lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Thư-Viện Bồ Đề Online

Xiển-Dưong Chánh Tín_Bài Trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Người Lãnh-Ðạo và Nghệ-Thuật Lãnh-Ðạo

Trúc-Lâm Lê-an-Bình biên khảo

I/ Bối cảnh:

Lịch sử nhân loại là một chuỗi dài tranh đấu. Tranh đấu với thiên nhiên, tranh đấu trong xã hội để được sinh tồn. Trong chuỗi dài tranh đấu đó, vai trò người lãnh đạo được xem là quan trọng. Công cuộc tranh đấu có thành công hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố nổi bật vẫn là người lãnh đạo hay là người dẫn đường. Người lãnh đạo tốt, sáng suốt thì công cuộc tranh đấu đi đến thành công còn ngược lại thì...vào ngõ cụt! Ngày xưa nếu các vị vua tốt, thì dân nhờ; bằng ngược lại dân cũng đành chịu. Quan niệm này đã thay đổi với thời gian, đặc biệt là thời đại khoa học điện toán như hiện nay.

Tại Việt Nam trong giai đoạn từ sau 1975 dường như hàng ngủ những người đấu tranh chống Cộng sản thiếu vắng một đi ngủ lãnh đạo. Sự thiếu vắng đó là điều dĩ nhiên. Vì khi nước mất nhà tan thì tất cả mọi người đều trở nên trắng tay và chúng ta đã mất đi khá nhiều những vị lãnh đạo tốt có đức có tài. Thật đau lòng vô cùng khi nhắc lại quá khứ này. Tuy nhiên, khi nhắc lại quá khứ này không có nghĩa là không có lý do. Do từ quá khứ đau thương đó, dân tộc Ðại Việt lại một lần nữa vùng lên tranh đấu, từ quốc nội ra đến hải ngoại hàng hàng lớp lớp con dân Ðại Việt vai chung đấu tranh chống lại chủ nghĩa Cộng sản dưới nhiều hình thức khác nhau. Lần lượt các tổ chức từ quân sự, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, truyền thông đã trước sau xuất hiện đóng góp vào vườn thượng uyển của giống nòi những bông hoa tuyệt đẹp. Với thời gian những tổ chức nói trên đã có được những lãnh đạo tốt, có tài để lèo lái công cuộc đấu tranh đa dạng của dân tộc Ðại Việt chống lại chế độ Cộng sản Việt Nam.

Thật đúng là từ đau thương đã sản sinh nhân tài. Khi xưa nhà chí sĩ Phan Sào Nam vận động công cuộc Ðông Du để cứu nước phải than rằng "nhân tài như lá mùa thu", nếu ngày nay cụ biết được dân ta có hàng hàng lớp lớp nhân tài đang lăn xả vào đại cuộc quang phục xứ sở chắc rằng Người sẽ thỏa dạ. Thật vậy, sau khi mất nước, thi sĩ Vũ Hoàng Chương nói: "Chúng ta mất hết chỉ còn nhau". Còn nhau đây là tấm lòng tha thiết đối với đất nước. Cho dù không qua bất cứ một trường đào tạo cán bộ nào, nhưng từ các tổ chức đấu tranh chống CS của người Việt ở trong cũng như ngoài nước đã được lãnh đạo bởi những người có tâm huyết với đất nước. Những con người ấy có được do hai yếu tố tổ chức và bản thân. Tổ chức có chú ý rèn luyện cán bộ thì mới có được tầng lớp cán bộ giỏi lãnh đạo công cuộc đấu tranh; Bản thân có cố gắng học hỏi và tự đào luyện mới trở nên tốt hơn. Và khi ra ngoài hoạt động chính là nơi thi thố sở trường và cũng là lò rèn luyện sở đoản; con người tranh đấu nào mà trải qua được 3 nơi vừa nói ở trên ắt sẽ trở thành một lãnh đạo tốt.

II/ Con Người Lãnh Ðạo:

Trong cuộc đấu tranh khôi phục giang sơn đất nước bằng chiến lược Nhân Quyền Bất Bạo Động, đây là yếu tố quan trọng cần chúng ta quan tâm hơn hết. Một khi đã trở thành Người Lãnh Ðạo, thì người ấy không còn là cá nhân của họ nữa. Trong cuộc sống đầy khó khăn, đòi hỏi người lãnh đạo phải có một tinh thần thật sáng suốt. Ngay cả những lúc nản chí nhất cũng nên nghĩ cho tất cả mọi người. Chúng ta chiến đấu có tập thể, trong tập thể và vì tập thể. Vì khi mọi người chấp nhận sự lãnh đạo của mình tức là họ đặt hết tin tưởng thì không thể nào ta phụ được sự tin tưởng đó. Khi nào tập thể còn thì ta còn, tập thể mất thì ta mất. Như trường hợp Tổng đốc Hoàng Diệu tự tử theo thành khi Hà Nội mất vào tay quân Pháp năm 1882 (tức 8/3 năm Nhâm Ngọ), gần nhất là các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng tự sát vì không chấp nhận đầu hàng CS v.v...

