lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online

Xiển-Dưong Chánh Tín_Bài Trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Đại Việt Chư Tôn Đức Hành Trạng

(Tiểu sử, Tư Tưởng và công hạnh)

Phụng soạn ngày 22 tháng 5 Phật lịch 2545 (nhằm ngày 12/07/2001)

Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc biên khảo

Dẫn Nhập

Sưu tập và biên soạn về tiểu sử cũng như tư tưởng của chư vị Tôn Đức Tăng Già, Thiền sư cũng như Cư sĩ Phật giáo là một việc không đơn giản.

Phật giáo được truyền vào nước Việt từ hơn 2000 năm nay. Từ đó đến nay Phật giáo đã cùng với đất nước và dân tộc Việt trải qua những thời kỳ vinh quang có, huy hoàng có, nhưng cũng không thiếu khi tủi nhục, đen tối vì đất nước bị chiếm đóng bởi quân ngoại xâm. Có thể nói PG còn thì dân tộc còn, và ngược lại. Cho nên Phật Giáo và Dân Tộc Việt đã quyện lại thành một, PG ngay từ khi truyền vào nước ta, đã không còn là PG của Ấn Độ mà nó đã được biến thể, dung hóa trở thành một thứ PG dân tộc, hay nói một cách khác Phật Giáo Việt Nam. Nói ngắn hơn là Phật Việt hay Việt Phật. Đây là một trong những điểm vượt trội.

Nhưng làm thế nào PG lại được dung hóa để trở thành PG dân tộc như vậy? Nó đến từ hai yếu tố. Một đến từ giáo lý Vị Tha Vô Ngã của Phật giáo; Hai là đến từ tâm hồn phóng khoáng cởi mở của dân tộc Việt cũng như hoàn cảnh tự vệ của chúng ta để chống lại sự xâm thực của người Tàu, thực dân Pháp cũng như xâm lược Cộng sản.

Sự tích Chư Tăng Thạc Đức được ghi chép một cách tản mát ở các quyển Sử khác nhau. Riêng về Thiền tông, được xem là trụ cột chính của Phật Giáo Việt Nam, tiểu sử của các vị Thiền sư được biên chép qua tác phẩm Thiền Uyển Tập Anh hoặc một tên gọi khác là Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục. Về tác phẩm này được ghi nhận là biên chép và phổ biến vào thời nhà Trần ( ?), sau đó vì các cuộc chinh chiến cũng như bị ngoại thuộc, được chép lại đôi ba lần khác nhau. Ấn bản mới nhất được xuất bản vào năm 1999 mang tên Nghiên Cứu Về Thiền Uyển Tập Anh do tác giả Lê Mạnh Thát dầy công biên soạn đã tổng kết những bản văn cũ.

Riêng quyển sách Đại Việt Chư Tôn Đức Hành Trạng (Tiểu sử và Tư Tưởng), chỉ là tiếp nối những công việc của các bậc tiền bối hầu góp phần nhỏ bé vào việc truyền bá văn hóa PGVN đến mọi tầng lớp người khác nhau. Ở trong quyển sách này, chúng tôi ghi chép lại sự tích cũng như tư tưởng của tất cả các vị đã có công với sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam, không kể vị đó là Tăng sĩ hay Cư sĩ. Công việc thì nhiều, dự định không phải nhỏ, nhưng sức người thì giới hạn nên chắc chắn có những sự sơ sót không thể tránh khỏi, kính mong Chư Tăng Thạc Đức, chư vị Thiện Hữu Tri Thức mười phương pháp giới từ bi chỉ giáo. Nguyện đem công đức này cùng pháp giới chúng sanh đồng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đồng Thành Phật Đạo.

Chân thành đa tạ.

Kính mời chư quý liệt vị lần dỡ lại những trang sử truyền bá của Phật Giáo Việt Nam

Phần I

Từ Thời Phật Giáo Mới Du Nhập Đến Đầu Thế KỷThứ Mười

1/ Sư Phật Quang ( ?) : Theo Lĩnh Nam Trích Quái biên chép thì vợ chồng Chử Đồng Tử và Tiên Dung, đi buôn trên biển, ghé ngang núi Quỳnh Viên, tọa lạc tại cửa Sót, theo sử sách biên chép lại thì cửa Sót là biên giới thuộc về phía Nam giữa nước Việt thời Hùng Vương và vương quốc Chiêm Thành. Trên núi có một am nhỏ (chùa Hang Cốc hiện nay), trong đó có một vịSư pháp danh là Phật Quang. Vị Sư này đã truyền dạy giáo lý PG cho Chử Đồng Tử, ông còn tặng một chiếc gậy và cái nón và nói rằng: «Các việc linh thông đều ở đó rồi». Sau khi rời khỏi Sư Phật Quang Chử Đồng Tử trở về nhà và truyền PG cho Tiên Dung công chúa.

Trong truyện Lĩnh Nam Trích Quái biên chép về sự tích của nhà Sư Phật Quang, chỉ nhắc tên người nhưng không đề cập gì đến niên đại, cũng như gốc gác. Tuy nhiên đây là đầu mối duy nhất để PG được truyền vào Việt Nam nên người viết mới liệt kê vào, mong rằng những cuộc nghiên cứu vào khai quật vùng này sẽcho chúng ta biết thêm nhiều chi tiết nữa liên quan đến vịnày. Nói về mặt tư tưởng của Sư Phật Quang, ta cần chú ý ở câu nói: «Các việc linh thông đều ở đó rồi» khi ông đưa cây gậy và chiếc nón cho Chử Đồng Tử, cho ta một sốkhái niệm về buổi ban đầu khi PG được truyền vào nước ta. Nghĩa là những quan niệm PG đầu tiên đó là về quyền lực linh ứng, hay nói một cách khác là về những việc trì niệm thần chú của Mật tông.

Mật Tông nói cho đủ là Chân Ngôn Tông lấy bộ Kinh Đại Nhật và Kinh Kim-Cang Đảnh làm căn bản tu hành. Người tu theo pháp môn này thì giữ gìn rất cẩn thận thân, khẩu và ý, song song nương vào oai thần của Linh Phù, Chơn ngôn và Pháp ấn đểđược cảm thông với chư Phật, được vào vòng hào quang của Đức Đại Nhật Như Lai. Khi trì niệm, hành giảcó đầy đủsức thần như Phật, họgọi tông của mình là Mật tông, còn những tông phái khác của Phật giáo là Hiển tông. Mật tông đặc biệt thịnh hành ởẤn Độ cũng như Tây Tạng. Như các vị Thiện Vô Úy (Subha-karasimha, 637-735), thuộc Trung Ấn, ngài Kim-Cương-Trí (Vajra-bodhi, 671-741), người Nam Aán và ngài Bất Không Kim Cương (Amoghavajra, 705-774) người Tích Lan đã làm cho Mật Tông thịnh hành trong nước Ấn mà còn truyền bá sang Trung Hoa. Ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambava) đã đem Mật Tông truyền sang Tây Tạng và sáng lập Lạt Ma Giáo tại đây.

Vào thời điểm mà Sư Phật Quang truyền PG cho ChữĐồng Tử, thì ý niệm Mật Tông không nằm trong chiều hướng vừa nêu. Trong Phật giáo có 3 pháp môn tu để đạt sự chứng ngộ, đó là Giới, Định, và Huệ. Khi hành giảđạt đến mức tối cao của sự tịch tĩnh tâm hồn (nói một cách khác là giác ngộ, nhưng giác ngộ ởđây được chia làm nhiều giai bậc khác nhau. Sởdĩ chia như vậy là do công phu tu tập của mỗi người) thì họ sẽchứng được đắc được một số thần thông, cụ thể là Lục Thông. Đó là Thiên nhãn thông (thấy mọi vật trong vũ trụ), Thiên nhĩ thông (nghe được tiếng nói ở khắp nơi), Túc mạng thông (biết được chuyện quá khứ, hiện tại, vịlai của mình cũng như của người khác), Tha tâm thông (đoán biết rành rẽtâm ý người khác), Thần túc thông (có khả năng biến hiện, đi khắp nơi trong thiên hạ), Lậu tận thông (dứt hết các phiền não hữu lậu, không còn chấp Vật và Ta nữa). Năm phép trước, vẫn còn nằm trong sanh tử luân hồi, trừ phi đắc chứng phép thứ sáu mới thoát được sinh tử luân hồi đạt tới niết bàn thật sự, đây là phép thần thông của chư vị A La Hán, Bích Chi và Phật.

Qua đó ta thấy được tâm lý của người Việt thưở ban đầu khi tiếp nhận PG với sự mong ước có được một sức thần thông khác thường đểmong làm phương tiện tự vệcho dân tộc lúc đó đã và đang chống trả âm mưu xâm lăng của người Trung Hoa. Sở dĩ dân ta dễ dàng chấp nhận PG và biến PG trở thành PG dân tộc, vì phù hợp với tâm lý cùng tập quán của người dân Việt. Trước khi PG được truyền vào xứ ta, thì chúng ta đã sẳn có một hệ thống tư tưởng dựa trên hai nền văn minh Đông Sơn và Lạch Trường. Với hai nền văn minh này tổ tiên chúng ta đã tôn thờ các hiện tượng của trời đất như sấm, sét, mưa, gió, cung kính các anh hùng vịquốc vong thân, cũng như thờ phụng tổtiên. Song song dân ta rất mến chuộng các cuộc lễlạc cũng như cúng tế thần linh, chuộng lối sống thoát tục ở những nơi núi cao hiểm hóc v.v…Với tâm lý và phong tục như thế, cũng như hoàn cảnh phải luôn luôn tự vệtrước sự bành trướng của phương Bắc, việc dễ dàng tiếp nhận Phật Giáo là chuyện đương nhiên.

2/ Chữ Đồng Tử và Tiên Dung Công Chúa ( khoảng thế kỷthứ 2 hoặc 3 trước Tây lịch) : có thể nói hai vị này là những cư sĩ đầu tiên của Phật giáo Việt Nam. Về niên đại xuất hiện của họ chỉ thấy biên rằng Vua Hùng truyền ngôi vua đến cháu ba đời, tức thời Hùng Vương thứ 3, có thể là triều Hùng Nghị Vương (triều đại Hùng Vương truyền nhau đến 18 đời từ 2879 năm đến 257 năm trước Tây lịch), có sinh được một người con gái rất xinh đẹp tên là Tiên-Dung Mỵ-Nương. Công chúa rất thích du ngoạn, và trong một chuyến ngắm thưởng phong cảnh bên ngoài đã gặp gỡ Chử Đồng Tử và cùng ông kết nghĩa phu thê. Tuy nhiên sự việc này đã khiến Vua cha nổi giận, và không cho công chúa được trởvề cung đình nữa. Để kiếm cách sinh sống, Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa đã mở chợ để buôn bán, chợ đó ngày nay gọi là Hà-Lõa. Một hôm có người lái buôn bảo rằng nên bỏ vàng ra để ra khơi buôn đồquý, Tiên Dung đã khuyên Chử Đồng Tử nên đem vàng ra biển để đi buôn. Trên đường đi đã ghé núi Quỳnh-Viên và hội ngộ cùng nhà Sư Phật Quang (đã trình bày ở trên) được truyền pháp khí và Phật giáo. Núi Quỳnh Viên ngày xưa nay gọi là Mẫu Sơn. Sau khi Chử Đồng Tử nhận pháp khí từ nơi Sư Phật Quang, ông trở về nhà và truyền trao giáo lý này cho Tiên Dung công chúa. Cả hai người từ đó bỏ việc buôn bán cùng nhau đi tìm thầy học đạo. Với chiếc gậy và cái nón đó, nhị vị Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa đã thực hiện nhiều phép lạ để cứu người cũng có, đểrăn chừng những tâm ý xấu cũng không thiếu. Có lần Vua Hùng nghe tin Tiên Dung công chúa có được lầu đài cùng người gác không khác cung điện, nhà vua nổi giận sai quân lính đi đánh vì nghĩ con mình làm loạn. Tuy nhiên, sau một đêm quân lính đóng ở bãi Tự-Nhiên, một trận gió lớn và sóng lớn nổi lên thành quách của Chử Đồng Tử cùng Tiên Dung công chúa đồng thời nhổ đi bay lên trời, đất nơi ấy sụp xuống thành một chiếc đầm lớn. Sáng hôm sau dân trong làng thấy việc linh dịnhư vậy bèn lập đền thờ, đặt tên nơi ấy là Đầm Một Đêm (Nhất-Dạ-Trạch). Trong dân gian đã tôn Chử Đồng Tử là Đạo Tổ của Trường Đạo Nội. Trường Đạo Nội là dựa theo lý lẽ Tự Nhiên, nghĩa là thuận theo lòng trời, chuộng sự trường sanh bất tử, cứu dân thoát khỏi bệnh tật như giúp cải tử hoàn sanh những người bị ôn dịch hành chết ở làng Ông-Đình, hoặc phù trì đất nước khi gặp nguy biến như sự tích Triệu Quang Phục nhận được móng rồng từnơi vịthần cỡi rồng từ trời hạ xuống khi ông cầu đảo ở đầm (mà xưa kia xưng là) Nhất-dạ thăng-thiên để chống quân nhà Lương của Tàu. Sau khi đẩy lui quân nhà Lương về Tàu, ông bèn tự xưng là Triệu Vương, đóng đô ở quận Vũ–Ninh, núi Trâu-Sơn.

3/ Bát Nàn Phu Nhân ( ?): bà là một trong những nữ tướng của nhị vị Trưng Vương. Năm 43 sau Tây lịch khi cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán bị thất bại, Hai Bà Trưng tự vẫn, Bát Nàn Phu Nhân bị thương đã gia nhập vào các giáo đoàn PG để tìm cách chống lại quân xâm lăng Trung Hoa dưới hình thức khác. Bà sinh năm nào và mất năm nào không thấy có tài liệu nào ghi chép cả. Bà là một trong những người đã gom góp, biên chép các sự tích từ thời Hùng Vương cũng như một số giáo lý căn bản của PG được truyền vào nước ta trước khi có sự chiếm đóng của quân Nam Hán, từ đó góp phần hoàn thành quyển Lục Độ Tập Kinh, một bộ Kinh Phật Giáo bằng tiếng Việt, một nền tảng văn hóa và tư tưởng để cho dân tộc làm phương hướng đề kháng lại cuộc xâm thực khắc nghiệt của quân Nam Hán.

4/ Sư Khâu Đà La (thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch):

Phần II

Từ Thế Kỷ Thứ Mười Đến Đầu Thế Kỷ Thứ Mười Lăm

Phần III

Từ Thế Kỷ Thứ Mười Lăm Đến Đầu Thế Kỷ Thứ Hai Mươi

Phần IV

Từ Thế Kỷ Thứ Hai Mươi Đến Đầu Thế Kỷ Thứ Hai Mươi Mốt

Phần V

Cuối Quyển Sách

Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc biên khảo

________________________

Sách vở tham khảo

Tiếng Việt :

1. Tư Tưởng Việt Nam, tác giả cố Giáo sư Nguyễn Đăng Thục, nhà sách Khai Trí phát hành, 1964, Sài Gòn Việt Nam.

2. Văn Minh Việt Nam, tác giảcụ Lê Văn Siêu, nxb Đông Nam Á tái bản, 1985, Paris Pháp quốc.

3. Lịch sử Phật Giáo Việt Nam, tác giả Lê Mạnh Thát, nxb Thuận Hóa, 1999, Việt Nam.

4. Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ, tác giảThượng tọa Thích Thanh Kiểm, nxb Quê Hương, 1972, Sài Gòn Việt Nam.

5. Phật Học Từ Điển, tác giả Đoàn Trung Còn, nxb Trí Đức Tòng Thư, 1967, Sài Gòn Việt Nam.

6. Việt Sử Toàn Thư, tác giả Sử gia Phạm Văn Sơn, Hiệp Hội Người Việt Tại Nhật tái bản, 1983.

7. Đạo Phật Và Dòng Sử Việt, tác giảĐức Nhuận, nxb Phật Học Viện Quốc Tế tái bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, 1995-1996.

8. Phật Giáo Và Quốc Đạo Việt Nam, tác giả Lý Khôi Việt, Viện Tư Tưởng Việt Phật xuất bản 1997, tại Hoa Kỳ.

9. Thiền Sư Tăng Hội, tác giả Nhất Hạnh, An Tiêm xuất bản 1998, tại Hoa Kỳ

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site