nguyên, Vạn-Pháp Nhất-Lý " của dân-tộc Việt kể từ ngót hai ngàn năm đến nay vậy.

Ông Hoàng-Xuân-Hãn, người đất Thanh-Hóa, tác-giả quyển " Lịch-sử Lý-Thường-Kiệt ", sau khi sưu-tập các văn Bia của các Chùa cổ đất cố-đô văn-hóa của dân-tộc Việt, có kết-luận một cách khá minh-xác về tín-ngưỡng cố-hữu của dân-tộc Việt, bắt đầu từ đất Giao-Châu như sau :

" Trước khi các tôn-giáo ngoài tràn vào, người Việt chắc đã tôn-sùng những mãnh-lực thiên-nhiên, như núi, sông, sấm chớp. Những di-tích còn lại, không những ở trong tập-tục của dân-gian, mà trong điều-lệ kế-tự, nay còn những vị Thần được thờ tại rất nhiều nơi mà không ai rõ gốc-tích ở đâu tới. Thần Cao-Sơn chắc cũng là Đức Thánh Tản-Viên, Thần Long-Thủy có lẽ gốc ở Thác Bờ. Lại như các Đền hay Chùa Pháp-Vân, Pháp-Vũ, Pháp-Lôi, Pháp-Điện, hẳn là di-tích các Thần mây, mưa, sấm, chớp. Đến hồi Bắc-thuộc, Đạo Nho và Đạo Lão được đem vào. Nhất là trong đời loạn-ly sau khi Hán mất, Sĩ-Nhiếp là Thái-Thú ở Giao-Châu, giữ một vùng yên-ổn, thì nhiều nhà trí-thức Trung-Hoa tu-tập ở Luy-Lâu, trú-sở Giao-
Châu. Nhờ đó Nho-học và Đạo-học lại càng bành-trướng, trong hai Đạo mới, Đạo Lão là thích-hợp với tín-ngưỡng gốc của dân Việt. Cho nên nó lan-tràn chóng và hòa lẫn với những tập-tục dân-gian. Còn như Nho-giáo, tuy được dựa thế những kẻ cầm-quyền, phần đông là Nho-sĩ, nhưng nó cũng chỉ giữa tính-cách thường, chứ không thành một tín-ngưỡng mới .

" Sau đó Đạo Phật ở Ấn-Độ mới lan đến góc Đông-Nam Lục-địa với tính-cách ôn-hòa, thần-bí, Phật-giáo chóng ăn sâu vào lòng tín-ngưỡng người Việt. Nó dung-hòa dễ-dàng với sự sùng-bái thường và nó dễ đi đôi với Đạo-giáo đến đây từ trước.

" Ba tôn-giáo Nho, Lão, Phật đã sớm thành cơ-bản tín-ngưỡng dân Việt và đồng thời tiến-triển. Cho nên thường gọi là Tam-giáo. Tuy nói là Tam-giáo tịnh-hành, nhưng theo thời-đại, một hay hai giáo vẫn được chuộng hơn. Ta sẽ thấy trong thời nhà Lý, Phật-giáo chiếm bậc nhất. Nhưng ta cũng phải nhận rằng Phật-giáo thịnh-hành ở xứ ta, cũng như ở Trung-Hoa bấy giờ, đã dung-hòa với Đạo-giáo và những tín-ngưỡng gốc ở dân-gian. Nó đã biến thành một tôn-giáo, lấy Phật làm gốc, nhưng lại ghép vào các vị Thần-linh mà xưa chỉ là một mãnh-lực thiên-nhiên. Và nó dùng những kỹ-thuật, theo đuổi những mục-đích thích-hợp với Đạo-giáo hơn là Phật-giáo.

" Địa-vị các Tăng-già trong suốt thời Lý vẫn là trọng, nhưng ảnh-hưởng về chính-trị hình như không có bao nhiêu. Về phương-diện tinh-thần và luân-lý, thì hẳn rằng Phật-giáo có ảnh-hưởng hơn. Nó đã đổi cái triều-đình vũ-phu và mộc-mạc của các đời Đinh, Lê, đóng ở chỗ đầu ngàn, cuối sông, ra một triều-đình có qui-mô, có lễ-độ, ở giữa bình-nguyên, có thể so bì với các nước khác ở miền Bắc "._ ( Hoàng-Xuân-Hãn " Lý-Thường-Kiệt ", - Sông-Nhị, tr. 391 - 392 )

Trên đây Hoàng-quân có ý nói cái tín-ngưỡng đầu tiên của dân Việt thuộc về tín-ngưỡng Vật-linh. Về sau nhờ có sự du-nhập của ba nền Đạo-lý mà dân-tộc đã kết-tinh ra tín-ngưỡng Tam-giáo Đồng-nguyên hay tịnh-hành. Điều ấy không ai chối cãi. Tuy nhiên nó đòi chúng ta phải xét đến cái trình-độ tín-ngưỡng của thời-đại nhà Lý theo quá-trình tâm-linh-hóa đi từ Vật-linh qua Đa-Thần đến Nhất Thần và sau hết đến trình-độ tối-cao của tín-ngưỡng là Tôn-giáo Tâm-linh Thực-nghiệm, nhờ đấy mà có được tinh-thần " Tam-giáo tịnh-hành " tối quý của nhân-loại vậy.

Trước hết chúng ta phải công-nhận rằng tín-ngưỡng Vật-linh quả là tín-ngưỡng đầu tiên của dân Việt, dù những di-tích văn-hóa Đông-Sơn, như văn-hóa " Trống Đồng " có cho ta ngờ rằng trước khi các nền giáo-lý chính Đông-phương như Nho, Lão, Phật du-nhập vào đất Việt, dân Việt bản-xứ vốn đã tín-ngưỡng Vật-Tổ, linh-hồn bất-diệt, căn-cứ vào các hình thuyền khắc trên mặt " Trống Đồng " tả cuộc lễ chuyên-chở linh-hồn người chết sang bên kia thế-giới, như tục-lệ của dân Dayak ở Bornéo còn sót lại.

" Trong những đề-tài cổ-truyền có một đề-tài bầy tỏ những nét giống một cách không chối cãi với những hình thuyền khắc ở " Trống Đồng " Hà-Nội. Đấy là một chiếc " thuyền vàng " chở dân Dayak đầu tiên đổ-bộ lên Bornéo thủa xưa. Từ ngày chiếc thuyền ấy không đi trên bể nửa, nó được dùng để chở những linh-hồn người chết sang đảo Bồng-Lai Cực-Lạc ở giữa Vân-Hồ ……

" Như thế " Trống Đồng " tại Hà-Nội với hình điêu-khắc phong-phú có lẽ là bằng-chứng của một nền văn-hóa cổ xưa còn sót lại vết-tích ngày nay ở dân Dayak tại Bornéo ". _ ( Victor Goloubew, " Thờì-Đại Thanh Đồng ở Bắc-Việt và phía Bắc Trung-Việt, -- E.F.E.O tr. XXIX , 1929 )

Mặc dầu tín-ngưỡng cố-hữu của dân Việt nguyên-thủy là Vật-Tổ, Vật-linh, hay Linh-hồn bất-diệt, một điều dĩ nhiên là ở thời nhà Lý, một triều-đại đã có ý-thức tối-cao về dân-tộc độc-lập và tồn-tại, chống với Bắc-địch, phạt Chiêm-Thành phương Nam, ở thời ấy dân-tộc Việt-Nam đã đồng-hóa thuần-thục được ba nền tôn-giáo chính của Á-Đông vào dân-tộc-tính thành một nền Tam-Giáo Đồng-Nguyên phong-phú, làm sinh-lực sáng-tạo của mình. Vậy thử hỏi cái quá-trình tâm-linh-hóa tín-ngưỡng của nhân-dân nhà Lý đã tiến tới mức nào ?

Bắt đầu là tín-ngưỡng Vật-linh, vốn là trình-độ tín-ngưỡng chung của tất cả nhân-loại thời nguyên-thủy cũng như các Bộ-lạc du-mục miền Thượng-du ngày nay. Chân tay không, hàng ngày tiếp-xúc với mọi hiện-tượng thiên-nhiên, nhân-loại bắt đầu sợ-hãi trước những mãnh-lực của vũ-trụ. Từ sợ-hãi họ đi đến suy-tôn thờ-kính. Từ lòng kính sợ ấy sinh ra có tục nhân-cách-hóa các mãnh-lực thiên-nhiên, và đồng thời vì hàng ngày lặn chìm nơi rừng núi, thân-mật với các mãnh-lực và cũng vì mục-đích thực-tiễn sống còn, lại nhân sẵn có sức cảm-thông tự-nhiên với hoàn-cảnh, người ta nhân-cách-hóa những mãnh-lực thiên-nhiên trong sự cầu-tụng. Trong sự cầu-tụng ấy người ta tìm cách làm thỏa-mãn những mãnh-lực thiên-nhiên, coi như những linh-hồn tương-tự với mình và rồi người ta tìm bắt-chước để thâu lượm tư-hữu những mãnh-lực ấy cho mình. Đấy là con đường tín-ngưỡng Vật-linh đưa đến tín-ngưỡng Ma-thuật của các dân-tộc du-mục xưa cũng như nay. Bên cạnh việc nhân-cách-hóa các mãnh-lực thiên-nhiên đẻ ra tín-ngưỡng thiên-nhiên Vật-linh, Vật-tổ, còn có cả một ma-thuật như phù-trú, để đồng-hóa các mãnh-lực thiên-nhiên vì mục-đích thực-tiễn.

Người ta không thể đồng-hóa hay nhân-bản-hóa thiên-nhiên, nếu không gần-gũi thiên-nhiên, cảm-thông đồng-điệu tham-gia vào thiên-nhiên như cùng một thể. Đấy là cái trực-giác " Vạn vật nhất thể " nó làm nguồn-gốc cho cái tín-ngưỡng Vật-linh, Vật-tổ với hậu-quả của nó là ma-thuật, vì biết của trực-giác là thể-hiện và thể-hiện là quyền-năng. Một đoàn-thể tôn-sùng một hiện-tượng thiên-nhiên làm Vật-tổ, thì tự coi mình là cái Vật-tổ ấy, có tất cả cái xấu cũng như cái tốt của Vật-tổ. Nếu Vật-tổ là con thú nào thì đoàn-thể tự coi mình có những tính-tình và năng-lực của con thú ấy. Đấy là tinh-thần ma-thuật Vật-linh của nhân-loại cổ-sơ, cho biết là thể-hiện hai vật tham-gia vào với nhau chứ không đối đãi chủ với khách, vì tính-tình chất-phác, trí-thức chưa phát-triển, họ chưa ý-thức được mình biệt-lập với hoàn-cảnh. Từ cái tâm-hồn dễ thông-cảm ấy mà nẩy-nở các vần thơ để ca-tụng đồng thời cúng-cầu. Và cũng từ cái tâm-hồn chất-phác ấy mà có sự mê-tín về ma-thuật.

Ma-thuật là khả-năng biến-hóa ở thiên-nhiên. tự nó không có gì là mê-tín hay hoang-đường, vì sức tiến-hóa của thiên-nhiên thì vô-cùng, mà khoa-học ngày nay mới giải-thích và sử-dụng được một phần nào.

Sở dĩ có mê-tín ma-thuật là người xưa gán cho những nguyên-nhân bí-mật đứng bên ngoải hiện-tượng để điều-động những hiện-tượng một cách hỗn-độn vô trật-tự, ngẫu-nhiên tùy theo ý muốn quỷ-thần xấu hay tốt. Họ không tìm ở tại bản-tính của sự-vật để giải-thích và tìm-hiểu lý-do, ví như quả táo rơi vì có ma-quỷ ẩn trên cây đã tinh-nghịch ném quả táo, chứ không phải ở bản-tính quả táo có cái sức hấp-dẫn với mặt-đất.

Nhưng không phải tâm-hồn chất-phác cổ-xưa đều mê-tín. Có những hạng tiên-tri ẩn-dật nơi thâm-sơn cùng-cốc đã cảm-thông với thiên-nhiên và thực-nghiệm ở nội-tâm các Ngài trong trầm-tư mặc-định cái bản-tính đồng-nhất-thể với toàn-thể thiên-nhiên. Trên con đường nội-tỉnh ấy các Ngài cùng tuyên-bố, ở nhân-loại có những khả-năng biến-hóa vô cùng như ma-thuật.

Lão-Tử viết ở Đạo-Đức Kinh :

" Bất xuất hộ tri thiên hạ
" Bất hành nhi tri
Bất kiến nhi danh
Bất vi nhi thành ".
( Không ra khỏi cổng mà biết thế-giới
Không đi mà biết
Khổng thấy mà gọi được tên
Không làm mà nên ) .
_ ( Lão-Tử, -- ch. 47 )

Hay là :

" Lục hành bất ngộ
Nhập quân bất bị giáp binh " .
(Đi trên đất không gặp hổ báo tê-giác
Vào trong chiến-trận không bị giáp binh ) .
_ ( Lão-Tử, -- ch. 50 )

Tóm lại, đấy là các phép thần-thông của các Đạo-sĩ trong các đạo thờ thiên-nhiên. Họ lập ra cả một khoa tu-luyện để biến-hóa năng-lực sinh-lý ra năng-lực thần-thông tâm-linh, căn-cứ vào một khoa Siêu-tâm-lý-học.

Ở thời nhà Lý, tín-ngưỡng thiên-nhiên đã nối với Đạo Lão và Đạo Phật ngành Thiền-tôn, cho nên ở triều-đình cũng như giới trí-thức, người ta thấy lưu-truyền nhiều chuyện về thần-thông của các nhà Thiền-sư, nào chuyện Nguyễn-Bông, Giác-Hoàng, Từ-Đạo-Hạnh, Lê-Văn-Thịnh, Sư giáng hổ, giáng sấm, thủy-cung gọi nước v.v…. Nay chỉ xin kể lại sựtích nhà Thiền-sư Từ-Đạo-Hạnh để thấy tư-tưởng ma-thuật, tư-tưởng linh-hồn và tư-tưởng tâm-linh trà-trộn với nhau mật-thiết.

" Từ-Đạo-Hạnh mà nay có tượng thờ ở Chùa Láng, là nơi danh-tiếng gần Hà-Nội, vốn là con Từ-Vinh, nguyên làm chức Tăng-quan-đồ-sát đã trụ-trì Chùa này từ đời Lý-Nhân-Tôn ( 1077 - 1127 ). Vinh từng du-học ở Làng Yên-Lãng ( làng Láng ) cho nên gọi là Chùa Láng, và Từ-Đạo-Hạnh là Đức Thánh Láng.

" Từ-Vinh lấy vợ họ Tăng, Tăng-thị sinh con trai là Từ-Lộ, tức là Từ-Đạo-Hạnh. Ít tuổi, Từ-Lộ có tính ngông-nghênh, ngày thường ông kết bạn với Nho-giả Phi-Sinh, Đạo-sĩ Lê-Toàn-Nghĩa và con hát Vi-Ất. Tối thì chịu khó đọc sách, ngày thì đánh cầu, thổi sáo, đánh bạc làm vui. Cha Từ-Vinh thường trách là lười-biếng. Một đêm cha lén vào phòng ngủ dòm trộm, thấy đèn chong suốt đêm, sách vở chồng đống. Từ-Lộ thì tựa án ngủ, tay không buông sách. Từ đấy cha không lo nữa.

Sau Từ-Lộ dự kỳ thi Tăng-quan, liền đỗ thứ nhất khoa-thi Bạch-Liên-khoa, cũng như cha thủa trước. Bạch-Liên vốn là tên một Tôn trong Phật-giáo do nhà sư Tuệ-Viển đời Tấn ( 265 - 419 ) bên Tầu tổ-chức một xã Bạch-Liên, lấy " qui y tịnh độ " làm tôn-chỉ. Về sau dòng này biến thành một dòng mượn đạo Phật để lợi-dụng phép " sấm vĩ phù lục " là phép ma-thuật .

Từ-Vinh thường dùng tà-thuật quấy Diên-Thành-Hầu. Hầu nhờ Pháp-sư Đại-Diên dùng phép đánh chết. Thành-tích Chùa Láng, Chùa Thày và các nơi thờ Từ-Đạo-Hạnh có nói rằng Từ-Vinh dùng phép tàng-hình lẩn vào trong hậu-cung của Diên-Thành-Hầu để ghẹo cung-phi, Hầu nhờ Đại-Diên bắt. Một hôm Đại-Diên lấy tro rắc trước cửa phòng cung-nhân rồi đọc chú, vẽ bùa và giao cho cung-nhân một cuộn chỉ ngũ-sắc, Đại-Diên dặn cung-nhân rằng nếu Vinh tới thì lấy chỉ buộc vào lưng rồi hô-hoán lên. Vinh túng-thế, nhưng mắc vào lưới phép không chạy được. Y bèn biến hình làm con dán và trốn vào vách. Đại-Diên tới tìm mãi không thấy, sau thấy có râu dán thò ra. Đại-Diên bèn cầm râu kéo ra thì là một con dán trắng. Đại-Diên đánh chết lại hiện ra thây người là Từ-Vinh. Cứ theo " Thiền Uyển Tập Anh " thì sau khi đánh chết, Đại-Diên vứt thây nhà sư phá-giới xuống sông Tô-Lịch. Thây trôi đến cầu Vu-Quyết, trước nhà Diên-Thành-Hầu thình-lình đứng dựng lên mà trỏ tay vào nhà Hầu tỏ vẻ về sau thù tất báo. Hầu sợ-hãi liền đi tìm Đại-Diên Pháp-sư. Pháp-sư đọc câu kệ rằng :

" Tăng hận bất cách tức "
( Thầy tu có giận ai không để qua đêm khác ) .

Tức thì cái thây ngã xuống mà trôi đi .

Từ khi Từ-Vinh phạm tội, vợ con bị tróc nã thì Từ-Lộ với mẹ trốn về cố-hương ở làng Phục-Lạp tỉnh Sơn-Tây. Từ đấy để ý trả thù cho cha, cắt tóc làm Tăng, tìm thày học đạo. Giữa đường gặp Nguyễn-Chí-Thành, tức là Nguyễn-Minh-Không cùng môn học Phật. Hai người kết bạn, đi thăm cảnh Hương-Tích tức Chùa Hương ở hạt Hà-Đông, được Đức Quan-Thế-Âm hiện-hình trỏ đường lên núi rồi truyền đạo trao pháp. Sách Lĩnh-Nam Trích-Quái chép rằng : " Từ-Lộ định đi đến nước Ấn-Độ cầu thuật linh-dị, giữa đường đến nước Kim-Xỉ-Man ( Vân-Nam ) thấy hiểm-trở bèn về tu ở Chùa Phật-Tích ( Sai-Sơn ) thuộc Quốc-Oai, Sơn-Tây bây giờ ". Sách Sự-Tích Thực-Lục chép rằng : " Từ-Lộ một hôm rình được Đại-Diên đi ra, làm phép lấy gậy đánh bóng Đại-Diên, nhưng nghe thấy trên không-trung có tiếng thét lên : Thôi ! Thôi ! Lộ vứt gậy về nhà, thương nhớ đến cha càng tức-giận, muốn đi đến Ấn-Độ, bên Tây-Thiên cầu phép linh-dị. Bấy giờ cùng bạn là Minh-Không và Giác-Hải đều đi đến Kinh-Xỉ-Man đường lối hiểm-trở toan trở về. Thấy một bà già ngồi ở cái thuyền con trên mặt sông. Lộ thấy, hỏi : _" Độ bao lâu nữa thì đến Tây-Thiên ? " Bà đáp : _ " Hiểm-trở không đi được nhưng lão có cái thuyền nhỏ có thể trở đi và có cái trượng nhỏ có thể chỉ thẳng sang Tây-Thiên được ". Bà cho mượn thuyền và trượng rồi đọc kệ tiễn đi. vụt chốc ba người đều đến Tây-Thiên. Từ-Lộ giữ thuyền, Minh-Không và Giác-Hải đi học phép được rồi về ngay trước. Lộ đợi trong thuyền ba ngày chẳng thấy hai bạn trở về, chỉ thấy một bà già vơ-vẩn đến bờ sông. Lộ hỏi : " Bà có thấy hai gã đi cầu đạo không ? ". Bà ấy đáp rằng : " Hai người ấy đã được ta dạy cho phép thiêng đắc đạo trở về rồi." Bà lại bảo Lộ gánh hai thùng nước về nhà rồi dạy cho phép thiêng gồm cả phép xúc-địa ( rút đường ) nữa, cùng lời chú Đà-La-Ni là mật-ngữ của Phật-Bồ-Tát tóm đủ mọi đức. Lộ mới đọc thần-chú làm cho Minh-Không, Giác-Hải giữa đường đau bụng, rồi hiện hành phép xúc-địa để đi lên trước. Đến Cầu Ngải, tức Ngải-cầu ( xã Hà-Đông ) Lộ hóa hình con hổ gầm lên trong bụi để nát hai bạn. Nhưng họ cũng học được phép thiêng, biết ngay là Lộ lộng phép giả hình, bèn cùng nhìn nhau bảo rằng : " Bạn muốn thân này, kiếp sau sẽ được thân ấy ". Lộ tức thì hiện hình nói lại : "Chúng ta cùng được Đức Thế-Tôn truyền đạo. Nếu hậu-thân tôi phải xuống thế-gian ở ngôi nhân-chủ quyết không tránh khỏi quái-bệnh, tôi với bạn đã có duyên, nguyện lại cứu cho ".

Sài-Sơn Thắng-Tích Tạp-Chí chép rằng :

" Khi Từ-Lộ và Minh-Không đã được Đức Quan-Âm trao cho phép-thuật, hai thày thử lẫn nhau. Minh-Không đi vài trăm bước lên trước, giả làm mỏi-mệt ngồi dưới gốc cây lớn, Từ-Lộ chẳng đoái lại và cứ sấn bước đi lên ước chừng một dặm, rồi nắm tay quyết hóa ra con dao rạch bụng lôi ruột ra, hóa thành con hổ đói gầm thét chực bắt người. Minh-Không biết là Từ-Lộ hóa hình, nhưng giả làm như không biết, cứ lướt qua. Vì tình bè-bạn không nỡ dùng phép-thuật yểm-trừ, Minh-Không chỉ vạch đất làm Thành để tránh miệng hổ, phàn-nàn như rủa rằng : " Đạo-Hạnh học đạo cầu Tiên lại muốn làm giống thú-dữ ! Sau này sẽ phải chịu kiếp ấy ! " Từ-Lộ sợ lại hóa thân như cũ, lạy bạn vừa khóc vừa nói : " Trót dại quá vui thử phép, sau nếu phải chịu quái-bệnh thì nhờ bạn cứu cho ".

Từ-Lộ từ-biệt Minh-Không và Giác-Hải trở về tu-luyện ở Chùa Thiên-Phúc, núi Sài-Sơn ( Sơn-Tây ), ngày thường Từ tụng chú Đại-Bi-Tâm-Đà-La-Ni, niệm đủ một vạn tám nghìn lần, mổi lần ngắt một cành thông làm ghi đến nỗi hai cây thông trống quang không. Một vị Thần xưng là Tứ-Trấn-Thiên-Vương cảm công-phu trì-tụng ấy lại hầu. Từ-Lộ đã tự-phụ mình đã tức-trí thần-thông bèn quay về Yên-Lãng để trả thù cho cha. Khi đến Cầu Yên-Quyết, Vu-Quyết, làng Cót trên sông Tô-Lịch, Lộ phóng cái trượng trên mặt nước, trượng đứng xứng lên rồi đi như bay ngược lên Cầu Tây-Dương là chỗ xưa kia cái thây Từ-vinh đứng trước nhà Hầu-Diên-Thành. Mừng rằng phép của mình thắng được phép của Đại-Diên, Lộ đi thẳng đến tận nơi, thì Đại-Diên nhắc lại việc trước. Lộ mới trông lên trời, thấy yên-lặng bèn đánh chết Đại-Diên rồi vứt xác xuống sông Tô-Lịch. ( Vì thế nên hàng năm cứ ngày Hội Chùa Láng, có lệ rước Thánh-giá qua Chùa Yên-Quyết Dịch-Vọng, là Chùa của Đại-Diên trù-trì để diễn lại việc đánh nhau ).

Sau khi thù cha đã sạch, Từ-Lộ đi thăm các Tùng-lâm để tham-thiền học-đạo, rồi lại trở về núi Sài-Sơn tu-luyện, một ngày một đắc-đạo hơn, sai-khiến được cả sơn-cầm dã-thú và ra tay phù-lục chửa bệnh hiệu-nghiệm như Thần.

Còn Đại-Diên thì xác theo giòng sông trôi đến bãi Trung-Loan thuộc địa-phận Trường-An-Lương ( Ninh-bình ). Dù xác thịt đã nát, tinh-phách hãy còn, hóa thành đứa tiêu-đồng ở trong mo cây cau ngã xuống, biết nói ngay, tự xưng là Giác-hoàng ( Vua Giác tức là Phật ). Vào năm Ất-Tỵ ( 1115 ) đời Vua Nhân-Tôn, dân Thanh-Hóa, vì Trường-An bấy giờ thuộc xứ này, mới tâu Vua biết. Vua sai đi xem, quả nhiên thông-minh tú-lệ, bèn truyền cho đưa về ở Chùa Báo-Thiên, chỗ hiện nay là Nhà Thờ Lớn Hà-Nội. Vua định dùng Giác-Hoàng làm Hoàng-thái-tử, quần-thần đều can-ngăn, nói nếu Giác-Hoàng thật có linh-dị thì nên đầu-thai vào cung. Vua cho lập đàn thác-thai ở Chùa Báo-Thiên. Ông Hoàng-Xuân-Hãn đã dịch sự-tích này ở Việt-Sử-Lược đời Trần và Thiền-Uyển-Tập-Anh Ngữ-Lục như sau :

" Vua mới sai đặt trai-đàn trong cung, muốn sai Giác-Hoàng đầu-thai để làm con mình. Có vị sư ở núi Phật-Tích tên Từ-Lộ, hiệu Đạo-Hạnh, nghe tín ấy lấy làm lo. Sư bèn giao cho em gái vài hạt châu có làm phép và dặn rằng : " Đến xem Hộ hãy dắt châu vào mái nhà, đừng để ai thấy. Từ-thị làm đứng như lời. Bỗng nhiên Giác-Hoàng phát cơn sốt mà ốm. Y bèn nói với người ta rằng : " Ta thấy trong nước lưới sắt bầy la-liệt khắp, không có lối nào vào cung để thác-sinh ".

" Vua sai lục tìm khắp trong chốn trai-đàn thì thấy mấy hạt châu mà Từ-thị đã giấu. Vua sai bắt Từ-Lộ trói ở hành-lang Hưng-Khánh, rồi toan kết tội chết. Nhân lúc ấy có em Vua là Sùng-Hiền-Hầu vào chầu Vua. Từ-Lộ thấy, kêu van thảm-thiết rằng : " Mong Hiền-Hầu cứu bần-tăng. Nếu bần-tăng được thoát thì sẽ làm con Hầu để báo đức ". Sùng-Hiền-Hầu nhận lời. Vào thăm Vua, Hầu tìm cách cứu Đạo-Hạnh. Hầu nói : " Nếu Giác-Hoàng quả có thần-lực mà lại bị Từ-Lộ làm phép yểm được, thì Lộ chẳng giỏi hơn Giác-Hoàng hay sao ? Sự ấy đã rõ, tôi nghĩ rằng chi bằng Vua cho phép Lộ vào thác-sinh. Vua bèn tha cho sư. Còn Giác-Hoàng thì bệnh thành nguy-kịch.

Y dặn người chung-quanh rằng : " Sau khi ta mất hãy dựng Tháp ở Tiên-Du để tán ta " .

" Rồi Sùng-Hiền-Hầu đưa Lộ về nhà. Lộ xin nguyện thác-thai, rồi hiện-hình ngay trong thùng nước tắm cho phu-nhân cảm-động rồi dặn rằng bao giờ sinh-nở cho biết trước. Theo Đại-Việt Sử-Ký Toàn-Thư, thì năm Hội-Tường Đại-Khánh thứ ba ( 1112 ) Vua Nhân-Tôn nhiều tuổi rồi chưa có con. Nhân gặp sư thày núi Thạch-Thất là Từ-Đạo-Hạnh đến nhà Hầu cùng nhau bàn việc cầu-tự. Đạo-Hạnh bảo bao giờ phu-nhân đến kỳ sinh-nở thì sẽ đến báo trước. Ý giả sẽ vì phu-nhân cầu-đảo đức Sơn-Thần chăng ? Sau ba năm phu-nhân có mang đến kỳ sinh-sản thấy khó, Hầu sai người đến bảo cho Đạo-Hạnh biết, thì Đạo-Hạnh lập-tức tắm rửa, thay sống áo, vào trong động thoát xác để lại mà đi, phu-nhân đẻ ngay con trai là Dương-Hoán .

" Cứ sự-tích Thực-Lược, sau khi Đạo-Hạnh đọc di-chúc và đọc kệ với môn-đồ, lên trên động gục đầu vào vách đá, đạp chân bàn đá rồi nghiễm-nhiên hóa đi, dấu vết hãy còn. Nhưng có thuyết cho rằng Đạo-Hạnh chơi trên núi Phật-Tích ( Sai-Sơn ) thấy trên mặt đá trắng có vết chân người, Đạo-Hạnh lấy chân mình in vào thấy đúng. Sử cũng chép rằng dân làng thấy lạ bèn đem thây Đạo-Hạnh vào khám để thờ, rồi mỗi năm cứ ngày 7 tháng 3, mở Hội coi như ngày giỗ. Lúc thời Vĩnh-Lạc khoảng năm 1407 - 1428 nhà Minh, quân Trung-Hoa sang chiếm-đóng Bắc-Việt, đốt mất thây Đạo-Hạnh, dân lại tô tượng lên thờ .

" Dương-Hoán sinh năm Hội-Tường Đại-Khánh thứ 7 ( 1116 ), năm sau lên hai được chọn vào nuôi trong cung, dựng lên làm Hoàng-thái-tử, khi Vua Nhân-Tôn gần mất có ký-thác cho đình-thần Lê-Bá-Ngọc giúp cho Hoàng-Tử lên ngôi vào năm đầu Thiên-Phủ Khánh-Thọ ( 1127 ), bấy giờ Dương-Hoán đã 12 tuổi, lớn lên cũng hay chính-sự, nhưng tin phù-độ, tự tôn sinh-phụ Sùng-Hiền-Hầu là Thái-Thượng-Hoàng và sinh-mẫu Đỗ-thị làm Hoàng-Thái-Hậu .

" Sau Vua mắc ác-tật, thầy-thuốc nào cũng vô-hiệu, được sư Minh-Không chữa cho mới khỏi. Minh-Không được tôn làm Quốc-sư và nhà Vua tha thuế cho vài trăm hộ làm hộ-nhi ( 1136 ).

" Tương truyền rằng khi thày Đạo-Hạnh sắp thí-giải để đầu-thai, có câu chú vào thang thuốc phó cho đệ-tử Nguyễn-Chí-Thành tức là Minh-Không rằng : " Sau hai mươi năm hễ thấy Quốc-vương có bệnh lạ sẽ chữa cho được ngay " .

" Theo Lĩnh-Nam Trích-Quái thì Vua mắc bệnh mê-loạn tâm-thần, gầm lên như sấm, hoặc truyền rằng hóa ra hổ .

" Bấy giờ có tiểu-đồng hát :

" Muốn chữa bệnh đấng con Trời
Phải tìm được Khổng-Minh-Không ".

" Hoặc ở dân-gian có câu :
" Tập tầm vông ! Tập tầm vông !

Có ông Khổng-Minh-Không
Chữa được Thần-Tông Hoàng-Đế " .

" Triều-đình liền đi cho dò hỏi, rước Ngài Minh-Không về Kinh. Khi Ngài đến Kinh, thấy có nhiều tăng-sĩ, pháp-sư, lương-y, xúm nhau lại bàn-bạc để chữa bệnh cho Hoàng-Đế. Thấy Ngài quần nâu áo vải quê-kệch, các người kia đều tỏ vẻ khinh-bỉ vì ngờ-vực. Ngài chào hỏi xong, lấy một cái đinh dài năm tấc đóng vào cột mà bảo : " Ai nhổ được cái đinh này mới chữa được bệnh cho Thiên-Tử " . Nhưng không ai làm được. Ngài mới khẽ rút lên thì cái đinh tuột ra rất nhẹ. Bấy giờ mọi người mới kính-sợ, để Ngài tự ý chữa bệnh cho Vua .

" Khi vào thăm bệnh Vua, Ngài thét to lên rằng :

" Đại-Trượng-Phu đứng đầu muôn dân, trị-vì bốn bể sao lại làm cách cuồng-loạn như thế ! "

" Vua Thần-Tôn trong lúc cơn mê, nghe nói giật mình kinh-hãi và không lồng-lộn gầm-thét nữa. Minh-Không mới truyền đun một vạc dầu sôi bỏ cái đinh ban nẫy vào làm phép, sau đem tắm cho Vua thì bao nhiêu lông rụng cả và bệnh cũng khỏi dần.

" Cách hai năm sau Vua lại ốm nặng và mất ở Đền Vinh-Quang, mới 23 tuổi, vào năm 1138.

" Từ ngày Vua Thần-Tôn thăng-hà chỗ nhà cũ của Từ-Lộ và Từ-Vinh trong Chùa Yên-Lãng (Chùa Láng) thường thấy khí thiêng nhúc động, dân làng kinh-dị bèn tâu lên triều-đình. Vua Anh-Tôn đặc sai người đến tế, rồi triều-đình cho sửa-chữa lại Chùa và ban cho hiệu là Chiêu-Thiền-Tự, có nghĩa là rõ đạo Thiền.

" Di-Tích Từ-Đạo-Hạnh sang Tây-Thiên học phép thiêng còn ở hòm Chân-kinh để ở trong Chùa. Vào đời Thịnh-Đức thứ tư 1656 , Chúa Trịnh-Thanh Đô-Vương, tức là Trịnh-Tráng có đến Chùa xem sự-tích rồi mở hòm kinh, thấy bốn lá đồng-thư đều viết chữ Triện, Chúa cho sao tả xong rồi lại biến mất còn lại giấy trắng. Chúa chuẩn cho dân làm tạo-lệ giữ Chùa. Lịnh-dụ còn khắc trong Bia tạo-lệ của Bản-Tự, hiệu số văn Bia 432 - 432 trong thư-viện Viễn-Đông-Bác-Cổ.

" Theo tờ trình lên Viện Viễn-Đông Bác-Cổ ngày 10 - 9 - 1947 của dân làng Yên-Lãng, tập đồng-thư này mới bị mất sau ngày tác-chiến 26 - 12 - 1946 tại Hà-Nội ".

Trên đây là cả một câu chuyện có vẻ nửa thực nửa hư, nửa Thần-thoại, nửa lịch-sử mà nhân-dân truyền-tụng, mà sách vở ghi chép. Coi như một tài-liệu phản-chiếu tư-tưởng của thời-đại. Chúng ta hãy xét xem sự dung-hòa ba nền tín-ngưỡng ở thời nhà Lý thì thực-trạng như thế nào.

Trước hết là trong câu chuyện tư-tưởng pháp-thuật thuộc về tín-ngưỡng thiên-nhiên với tư-tưởng linh-hồn thuộc về tín-ngưỡng tổ-tiên đã luôn luôn gặp-gỡ pha-trộn làm cho tính-cách mâu-thuẫn của hai loại tín-ngưỡng hầu như mất cả biến-giới .

Một ngôi Chùa mà thờ một vị Sư coi như một vị Thánh với tượng nhà Vua đứng đàng trước, vị Sư-Thánh đứng liền đàng sau, đấy đã là một sự lạ. Rồi đến việc Từ-Vinh dùng pháp-thuật làm việc dâm-đãng để bị một vị pháp-sư cao tay khác đánh chết. Ở đây ta thấy rằng trong tín-ngưỡng thiên-nhiên, chuộng về ma-thuật cũng còn có đường tà đường chính. Năng-lực sinh-lý ở trạng-thái bản-năng tình-dục có thể trở nên một sức mạnh động-cơ ghê-gớm, nó có thể thúc-đẩy người ta càng thêm dâm-dục, nó cũng có thể được siêu-hóa thành năng-lực tinh-thần để trị tà-ma được, khi nào ở một bản-lĩnh chân-chính như Đại-Diên chẳng hạn .

Nhưng Từ-Lộ phải trả-thù cho cha tìm cách đánh chết Đại-Diên, dù biết cha có lỗi, thế là ý-nghĩa gì ? Khổng-Tử nói ở Luận-Ngữ lời kẻ tố-cáo cha ăn trộm dê, vì tính chính-trực, vì công-lý rằng : " Người chính-trực của phái khác ta, dẫu cha có lỗi thì con giấu cho cha, mà con có lỗi thì cha giấu cho con, chính-trực ở tại bên trong ". Bởi vậy mà Từ-Lộ chịu ảnh-hưởng đạo Nho, không biết đến cái lỗi của cha, chỉ biết làm con phải trả-thù cho cha là Từ-Vinh, ngõ hầu rửa sạch oán-hận để linh-hồn cha mình được siêu-thoát. Hành-động trả-thù cho người thân vừa thuộc về tín-ngưỡng nghiệp-báo vừa thuộc về tín-ngưỡng linh-hồn tổ-tiên. Nghiệp-báo là một tín-ngưỡng cố-hữu của các dân-tộc cổ xưa mà sau Phật-giáo đã đồng-hóa vào làm cương-lĩnh cho giáo-lý giải-thoát. Có rửa sạch nghiệp trong lòng thì mới giải-thoát được, bằng không thì nhắm mắt không xong, dù có chết ở thể-xác mà hồn còn vơ-vẩn không đi thoát, dù có trừ hết. Nhưng đạo Phật không cho phép " Tăng hận bất cách tức " nhà sư không được oán-hận qua sang đêm khác kia mà ! Như vậy Từ-Lộ cốt đi học phép-thuật, bảo là của Thế-Tôn và Quan-Thế-Âm, hai vị đại-diện cho đức Từ-bi Bác-ái, thì đã đi sai cả chủ-trương của Phật-giáo. Vả lại, ngay ở đạo Lão phát-triển tín-ngưỡng thiên-nhiên, tin khả-năng ma-thuật mà theo Đạo-Đức Kinh cũng " lấy đức báo oán " " Báo oán dĩ đức ", làm tôn-chỉ hành-vi, thì hành-động trả-thù cho cha của Từ-Lộ không phải theo giáo-lý của Phật hay của Lão, mà là theo giáo-lý gần với Khổng-Nho thờ tổ-tiên hơn vậy. Ở đấy chúng ta thấy cách dung-hòa Tam-giáo trên phương-diện thực-tiễn, không quá lý-tưởng mà gần với thực-tế. Thù cha gần với lòng người con có hiếu là bổn-phận làm người, có làm tròn bổn-phận làm người thì mới mong thành Tiên, thành Phật. Từ-Lộ thi-hành đạo-lý từng giai-đoạn. Cho nên sau khi trả được thù rồi thì mới nhất-quyết đi tu Thiền và đem pháp-thuật để chữa bệnh .

Về việc đầu-thai chúng ta cũng thấy cùng một tinh-thần thực-tiễn, dung-hòa cả tư-tưởng vật-linh ( hiện vào thùng tắm ), tư-tưởng đền ơn của luân-lý Nho với tư-tưởng giải-thoát Thiền-tôn ( thị-giải ) .

Ba hệ-thống tín-ngưỡng ấy ở Từ-Đạo-Hạnh hầu như không có biên-giới cách-biệt mà có thể chung sống như ba trình-độ tiến-hóa hay siêu-hóa từ vật-lý qua tâm-lý đến tâm-linh của một quá-trình sống-động .
Nhưng dù sao chúng ta cũng nhận thấy sự quá chú-trọng về pháp-thuật là một trình-độ kém vô-tư trong đạo-học của một nhà sư. Và ngoài giới đi tu chân-chính thì dân-gian nghe thấy pháp-thuật sẽ trở nên mê-tín và cuồng-loạn. Việc nhà Vua bị thác-loạn tinh-thần há không phải vì quá tin vào pháp-thuật đó ư ? Pháp-thuật thiên-nhiên tuy nhiên vô-hạn và có thể có thật đấy, nhưng thiên-nhiên cũng ở tại chính tại bản-thân mình nữa. Làm chủ được pháp-thuật thiên-nhiên bên ngoài mà chính bản-thân mình không làm chủ được thì người ta sẽ bị ngoại-vật dịch-sử. Đấy không phải lý-tưởng của nhân-loại, là giống tối-linh trong trời đất. Nó hướng về mục-đích tự-do, làm chủ-động trên mặt đất. Cho nên cuối cùng vẫn là nhân-loại tiến tới trình-độ phản-tỉnh, tự mình ý-thức lấy mình, làm chủ được mình để tiến lên mục-đích chí-công vô-tư mới thực là chính-đáng. Chắc triều-đình nhà Lý đã có người hiểu như thế, cho nên trong một vài văn sách khoa-cử về đạo Lão, mới hỏi rằng :

" Ngày nay dương hanh vừa thời, khí tà chẳng phạm, chính là ngày trong nước thái-bình, càng muốn cho đời này, dân này đều vào trong đài xuân, cùng bước lên cõi thọ, thì phải dùng thuật gì để cho được tới nơi ? Hãy nói rõ ra để xem cái học giúp đời ra thế nào ? "

Và trong một bài làm có đoạn rằng :

" Thi-hành tiểu-đạo vốn đã có thuật, mà kinh-nghiệm sự hành đạo cốt ở lòng chính. Bởi vì lòng có chính thì nghệ mới tinh, nghệ có tinh thì đức mới trọng. Lấy đó mà cứu dân thì đời này, dân này đều vào trong đài xuân, cõi thọ, chẳng khó-khăn gì ……

" Bậc đại phạm cứu dân vốn đã có thuật thiêng, mà bụng yêu đều trong một lòng. Nếu trước hết chính lại lòng thì bọn tà-mị không thể rục-rịch, trước hết chính lại thân thì khí tà không thể xâm-phạm. Lòng đã chính rồi thì lấy đó mà ra ơn cho dân ; nuôi kẻ không bị thương, giúp kẻ không bị nguy, dắt kẻ không bị khổ, khi đó dân-gian đều yên vui giầu thọ. Thân đã chính rồi thì lấy đó giúp chúng, kẻ nguy được yên, kẻ đuối được vớt, kẻ chết sống lại, khi đó dân đều được sung-sướng và khí hòa âm quang như thế thì đời này, dân này được hớn-hở trèo lên đài xuân, được vui mừng bước lên cõi thọ. Ấy mới là dài lâu được cái mệnh-mạch của sinh-dân, mạnh-mẽ được cái nguyên-khí của nhà-nước. Lời ấy đến nay mới nghiệm. Xét cái lẽ sở, dĩ nhiên chẳng phải bởi cái thuật chính lòng chính thân sao?"

Như vậy đủ thấy cái trình-độ sáng-suốt của một trí-thức đương thời tin rằng : " một lòng chính-trực muôn quỷ nép hình, mà khí tà chẳng phạm " . Đấy chẳng là một tín-ngưỡng chân-chính lắm sao ? Không tin ở sức bên ngoài mà phải tìm vào nguồn-gốc bên trong ở nơi thâm-tâm để phụng-sự lý-tưởng nhân-sinh trước hết .

Phương-ngôn Việt-Nam chẳng có nói :

" Đừng ngồi chiếu lệch giường nghiêng
Ở cho chính-đính cũng thiêng bằng Thần " .

Giữ cho thân chính, cho tâm chính đấy cũng là bước đầu và cũng là bước cứu-cánh của đạo-lý, là quan-niệm minh-bạch, chân-chính và đạt tới cái chân-chính. Và cái chân-chính ấy khi biết trở về tìm ở nơi tâm và sống hiện-thực ở nơi tâm đấy là tín-ngưỡng tâm-linh thực-nghiệm của Tam-giáo vậy. Vì căn-cứ vào thực-nghiệm ấy, xây-dựng đức tin vào sức thấy trực-tiếp của con mắt tinh-thần và thực-nghiệm tâm-linh, cho nên một vị Hoà-thượng đời Trần thuộc dòng Thiền-tông Tào-Khê ở Việt-Nam với một giọng chí-thành đã dung-hợp Tam-giáo như sau :

" Trong nơi danh giáo có ba
Nho hay giúp nước sửa nhà trị dân
Đạo thời dưỡng khí an thần
Thuốc trừ tà bệnh chuyên cần luyện đan
Thích độ nhân miễn tam đồ khổ
Thoát cửu-huyền Thất-Tổ siêu phương
Nho dùng Tam-cương Ngũ-thường
Đạo gìn-giữ khi giữ giàng ba Nguyên
Thích giáo nhân tam qui ngũ giới
Thể một đường xe phải dùng ba
Luận chung Thánh-Tổ Nho gia
Trong đời trị thế người là Nhân sư
Sao bằng câu xuất vị cư
Lão quân thiên chủ đại trừ dược phương
Phật là vạn pháp trung vương
Làm thày ba giới đạo trường Nhân Thiên
Những Thánh hiền nguồn nhân bể quả
Xưa tu hành trí đã rộng cao
Trong nơi ba giới ra vào
Mười phương trí-thức ai nào khả nghi " .

_ ( Việt-Nam Phật-Điển Tùng-San, -- Hà-Nội Viễn-Đông Bác-Cổ Học-viện.-- Bắc-Kỳ Phật-Giáo Tổng-hội phát-hành, Như-Thị Hòa-Thượng giải)

Vậy Nho chú-trọng vào liên-hệ Người với Người, Đạo chú-trọng vào liên-hệ Người với Thiên-nhiên, Phật chú-trọng vào liên-hệ Người với Siêu-nhiên.

Làm sao nối lại cảnh hiện-thực với cõi siêu-nhiên, đấy là mục-tiêu tối-cao, tồi cổ và tối kim của hoạt-động nhân-loại bất-phân Đông, Tây ở trí-thức khoa-học cũng như ở cảm-hứng nghệ-thuật và ở tín-ngưỡng tôn-giáo. Chính đấy là đối-tượng thực-nghiệm tâm-linh của tinh-thần Tam-Giáo Đồng-Nguyên Vạn-Pháp Nhất-Lý vậy .

KẾT - LUẬN .

TINH-THẦN PHẬT-GIÁO VIỆT-NAM._

Trở lại mấy trang sử cũ, ngày nay người ta chỉ biết nhắc-nhở đến những chiến-công oanh-liệt của Đức Thánh Trần, hay ca-tụng cử-chỉ " Châu-chấu đá xe " cùa Lý-Thường-Kiệt, it ai đã tự hỏi vì đâu mà có những trang sử vẻ-vang đời Lý, đời Trần. Hẳn rằng không ai chối-cãi những bậc vĩ-nhân ấy, nếu không có tinh-thần đoàn-kết của cả một dân-tộc, quân dân nhất-trí, đồng-lòng thì liệu có thể thành-công được chăng ? Một anh-hùng lưu danh thiên-cổ đã đại-diện cho biết bao anh hùng vô danh mà đời sau không biết. Lại cái tinh-thần quân dân, một người kia đã lấy ở đâu cái khí-phách quật-cường, cái đức tính hy-sinh hòa-thuận ? Đấy là quyền sống bắt-buộc chăng ? Nhưng làm thế nào cho quyền sống riêng tự có thể nhượng-bộ cho quyền sống chung. Ấy là bí-quyết, và cái bí-quyết ấy không thể đừng nghĩ đến tinh-thần Phật-giáo đã hưng-thịnh khắp từng lớp xã-hội Việt-Nam ở thời-đại nhà Lý, nhà Trần. Phật-giáo ở xứ này, quả như lời ông Phạm-Quỳnh đã viết : " Đã có những cỗi rễ sâu xa ; nhưng được coi như Quốc-giáo thì ở các triều-đại lớn Lý và Trần thế-kỷ XI - XIII nó mới thực thịnh-vượng. Các nhà Vua đều là tín-đồ nhiệt-thành của Phật-giáo, những Chùa rải-rác khắp nơi, đến nay hãy còn di-tích, những Già-lam thì đầy những sư và tiểu. Thực là một thời-đại hoàng-kim của Phật-giáo ở Việt-Nam " .

