lịch sử việt nam
Cá ăn kiến ...
Hôm rồi, hai tin ngắn trên báo Aften Posten (Na Uy) gợi cho người xem liên tưởng đến câu: "Cá ăn kiến, kiến ăn cá" như sau.
1) Nhóm MIFF
Nhóm là tên tắt của: "Med Israel for Fred" (Cùng người Do Thái cho Hòa Bình). Nhóm này trong khoảng hơn 3 tuần rồi đã có thêm cả ngàn thành viên mới. Trước Thứ ba tuần trước, nhóm đã có 8.000 thành viên. Có hai lý do khiến số hội viên tăng thêm hơi bất thường:(1) ủng hộ người Do Thái (2) phản đối giới truyền thông Na Uy đưa tin hạn chế về xung đột của hai sắc dân đó.(Nói là hai sắc dân, nhưng gọi đúng phải là: nước Do Thái và Palestin).
Nước Do Thái hình thành vào khoảng 1950, sau nhiều thời kỳ di dân và tỵ nạn hỗn loạn, bởi sự chống đối của hai thế lực là người Ả Rập và Anh quốc. Chính quyền Quốc gia Palestine được thành lập năm 1994, theo Hiệp định Oslo giữa Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) và chính phủ Israel, như một cơ cấu tạm thời có thời hạn 5 năm, trong đó các cuộc đàm phán về vị thế cuối cùng giữa hai bên dự định sẽ diễn ra nhưng chưa từng có trong thực tế (1).
Nói tóm, hai sắc dân này, để hình thành một đất nước cho riêng dân mình, đã phải trải qua một cuộc tranh đấu giằng co, khốc liệt. Do Thái được thành lập từ lâu, nên quá trình đó có thể đã bị lãng quên theo năm tháng, trong trí nhớ của con người. Palestin mới được thành lập gần đây, nên cách thế thành lập đất nước cho sắc dân của họ, mang sắc thái KHỦNG BỐ, đúng như chữ được dùng này. Do Thái cũng không kém, so với đối thủ của mình. Nhưng, vì các sự kiện bên phía Palestin còn tương đối mới, nên hình ảnh khủng bố đó còn hằn lại trong trí nhớ... và vì thế, một số khá đông người không hoàn toàn có cảm tình với cuộc tranh đấu của dân Palestin.
Dù thế nào, bên này tranh đấu có tính khủng bố hơn bên kia hay ngược lại, cuộc xung đột quân sự vừa qua, nguyên do là từ bên phía Palestin. Ba thanh niên Israel bị bắt cóc, được tìm thấy xác sau đó vài ngày, đã tạo nên một phản ứng không hay từ Israel. Một thiếu niên Palestin bị bắt và bị thiêu sống!. Thế là cuộc chiến giữa hai nước bùng nổ.
Nguyên tắc: "Mắt đền mắt, răng đền răng" từ suy niệm của lời Chúa (Đạo Cơ đốc) đã được hai bên vận dụng triệt để.
Thời buổi này, nếu cứ căn cứ vào sự thật xảy ra trên thế giới, cái khía cạnh tích cực khác của đạo Cơ Đốc, đã bị hạn chế, nếu không nói là gần như triệt tiêu. Thời Mahatat Gandhi qua rồi. Thời Mục sư Luther King đã qua. Thời Mandela vừa chấm dứt. Người Tây Phương rất muốn duy trì, nêu cao nguyên tắc Bất bạo động trong phương thức tranh giành ảnh hưởng chính trị trong xã hội loài người; nhưng đã nói, lý thuyết có khi chỉ là lý thuyết mà thôi. Chẳng hạn, nếu thuần túy nghe thuyết giảng về Chủ nghĩa CS, ít người dưới 30 tuổi không bị nó mê hoặc!.
Vậy mà, trong cuộc tranh đấu đòi quyền sống hiện nay ở VN; nhất là quyền con người, chúng ta thỉnh thoảng vẫn còn lơ mơ về cái gọi là: "Bất bạo động". Đừng nói về việc đứng lên dẹp bỏ chế độ độc tài, buôn dân bán nước. Cũng đừng nói, dẹp bỏ ảnh hưởng Tàu phù. (Dùng chữ "Thoát Tàu" nghe cũng lơ mơ thấy rõ. Phải nói rõ hơn là: Tụi Tàu đang xiềng đầu cả nước về đủ phương diện, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, thông qua một bộ máy cai trị có tính làm vì - chẳng bao lâu cũng sẽ trở thành quận, huyện tự trị vì cán bộ đã được lệnh học tập theo lề lối hành chánh của tỉnh Quảng Tây bên Tàu- . Gọi nhóm cai trị VN hiện nay là Thái Thú tân thời cũng không có gì là quá đáng!). Hễ đã có sự đối đầu giữa cái thiện và ác, giữa độc tài và dân chủ, giữa sự tranh sống để có được quyền con người là phải có "Động". Động trong tư tưởng và hành động. Không thể có sự im lìm, bất động. Và điều nói rõ sau cùng có liên quan là: không có cuộc chiến đấu nào được gọi là "Bất bạo động" cả!. Trong cuộc chiến đấu, hoặc địch bắn ta và ngược lại. Chỉ có thế thôi. Về chiến lược là, có lúc căng lúc dùn, lúc mãnh liệt hay nhẹ nhàng... chứ không có lúc nào yên tĩnh thuần túy. Và điều cốt yếu là: không phải nhắm sự căng thẳng, sự mãnh liệt, sự hung bạo, độc ác, vào người dân chung chung. Hãy hướng tất cả những điều đó vào bọn lãnh đạo của sự ác độc!
Dân chúng các nước phương Tây, đôi khi qua nhà đại diện cầm quyền của họ, có vẻ bất đồng cách giải quyết của Israel, chẳng qua vì họ thấy số thương, tử vong nơi người dân Palestin(đặc biệt là trẻ em và phụ nữ) khá cao. Ngoài ra, đã là chiến tranh, phải có sự thiệt hại về con người và tài sản.
Thế mà hiện nay, trong cuộc tranh đấu của người Việt, chúng ta thấy xuất hiện câu: Đối Đầu Bất Bạo Động để tháo gỡ độc tài. Xây Dựng Xã Hội Dân sự để đặt nền dân chủ. Vận Động Toàn Dân để canh tân đất nước». Rồi một ông nhạc sĩ nào đó, cũng lên tiếng về lối đấu tranh này. Trong nước, có vài người, vài nhóm nói về các nhóm "Dân sự xã hội". Chắc họ tưởng, hễ nói "Bất bạo động" là bọn cầm quyền sẽ nhẹ tay với họ?!..
2) Sự kháng án của lãnh đạo Khrmer đỏ
Thứ năm tuần rồi, hai người lãnh đạo nhóm Khmer đỏ, hai trong những kẻ nắm chính quyền năm 1975-1979 đã bị đưa ra tòa xét xử, về tội diệt chủng.
Trước đây, khi nắm chính quyền, vì theo chủ nghĩa CS, nhất là chịu ảnh hưởng đường lối của Mao Trạch Đông, những người lãnh đạo Khmer đỏ (cầm đầu là Pôn Pốt) đã định cải tạo xã hội của họ, bằng cách giết chết khoảng 2 triệu người (từ một dân số 7,1 triệu) bằng các biện pháp tử hình bằng các dụng cụ thô sơ như cuốc, mai, xẻng, bỏ đói và lao động cưỡng bức (2).
Những kẻ làm ác, nếu không bị Tòa án Quốc tế định tội, cũng bị Tòa án trong nước (của chính phủ do dân bầu lên) xử tội. Thời họ cầm quyền, họ nắm quyền sinh sát, muốn bắt muốn giết ai thì họ cứ thực hiện theo ý muốn của họ. Đến khi toàn thể người dân nổi lên chống đối, lúc họ bị thất thế, họ sẽ bị xử tội về những điều gian ác họ đã làm. Câu nói bình dân thể hiện điều này một cách đơn giản là: "Cá ăn kiến, kiến ăn cá".
Câu nói bình dân nghe như dễ dàng, nhưng thật ra, để có hoàn cảnh thay đổi ngược lại (Kiến ăn cá), người ta chỉ nhờ tranh đấu mà đạt được ước mong đó. Khi đã tranh đấu, không thể nào nói đến chữ "Bất bạo động". Hoặc ngược lại, khi muốn dùng phương cách "Bất bạo động" thì đừng nói đến chuyện tranh đấu làm gì cho mệt xác!.
Tóm lại, khi tranh đấu, chúng ta nên theo đuổi kinh nghiệm của cha ông. Hoặc, nếu có phối hợp các phương cách, cũng nên lưu ý đến tính thời gian và hoàn cảnh. Ông Ghandi chỉ hoạt động được trong khung cảnh thuộc địa của thực dân Anh. Nếu Ấn độ ngày đó là thuộc địa của Pháp, có thể mọi việc đã khác đi nhiều. Ông Mandela bị tù bởi bọn theo Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc người da trắng. Nếu ông ta bị bọn CS nhốt tù, ông ấy không chết trong tù, cũng không có cơ may sống sót, khi được thả về. Do đó, nếu vì tính chiến thuật, một tổ chức đảng phái có thể dùng chiêu bài "Bất bạo động" một cách tạm thời, để thích nghi với tình thế ngặt nghèo nào đó thì được. Chứ nếu đã nói đến tranh đấu mà một tổ chức coi nhóm chữ đó như một chiến lược, để phù hợp với chủ trương của thế lực yểm trợ cho tổ chức; đấy cũng chỉ như là một dạng thái bù nhìn mà thôi!.
Đặng Quang Chính
dangquangchinh2013@vikenfiber.no
23:06
Oslo 15.08.2014
Ghi chú:
(1)http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A...ia_Palestin e
(2) http://vi.wikipedia.org/wiki/Khmer_%C4%90%E1%BB%8F
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử