lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Trang Nguyễn-Nhơn

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

lich su viet nam, quốc hận 30-04

Đôi dòng về hòa hợp hòa giải

Trích: “ Ngày hòa giải

Ngày 30 tháng 4 là ngày mà chúng ta không những tưởng niệm cho những người nằm xuống mà còn muốn hòa giải giữa người Việt còn sống với nhau. Chúng ta tìm kiếm hòa giải, nhưng không thể hòa giải với những người đã nằm xuống và những người không còn ký ức. Số phận chung của dân tộc liên kết chúng ta với nhau thành một định mệnh chung trong ước muốn chung sống trong hòa bình và thịnh vượng.

Trong đời sống hằng ngày, người Việt chỉ muốn sống an vui trong hiện tại và không muốn nhớ những chuyện vô nhân đạo trong quá khứ. Chúng ta chấp nhận và chịu đựng sự khắc nghiệt do số phận an bài, đó là chuyện tinh thần được đặt ra bên cạnh các nhiệm vụ khác.

Nhưng ngày 30 tháng 4 là một vết rạch hằn sâu trong lịch sử cho toàn thể, nên có một nghịch lý xảy ra, người Việt có tinh thần hồi tưởng và sẽ luôn hồi tưởng khi có cơ hội. Bốn mươi năm sau khi kết thúc chiến tranh, dân Việt vẫn còn bị phân chia. Chúng ta cảm thấy chưa thuộc về nhau bởi vì chúng ta đã sống và nghĩ không cùng trong một nhận thức về quan điểm đấu tranh. Đó là một gánh nặng trong lịch sử mà chúng ta vẫn còn bị mang ít nhiều tổn thương.

Làm sao chúng ta có thể xóa bỏ vết hằn khôn nguôi nếu không có hòa giải? Thực ra, kinh nghiệm quốc tế cho thấy hòa giải không chỉ là tha thứ của nạn nhân về sai trái của thủ phạm, mà còn là một đồng thuận giá trị về chính trị. Đầu hàng là một thay đổi thái độ của phe thua cuộc trước phe thắng cuộc, một quyết định hợp lý của lý trí của phe thua cuộc và cần được thể chế chính trị của phe thắng cuộc bảo vệ. Vai trò luật pháp là điều kiện thể chế tiên quyết để bảo vệ họ. Khuôn khổ cho hoà giải là bình đẳng trước pháp luật, thực thi dân chủ, tôn trọng nhân quyền và dân quyền của phe thắng cuộc. Sự đồng tình của cả hai phe sẽ đem lại ý nghiã chung sống. Đó là một khuôn khổ xây dựng lại mối quan hệ và niềm tin cho xã hội và tạo lập một cộng đồng cho tương lai.

Dầu bối cảnh tranh chấp khác nhau, các nước Nam Phi, Nam Tư củ, Bắc Ái Nhĩ Lan, Sierra Leone, El Salvador, Guatemala và Rwanda đã tìm ra một căn bản đồng thuận cho tiến trình hòa giải, mà đạo đức là mục tiêu và luật pháp là phương tiện. Vì say men chiến thắng mà kinh nghiệm hòa giải chính trị hậu xung đột không là vấn đề quan trọng để Việt Nam quan tâm học tập, cải tạo tập trung là trường hợp minh chứng ngược lại.

Sau ngày Đổi Mới, Việt Nam khởi đầu tiến trình hòa giải chính trị bằng Nghị Quyết để nhằm thu hút tài năng trí tuệ và đóng góp tài chánh. Nghị Quyết không đề ra sư tương thuận của phe thua cuộc; khuôn khổ pháp luật làm nền tảng và tinh thần đạo đức dân tộc làm nội dung cho hòa giải cũng không có. Việt Nam chỉ đo thành tựu Nghị Quyết bằng lượng kiều hối, du lịch và giao lưu văn nghệ trong ngoài. Hòa giải loại này không đem lại một niềm tin chung hướng về tương lai.

Trong nỗ lực hòa giải có một thử thách chung cho hai phía. Sẵn lòng hòa giải phải phát sinh từ trong nội tâm và do ngoại cảnh, không phải là vấn đề mà phe thắng cuộc đòi hỏi nơi phe thua cuộc theo tinh thần Nghị Quyết, nhưng là tự nội tâm của mỗi phe đòi hỏi nơi chính mình, đó là khởi điểm quan trọng nhất.

Cụ thể là liệu phe thắng cuộc có thể thực sự tự đặt mình trong hoàn cảnh của phe thua cuộc đựợc không hay phe thua cuộc có tin tưởng vào thành tâm hòa giải của phe thắng cuộc được không? Liệu Nghị Quyết một chiều có phải là một cơ sở ràng buộc nhau không? Cả hai phải nhận ra những gánh nặng của nhau, xem có chịu đựng nhau không và có quên quá khứ được không?

Cả hai phe làm gì trong tiến trình này? Chủ yếu là phe thắng cuộc cần có ý thức hơn để tìm lại nguyện vọng trung thực của phe thua cuộc; thay vì diễn binh mừng chiến thắng chỉ khơi động lại lòng thù nghịch, phe thắng cuộc nên can đảm hơn là đem tàu ngầm hiện đại ra biển Đông để bày tỏ quyết tâm trước Trung Quốc, phô trương này sẽ gây tác động hòa giải dân tộc cao hơn. Thay vì ngăn cản tưởng niệm, nên thành tâm bày tỏ thương tiếc những người của hai phiá đã hy sinh bằng cách xây một tượng đài chung, một hình thức tỉnh ngộ về sự lầm lạc chung của cả dân tộc trong cả một giai đoạn lịch sử. Họ nên đãi ngộ người đóng góp còn sống, một hình thức xoa dịu thương đau xã hội; nỗ lực hoà giải với người đối kháng và trực tiếp đối thoại trong tinh thần dân chủ là thực tế hơn, vì không phải ai có quan điểm đối lập chính trị với chính quyền cũng đều là những phần tử suy thoái đạo đức và phản động.

Phe thua cuộc cũng cần có nhận định nghiêm chỉnh hơn về ý nghĩa cao cả của tha thứ. Tha thứ là tìm hiểu và mến yêu người sai phạm. Hiểu nhau là vì đã tìm thấy lại nhau trong một quá khứ chung lầm lạc. Yêu mến nhau là vì cùng có một số phận và ý chí chung sống để xây dựng tương lai đất nước.Thực tế ngược lại. Một số không nhỏ của phe thua cuộc tự nguyện tìm đến phe thắng cuộc vì những bả lợi danh cuối đời, những lạc thú do những chênh lệch giá cả tại quê nhà, ngay cả những hạnh phúc thoáng qua như tiếng còi hụ đưa đón. Đó là một sự sĩ nhục mà một số trong phe thua cuộc tự tạo ra, vì trong khi cho đến ngày hôm nay, vẫn còn có rất nhiều người khả kính, can trường và liêm chính trong chiến bại.

Tương lai của hòa giải không ai biết được, nhưng khởi động một trào lưu nhận thức mới về tinh thần hỏa giải là khẩn thiết, vì các thế hệ tham chiến sẽ lần lượt ra đi và các thế hệ nối tiếp sẽ không đủ quan tâm để giải quyết.

( Đỗ Kim Thêm - Hoài niệm và phản tỉnh về ngày 30 tháng 4 năm 1975 để giải ảo ngụy sử, hòa giải dân tộc và xây dựng đất nước )- ngưng trích-

Triết lý suông về hòa giải chẳng ích gì!
Dân tộc Việt Nam chẳng có hiềm khích gì để hòa giải.
Dù bị nhồi sọ ngu dân lẽ nào, người dân Việt vẫn biết thương nhau.
Tù Miền Nam ra Bắc gần gủi lâu ngày với bà con xứ Bắc.
Hai bên bị áp bức, đói nghèo vẫn biểu lộ tình thương.
Đừng đem chiện chánh trị ra đánh tráo.
Đồng bào Miền Nam có oán giận là oán giận bọn ăn cướp việt cộng Miền Bắc.
Và ngày nay là bọn a tòng cướp bóc, bốc lột " tư bản đỏ ".
Không đạo lý nào và phương cách gì bắt buộc nạn nhân hòa giải với kẻ cướp,
Một khi kẻ cướp vẫn tọa hưởng trên khổ đau của nạn nhân.
Và tiếp tục lễ lạc say sưa trên tài sản cướp giựt của nạn nhân.
Mai sau dù thế hệ Miền Nam trước 1975 chết hết đi,

Hậu duệ của họ vẫn khắc ghi về đau khổ do việt cộng gây ra cho thế hệ cha ông của họ.

Chừng nào còn chưa xóa bỏ sạch chế độ toàn trị bóc lột việt cộng tư bản đỏ, trả lại quyền bính cho dân tộc, xóa bỏ bộ máy nhân sự tham nhũng, thúi nát, áp bức việt cộng thì nhân dân Việt từ Nam chí Bắc vẫn còn tiếp tục tranh đấu giành lại quyền sống, quyền làm người.

KHÔNG CÓ VIỆC HÒA HỢP HÒA GIẢI GÌ VỚI BỌN BÁN NƯỚC, BUÔN DÂN VIỆT CỘNG.

Tù Miền Nam và xã viên HTX Miền Bắc

....Bận lên đã vậy, bận xuống cũng không phải nhẹ nhàng, phải ra sức kềm lại sức nặng từ phía sau đẩy tới, có thể xô ngả xuống hố sâu bên vệ đường. Xuống hết dốc một quãng thì bắt đâu vào xóm. Đường tuy bằng phẳng mà gã tù vì mệt mỏi nên vẫn bước lặt lè.

Phía trước mặt đi ngược lại, chị dân làng áo quần lếch thếch, gánh nặng oằn vai. Vậy mà miệng không ngớt kêu thương, "Tội nghiệp các Bác quá!"

Mà nào ai biết ai tội nghiệp hơn ai?

Lũ tù kia chiều nay còn có chén "sắn dui" nho nhỏ tạm qua cơn đói khát.

Còn Chị?

Chiều nay biết chị có mang về được chút khoai, sắn cho bầy con nhỏ để chúng được no lòng?

Vậy mới biết, giữa những người cùng khốn, tình yêu thương vẫn ấp ủ trong lòng.
( Tiếng Hát Dưới Chân Rặng Trường Sơn )

Nguyễn Nhơn

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site