Sử chép rằng : " Ở thời Lý người tu-hành nhan-nhản trong nhân-gian, Chùa và Tịnh-thất mọc lên khắp trong nước. Và ở nhà Trần thì tại triều-đình nhà Vua là Hòa-Thượng, Hoàng-Hậu là Sư-ni, các công-thần vương-tử họp thành giáo-hội " .

Một phong-trào văn-hóa phổ-thông và lâu bền như thế làm thế nào khỏi ảnh-hưởng thâm-trầm tinh-thần dân-tộc. Nếu quả Phật-giáo có mầu yếm-thế chán đời, như thời nay người ta thường nói, thì làm thế nào tinh-thần dân-tộc Việt-Nam đã tỏ ra dũng-mãnh nhất ở thời-đại Lý, Trần, mà cuộc chiến-thắng với quân Nguyên đã chứng-minh rõ rệt ? Muốn giải-thích điều nghi-vấn ấy, chúng ta chỉ cần giở lịch-sử Phật-giáo Việt-Nam và Khoá-Hư-Lục của Trần-Thái-Tôn cũng đủ biện-bạch. Đọc đến bài tựa Khoá-Hư-Lục của Trần-Thái-Tôn, bất-giác chúng ta tưởng như đọc sự-tích Phật khi bỏ cung-điện, vợ, con, đang đêm vào núi vậy .

" Năm Chính-Bình thứ năm, giờ Thân, tháng tư, đêm mùng ba, mặc áo thường, Ta ra khỏi cửa cung gọi tả, hữu mà bảo : _ Trẫm muốn ra chơi ngoài cung, ẩn nghe dư-luận của nhân-dân để xét chí-nguyện của dân, họa may biết được sự khó-khăn vất-vả. Đi theo lúc ấy chẳng quá 7, 8 người. Đêm hôm ấy giờ Hợi một mình cưỡi ngựa đi trốn, sang sông đi về phía Đông. Sang sông rồi bèn nói rõ sự-tình cho tả, hữu biết. Tả, hữu ngạc-nhiên cùng sa nước mắt mà khóc. Ngày hôm sau giờ Mão đi đến Đại-Than, bến đò Phả-Lại. Sợ có người ngoài biết, lấy vạt áo che mặt mà sang sông. Qua sông thì lần theo đường núi mà đi .

" Đến quá trưa, vào tạm nghỉ ở Chùa Giác-Hạnh. Sáng sớm lại đi, vượt ải qua đèo, lặn suối trèo non, mệt mỏi đến không sao tiến bước được nữa.

" Trẫm bèn xuống ngựa vịn đá mà đi. Đến giờ Mùi thì đến chân núi Yên-Tử. Sớm hôm sau trèo lên đỉnh núi tìm gặp Quốc-sư là Sa-Môn trong phái Trúc-Lâm. Nhà sư gặp thì mừng-rỡ, thong-thả nói với Trẫm rằng : _ Lão tăng ở nơi sơn giã đã lâu, xương cứng da mồi, ăn rau ăn hạt, uống nước suối, chơi trong rừng, lòng nhẹ như mây nổi, theo gió mà đến đây. Nay Bệ-hạ bỏ địa-vị làm chủ nhân-dân, nghĩ đến kẻ hèn nơi rừng hoang này, quả có điều gì khích-động mà đến đây chăng ? Trẫm nghe nói hai hàng lệ tuôn rơi bèn bộc-bạch : _ Trẫm nay còn thơ trẻ đau đớn mất hai thân, một mình đứng đầu sĩ dân, không có chỗ nương-tựa. Nghĩ lại đời trước, sự-nghiệp của Đế-Vương hưng phế không thường, cho nên Trẫm vào núi này chỉ cầu tu Phật, không cầu được vật gì khác. Quốc-sư trả lời : _ Núi vốn không có Phật. Nay Bệ-hạ nếu giác-ngộ Tâm ấy thì đứng ở trần-gian mà thành Phật không phải khốn khổ cầu Phật ở ngoài ".

Xem đấy đủ thấy tâm-sự một nhà Vua biết-bao thiết-tha về đạo-lý, chúng ta không còn khó hiểu vì sức đức-hóa của một chính-trị thân-dân, cho nên khí-dân mới được hùng mạnh, nhân tâm trong nước mới khỏi chia lìa. Sở-dĩ có kết-quả ấy là vì tinh-thần Phật-giáo Việt-Nam chuyên chú-trọng về Thiền ; mà đạo Thiền thì cố luyện-tập lấy khí-lực tâm-linh để tập-trung vào hành-động xã-hội nhân-sinh, tức như đúc-tính " dũng " ở Khổng-học. Do đấy mà tinh-thần Phật-giáo ở Việt-Nam không những không gây xung-đột với các môn tư-tưởng khác như Khổng, Lão, mà lại còn đem lại cho người ta một quan-điểm rộng-rãi về tâm-linh-học. Mở đầu " Thiền-Tôn Chỉ-Nam " của tác-giả Khóa-Hư chúng ta thấy ngay quan-điểm tổng-hợp đồng-nhất trong sai-biệt : " Phật vô Nam, Bắc quân khả tu cầu. Tính hữu trí ngu đồng tu giác-ngộ " ( Phật không có chia ra Nam, Bắc. Đã là Phật thì dù Nam hay Bắc nên cầu lấy cả. Tính con người có thông-minh và ngu-độn nhưng đều phải giúp lẫn nhau mà giác-ngộ ).

Ngày nay tư-tưởng Phật-giáo ở Việt-Nam nên noi theo tiêu-chuẩn tâm-linh hoạt-động ấy, tưởng không hại gì cho khuynh-hướng bác-ái từ-bi của ngành Quan-Âm Bồ-Tát, hay đạo-lý tình-yêu đại-đồng. Hơn nữa tinh-thần Phật-giáo Việt-Nam đời Lý, Trần có khơi nguồn, khai mạch thì mới có thể dọn đường cho văn-hóa Việt-Nam tiếp-thụ và đồng-hóa các trào-lư văn-hóa Cơ-đốc hay Khoa-học ngày nay, ở thế-giới năm châu một chợ, bốn bể một nhà, vì nó căn-cứ vào thực-nghiệm tâm-linh, thỏa-mãn cho cả lý-trí lẫn tình-cảm.

Nguyễn-đăng-Thục 

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site