Người lãnh đạo đối với anh em chung tổ chức thì có tấm lòng bao dung, cởi mở. Khi anh em có lỗi lầm thì khuyên răn không trách mắng; người biếng nhác thì ta sách tấn; yếu hèn thì tiếp trợ lòng can đảm. Anh em lo sợ thì người lãnh đạo tiếp trợ sự không sợ hãi; khi gặp cảnh mất niềm tin thì vai trò người lãnh đạo càng...mệt hơn nữa trong việc củng cố và bồi đắp niềm tin. Nhưng có một điều người lãnh đạo tốt có những lúc sẽ rất cô đơn! Vì anh em có mất niềm tin, có lúc hèn yếu thì đã có người lãnh đạo bên cạnh khuyên răn, sách tấn; nhưng gặp trường hợp chính bản thân người lãnh đạo mất niềm tin, hoặc yếu hèn thì tự thân phải nỗ lực nhiều hơn để củng cố cho chính mình! Thử hỏi những ai đã từng ở vị thế lãnh đạo mà không trải qua những giây phút này!

Ðối với bên ngoài nên có (chứ không là phải có) tấm lòng dung chứa bốn biển. Người đến với ta quá thuận lợi thì cũng nên có sự chú ý mà không nên sao lãng. Nếu người nịnh bợ mà ta thích, còn người không nịnh bợ mà ta không ưa gần gũi thì người lãnh đạo cần có sự cảnh tỉnh tức khắc, vì nếu không có cảnh tỉnh tức khắc thì lâu dần sẽ thành thói quen và làm thui cht sự sáng suốt của mình. Người xưa nói: "Trung ngôn nghịch nghĩ"  nhưng "Thuốc đắng dã tật".

Người lãnh đạo tiếp xúc với mọi người ở chỗ "Bình Ðẳng Tâm" cho dù người đó sang, hèn, ngu dốt, thông minh, tật nguyền, xấu xí hay xinh đẹp thì xem như nhau. Không có tâm phân biệt, không sự chê bai, không lời xu nịnh. Ðem "Bình Ðẳng Tâm" đối xử với mọi người thì sẽ cảm hóa được thiên hạ, sẽ đng viên được sức mạnh của mọi người. Khi xưa Ðức Thánh Trần đã xem quân sĩ như là gia đình, con cháu nên khi ra trận mọi người đã hăng say giết giặc tạo nên 3 lần chiến thắng quân Nguyên lẫy lừng kim cổ. Bằng ngược lại đem "Tâm Phân Biệt" ra ứng xử thì sẽ như Hạng Võ tự làm vua và tự rút vào bóng tối của lịch sử! Hùm chết để da, Người chết để tiếng là ở chỗ đó!

Người lãnh đạo tốt cần lắng nghe sự phê phán từ mọi phía. Nếu phê phán đúng thì ta tìm cách điều chỉnh, còn sai thì ta ghi nhận nhưng không để bụng oán hờn. Và lúc nào cũng nên quan tâm đến việc đào tạo thế hệ nối tiếp, tránh ý định ngồi mãi địa vị đang có của mình và chuẩn bị tốt sự chuyển giao khi thấy không còn hợp thời nữa.

III/ Nghệ Thuật Lãnh Ðạo:

Lãnh đạo là cả một nghệ thuật. Từ Con Người Lãnh Ðạo đến Nghệ Thuật Lãnh Ðạo là một tiến trình không đơn giản. Nghệ Thuật Lãnh Ðạo là công việc làm có đường lối, tổ chức, phương pháp để biểu lộ ý thức, tình cảm và lý tưởng con người nhằm đạt đến ba mục tiêu đó là Chân, Thiện và Mỹ.

Thật vậy bản tánh con người có tốt, có đạo đức thì nghệ thuật lãnh đạo mới thu phục lòng người đem thái bình đến nơi nơi được. Bằng ngược lại thì nghệ thuật lãnh đạo đó chỉ đem lại sự khổ đau mà thôi. Có hai phương pháp để thực hiện Nghệ Thuật Lãnh Ðạo đó là: Vương đạo (làm những việc hợp với lẽ phải, không tư lợi để đạt mục đích); Bá đạo (xử dụng những thủ đoạn, kể cả không có sự đạo đức trong đó, cũng như những suy nghĩ cho cá nhân nhiều hơn tập thể để đạt đến thành công).

* Vương Ðạo.

Hưng đạo Ðại Vương khi nói đến việc binh thư thì: "Ðánh ở chỗ không thành, công ở chỗ không lũy, chiến ở chỗ không trận, nhẹ nhàng như mưa rơi tự khoảng không, gây nên cuộc đời vô sự"... Người hành Vương Ðạo chú trọng nhiều đến việc công tâm nhiều hơn công thành. Ðể giảm thiểu sự hy sinh mạng người không lợi ích người lãnh đạo cần suy nghĩ đến những mưu chước khả dĩ có thể chiêu hồi được những kẻ đối nghịch với mình mà không phải giết một mạng người nào cả. Vì công thành thực ra là không khó, nhưng công tâm khó vô cùng. Ðức Khổng Tử nói: "Chết là hết, còn là Tinh Thần" có sách nói là Tinh Anh. Tinh Thần hay Tinh Anh tức là tâm, mà tâm thì bàng bạc ở mọi nơi, và Tâm lèo lái mọi hành động của con người. Người xưa nói: "Ðức thắng tài vi quân tử, tài thắng đức vi tiểu nhân".  Ðức hay Tài cũng chỉ là ở tâm mà ra.

Muốn thu phục lòng người, Người Lãnh Ðạo phải làm sao cho cái Ðức của mình tỏa ra đến tất cả mọi người. Ðấy chính là Tâm bình an giữa cõi đời bão tố, tấm lòng rộng mở với tất cả mọi người, tự chế phục tâm hồn trong mọi tình huống và tư tưởng hướng thượng. Như Ðức Hưng Ðạo Ðại Vương quan niệm rằng làm tất cả mà không thấy làm gì cả đó là ý nghĩa của câu"gây nên cuộc đời vô sự" một câu nói chứa đựng những triết lý sâu xa cần cho chúng ta suy gẫm.

Nguyễn Trãi Tiên Sinh có cái nhìn không khác xa lắm: "Bậc nhân giả, lấy yếu trị mạnh, bậc nghĩa giả, lấy ít địch nhiều" hoặc "Ðánh mà muốn được, phải đánh chỗ giặc không giữ...các bậc tướng giỏi thời xưa đều tránh chỗ thực, công chỗ hư". Chỗ mà giặc không giữ chính là cái Tâm người mang vũ khí. Nguyễn Trãi Tiên Sinh vừa là bậc quân sự và cũng là nhà chính trị đại tài. Thời nay với phương tiện truyền đạt tin tức qua Xa Lộ Thông Tin (internet) chính là ở ý nghĩa đánh vào chỗ không thể nào giữ được của giặc. Dù người ít lực mỏng, nhưng Người Lãnh Ðạo Nhân Quyền Bất Bạo Động khéo léo điều hợp anh em làm cho có sự thuận thảo, đồng lòng thì trăm quân ngàn giặc ta cũng dư sức đánh thắng.

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lịnh Quân đoàn IV Quân khu IV-QLVNCH, xuất thân là một sĩ quan tác chiến và cũng là một tín đồ phật giáo thuần thành. Những cấp bậc của ông đều được vinh thăng tại mặt trận. Nhưng cuộc sống riêng của ông thì rất thầm lặng ít giao thiệp với mọi người. Ðến ngày hy sinh vì đất nước ông vẫn là người độc thân. Chủ trương giải quyết cuộc chiến Việt Nam của ông không phải là trên chiến trường, mà là một giải pháp ôn hòa không đổ máu. Rất tiếc Người có chí lớn  như vậy lại phải mất sớm khiến dân chúng phải lâm vòng khổ lụy. Thật tiếc thay!

* Bá Ðạo.

Theo quan niệm của người xưa cho rằng con người ta sinh ra vốn là lương thiện. Câu nói nghe qua có vẻ đúng, nhưng nếu quán sát trên thực tế ta sẽ có một vài suy nghĩ khác. Thí dụ một đứa trẻ mới lên ba lên bốn, ta cho nó viên kẹo và giật lại. Thái độ phản ứng của đứa trẻ đó sẽ là khóc và đòi lại viên kẹo mà ta vừa giựt. Ðấy chính là tánh tham muốn giữ gìn của riêng không chịu chia sớt cho người nào khác. Tánh này cha mẹ đứa bé không có dạy bảo mà tự nhiên nó có sẳn và phản ứng theo nhu cầu. Thế thì làm sao nói rằng con người ta sinh ra vốn là lương thiện nhưng cũng không hẳn là không lương thiện. Thực tế con người ta mới sinh ra đã mang sẳn một số cá tính tích lũy từ kiếp trước. Một số cá tính hoặc thiện hoặc ác và theo môi trường thuận lợi mà phát triển (gần mực thì đen gần đèn thì sáng). Tuy nhiên cũng có một số trường hợp khá đặc biệt có những người mặc dù ở một hoàn cảnh xấu, không lương thiện nhưng vẫn giữ được tính tình lương thiện của mình mà không bị ô nhiễm bởi môi trường chung quanh. Và cũng có những trường hợp ngược lại. Do từ những bẩm sinh đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời của đương sự và những người chung quanh. Bởi vậy mới nói rằng tất cả sự vật trên đời này chỉ ở trong vòng tương đối mà thôi, khó có được sự tuyệt đối. Dưới đây là một vài thí dụ về những trường hợp thi hành bá đạo.

Về trường hợp của bà Giang Thanh vợ lớn của Mao Trạch Ðông, xuất thân là một đào hát, nhưng là một đào hát không an phận thủ thường. Ðúng hơn là quá nhiều tham vọng. Bà ta đã tìm mọi cách gần gũi họ Mao và lấy được ông này làm chồng rồi nghiễm nhiên bước lên địa vị đệ nhất phu nhân của đảng Cộng sản Trung Quốc. Trải qua nhiều năm bị Mao không để ý tới bà ta đã sanh lòng oán hận và lao vào con đường chính trị, tìm cách chiếm lấy mọi quyền bính gom về tay mình để trả thù Mao. Bà Giang Thanh đã không chừa bất cứ một thủ đoạn tàn ác cố đạt đến mục đích, và cao điểm là cuộc cách mạng văn hóa vào thập niên 60 đã khiến hàng triệu người Trung Hoa chết dưới tay bà và nhóm Vệ binh đỏ. Kết cuộc, bà cùng với những người trong nhóm Tứ Nhân Bang đã bị bắt và bị xử tử. Kết thúc một cuộc đời đầy những tranh đua nhuốm máu người dân.

Việt Nam chúng ta có Hồ Chí Minh, một con người ngoại hạng về sự tàn ác. Y xuất thân là con nho sinh. Sau nhiều phen thất bại trong sự nghiệp cá nhân, đã bám lấy đảng Cộng sản Liên Sô xem như phương tiện kiếm sống và công cuộc cộng sản hóa đất nước Việt Nam là miếng mồi ngon cần phải ăn cho bằng được. Ðể đạt được mục đích, họ Hồ đã không từ bất cứ một thủ đoạn nào. Từ bán đứng cụ Phan Sào Nam cho Pháp đến việc cho người xâm nhập phá hoại tổ chức Việt Nam Quốc Dân Ðảng của anh hùng Nguyễn Thái Học khiến khởi nghĩa Yên Bái thất bại; Y còn cấu kết với thực dân Pháp để đàn áp các đảng phái Quốc gia Dân tộc qua việc ký kết hiệp định sơ bộ 1946 sau đó bị thực dân phản phé đã vội vàng tuyên bố "toàn quốc kháng chiến"; Họ Hồ cùng Trường Chinh nghe lời Tầu cộng mà không suy nghĩ chủ trương việc cải cách ruộng đất trong thập niên 50 để tiêu diệt những thành phần đối nghịch kể cả những đảng viên cộng sản trung kiên có công chống Pháp (nhưng không thuộc giai cấp bần cố nông) đã khiến hàng triệu người dân miền Bắc chết tức tưởi; trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam Việt Nam, Hồ tuyên bố "dù phải thiêu rụi cả dãy Trường Sơn cũng phải hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam" một câu nói ai nghe qua cũng phải lạnh cả người vì không tưởng tượng được có người lại quá tàn ác như vậy. Hồ chí minh vừa nêu trên là gián điệp tầu cộng trà trộn vào đảng cộng sản Việt Nam để thúc đẩy tổ chức này tiến hành tiêu diệt dân tộc Việt.

IV/ Kết Luận:

Lúc giặc Ân xâm lược nước ta, có vị Phù Ðổng Thiên Vương ra dẹp giặc. Dẹp xong giặc rồi Ngài cỡi ngựa sắt bay về trời mà không nhận mt ân thưởng nào cả.

Khi xưa Câu Tiễn thua trận chiến phải làm nô lệ cho Việt Vương cùng với hiền thần Phạm Lãi. Người sử dụng Vương Ðạo, kẻ thực hành Bá Ðạo. Kết cục Câu Tiễn nhờ ẫn nhẫn chờ thời mà đã thành công trong việc quật khởi đánh bại Việt Vương và lấy lại giang sơn của chính mình. Riêng Phạm Lãi đã không màng tất cả, cùng với Tây Thi phiêu bạt giang hồ để thưởng thức mùi thoát vòng tục lụy. Phù Ðổng Thiên Vương, Phạm Lãi đã vượt lên trên và ra ngoài Vương Ðạo lẫn Bá Ðạo.

Dù Vương hay Bá đi nữa nó cũng còn ở trong vòng tương đối mà thôi, người lãnh đạo nào thẫm thấu được quan niệm này chắc chắn sẽ tạo được phước đức muôn đời cho dân tộc Việt Nam.

Trúc-Lâm Lê-an-Bình biên khảo

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site