lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Death By China:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Biên-Khảo Bút-Ký Hồi-Ký :

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

- The 23nd Appeal_ Vietnamese historical Association in European Union Annual Report 2013 (EN version)

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Lê-anh-Hùng tố cáo Nông-đức-Mạnh, Nguyễn-minh-Triết, Nguyễn-tấn-Dũng, Hoàng-trung-Hải phản quốc bán nước cho giặc Tầu

- Thư Tố cáo Phó thủ tướng VN Hoàng-Trung-Hải là người Hoa

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- The 22nd Appeal Letter Calling for the United Nations to Establish the International Criminal Tribunal for Viet Nam.

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư Đi Tin Lại:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Trang Phan-văn-Phước 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Văn Hóa "Cám Ơn" Và "Nhận Lỗi"

Trước ''Lễ Tạ Ơn'' (Thanksgiving) tại Canada và ở Hoa Kỳ (nhằm Ngày Thứ Năm, 27.11.2014), tôi nhận được từ ''thượng tuần Tháng Mười'' điện thư (của một số Thân Hữu) có hình ảnh và Thánh Ca về Lễ ấy. Đáp lại tấm lòng của những người vừa nêu, tôi bèn viết ''tặng họ'' bài về ý nghĩa của các chữ DATE, ADIEU và một số từ khác mà thiên hạ dùng để tỏ lòng biết ơn và việc ''xin người khác thứ lỗi'' cho mình. Sau đó, tôi xin giới thiệu hai bài về VĂN HÓA ''CÁM ƠN'' và ''XIN LỖI'' do tôi sưu tầm. Cuối cùng là bài thơ của tôi: SỰ ĐỜI.

I- Chữ DATE

A- Ý nghĩa của chữ DATE

Chữ ấy được người Việt dịch thành: ''ngày tháng'' hay ''ngày, tháng, năm'', chẳng hạn: Thư của anh ta đề ngày mồng 09, tháng 02, năm 2014. (Sa lettre porte la date du 9, février, 2014.)

B- Ngữ nguyên của chữ DATE

Tiếng Latinh có động từ ''dare'' (cho, tặng) được ghi như sau: do, das, dedi, datum, dare. Chữ DATUM là ''phân từ'' (participle), có nghĩa: ''được tặng, đã tặng'' như Lời Chúa trong Kinh Thánh: ''Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta, và một Con Trai được TẶNG cho chúng ta.'' (''Puer natus nobis, et filius datus est nobis.) Xin mời nghe Thánh Ca: Puer natus est – YouTube.

Chữ ''datum'' biến thành ''datus'' vì ''filius'' là danh từ thuộc giống đực.

C- Cách biến âm của DATUM thành DATE

Người Pháp ''thường bỏ'' mẫu tự ''m'' cuối của chữ Latinh. Vì thế, ''datum'' thành: datu. Theo luật biến âm (évolution phonétique), ''u'' là ''phụ âm cuối'' (voyelle finale) ''phải'' yếu đi, trở thành ''e'' câm! (La voyelle finale s'affaiblit sous forme de ''e''.)

D- Chữ DATUM trong tiếng Đức

Người Đức lấy nguyên chữ ''datum'' của Latinh để biến nó thành danh từ viết hoa, chẳng hạn: ''Welches Datum haben wir heute?'' (Hôm nay là ngày bao nhiêu?)

E- Thiên hạ ''vô tình'' với chữ DATA, DATE...

Theo thiển ý của tôi, chúng ta nên cám ơn người đã dùng các danh từ ''data, Dateien, date line'' trong kỹ thuật, ''dative, datif, Dativ'' trong văn phạm, ''International Date Line'' trong Văn Khố... bởi vì hầu như ít ai để ý tới ý nghĩa của các từ vừa nêu trong khi Khoa Học là CỦA TRỜI CHO, con người chỉ tìm tòi, khám phá và nghiên cứu NÓ, chứ KHÔNG làm nên NÓ được, chẳng hạn: Vũ Trụ và máu! Chính vì thế, các Nhà Bác Học mới khiêm nhượng thế này: ''Niềm vui chiêm ngưỡng và hiểu biết, đó là ngôn ngữ mà Thiên Nhiên MANG ĐẾN cho tôi.'' (La joie de contempler et de comprendre, voilà le langage que me porte La Nature.) Einstein phát biểu: ''Chỉ có hai điều VÔ HẠN: Vũ Trụ và sự KHỜ KHẠO của con người. Nhưng, về Vũ Trụ, tôi KHÔNG có sự ĐÍCH XÁC tuyệt đối.'' (Il n'existe que deux choses INFINIES: L'Univers et LA BÊTISE humaine. Mais, pour L'Univers, je n'ai PAS de CERTITUDE absolue.) Lòng khiêm nhượng về sự hiểu biết của ''Thiên Tài Einstein'' khiến mọi người kính trọng ông ta.

II- Chữ ''edit, edition''

Người Việt mình dịch chữ ấy thành: xuất bản, ấn bản. Tiếp đầu ngữ ''e'' (ex) có nghĩa ''ngoài'' (out); ngữ căn ''dit'' là cách ''viết rút ngắn'' các chữ ''dedi, datum'' như đã ghi ở phần I-B.

Tóm lại, ''edit'' là ''cho ra'' để thiên hạ xem, thấy... mà biết và sử dụng. Người Anh-Pháp cũng dùng chữ ''révéler, reveal'': tiết lộ, biểu lộ, tức là lấy đi cái MÀN, MÀNG ngăn cách vì, theo ngữ nguyên, tiếp đầu ngữ ''re'' là ''back'' và ngữ căn ''véler'' do chữ ''velum'' là ''màn che, khăn phủ'' cái hoặc điều gì đó.

Chữ ''apocalypse'' do ''ἀποκάλυψις'' (apokalypsis) trong Kinh Thánh cũng có nghĩa là ''Révélation'': Khải Thị hay Mạc Khải. (''Mạc'' là ''màn'' như trong cách viết, nói: khai mạc, bế mạc.)

III- Chữ ADIEU

Người Pháp, Anh, Đức dùng chữ ''Adieu'' để nói lời tạm biệt với ý mong người thân được an lành. Chữ ấy có nghĩa: ''Tôi phó thác anh, chị... cho Chúa.'' (Je vous confie à Dieu. To God, I commend you.) Tiếng Tâybannha cũng có chữ Adiós. Nghe quá quen chữ ấy, hầu như chẳng ai trả lời: ''Xin cám ơn!''

IV- Giới thiệu bài viết

A- Ngày Tạ Ơn (do tôi sưu tầm và rút ngắn. Nếu có gì sai sót, xin lượng tình thông cảm.)

''Ngày Tạ Ơn'' (Thanksgiving Day) là Lễ hằng năm tại Hoa Kỳ và Canada.

Lễ Tạ Ơn sớm nhất ở Mỹ là ngày 08, tháng 9, năm 1565, tại Saint Augustine, Florida khi Pedro Menéndez de Avilés thấy đất liền nên ông và người trên thuyền tổ chức buổi tiệc với người bản xứ. Nhưng Lễ Tạ Ơn đầu tiên theo Truyền Thống thì tại Plymouth, vào năm 1621.

Ngày nay, tại Hoa Kỳ, Lễ Tạ ơn được tổ chức vào Ngày Thứ Năm (lần thứ tư) của Tháng Mười Một. Còn tại Canada, do ''mùa thu hoạch'' sớm hơn, Lễ Tạ Ơn được tổ chức vào Ngày Thứ Hai (lần thứ hai) của Tháng Mười.

Tại Hoa Kỳ và Canada, Lễ Tạ Ơn là Cơ Hội Quan Trọng để gia đình sum họp. Tại Hoa Kỳ, ''thiên hạ'' được nghỉ ''bốn ngày cuối tuần'' vì Lễ ấy.

Từ cuối thập niên 1930, tại Hoa Kỳ, ''mùa mua sắm để mừng Lễ Giáng Sinh'' chính thức bắt đầu khi Ngày Lễ Tạ Ơn đã qua. Ở New York, tại Manhattan, Cuộc Diễn Hành Lễ Tạ Ơn (của Macy) được tổ chức hằng năm vào Ngày Lễ Tạ Ơn và kết thúc bằng Ông Già No-en.

Tại Hoa Kỳ, người ta cũng tưởng nhớ đến ''bửa ăn'' vào năm 1621 giữa người da đỏ Wampanoag và nhóm di cư tại Massachusetts.

Lễ Tạ Ơn bắt nguồn từ các Lễ Hội Ngày Mùa ở Châu Âu từ xa xưa. Lễ đầu tiên ở Bắc Mỹ, tại Newfoundland, vào năm 1578, do Martin Frobisher và nhóm Thám Hiểm Frobisher tổ chúc. Sau đó, vào ngày 04.12.1619, Lễ Tạ Ơn được ba mươi tám người ''khai hoang'' (từ Giáo Khu Berkeley) xuống thuyền tại Virginia và dâng lời Tạ Ơn Thượng Đế.

Có người cho rằng Lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Bắc Mỹ là ngày 23.5.1541, tại Texas, do Francisco Vásquez de Coronado, cùng với nhóm người da đỏ Teya tổ chức để ăn mừng việc họ tìm ra lương thực.

B- Bàn Về Văn Hóa "Cảm Ơn" và "Xin Lỗi" của Người Việt

Có lẽ khỏi phải nói, ai cũng đều biết rằng khi người khác làm giúp mình điều gì đó, cần phải có lời "cảm ơn" và, khi mình sai, hãy nói lời "xin lỗi". Đó đơn giản là văn hóa! Tuy nhiên, văn hóa "cảm ơn" và "xin lỗi" phổ biến của người Việt Nam chúng ta quả là có nhiều điều đáng phải ngẫm nghĩ.

Cám ơn và xin lỗi đôi khi trở thành một đề tài xã hội. Khoảng hai năm trước đây, viết trên báo Tuổi Trẻ, một người Hàn Quốc, đang làm việc tại Việt Nam, "phàn nàn" rằng người Việt Nam ít nói xin lỗi. Tiếp theo đó là một thư khác của bạn đọc người Việt chỉ ra rằng chẳng những ít nói xin lỗi, mà người Việt còn ít nói cám ơn. Điều này có vẻ mâu thuẫn với truyền thống đạo lí của người Việt, vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, ghi ơn tiền nhân. Nhưng có lẽ trong cuộc sống bề bộn của thời thực dụng kinh tế, không ít người Việt, trong đó có cả những quan chức, quên nói lời cám ơn. Và sự thiếu sót này có thể ảnh hưởng đến quốc thể và gây ấn tượng không đẹp ở người nước ngoài về người Việt.

Câu chuyện mà tôi sắp kể sau đây còn cho thấy hình như trong một số quan chức, thể hiện sự tri ân vẫn còn khá khó khăn. Anh là kĩ sư người Đức, do cơ duyên nào đó, lấy vợ Việt Nam và quê vợ ở một làng nghèo thuộc vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Có lẽ để làm một nghĩa cử đẹp cho quê vợ, anh về Đức quyên tiền, và đem số tiền đó về quê vợ, xây một bệnh xá cho người dân nghèo. Người dân trong làng ai cũng nhớ anh ta trực tiếp chỉ huy việc xây dựng, rất quan tâm tới chất lượng đến nổi cẩn thận gõ từng viên gạch để đánh giá xem thật hay dỏm. Kết quả là một bệnh xá khang trang và có chất lượng cao. Đến ngày khai mạc, các quan chức trong làng đua nhau cám ơn Đảng và Nhà nước, nhưng không có đến một lời cám ơn chàng rể người Đức dù anh có mặt trong buổi lễ khánh thành bệnh xá.

Một câu chuyện "quên" cám ơn khác có liên quan đến Giáo sư Bùi Trọng Liễu, người vừa mới qua đời ở Paris. Gs Liễu là người rất tâm huyết với nền giáo dục nước nhà, đóng góp hàng trăm bài viết để cải tiến giáo dục và chuẩn mực giáo sư. Gs Liễu cũng là một trong những người sáng lập ra Đại Học dân lập Thăng Long, nay là Đại Học Thăng Long. Sau một tuần Gs Liễu qua đời, tôi tò mò vào trang web của Đại Học Thăng Long xem ban giám hiệu có lời nào về sự ra đi của Gs Liễu. Hoàn toàn không. Tôi rất ngạc nhiên. Nhưng nay thì tôi không còn ngạc nhiên nữa.

Câu chuyện bên Úc mà tôi thuật ở đây cho thấy người phương Tây có cách thể hiện sự tri ân một cách thiết thực. Viện nghiên cứu y khoa Garvan của chúng tôi có nhu cầu thành lập một phòng thí nghiệm mới chuyên về phân tích di truyền và, may mắn thay, chúng tôi được một "đại gia" trong ngành bảo hiểm tài trợ để trang bị phòng óc và các thiết bị quan trọng. Hội động quản lí của Viện quyết định lấy tên của nhà tài trợ đặt cho phòng thí nghiệm. Ngày khai mạc, chúng tôi mời nhà tài trợ, phu nhân và con của ông đến tham dự, phát biểu ý kiến, và cắt băng khánh thành. Tôi để ý thấy chẳng những phòng thí nghiệm mang tên ông, mà ngay cả trước phòng thí nghiệm còn có một bảng đồng khắc một đoạn văn ghi ơn ông đã hỗ trợ tài chính cho việc thành lập phòng thí nghiệm. Đó là một cách ghi ơn của người phương Tây.

Thật ra, trong xã hội Âu Mỹ, việc ghi nhận đóng góp của các nhà từ thiện được xem là một đặc điểm của văn minh. Ở các đại học, thỉnh thoảng các thương gia tài trợ cho một ghế giáo sư hay ghế chủ nhiệm một bộ môn khoa học, trường đại học thường lấy tên nhà tài trợ đặt cho chức danh giáo sư. Do đó, thỉnh thoảng, chúng ta thấy một số giáo sư Âu Mỹ, chẳng hạn như ông bạn tôi kí tên là "Rebecca Cooper Professor of Medicine" để cho thấy người giữ chức danh giáo sư y khoa đó là do bà Rebecca Cooper tài trợ.

Ngay cả trong các hội nghị khoa học có sự tài trợ của các công ty dược, ban tổ chức còn gửi thư nhắc nhở các nghiên cứu sinh hay các nhà nghiên cứu trẻ đến quầy của các công ty dược để nói một tiếng cám ơn. Nếu không có tài trợ của các công ty đó, chắc gì các nghiên cứu sinh được đi dự hội nghị. Lời cám ơn ở đây rất quan trọng, vì đó không chỉ là một cách tri ân người hỗ trợ, mà còn là một cử chỉ bày tỏ rằng ở trên đời mọi người đều phải tùy thuộc nhau mà sống.

Có thời người Việt chúng ta có cảm nhận không đúng với người phương Tây. Hồi còn nhỏ, tôi thỉnh thoảng nghe người ta nói người phương Tây tuy bề ngoài tỏ ra lịch sự, nhưng tâm thì họ vô đạo đức lắm, vô ơn lắm. Nhưng, khi có dịp sống và làm việc chung với người Mỹ, Anh, Úc và Âu châu nói chung, tôi thấy quan điểm đó quá sai. Tôi thấy cám ơn và xin lỗi gần như là một nét văn hóa của người phương Tây. Ngày mới sang Úc, tôi thấy hai chữ "thank you" (cám ơn) và "sorry" (xin lỗi) giống như là những chữ nằm lòng. Thật ra, ngay từ ngày mới vào học tiếng Anh, người ta dạy khi được hỏi "How are you today?" (Hôm nay anh khỏe không?), thì câu trả lời lúc nào cũng kèm theo hai chữ cám ơn - thank you. Phải có chữ cám ơn đằng sau. Đi chợ mua hàng, sau khi trả tiền, người bán hàng cũng "cám ơn", và mình (người mua hàng) cũng "cám ơn" lại. Bên Mỹ, họ còn lịch sự hơn nữa: cám ơn, và chúc ông/bà một ngày tốt đẹp.

Ở xã hội Âu Mỹ, trẻ em ngay từ lúc còn rất nhỏ đã được dạy phải có trách nhiệm xã hội, phải biết nói "cám ơn" và "xin lỗi", và nói thật lòng, chứ không nói qua quít. Khi lớn lên, họ chẳng những trở thành những người rất lịch sự, mà còn rất có đạo đức, có trách nhiệm với cộng đồng. Họ không bao giờ quay mặt với một tai nạn để cho nạn nhân nằm chết trên đường lộ như ở Việt Nam ta.

Ngược lại với Âu Mỹ, ở Việt Nam, tôi thấy hình như tần số của hai chữ "cám ơn" còn khá thấp. Dự nhiều hội nghị trong nước, tôi ít thấy khi nào diễn giả cám ơn cộng sự hay nghiên cứu sinh, làm như tất cả slides và dữ liệu là tự họ sáng tạo ra vậy (một điều không thể)! Vào quán, ăn uống xong và được nhân viên phục vụ, khách hàng chỉ việc tính tiền (hay cho thêm tiền "tip"), nhưng không hay ít nói lời cám ơn. Viết đến đây, tôi nhớ đến câu chuyện của Mahatma Gandhi rằng khi ông ăn trưa trong một quán ăn bình dân, sau khi trả tiền, ông nói với người phục vụ lời nói cám ơn, và người phục vụ tâm sự: "Thưa ông, tôi sẽ nhớ ông mãi vì, hơn 25 năm phục vụ ở đây, tôi chưa bao giờ nghe ai nói cám ơn."

Trong thời buổi hội nhập quốc tế, tôi thiết nghĩ chúng ta nên thực hành văn hóa cám ơn. Thật ra, văn hóa này chẳng xa lạ gì với người Việt Nam. Như nói trên, người Việt có câu "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây." để ghi ơn những người đi trước đã tạo nên nền móng cho ngày nay...

Gs. Nguyễn Văn Tuấn

Quý vị có thể xem thêm bài này: Thí sinh Next Top Model bị loại vì quên nói "cảm ơn"

SỰ ĐỜI

Trời cho có mắt mà nhìn!

Nhìn hoài, người vẫn không tin có Trời!

Trời làm đêm để nghỉ ngơi:

Lên giường, người chẳng ngỏ lời tri ân!

Trời cho người có tay chân:

Bàn tay làm việc tu nhân giúp đời

Bàn chân đi đứng thảnh thơi

Đưa người tìm đến những nơi người cần

Nhưng người làm chuyện bất nhân:

Chiến tranh, bom đạn ..., bất cần lương tri!

''Vô tri bất mộ'' chỉ vì

Con người tham vọng, so bì hơn thua!

Mình giàu, mình sẽ là ''vua''

Mặc ai khốn khổ te tua vì mình!

Trời cho mình có tâm linh

Nhưng người vô đạo, u minh, hàm hồ!

Trời sinh ra lúa, khoai, ngô…

Cho người trồng trọt, phơi khô ban ngày

Người tài, sao chẳng ra tay

Làm nên sự sống mà thay ÔNG TRỜI?

Ai làm vật đổi, sao dời?

Người tài, sao chẳng sống đời ngàn năm?

Người ra nghĩa địa, người nằm

Tiền tài, danh vọng ăn nhằm gì đâu?

Thây người sẽ hóa đất nâu!!!

Hồn người bất tử về đâu, hỡi người???

Đaminh Phan văn Phước

Kính mời quý Vị nghe bài hát ''Ephata'':

RL-Ephata! Hay Mo Ra

Đồng Cỏ Tươi - Ca Đoàn Quê Hương

Con Biết Lấy Gì Đền Đáp

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site