lịch sử việt nam
Tâm Bịnh và Tâm Dược Của Phật-Giáo
Trúc-Lâm Lê-an-Bình biên khảo
Phàm là một chúng sanh bình thường chưa đạt được sự chứng ngộ như đức Phật, thì ai ai không ít thì nhiều đều vướng phải tâm bịnh cả. Trị dứt bịnh này, bịnh khác nổi lên, không khi nào hết được. Những người Phật tử, đặc biệt là Phật tử tại gia (tức là những người đã quy y Tam Bảo, thọ Năm Giới và trì Thập Thiện) ngoài việc phải lo cho đời sống gia đình, còn phải tham gia vào các nghĩa vụ xã hội, mà trước mắt là hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo tại Việt Nam, đặc biệt là công cuộc phục hoạt của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, cũng như công cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam đã đòi hỏi người Phật tử phải đầu tư thật nhiều nỗ lực hơn nữa trong tu tập cũng như lúc làm việc bên ngoài cùng với các đoàn thể khác. Do đó, trong lúc tiếp xúc với nhiều người, đến từ nhiều khuynh hướng khác nhau ít nhiều sẽ có những va chạm, chính từ những va chạm đó sẽ cho mỗi người Phật tử chúng ta thấy được khả năng của chính mình trong việc ứng xử sao cho phù hợp.
Trong kinh nói có 84000 phiền não hay tâm bịnh khác nhau, để đối trị đã có 84000 tâm dược khác nhau cho đủ mọi tầng lớp. Những tâm bịnh này đa hình đa dạng, từ thô thiển ồn ào bên ngoài cho đến tiềm ẩn sâu kín bên trong và dưới đây là một số nét tiêu biểu cho dù Phật tử hay không Phật tử đều có thể thực hiện được nếu cảm thấy thích hợp.
1/ Bịnh Tham Danh: Là người đã quy y Tam Bảo và thọ năm giới, tức là đã tập sự để tu tập giải thoát, tất nhiên với những danh vọng địa vị bên ngoài cần xem nó là không thật, là phương tiện chứ chẳng phải là cứu cánh. Nếu ta thực sự có tài dù ở một góc núi, một bìa rừng đi nữa người ta cũng sẽ biết được tiếng và tìm đến mình, còn nếu không có khả năng thực sự dù treo bảng quảng cáo rầm rộ giữa chốn đông người, cũng chẳng mấy người dòm ngó tới tới. Cái quý của người Phật tử là xem mỗi ngày tâm linh của mình tiến bộ được tới đâu, còn lo lắng những danh tiếng hảo bên ngoài chỉ làm rối tâm vô ít. Phương pháp đối trị: thực hành Quán Pháp Vô Ngã.
2/ Bịnh tham tài: Kinh có nói «Thiểu dục tri túc», nghĩa là ít muốn biết đủ. Người Phật tử tại gia vì phải tiếp xúc với đời, lo lắng việc gia đình nên cần phải làm ăn sinh sống. Tuy nhiên trong lúc làm ăn sinh sống cần biết thế nào là đủ, không cố cưỡng cầu có thật nhiều tiền rồi dùng đủ mọi cách, vì tiền có với ta đó rồi nó cũng sẽ ra đi, không phải thật là của ta. Trong kinh nói : «nếu ai vì danh vọng tiền tài, thì ví như cầm đuốc đi ngược gió…». Phương pháp đối trị: thực hành Bố thí Ba La Mật.
3/ Bịnh ích kỷ tiêu cực đầu hàng: Trong việc làm nếu gặp chướng ngại khó khăn mà không có sự cương quyết thì sẽ chán nản và bỏ cuộc, dù đó là việc đạo hay đời cũng thế. Khi làm thì luôn luôn tích cực và nghĩ đến lợi cho người khác chứ đừng nghĩ đến việc lợi ta. Phương pháp đối trị: thực hành Chánh Tinh Tấn.
4/ Bịnh ác cảm: Mọi người đều có căn cơ (tức sự hiểu biết, trình độ nhận thức) khác nhau. Có những người khi tiếp xúc, đàm đạo về công việc đất nước cũng như công tác phục hoạt Giáo Hội PGVNTN thì tin chịu hưởng ứng lập tức, có người không chịu mà đôi khi còn chẳng thích nghe. Khi thấy vậy, ta sanh lòng ác cảm, không để ý và bỏ qua họ. Dó đó, sẽ làm trở ngại những việc thực hiện chung. Phương pháp đối trị: thực hành Quán Từ Bi và bình đẳng.
5/ Bịnh cảm tình nồng hậu: Như ở phần trước, ta sẽ xa lánh họ vì họ không nghe sự thuyết phục. Còn ở đây thì ngược lại, vì nếu ta có cảm tình với họ (vì họ nghe sự thuyết phục), họ sẽ thuyết phục ta làm những chuyện không thích hợp của một người Phật tử và vì cả nể có thể vướng vào lỗi lầm. Phương pháp đối trị: thực hành Oán Thân Bình Ðẳng.
6/ Bịnh công thần nóng nảy eo sách: nghĩa là ta làm những người có trách nhiệm cao ra lịnh người khác theo ý mình trong khi đó không chịu hòa đồng với mọi người hoặc làm lơ bỏ đi, hay khi ai làm việc gì không vừa ý mình thì giận dữ la mắng bất kể phải trái. Việc làm của chính bản thân mà không chịu làm, lại đùn đẩy cho người khác làm, hoặc đợi người ta năn nỉ đó là eo sách. Phương pháp đối trị: thực hành quán Pháp Vô Ngã.
7/ Bịnh độc tài: Như loại bịnh thứ nhất có nói, Nhân vô ngã. Ngã tức là cái Ta. Cái Ta này từ đầu đến chân chẳng có gì thật cả, toàn giả duyên tụ lại, đến một lúc nào đó, nó sẽ «hoàn quy bản vị» , ở chỗ nào về lại chỗ đó. Trong trường hợp này, vì không ý thức rằng Ta là giả, là không có, nên Ta thường cho Ta là hay là nhất. Và nhất tâm bảo vệ cái Ta của Ta nếu có ai vô tình đụng tới. Tôi nhớ có một dạo trên một diễn đàn (không nhớ rõ tên) có đề cập đến Cái Tôi Tồi Tàn là ở chỗ đó. Vì cho Ta là hay nhất, nên kiêu mạn xem thường người khác «mục hạ vô nhân», nghĩa là dưới mắt này không có người nào hơn ta. Ai nói gì cũng không nghe, cứ khư khư cho mình là đúng, người khác là sai. Cho nên, cần trưởng dưỡng đức tánh khiêm cung, nhẫn nhục, biết nghe lời phê phán để sửa khuyết điểm của mình như thế mới tiến bộ được. Phương pháp đối trị: thực hành quán Nhân Vô Ngã.
8/ Bịnh bao lãm, bao biện: việc gì ta cũng không nhường cho người khác, vì làm nhiều quá tới một lúc nào đó không cáng đáng nỗi, sanh ra biếng nhác bỏ bê không tròn phận sự. Phương pháp đối trị: thực hành Bố Thí Ba La Mật.
9/ Bịnh lập phe đảng: Người Phật tử tại gia là có bổn phận hộ trì ngôi Tam Bảo, giúp đỡ chư Tăng Ni để chống đỡ ngôi nhà Phật Pháp cho vững bền. Do đó không thể nào chia phe lập nhóm làm trỡ ngại cho sự tu tập và làm việc. Phương pháp đối trị: thực hành Thân Hòa Ðồng Trụ, Khẩu Hòa Vô Tranh.
10/ Bịnh tham sắc: Người Phật tử khi có gia đình, nên chung thủy với người bạn đời của mình đó là chánh dâm. Không được dính líu với người đàn bà khác mà phạm vào giới tà dâm. Cho nên muốn giải thoát cần phải thanh lọc chữ tham trong đầu mới có thể thành tựu được. Phương pháp đối trị: thực hành Quán Thân Bất Tịnh và Oán thân Bình Ðẳng.
11/ Bịnh tự tôn tự tặng: nghĩa là tự mình khen tặng mình danh hiệu giả để lấy danh tiếng với người. Phương pháp đối trị: thực hành Quán Nhân và Pháp Vô Ngã.
12/ Bịnh nhàn rỗi: Có tu tức là phải có hành lúc nào cũng song song với nhau. Ta không nên để cho thời giời rỗi rảnh trôi qua vô ích. Không làm việc này thì làm việc khác. Vì khi quy y thọ giới tức là tu tập. Sau đó làm theo những lời Phật dạy, tức là hành. Hai việc này không thể nào thiếu một được. Chư Tổ có câu: «tình đời dễ nhiễm, chánh đạo nan văn» Phương pháp đối trị: thực hành Tấn Lực.
13/ Bịnh ngã mạn: Cho mình là hay hơn cả, khinh thường coi rẽ người khác. Phương pháp đối trị: thực hành Quán Từ Bi và Nhân Vô Ngã.
14/ Bịnh làm tướng: Trước mặt mọi người làm ra vẽ siêng năng tháo vát. Khi không còn ai cả thì biếng nhác trễ nải. Tức là tự dối mình dối Phật. Phương pháp đối trị: thực hành Chánh Tinh Tấn.
15/ Bịnh lập dị: Nghĩa là không hòa đồng cùng mọi người, cố làm ra vẽ khác mọi người. Bất cứ làm việc gì cốt là cho ta chứ chẳng phải làm để được người khác khen ngợi. Do đó, nên giữ trung đạo, chớ o ép chính ta (vì khi ta làm khác người tức là tự o ép lấy chính mình), ai sao ta vậy. Giả như mọi người đều tin tưởng rằng sức mạnh tôn giáo, cũng như dân tộc sẽ vùng lên chấm dứt chế độ cộng sản Việt Nam. Trong khi ta nghĩ ngược lại và nói rằng sẽ có giải pháp xanh đỏ thì mới giải quyết được! Đấy là lập dị. Phương pháp đối trị: thực hành Giới Hòa Ðồng Tu (đồng tu đây có ý nghĩa khác là cùng làm một việc).
16/ Bịnh tự ái cố chấp: Không muốn ai đụng đến mình, hễ đụng đến ta lập tức có phản ứng dữ tợn, bất chấp đúng sai và bảo vệ đến cùng sự sai trái của mình. Trong Duy Thức Học gọi đó là Ác Kiến mà nó nằm trong căn bản phiền não (tham, sân, si) cần phải diệt trừ. Trong ác kiến gồm có năm loại là Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ. Phương pháp đối trị: thực hành quán Từ Bi và Nhân Vô Ngã.
17/ Bịnh tật đố: Tức là thấy người hơn mình sanh tâm ghen ghét, trong khi đó khả năng của ta lại kém hơn, không chịu cố gắng mà chỉ muốn có hư danh. Từ đó tìm cách dèm xiễm, đúng sai không cần biết, khiến cho người đau khổ vì ta và làm hoang mang nhiều người khác. Phương pháp đối trị: thực hành Bố thí Ba La Mật và quán Từ Bi.
18/ Bịnh nguyên tắc: Không biết uyển chuyển làm việc cho hợp thời thế, cứ chấp nhất làm theo luật lệ cũ. Phương pháp đối trị: thực hành Quán Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế.
19/ Bịnh quan liêu: Là người có trách nhiệm mà cung các làm việc kiểu cách, không có sự giản dị, bắt người khác phải làm những chuyện mất thời giờ vô ích. Hoặc ra lịnh sai khiến một cách không cần thiết. Phương pháp đối trị: thực hành quán Từ Bi.
20/ Bịnh địa vị: Ham thích chức tước, có chức tước địa vị mới chịu làm việc. Phương pháp đối trị: thực hành quán Nhân Vô Ngã, Bố thí Ba La Mật.
21/ Bịnh địa phương: Tức là kỳ thị nơi chốn, xuất xứ không hòa đồng, phân biệt xứ này xứ khác. Phương pháp đối trị: thực hành Oán Thân Bình Ðẳng.
22/ Bịnh thiếu tinh thần trách nhiệm: Nghĩa là lơ là với công việc làm cho lấy có không chú ý đến việc thành bại, tốt xấu. Phương pháp đối trị: thực hành Tấn Lực.
23/ Thiếu tinh thần kỷ luật: xem thường kỷ luật chung của đoàn thể, không có tinh thần đoàn kết. Phương pháp đối trị: thực hành Giới Hòa Ðồng Tu.
24/ Bịnh làm việc không lượng sức: không tự lượng sức mình, việc gì cũng ôm đồm cả, lai bai không việc gì ra gì cả. Cho nên việc cũng lỡ dỡ không đi đến cùng. Phương pháp đối trị: thực hành Tuệ Lực và Tấn Lực
25/ Bịnh thiên vị: Đối xử với những người khác không công bằng, còn phân biệt thân sơ, giàu nghèo, phân biệt người giữa tổ chức này với tổ chức khác, khác biệt ý kiến tư tưởng thì coi như xa lạ, mặc dù cùng lý tưởng. Mọi người đều có Phật tánh giống như nhau, nên đối xử bình đẳng. Phương pháp đối trị: thực hiện Oán Thân Bình Ðẳng, quán Từ bi.
26/ Bịnh làm tổn thương tinh thần đoàn kết: Đâm bị thóc, thọc bị gạo. Tới người này nói xấu người kia, tới người kia nói xấu người nọ, làm mất hòa khí trong tập thể, khiến mọi người hiềm khích chia rẽ nhau. Phương pháp đối trị: thực hiện Chánh ngữ.
Cổ nhân có câu: «Khẩu hề mặc ngữ, khẩu hề mạt mặc, ngữ hoặc hữu vạn nhơn chi tắc. Ngữ hoặc vô ích tự sàm tự tặc. Vô ích mạt ngữ, hữu ích mặt mặc» nghĩa là, miệng chớ nên nói, miệng chớ nên nín. Nói lời hữu ích mọi người kính tin nói lời vô ích tự hại tự khinh. Vô ích chớ nói, hữu ích chớ nín.
27/ Bịnh làm theo lối đầu voi đuôi chuột: Ý nói những người mới quy y thì siêng năng tinh tấn, nhưng càng về sau vì lười biếng giải đãi nên đôi khi nói nhiều hơn làm, làm việc đạo việc chung cho lấy có mà không thật tình. Phương pháp đối trị: thực hành Tấn lực, Chánh Tinh Tấn.
Những điều biên khảo trên chỉ là sự gợi ý, mong các bậc cao nhân ẩn sĩ khắp nơi vui lòng chỉ dạy.
Trúc-Lâm Lê-An-Bình biên khảo và hiệu đính tháng 02 năm 2010
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử