lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Trang Đặng-quang-Chính 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Giống tôi

Con tôi sẽ giống tôi là chuyện bình thường. Nhưng nếu tôi giống tôi, đây có lẽ là chuyện nên xem qua.

Câu chuyện bắt đầu từ lúc có người "Đi tìm cái relevance". Nhưng, riêng tôi, tôi định nghĩa "Relevance" là chơi không nổi (bật), không giống ai (1) nên tôi, để được sự khách quan, sẽ lấy trường hợp của bạn tôi làm mẫu.

Anh bạn mà trong những bài viết với tựa đề "Hòn đá" (2) được đề cập đến nhiều nhất, với biệt danh tôi đặt cho anh ấy là "Trí vận".

Thật ra, gốc của anh ấy, nếu xét kỹ (theo anh ấy kể) là gốc "Binh vận". Cũng theo anh ấy, người thầy của anh ta là Hồ Hảo Hớn (3). Nói Hai Nghị là ông thầy là anh "Trí vận" đã dùng đúng chữ. Ông Hồ Háo Hớn là cán bộ giảng dạy trường Trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố, quân khu 9, sau năm 1945. Có lần, anh bạn này nói với tôi là anh đã từng học trường này. Vả lại, nói "thầy" là nói về tấm gương của sự can đảm, theo lối Trần Bình Trọng "Ta thà làm quỉ nước Nam, còn hơn làm vua phương Bắc". Ông Hồ Hảo Hớn bị quân lực VNCH bắt trong trận Tổng công kích Mậu Thân(năm 1968). Ông không khai báo, dù bị tra tấn. Sau đó, ông này chết trong tù.

Anh bạn "Trí vận" đã từng xúi giục học sinh, sinh viên, xuống đường, đốt phá Thư viện Abraham Lincoln của Mỹ. Nhưng, anh ta là thành phần nòng cốt, dấu mặt khi sự việc xảy ra; dù cùng tham gia vào nhóm biểu tình. Một phần do sai lầm nhiệm vụ (Binh vận mà làm việc "Trí vận" -như Huỳnh Tấn Mẫm-), phần ông thầy đã mất nên anh như "Rắn mất đầu", không tham gia chính quyền sau năm 1975. Thực chất, bản tính bộc trực như anh không thích hợp cho một chính quyền vừa mới được xây dựng trong Nam, cần những người "cùng chèo,cùng chống" với những thành phần lãnh đạo được dựng làm bung xung, tạo nên bởi chính quyền trung ương ngoài Bắc.

Không là cán bộ trong chính quyền -Dương Văn Đầy có lúc là Chủ tịch quận 1 - không dạy học tại trường nhà nước, anh ta làm mọi việc để có thể trụ được trong một xã hội mới. Thời bao cấp, nếu anh ấy trụ được, cũng đủ nuôi sống một gia đình, vợ và bảy con. May thay, đứa em ruột về nước với đám gọi là Hội Việt kiều Yêu nước ở Canada. Hội này kết hợp với Tổng công ty Lương thực miền Nam do bà Ba Thi là Tổng Giám đốc. Từ đó, cuộc đời của anh dần thay đổi. Hiện giờ, có người gọi anh ấy là "đại gia"!.

Một tiến trình dài như thế, tạo nhiều thay đổi đối với anh, có vẻ đồng nhịp với thay đổi của nhà nước và xã hội. Nhà nước không gọi thuần là XHCH nữa, mà còn thêm cái đuôi "định hướng theo tư bản chủ nghĩa". Xã hội được kích cầu và chạy theo đồng tiền.

Nếu một người bạn nào đó của anh, quen anh từ lúc họ cùng dạy học với anh ở Long Xuyên (trước năm 75), cho rằng anh đã đổi khác; chắc cũng khó thuyết phục những người bạn khác cùng đồng ý. Dĩ nhiên, anh già đi, nét mặt cứng hơn; cũng giống như bộ dạng khi anh đi, đứng. Lối nói của anh, chắc không khác xưa. Nếu khác chăng, nội dung chứa nhiều nghiêm khắc hơn qua vai trò người thầy trước kia và qua những tháng năm phong trần anh đã từng kinh qua với nhiều hệ lụy, buồn vui lẫn lộn. Những rõ ràng, âm thanh giọng nói không còn như thời trai trẻ.

Nếu anh đọc được nhận xét của tôi về điều cuối cùng như trên, anh không phản đối. Nhưng, nếu tôi đưa ra một nhận xét khác, sắp nói đến, có lẽ anh không hoàn toàn đồng ý.

Con người ngày xưa của anh, có lần tôi đã nhận xét là: "Phong trần mài một lưỡi gươm, những phường giá áo túi cơm xá gì", đã ít nhiều thay đổi. Con người ngày xưa đó, đã được lý tưởng hóa, theo lối diễn ý cũng chính từ hai chữ đó. Con người đặt nặng tính NGƯỜI nhiều hơn chữ CON đi trước. Nghĩa là, không chỉ vun bồi cá nhân mà còn hướng đến phục vụ cho tha nhân.

Vì thế, khi tiếng nói lương tâm trổi lên, bao nhiêu thanh niên, tuổi đang đầy nhựa sống và tràn trề hy vọng trong một tương lai tốt đẹp, đã sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi của tổ quốc: "Mùa thu rồi/ngày hăm ba/ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến...”. Họ trải mở tấm lòng một cách nhiệt tình. Nhưng cái đầu của họ u mê, quay theo cơn lốc của tình thế. Không trách họ!. Bởi bọn phù thủy thời nay, quả như những con yêu tinh -còn được gọi là quỉ-(4), đầy phù phép làm mê hoặc lòng người.

Sau cái ngày gọi là "đại thắng" đó, nói theo lối tếu, ngược lại cách tuyên truyền cố hữu của đảng CS -đảng cho ta sáng mắt sáng lòng-, anh ấy đã được chữa khỏi bệnh mù. Anh ra khỏi thiên đường đó. Thật tế đã cho anh thấy, mục đích "vì nhân dân" của cái Đảng mà anh theo đuổi, chỉ là một cái bánh vẽ, không hơn không kém.

Tuy nhiên, cũng như bất cứ con NGƯỜI bình thường nào khác, anh phải lo ổn cố cuộc sống bản thân và gia đình. Nhưng, như đã nói ở trên, qua trung gian của người em, anh còn xoay sở chưa đến nỗi cực nhọc. Một lần, anh ta trong nhóm Trần Bạch Đằng, Tướng Công an quân khu 7 cùng vài thành viên khác trong nhóm lãnh đạo ngoài miền Bắc, đã tiếp xúc với nhóm đại tư bản (gồm nhiều tập đoàn tư bản muốn rút khỏi Hồng Kông, trước khi nơi này được giao lại cho Trung Quốc năm 1997) định tiến hành một hợp đồng kinh tế, xây dựng Phú Quốc thành một điểm như Khu vực tài chánh ngoài khơi Bermuda (5)...nhưng sự việc không thành. Giả dụ, anh ấy thành công trong việc ráp nối này, trở thành giàu có như Bầu Kiên (hay hơn thế nữa)(6), anh cũng chỉ làm giàu hơn phần của cải vật chất của anh...còn phần khác, tính cách lo cho tha nhân của anh, có khác hơn không (?). Hay là "khi cái bụng to, cái đầu trở nên nhỏ lại"..?!

Giả dụ, tôi nói giả dụ rằng, nếu "Cái bụng của anh to hơn cái đầu", thì ở mức độ khác, bọn lãnh đạo hiện nay tại VN, nếu có quên đi mục đích "vì nhân dân" của họ trước đây mà chỉ lo vun quén cho bản thân và gia đình -tài sản lên đến cả hàng trăm, ngàn triệu đô la cũng chưa thấy là đủ-; điều đó chỉ khác nhau ở cấp độ, chứ nội dung cũng chỉ là một. Họ, nói chung, đã bị tha hóa bởi đồng tiền. Đôi khi, đồng tiền gây ảnh hưởng đến nỗi cái phần CON của họ phát triển, vượt trội hơn cái phần kia. Do đó, cũng không lạ gì khi bọn quan chức ăn chơi đàng điếm, uống nước rượu được đổ lên và chảy ra từ thân xác của một cô gái "gọi"!......hay vùi dập, lợi dụng thân xác của những nữ học sinh trong trường, từ bọn giáo viên mất nết đã kết hợp với bọn vô đạo đức, phụ trách ngành giáo dục của tỉnh.

Nhưng, "Cái bụng" của anh thì anh biết rõ, hơn là người khác có thể làm được điều đó, vì "Hoạ Hổ Hoạ Bì Nan Hoạ Cốt. Tri Nhân Tri Diện Bất Tri Tâm" (Vẻ con hổ chỉ có thể vẽ da (thịt) chứ không vẻ được xương. Hiểu biết về con người chỉ có thể hiểu được vẻ mặt bên ngoài, không hiểu được cái tâm). Hơn nữa, cái chê khen của người khác, như "chơi không nổi bật" "không giống ai" chỉ là những chê khen, căn cứ vào sự thành công nặng về bên ngoài (vật chất), không thiên về tinh thần (lo cho tha nhân chẳng hạn). Vả lại, cái chê khen đó, thay đổi theo hoàn cảnh và thời gian. Khi một con người có vẻ cân bằng (trung dung) bởi đã không để phần vật chất trội hơn tinh thần, thường được xem như là "chơi không nổi (bật)". Nhưng từ sự cân bằng, con người đó làm một việc gì khác cho tha nhân và thành công, sẽ được nhận định là, đã làm một việc "không giống ai". Do đó, nói gọn, dù sa cơ trong quá khứ hay đang đắc thắng lúc đương thời, tôi vẫn giữ được con người nguyên thủy của tôi... thế là tôi đã giống tôi!. Lúc đó, "relevance" hay "irrelance" cũng chẳng gây cho tôi thắc mắc gì!.

Đến đây, có đôi ba điều cần nói thêm. Trước hết, đó là "Con người nguyên thủy"; sau là "tha hóa"... và một ví dụ cụ thể để nói rõ hơn về hai chữ nói trên.

Thời buổi này, khoa học nói rõ cho chúng ta một điều gần như chắc chắn. Khi xét DNA của một trẻ sơ sinh, một số "gene" có thể nói trước đứa trẻ này sẽ có một số bệnh nào đó, trong tương lai. Nhưng, DNA không thể nói đứa trẻ này sẽ có một số tính chất ra sao cả (tính chất đó được gọi là cá tính hay bản chất cũng được). Chỉ khi nào, trong tiến trình phát triển cuộc sống của cá nhân này, điều gì đó làm họ cảm thấy họ hài lòng, sung sướng (họ cho là có hạnh phúc)..chính ngay thời điểm đó, cái tính cách ẩn tàng trong họ đã được bồi đắp đầy đủ.

Nhưng trong tiến trình quay trở lại "con người nguyên thủy" hay tìm lại bản chất cố hữu của mình, những thay đổi nơi họ đã xảy ra, đôi lúc khiến họ tưởng họ ở trong tình trạng thăng hoa. Nhưng, ngờ đâu họ đã nằm trong tình trạng bị tha hóa. Ta có thể nói, tha hóa là sự đánh mất giá trị, bản chất thông thường, vốn có của sự vật – hiện tượng, cả trong tự nhiên – xã hội – tư duy. Nhưng , trong các tác phẩm Lôgíc học và Hiện tượng học tinh thần, G.V.F.Hegél (1770 – 1831) (7), đã chỉ ra vòng tròn tha hóa là: Tinh thần tha hóa thành giới tự nhiên, giới tự nhiên tha hóa thành xã hội, xã hội lại tha hóa và trở về với tinh thần. Đó là quá trình “tự tha hóa” (“tha hóa tự nhiên”, “biện chứng”) để biến thành cái khác, cái đối lập, sự phủ định và rồi lại trở về với bản nguyên.

Ví dụ cụ thể ở đây là những cảm nghĩ của người con, nói về người cha của mình (rõ hơn là của tôi nói về một người bạn được gọi là "Trí vận"). Nguyễn Tường Giang nói về cha mình là nhà văn Thạch Lam (8). Những cảm nghĩ của người con sẽ được ghi lại nguyên văn (cảm nghĩ xen kẻ của tôi, người viết bài này sẽ có màu xanh).

Thạch Lam chết, khi người con mới 3 ngày tuổi (nhấn mạnh: không phải 3 năm tuổi). Tường Giang nói cảm nghĩ như sau: “Tôi không biết là tôi thương ông hay không thương ông”. Thạch Lam, như một người cha đã thường xuyên vắng mặt, nhưng tên tuổi và những tác phẩm để lại, cái gia tài tinh thần ít ỏi và ngắn ngủi của ông, lại ảnh hưởng đến cuộc đời tôi biết bao, trên bẩy mươi năm ròng rã, để tôi đã là tôi ngày hôm nay, chắc chắn không có thể xẩy ra khác được, như con đường đã được chọn lựa, từ khi tôi ba ngày tuổi và từ khi ông từ bỏ cuộc đời này, vĩnh viễn».

«Cái gia tài tinh thần ít ỏi và ngắn ngủi của ông» là gì?. TG viết: «Tôi không thể không nghĩ tới số phận của những nhà văn Việt nam thời đó, và có thể cho tới bây giờ. Những người làm văn chương và nghệ thuật, những nhà báo, (những nhà làm chính trị và những kẻ quan tâm đến đời sống của tha nhân) đã hy sinh đời mình cho lý tưởng và cái đẹp, hình như vẫn chỉ là những người có một đời sống vật chất rất khiêm nhường (cần phải có điều kiện này hay không?) trong xã hội, phải chăng chỉ vì cái lạc thú được theo đuổi những giấc mơ của chính mình».

Vào năm lớp 6, Tường Giang mới bắt đầu biết đến văn chương của cha mình. Năm 1957-1958, TG cặm cụi viết vài truyện ngắn, đưa cho ông bác là nhà văn Nguyễn Tường Tam. Và "Gần mười bẩy năm sau, trong khi đang hành nghề y khoa, tôi lại một lần nữa cảm thấy sự thúc đẩy từ sâu thẳm trong tâm hồn, tôi bỏ hết thì giờ và năng lực để hoạt động trong môi trường sách báo, viết văn và làm thơ, nhưng sự kết thúc bi thảm của chiến tranh (một điều tôi rất mơ ước) đã đẩy tôi tới một môi trường sống khác, tôi lại không có cái can đảm như một nhân vật trong truyện Ngày Mới của Thạch Lam, tìm thấy hạnh phúc trong một đời sống thanh đạm và giản dị, nói chung là một cuộc sống nghèo, để theo đuổi giấc mộng văn chương..» (hết trích). Tại các nước chậm tiến, các nhà văn nổi tiếng có cuộc sống không mấy giàu sang. Có nhiều lý do, chẳng hạn, việc giữ "tác quyền" không được thực thi đúng mức. Nhưng, nói chung, dù ở Đông hay Tây, nhà văn khi đã nổi tiếng rồi (nhất là đã giàu, sang) hình như, sau đấy, phần nhiều trong số đó không còn các sáng tác độc đáo!...

TG viết: »Không thể nói là tôi sống trong cái bóng của cha tôi, nhưng quả thật những truyện ngắn ông viết đã ảnh hưởng nhiều trong cuộc đời tôi. Không phải là thường xuyên, nhưng những gì ông viết ra, bất chợt nhắc nhở tôi trong những tình huống đặc biệt, từ đó tôi tập sống làm một người lương thiện (Anh bạn "Trí vận" với việc làm ăn về bất động sản, vì có "lót tay" nên không thể phạm luật và cũng vẫn là người lương thiện), biết thương yêu những người nghèo khó, những hoàn cảnh khốn cùng (Tôi chứng kiến tận mắt việc anh làm, khi những người bán hàng rong đi ngang qua nhà, anh đưa tiền nhưng không lấy hàng của họ. Một hình thức "cho" nhưng người nhận ít áy náy. Những lúc anh về quê là những lúc từ trẻ con đến người lớn trong xóm, đều mừng gọi "ông hai đã về", vì đó là những lần anh ta "phát chẩn". Số tiền, nhiều ít tùy từng trường hợp...nhưng, chính do tay anh trao. Rồi, đào giếng, làm cầu, sửa sang chùa..v..v..tất cả đều do anh tự động khởi xướng). Tôi cố gắng trong cư xử hòa thuận, tôn trọng nhân phẩm mọi người và hiểu rằng đôi khi một hành động nhỏ không suy nghĩ có thể gây ra những tai hại lớn lao và khốc liệt cho người khác (Có lúc việc đối xử đó có thể hiểu, sau khi được anh giải thích. Nhưng, đôi lúc, dù đã được giải thích, nhưng người nghe có kết luận: "Bản chất khó dời"). Tôi cũng học tập và tin tưởng qua những điều ông viết, là một đời sống thanh đạm và giản dị là căn bản của hạnh phúc, rằng tiền bạc chỉ là những ảo tưởng phù du (Nhiều người có suy nghĩ này, nhất là những kẻ đã lớn tuổi). Nhưng than ôi, đối với đời sống và quan niệm thực tế thời tôi lớn lên, và nhất là sau này khi phải lưu lạc nơi đất Mỹ, những suy nghĩ và hành xử của tôi trong xã hội chỉ làm tôi là một người đứng bên lề. Dĩ nhiên, để đối phó với những khó khăn của cuộc sống, tôi phải hòa mình sống như mọi người. Tôi cũng đã có nhiều lần nghĩ những điều không tốt đẹp, có những hành động và cư xử có thể làm tổn thương người khác, cũng tranh đua với đời (Anh "Trí vận", sau vụ Tài chánh ngoài khơi Phú Quốc không xong, cũng đã từng trung gian cho một công ty Mỹ, về dịch vụ điện thoại -khi nhà nước CS còn cấm đoán những việc này-...một số việc khác và cũng làm ăn về bất động sản). Mỗi lần như thế, nghĩ đến danh tiếng của cha tôi, nhớ đến những bầy tỏ về tính nhân bản trong các truyện ngắn của ông, đêm nằm nhìn lên trần nhà, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ và khổ sở» (hết trích).

«Bây giờ, đã hơn bẩy mươi tuổi đầu, khi đọc lại những tác phẩm của Thạch Lam, tôi thưởng thức với cảm xúc khách quan của một độc giả (không chắc), tôi rất hãnh diện khi có người nhắc tới tôi là con của nhà văn Thạch Lam, trong Tự Lực Văn Đoàn, một nhà văn tôi cũng rất yêu quý vì văn tài của ông» (hết trích).

Nhà văn Thạch Lam có tài hay không?. Chúng ta có quyền đặt câu hỏi này. Cũng chẳng cần kiếm chứng cớ đâu xa. Những gì ông Thạch Lam đã viết, có ảnh hưởng đến lớp người đi sau (nếu Tường Giang không phải là con ông ta, điều này càng sắc nét hơn). Nhưng, giả dụ, Thạnh Lam còn sống, có một người nói với nhà văn này là, những truyện ngắn ông viết đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời của tôi; với điều này, có lẽ ông Thạch Lam đã tìm thấy cái "Relevance" của mình!...

Đến đây, qua ông Ala Phan, chúng ta chúc mừng cô ca sĩ Shakira (9) đang tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm cái "Relevance" của cô ấy. Mong cô ấy thành công trong tương lai. Nhưng, cái chữ (lại chữ nghĩa) "Sympathy" và "Empathy" sao lại có khoảng cách khá xa. Bà mẹ Theresa đã tìm cái Relevance của bà và đã thành công. Có lẽ bà đi tìm với cái "Empahthy" của bà. Bà đã sống hòa đồng thật sự với những người nghèo khổ. Nếu, cô ca sĩ đi tìm với cái "Sympathy" của cô, việc thành công không biết có chắc chắn hay không?!... Đến đây, chúng ta đương nhiên cảm phục với những việc ông Alan Phan đã làm. Nhưng, nếu ông ấy không tìm được "một chút relevance nhỏ nhoi?" nào cho ông ấy, chắc chúng ta chỉ biết nhắc ông ấy về trường hợp của ông Bill Gate. Vì đến như Bill Gate, với Quỹ hỗ trợ sự phát triển những quốc gia chậm tiến (trong đó việc ngăn ngừa các bệnh dịch của trẻ em và con người nói chung) là một đóng góp hết sức lớn (không dùng chữ "khủng" ở đây nhé!) trong xã hội loài người hiện nay. Nhưng, nếu có điều kiện thuận tiện, một ngày nào đó, Alan Phan hỏi xem vợ chồng ông Gate đã tìm thấy Relevance của họ chưa ...có lẽ ông Phan sẽ có câu trả lời rõ rệt!.

Dù sao, ông Phan đã cho ta một bài học. Ông ấy viết: "Tiền mất không sao; nhưng tôi mất một thứ quan trọng hơn: Niềm tin. Vào mình và vào người". Mà tại sao nhiều người, từ dân đen cho đến kẻ có kiến thức, lại có thể đặt niềm tin của họ vào một đất nước theo chủ nghĩa CS, nơi mà sự dối gạt đã trở thành máu huyết của những người theo chủ nghĩa này; nơi mà sự dối láo được thực hiện từ kẻ lãnh đạo ở cấp cao nhất trong nước cho đến tận cùng cơ cấu hành chánh thấp nhất?.

Thôi, chắc chúng ta chỉ biết nhắc ông ấy: "Thuyền ai ngược gió, ai xuôi gió, Coi lại cùng trong bể thảm thôi!».

Kết thúc bài này, chúng ta thấy rằng, đi tìm cái "Relevance" của mình là việc làm mãi mãi của con người vì con người lúc nào cũng muốn mình được phát triển, thăng hoa. Nhưng, đôi khi, họ tưởng đã được thăng hoa mà chỉ là sự bị tha hóa. Việc xét nghiệm DNA không thể nói rõ đặc tính, bản chất của một con người. Người ta, chỉ khi nào lấp đầy cái bản chất đó, chính vào thời điểm này, họ nghĩ họ đã tìm thấy cái "Relevance" của mình. Nói gọn, đó là lúc tôi giống tôi. Thật ra, đó chỉ là sự trụ lại nơi chính mình. Chỉ đến khi nào họ tìm được "Bản lai diện mục"(10) của mình, lúc đó họ mới thật sự hài lòng hay thỏa mãn (muốn gọi là hạnh phúc cũng được).

Đặng Quang Chính
dangquangchinh2013@vikenfiber.no

Oslo 07.08.2014
11:07

Ghi chú:
(1) http://www.tvvn.org/forum/forumdispl...%A1ng-T%C3%A1c
(2) http://www.tvvn.org/forum/showthread...n-%C4%91%C3%A1
(3) http://www.tvvn.org/forum/showthread.php/54256-Hòn-đá
(4) Từ cấp nhỏ nhất là "Phường ủy" (gọi chệch là "phường quỉ" đến cấp cao hơn là "Tỉnh quỉ", từ tổ chức nhỏ nhất là "Quỉ ban phường" đến cấp cao hơn nữa "quỉ ban trung ương".
(5) Một địa điểm thuận lợi, ngoài Đại Tây dương, giữa Mỹ và Âu Châu, khoảng 600 dặm phía đông North Carolina (Mỹ).
(6) thành viên Hội đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (Ngân hàng TMCP Á Châu) (hiện Hội Đồng Sáng Lập này không được pháp luật Việt Nam công nhận trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1...n_(sinh_19 64)
(7) http://hoivankhoa.blogtiengviet.net/...a_ha_a_lan_gan
(8) http://www.tvvn.org/forum/content.ph...Tường-Giang
(9) http://www.tvvn.org/forum/content.ph...ance-Alan-Phan
(10) http://giacngo.vn/phathoc/triethoc/2011/03/01/5FE252/

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site