lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Trang Đặng-quang-Chính

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Văn chương...

Nói đến hai chữ này, ở bất cứ đâu và cho đến bây giờ, người ta phân loại tổng quát có hai dạng:  văn chương bác học và văn chương bình dân (truyền khẩu).

Dĩ nhiên, việc tuy một nhưng cách diễn tả của hai loại văn chương này có khác. Chẳng hạn, nói về những thay đổi sau ngày 30.04.75 ở miền Nam. Văn chương bác học đưa ra những dữ kiện, con số..v..v.. để đề cập đến sự thay đổi đó. Văn chương bình dân nói:

"Nam kỳ khởi nghĩa tiêu Công lý
Đồng khởi lên rồi mất Tự do "

Sự thay đổi không chỉ là thay tên một con đường trong phố mà còn đến nỗi: "Cột đèn biết đi cũng vượt biên".

Cột đèn không biết suy nghĩ, chứ người vượt biên thì việc trốn ra khỏi nước là "Bỏ phiếu bằng chân".

Về chữ "thoát", bọn trí thức hoặc lấy tự điển Tàu, Tây để giải thích. Nghĩa là, họ xem định nghĩa trong sách nước ngoài là tiêu chuẩn để phân biệt đúng, sai.

Còn bình dân chúng tôi, hiểu chữ "thoát" rất thoát. Nghĩa là, đó là tình trạng một người bị trong vòng kềm tỏa mà bản thân người đó không muốn như thế.

Còn bọn trí thức, hiểu theo kiểu này kiểu khác mà chẳng thoát được chút nào!. Họ có đủ chứng cứ mà cứ luẩn quẩn, viết và phát biểu lung tung, trái ngược nhau chan chát.

- Nếu nói Hồ tập Chương là tên Tàu (giả làm Hồ Chí Minh, đã bị chúng thủ tiêu), được lệnh bọn Trung Nam Hải thi hành độc kế nhuộm đỏ VN, biến VN thành quận, huyện của chúng sau này; nếu cho điều đó đúng thì tại sao lại dùng chữ "thoát" ở đây. Nó đã theo lệnh quan thày, làm đúng những dự gì đã dự định trong kế hoạch, chứ nào có phải HT.Chương không muốn Tàu đồng hóa Việt Nam?!... Như vậy, tại sao chúng ta lại dùng chữ "thoát"?!.

- Còn cho rằng, HC.Minh là Hồ Chí Minh, chứ chẳng phải là HT.Chương nào cả, chúng ta cũng không nên dùng chữ "thoát" ở đây. HC.Minh và bọn cận thần đã có những văn bản, tuyên bố từ trước lúc chúng đánh chiếm miền Nam. Nội dung của những điều đó, tổng quát có thể nói rằng, chúng tôi (chính quyền miền Bắc) sẽ làm đủ mọi việc, kể cả bán đất hoặc trở thành quận, huyện của Tàu, nếu được Liên Xô, Tàu tài trợ quân cụ, đạn dược..v..v...để đánh thắng miền Nam. Vậy "thoát" là thoát cái gì?. Bọn đầu sỏ của đảng CS Việt Nam đã tự kết ước với ngoại bang, chứ có phải là nhân dân Việt Nam muốn thế.

Làm sao bọn đàn em hiện nay (Sang, Trọng, Dũng) lại có thể thoát bọn Tàu (?) khi Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu đã ký thỏa ước Thành Đô vào những năm 1990. Mà dù Mười, Phiêu không ký, làm sao chúng (bọn CS trước 75 và hiện nay) lại thoát được, khi chúng dùng "Tư tưởng HC.Minh" làm ngọn đuốc cho cả đất nước noi theo?!!... Bọn cai trị đã thế, bọn ăn theo (trí thức trong và ngoài nước) chẳng khá hơn. Dù họ vô tình hoặc cố ý dùng hai chữ "thoát Tàu".

Văn chương bác học, được các nhà mang tiếng trí thức đôi khi diễn tả sự thật không bằng sự diễn tả của người dân bình thường (văn chương bình dân) là thế!

Gần đây là lối dùng chữ của các nhà mang danh trí thức, khi sử dụng cách gọi về ngày 30.04.

Người bình dân gọi ngày 30.04 là Ngày Quốc Hận. Một ông trí thức bên Canada gọi là "Ngày hành trình tìm tự do". Ông ta viện cớ là đồng nghiệp trong Quốc hội không đồng thuận gọi ngày đó là ngày "Tháng tư đen".

Chuyện ông ta vận động đồng nghiệp như thế nào, chỉ là việc ông ta và đồng nghiệp biết. Nhưng, đồng nghiệp của ông ta người "Tây", chắc cũng đủ hiểu sự khác biệt giữa "Escape" và "flying" và "Journey".

Bây giờ, nói về chữ "Jouney" trước. Tự điển Anh, Tàu chắc cũng không khác với văn chương bình dân.

Ngày "Hành trình" (journey) có âm hưởng một chuyến đi được định hướng, trong trạng thái tinh thần ổn định. Vào ngay ngày 30.04, khoảng vài trăm ngàn người Việt, qua đủ phương tiện, trốn chạy khỏi VN trong tâm trạng không định hướng, vừa hoảng hốt, lo sợ, không thể gọi là một cuộc hành trình.

Nói rõ hơn, nếu họ được đưa đi bằng máy bay, hay cả bằng tàu, chắc chắn họ không có vé được lên máy bay và cả lên tàu. Họ lên theo cách thế riêng của họ (mua vé lậu, nhờ uy tín của người Mỹ hay của quan chức VNVC...hoặc tràn vào ngoài sự kiểm soát của chủ phương tiện; nhất là lên tàu thủy)..lên trong một trạng thái không định trước sẽ đi về đâu, chỉ cần trốn khỏi sự nguy kịch của bản thân. Như vậy, đâu thể dùng chữ "Journey" ở đây!...Gọi đúng nghĩa là phải dùng chữ "trốn chạy"...hay ít ra là "lánh nạn". Nghĩa Việt của hai chữ này cũng đã khác với chữ "hành trình". Nói chi là dịch ra tiếng Anh (1)

Theo tự điển Anh văn, chữ "escape" hoặc "flying" có thể tương tự như chữ "trốn chạy". Nhưng chữ "evacuation" được hiểu như "lánh nạn" (2). Nghĩa là: những người trong tình trạng này "bị đưa đi" hơn là đi có định hướng, không trốn tránh nguy kịch..và do đó không có yếu tố hoảng hốt, lo sợ như trong trường hợp gọi là "Journey"!

Các ông "bác học" (trí thức khoa bảng) chắc cũng hiểu rõ những sự khác biệt đó. Hơn nữa, ông Nghị sĩ Hải (người vận động dự luật gọi ngày 30.04 là "Hành trình tìm tự do) là người đến Canada khi đã trưởng thành (không như các em nhỏ, theo gia đình đến Mỹ, Canada..v..v.. khi còn dưới 5 tuổi). Do đó, không thể hiểu rằng, các ông ấy không rõ sự khác biệt về các chữ tiếng Anh nêu trên. Có chăng ông ấy và những người khác cố tình dùng một chữ không đúng cách, vì ý định riêng của ông ta và nhóm của ông ấy.

Văn chương bác học và văn chương bình dân, đôi khi cũng có sự khác nhau. Giống như kiểu truyền thông "lề phải" và "lề trái" hiện nay tại Việt Nam. "Lề" của bọn thống trị và ăn theo bao giờ, đối với chúng, cũng là "lề phải". Và dĩ nhiên, trái với chúng, truyền thông "lề trái" là lề của toàn dân, của văn chương bình dân. Nhưng, chắc chắc là "lề" này mới phù hợp với nguyện vọng của hầu hết người dân trong nước.

Ngày nào mà lòng dân còn trông mong sự thống nhất, độc lập; ngày nào người dân còn mong muốn sự thịnh vượng đi đôi với quyền của người dân được tôn trọng đúng mức; ngày nào mà sự phản kháng của dân Việt đối với cách đồng hóa của bọn Tàu còn tiếp nối, ngày đó vẫn còn xuất hiện một truyền thông "lề trái" và ngày đó vẫn còn một thứ văn chương bình dân (truyền khẩu).

Đặng Quang Chính
mailto:dangnquangchinh2013@vikenfiber.no

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site