lịch sử việt nam
Giòng sống
Giòng sống, hiểu đơn giản là sự truyền thừa của một tập thể, một dân tộc. Chúng ta có thể lấy hình ảnh một giòng sông làm biểu tượng cho giòng sống đó.
Nói đến giòng sông, chúng ta liên tưởng đến cội nguồn nơi nguồn nước phát sinh. Rồi từ đó, qua bao khúc khủy, gập gềnh, giòng sông có thể tuôn ra ngoài biển khơi. Những con sông chảy trong nội địa, qua nhiều quốc gia, có thể ra được ngoài khơi thường là những con sông lớn, nổi tiếng trên khắp thế giới. Những dân tộc có sức sống mãnh mẽ, tiềm tàng và bền bỉ, thường có lịch sử kéo dài cả ngàn năm và có sức hòa nhập vào giòng sống chung của các tập thể quốc gia khác, trên thế giới.
Huy thân!...mọi việc bây giờ tương đối ổn định rồi phải không?. Rồi giòng sống trôi đi!... Có lẽ cũng như bất cứ ai, khi mới đến định cư tại một đất nước khác. Mọi việc sẽ tuần tự nhi tiến. Như đã viết đến Huy, ai mà không lo cho gia đình mình (trừ các anh cán bộ tập kết ra Bắc năm 1954, rồi lập gia đình ngoài đó.. hay các anh cán bộ ngoài Bắc, sau năm 1975, vào trong Nam, quên bà vợ đang chờ, cưới vợ mới trong Nam). Với Huy, sẽ lo bảo lãnh vợ, con. Năm nay, con của Huy cũng được 9 (10 tuổi) rồi.
Cách nay khá lâu, chắc có được cả tháng hơn, thấy trên mạng Youtube (Không nhớ có phải là chương trình phỏng vấn "Phố Bolsa" hay không) một đoạn phỏng vấn Huy.
Có lẽ mang tâm trạng vui lây sự định cư của Huy nên tôi không cảm thấy nội dung cuộc phỏng vấn có gì đặc sắc. Chỉ nhớ, nếu không lầm, Huy nói lúc gần cuối cuộc phỏng vấn là, sẽ cố gắng giúp Cộng đồng, trong khả năng có thể.
Thế là được rồi!... dù có nằm trong tổ chức hay chỉ là phát biểu cá nhân, không có ai mong chờ một Huy mới định cư sẽ làm nên nhiều chuyện "kinh thiên động địa". Những chuyện gây "sốc" đã có ông Nguyễn Chính Kết làm rồi... và bây giờ là ông Cù Huy Hà Vũ!.
Sẵn đây, nói chuyện ông Hà Vũ. Con ông ấy đã trưởng thành rồi. Hình như người con làm trong nhà nước hay một công ty nào đó. Dù làm ở đâu, đây là trường hợp đặc biệt nên con ông ấy không sợ thất nghiệp!. Tiện thể nói luôn, khi bị tù, không như các tù nhân khác, ông Hà Vũ bị bệnh là được đưa ra nước ngoài chữa trị.. còn tù nhân Đinh Đăng Định, chờ đến khi được tha về nhà, không lâu sau đó, chữa không hết bệnh là chết. Do đó, nếu thương con (kể cả vợ) làm sao để gia đình riêng của Huy, chịu nhiều thúc ép, khó khăn tại VN?...
Những nhân vật đối kháng khác, còn ở VN, gia đình họ bị những áp lực trong đời sống kinh tế như thế nào; chắc Huy đã rõ. Nay, chỉ kể ra một trường hợp gần gũi để chúng ta dễ cảm nhận. Đó là những người ra đi theo diện H.O. Những ông sĩ quan già, lúc chấp nhận ra đi theo chương trình này, ít ra đã 40(50) tuổi đời. Họ biết trước họ không dễ hội nhập, theo nghĩa, sẽ kiếm được việc làm vững chắc cho cá nhân họ. Nhưng, họ quyết ra đi... và chấp nhận làm mọi việc để duy trì cuộc sống cho con của họ. Duy trì để con họ có thể phát triển, có thể học thành tài... và hơn nữa, nếu thành người đúng nghĩa, sẽ có mong muốn giúp đỡ quê hương, nơi cội nguồn của cha ông chúng. Sinh viên các nước Tây phương có khuynh hướng làm cho các tổ chức NGO một thời gian, sau khi mới ra trường. Những nơi họ đến bất kể là Châu nào, miễn là nơi đó cần sự giúp đỡ của họ. Vậy thì, nếu họ có nguồn gốc là người Việt mà quay về phục vụ người dân ở xứ sở này, điều đó chẳng có gì là lạ.
Nhưng, ngặt một điều là, cha ông đi trước, lòng vấn vương bao nỗi sầu tư còn đọng lại, chưa kịp làm gì mà đầu đã bạc tóc. Hoặc đôi trường hợp, họ vướng bệnh đau... và theo tuổi đời năm tháng, ra đi mà lòng còn vướng mắc, bởi vận nước chưa thay đổi. Con cháu họ, phần vì miệt mài trong việc học tập... hoặc không đồng cảm được với nỗi sầu tư của cha, ông nên cũng lơ là trong việc cưu mang chuyện đất nước, nơi quê hương xa xưa của chúng. Đừng nói gì đến việc chúng chỉ lo cho riêng bản thân!...
Do đó, theo riêng ý của tôi, việc bảo lãnh gia đình là việc tự nhiên, Huy cứ lo hoàn thành cho tốt. Nhưng, nếu hoài bão mà Huy đã mang khi còn ở VN và hiện nay vẫn còn như ngọn lửa âm ĩ trong lòng, mong rằng Huy sẽ tiếp tục giữ ấm. Hy vọng ngọn lửa ấy sẽ hun đúc phần nào đến người con của mình.
Nhưng, cũng như đã nói ở trên, không ai không mong con mình sẽ nối chí của cha. Tuy nhiên, không thể bắt chúng theo y chang những gì mình mong mõi và đã theo đuổi. Vì vậy, việc trước mắt chúng ta nên làm là phổ biến những gì mà chúng ta thấy cần thiết cho đại cuộc. Nói gần hơn, tuy là gửi bài lên các Diễn đàn, nhưng việc đó cần thiết vô cùng.
Tin tức trên Diễn đàn rất là nhiều, ai xem cũng được. Nhưng, cũng cần thời gian và cũng cần sự chọn lọc tin. Rồi những bình luận tiếp theo ... Không thể để Diễn đàn như là một miếng đất trống, cỏ dại tha hồ phát triển. Những nhận xét đúng, bình luận đúng... sẽ như những bông hoa, những cây kiểng tốt, làm đẹp vườn hơn... và ngăn chận những xấu xa, hủ lậu trên Diễn đàn. Huy, với chuyên môn vi tính, sẽ dễ dàng lập ra những Blog cho riêng mình... và có thể Diễn đàn cho mọi người cùng tham dự. Đó cũng là ý kiến của Huy trước đây.
Nhưng, ý kiến của Huy nên mở rộng hơn, ở chổ, nếu đã góp ý cũng nên góp ý với những sai trái ngay tại nơi mình định cư (trú ngụ). Những gì Huy biết khi còn ở trại tỵ nạn, giờ đây càng rõ hơn. Có những đoàn thể, tổ chức, làm những sai trái mà nếu ngay tại địa phương không được chỉnh đổi; đừng nói người ở đâu xa có thể làm việc này. Bởi khi đuối lý, họ thường viện dẫn cái lý của họ rằng, người góp ý, ở nơi xa (nhất là ở một Châu nào khác) không thể biết rõ mọi việc bằng họ.
Một minh chứng rất cụ thể. Hễ có một tập thể đã có sẵn, như Cộng đồng người Việt tỵ nạn (có thể có những tên khác tương tự)... rồi khi có một tổ chức khác muốn tranh đoạt, nhưng vì nhiều lý do họ không thể làm được, thế là một tổ chức có tên na ná xuất hiện. Chẳng hạn như Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ với một tổ chức hiện nay, cũng có tên na ná như thế. Hoặc để chiếm đoạt Cộng đồng sẵn có, họ kêu gọi bầu cử. Trong bầu cử, việc đa số thắng cử là chuyện ai cũng biết. Nhưng, đa số phiếu từ những tổ chức nhỏ khác, vốn là vệ tinh của tổ chức "mẹ" (một tổ chức mà tiền thân của nó mang theo những gian trá, lật lọng theo kiểu CS mà có người gọi nó là "đảng CS em") thì kết quả như thế nào, ai cũng đoán biết!.
Kết quả rốt ráo ra sao?. Người góp ý (hay chống đối) bị tổ chức mới thành lập gọi là một người "thân Cộng" hay "nằm vùng" (không chừng). Đó là một sự lật lọng kiểu CS. Họ sẵn sàng qui chụp hai chữ đó cho người khác... trong khi chính họ đã làm một việc, theo cách gián tiếp là tiếp tay cho Cộng sản, để loại trừ kẻ đã chống đối lại họ (vì họ đã làm những điều sai trái). Chính tôi đã được gắn cho chữ đầu tiên. Nếu Huy, sẽ góp ý vì họ đã làm những việc sai trái và bị gắn hai chữ "thân Cộng", mà cảm thấy đó là bất công không chịu được... thì Huy có thể tìm đường khác mà hành động.
Do đó, từ đây, dù có rảnh...nhưng nếu Huy ngại bị gọi là thân với người "thân Cộng", cách duy nhất để khỏi bị mang tiếng là tạm gát lại việc liên lạc với tôi. Và đấy cũng là điều dễ hiểu... khi chúng ta ở hải ngoại, mang tiếng chống Cộng đã 39 năm nay mà kết quả không mấy khả quan!.
Khi mà giòng sống bên ngoài ngưng trệ mà giòng sống ấy như hậu phương, nếu nó không ổn định thì làm sao mà yểm trợ được cho tiền tuyến bên trong nước. Mà tiền tuyến trong nước không là một thể đoàn kết keo sơn, để loại trừ tham quan ô lại, để diệt kẻ bán nước nội thù thì làm sao mà nói chuyện chống trả được sự xâm lăng của quân thù?!...
Đặng Quang Chính
dangquangchinh2013@vikenfiber.no
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử