lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Trang Đặng-quang-Chính

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Bạn già

Tôi nhớ một câu đại khái như sau: "Ai phê bình ta mà phê bình đúng là bạn ta" (hình như là thầy của ta thì phải?). Nghe như rằng, câu nói này của một ông Tàu nào thời xa xưa chứ không phải của người Việt. Vậy, để Việt hóa, tôi sửa lại như sau: "Ai góp ý đúng là bạn thân của ta". Lý do: trên mạng Diễn đàn hiện nay, ai cũng có thể là bạn của ta được hết. Và ai cũng có quyền "phê phán" hết!...Xứ tự do mà!...Ý tiếp theo của tôi là, bạn thân hồi còn trẻ có thể có những suy nghĩ rất hay; nhưng khi họ về già, đôi khi chúng ta cũng cần xem xét lại những ý tưởng của họ.

Một anh bạn thân của tôi, sau khi theo dõi những bài viết gần đây, nói với tôi rằng, tại sao anh lại hay viết về một người đã có danh, có tiếng...và đã về hưu.

Câu trả lời của tôi là, anh ấy tuy đã về Mỹ, không biết có tiếp tục đầu tư vào công nghệ in 3D hay không, nhưng anh ta còn "viết lách", gửi bài lên các trang mạng. Anh cứ xem bài viết của anh ấy "Nạn kỳ thị ở Mỹ -Alan Phan- nơi trang chính của trang mạng (1). Tôi đã góp ý qua bài "Sương mù dần tỏ", mục Diễn đàn, Bạn đọc sáng tác, tựa "Không giống ai".

Anh ấy vừa gửi đăng bài viết: " "Những gì chờ đợi Việt Nam". Tôi không thể không góp ý. Phần vì tựa đề ấy nghe không phù hợp với phần kết, phần vì sự đổi mới gần đây của trang mạng. Các bài viết được đăng trang chính, có thêm câu "Leave a reply" cuối bài, do nhóm phụ trách thêm vào. Do đó, tôi không làm gì là khác lạ cả. Trong bài này, ngoài phần góp ý kiến, tôi có sự so sánh giữa hai thái cực, già và trẻ. (Ý của anh ấy sẽ được tô màu xanh).

Anh ấy viết: "Trong lịch sử cận đại, mọi thay đổi của Việt Nam đều đến từ những tác nhân “nước ngoài”. Hiện nay, mọi cường quốc có thể ảnh hưởng đến Việt Nam đều chấp nhận nguyên tắc “live and let live”. Không ai muốn quấy rối một “status quo”, dù sự ổn định đó là thực hay ảo, phi lý hay theo thời".

Ai cũng biết thế giới "làm ăn" có nhiều sự thay đổi (không kể các chu kỳ suy thoái có tính như cố định). Tàu, trước là một công xưởng của toàn thế giới. Nay, Tàu là chủ nhân ông của nhiều đại công ty trên toàn thế giới. Vào những năm 40(50), sinh viên Đại Hàn sang Nhật du học; xem nước này là một kiểu mẫu phát triển kinh tế. Nay, nhiều loại hàng hóa, nhất là hàng điện tử, Hàn không những cạnh tranh với Nhật mà còn đưa thế cạnh tranh ra toàn thế giới.

Thế giới "chính trị" cũng không khác. Mỹ can thiệp tại Afgahnistan vì muốn truy lùng Bin Ladin. Nhưng tại Irak, có lập luận cho rằng vì lý do Mỹ cần dầu hỏa (?). Thoạt đầu, Mỹ không muốn nhúng tay vào Syria. Nhưng do nước IS được thành lập bởi Hồi giáo cực đoan nên đã phải cùng các liên minh dội bom IS (một cách gián tiếp giúp Syria, dù chẳng muốn thế). Thoạt đầu, Mỹ cũng không muốn nhúng tay vào Ukrania, nhưng vì kỹ thuật "dầu phiến đá" đem đến sản lượng dầu hỏa tăng lên nên Mỹ không sợ nạn sụt giá dầu như hiện nay. Nhân đó, Mỹ "mua" Ukrania, trước khi Châu Âu và nước này cùng Liên Sô, tiến đến thương lượng?...

Kinh tế và chính trị hỗ tương với nhau, nên nếu yếu tố này thay đổi, sẽ kéo theo yếu tố kia. Không có yếu tố "chết" trong đời sống xã hội con người. Còn con người là còn sự tranh đấu. Sự tĩnh lặng (hòa bình) chỉ là một trạng thái ngưng nghỉ giai đoạn mà thôi. Chỉ có một điều là, người ta không biết chắc yếu tố nào gây ảnh hưởng trước và sẽ xảy ra trước!.

Nguyên tắc "live and let live" do ông Alan Phan nêu ra, được cường quốc nào đồng thuận?. Theo cảm nghĩ riêng của tác giả...hay họ có văn bản hẳn hòi?.

Còn cái xứ "chết tiệt" Nigeria mà ông A.Phan đề cập lại càng là một sự so sánh không xứng. Tổng quát, ông ấy có nhận xét: "Trong những nước tôi đã đi qua, Nigeria tạo cho tôi nhiều ấn tượng đặc biệt. Đây là quốc gia đông dân nhất của châu Phi, với tài nguyên “tiền rừng bạc biển” nhờ dầu khí và khoáng sản. Thiên nhiên ưu đãi mảnh đất trù phú nông nghiệp, thuận lợi cho kỹ nghệ du lịch, và địa chính trị cạnh biển tạo một nền thương mại khá phồn thịnh cách đây vài trăm năm”. Về con người ông viết: "Dân Nigeria thông minh, khôn vặt, năng động và quỷ quái nhất châu Phi…" và "...Dân Nigeria cũng say mê bóng đá, sex và scams (lừa bịp). Tuy nhiên, “Về văn hoá, nhà văn Wole Soyinka của Nigeria đã từng đoạt giải Nobel về văn học: ông Chinua Achebe tạo tiếng vang thế giới với tác phẩm Things Fall Apart (Mọi Thứ Gẫy Đổ)”.

Về những điều khác nhau, ông ấy viết thiếu. Nigeria không nằm cạnh một nước lớn mà thâm độc như tại VN, nằm kề gần Tàu. VN không có đạo Hồi, một đạo mà phái cực đoan muốn áp dụng luật Sharia tại bất cứ nơi nào chịu ảnh hưởng đạo này. Và tại những nơi nào đạo Hồi phát triển, không thể có sự tồn tại một tôn giáo nào khác!. Chẳng hạn, tại khu vực của nước Hồi Giáo mới, những ai không chịu "transfomer" (cải đạo theo đạo Hồi) sẽ bị tra tấn và giết chết. Tại Nigeria hiện nay, nơi có địa danh Boko Haram, hàng trăm thiếu nữ bị giết, sau khi bị hiếp. Có bài tường thuật, viết rằng, khoảng 5 cây số người này đứng trên xác chết (nên hiểu là: trong khoảng cách này, người chết rải rác khắp nơi).

Nhưng, cái khác lớn nhất ở đây, tuy ông Alan Phan đã nêu ra, mà không nói rõ chi tiết. Đó là sự đề cập đến hai ông Wole Soyinka và Chinua Achebe.

Sau khi học xong tại Nigeria và Anh, ông Wole Soyinka làm việc tại nhà kịch Hoàng gia Anh quốc. Những vở kịch ông viết được diễn tại kịch trường, trên đài phát thanh của cả hai nước. Ông có một vai trò tích cực trong lịch sử chính trị của nước Nigeria và trong việc tranh đấu giành độc lập của nước này từ Anh Quốc. Năm 1967, trong cuộc nội chiến tại Nigeria, ông bị bắt bởi chính quyền liên bang, tướng Yakubu Gowon, bị quản thúc đơn độc trong hai năm (2).

Soyinka chỉ trích mạnh mẽ các nhà độc tài quân sự của Nigeria, đặc biệt với tướng Sanni Abacha, cũng như những nhà độc tài chính trị khác; kể cả Mugabe của nước Zimbabwe. Bài viết của ông được sự quan tâm rất nhiều là ""the oppressive boot and the irrelevance of the colour of the foot that wears it"(3) Trong chế độ của tướng Abacha (1993–98), Soyinka trốn khỏi Nigeria, bị tuyên bố án tử hình khiếm diện. Ông là giáo sư các trường Yale, Havard và các trường đại học khác ở Mỹ. Ông cũng dạy tại Oxford bên Anh quốc. Ông nhận được bằng tiến sĩ danh dự và các bằng thưởng Hàn lâm, các giải thưởng văn chương khác tại nhiều nước. Với chế độ dân sự được phục hồi năm 1999, Soyinka trở lại quê hương.

Chinua Achebe (16 November 1930 – 21 March 2013) là nhà văn, nhà thơ, giáo sư và là nhà phê bình. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông "Things Fall Apart (1958) được xem là cuốn sách được đọc rộng rãi nhất trong nền văn chương Phi Châu hiện đại. Achebe viết tiểu thuyết bằng tiếng Anh và chống việc dùng tiếng Anh, một "ngôn ngữ của bọn thực dân", trong văn chương Phi Châu. Ông là người ủng hộ phần đất Biafra, đòi độc lập năm 1967. Sau khi chính quyền Nigeria lấy lại phần đất này năm 1970, ông tự tham gia vào nhiều đảng phái nhưng rút lui không lâu sau bởi không hài lòng và thiếu tin cậy đối với những sự tham nhũng và giai tầng thượng lưu mà ông ta đã chứng kiến. Ông ta sống tại Mỹ trong những năm 1970 và trở lại nước này năm 1990, sau một tai nạn xe hơn, làm ông bán thân bất toại. Từ năm 2009 đến khi ông chết, ông là giáo sư tại Brown University của Mỹ (4).

Hai ông này là sự khác biệt lớn nhất và quan trọng nhất mà tác giả A.Phan không đi sâu vào chi tiết. Cái khác biệt đó sẽ giúp chúng ta có thể hiểu, lý do vì sao, mà sau này, lúc nào đó, quốc gia Nigeria sẽ có một tương lai tươi sáng. Những trí thức tên tuổi của Nigeria đã vì đất nước, dân tộc của họ mà gióng lên tiếng nói và đấu tranh giành độc lập cho xứ sở của họ.

Tại Việt Nam thì khác. Thời Pháp thuộc, người biết nói tiếng Pháp chỉ mong được làm thông dịch, để "Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò"!. Kẻ sang Pháp học, thành đạt hiển hách, như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, khi về nước, tham gia vào việc giúp chính quyền bán nước của CS. Nếu cho rằng, hai ông này bị lầm, vì thời gian ấy, bọn đầu đảng CS chưa lộ bộ mặt thật, điều đó, chúng ta có thể thông cảm. Nhưng, gần đây, danh sách một số trí thức ở nước ngoài, về lại VN, tham gia vào những công việc này khác của VC, đã nói lên sự thật phủ phàng. Nhiều người về nước như chỉ mong một đời sống vênh vang hoặc có nhiều quyền lợi hơn ở Mỹ (do làm thêm qua các dịch vụ khác). Một ông giáo sư tên Nguyễn Đăng Hưng, đã bị truy tố hình sự tại VN, sau nhiều năm đã góp sức hỗ trợ các chương trình đại học (5) .

Đất nước Nigeria, do những thuận lợi tài nguyên thiên nhiên có sẵn, còn có thể bị "quậy" bởi các nước khác, những nước muốn khai thác thị trường tiêu thụ có lợi cho quốc gia của họ. Việt Nam, không những thế, còn nằm cạnh một láng giềng to lớn và đầy tham vọng như Tàu. Tinh thần liêm sĩ của trí thức VN hiện nay, lại không biết có bằng với trí thức của đất nước Nigeria hay không; điều này nêu lên một thức thách lớn cho cả dân tộc.

Phần kết thúc bài viết của tác giả A.Phan đối với tôi có điều không ổn. Ông ấy viết: "Một anh bạn người Nigeria cùng học với tôi ở Penn State 51 năm về trước vẫn giữ liên lạc..." và rồi "...Anh vẫn trăn trở với quê hương đất nước và đợi chờ mỏi mòn cho một đổi mới, anh gọi là new dawn (bình minh mới). Cách đây 2 tháng, tôi cùng anh chuyện trò vớ vẩn qua điện thoại. Sau 20 phút, anh kết luận, “Yes, I’m still waiting… but I‘m no longer knowing what to expect… What’s about Vietnam?” (Vâng, tôi vẫn chờ… nhưng tôi không còn biết phải mong đợi điều gì?… Còn Việt Nam thì sao? “).

Kết thúc câu chuyện của ông Phan và người bạn Nigeria của ông ấy ra sao?. "Tôi im lặng và nói goodbye".

Người bạn ông Phan có thể nghĩ: "Không lẽ hắn ta tuyệt vọng còn hơn cả mình à?"...Nặng nề hơn, người bạn có thể nghĩ, dân Việt Nam thông minh, khôn vặt, năng động và quỷ quái nhì châu Á (nói đối lại với nhận xét của A. Phan về người Nigeria, nhưng chỉ đổi chủ từ. Người viết bài này sửa một chút là: nhì Châu Á, sau thằng Tàu). .. rồi   ông bạn có thể còn thêm vào chữ: không lịch sự (theo lối điễn đạt hiện nay ở VN là, vô văn hóa).

Chuyện ông Phan và người bạn xảy ra thế nào, chỉ có hai người biết. Tôi chỉ suy đoán cho vui!... Nhưng, do nói ở trên, tôi góp ý, vì theo diễn tiến câu chuyện của ông Phan, tựa đề bài viết không đi đôi với câu kết cuối cùng. Lẽ ra, bài viết có tựa: "Chúng ta chờ đợi gì ở VN". Có như thế, khung cảnh hai người trao đổi về niềm hy vọng nơi tương lai đất nước của hai người, mới có được sự phù hợp. Tựa đó mới phù hợp hơn nữa so với: "Những gì chờ đợi Việt Nam?" (tựa bài của ông Phan). Cái tựa đề này được nghe như là: VN sẽ gặp phải những thử thách gì (trong tương lai). Và, như nói ở phần đầu, ngoài góp ý, tôi muốn đưa ra một so sánh ở đây, nhằm nói rõ ý của tôi hơn. Đó là, sự khác nhau giữa hai thái cực, nhóm già và trẻ. Hay, cũng có thể, một người, khi trẻ và lúc lớn tuổi, có sự thay đổi trong suy nghĩ của mình.

Tình cờ đọc một bài viết của Mặc Lâm, biên tập viên RFA, tựa "Họ không còn sợ hãi", ngày 16-01-2015, tôi thiển nghĩ bài này có nội dung đáng để mọi người xem và theo dõi diễn tiến (6).

Tại VN, việc giựt băng tang, xảy ra trong đám tang thân mẫu anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, đã bị giới trẻ ở VN phản ứng. Blogger Nguyễn Chí Tuyến, tức Anh Chí, đã trả lời phóng viên RFA như sau: "Đối với cá nhân tôi tôi đâu có gì phải sợ họ? Tôi không sợ họ từ rất lâu rồi chứ không phải đến bây giờ. Tại sao tôi phải sợ họ? Tôi và các anh em khác đang đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. Bởi vì xã hội này dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản Việt Nam mấy chục năm nay nó quá khốn nạn phải có những người quét nhửng rác rưỡi ấy đi. Hành động của chúng tôi là đem ánh sáng ra cho người dân người ta biết. Nhân dân Việt Nam vốn dĩ mù lòa có mắt như mù có tai như điếc có mồm như câm. Chúng tôi đã nhìn thấy và phải nói cho họ biết vượt qua nỗi sợ, còn đối với những người như chúng tôi có gì phải sợ?

Chúng tôi sẵn sàng lấy cái chết của chúng tôi ra để nếu như chế độ cộng sản này nó sụp đổ thì tôi sẵn sàng lấy thân mình cho nhân dân con cháu chúng tôi cũng như con cháu của những người đang thụ hưởng của chế độ này được có cuộc sống mai sau không bị chà đạp, không chém giết nahu để mà sống mà tồn tại như những con sinh vật, những con vật chứ không xứng đáng như con người. Chúng tôi có gì nghĩ cho cá nhân mà phải sợ?”.

Một cá nhân lẽ loi dễ cảm thấy đơn độc và nhụt chí, đến mức sợ hãi. Một nhóm đồng lòng, tạo nên một tinh thần quả cảm hơn. Trước nay đã lâu, ngày 14/01/2014, vụ xuất hiện trước dinh Ba Đình, với biểu ngữ có nội dung: "Tà đảng Việt Cộng và đại ma đầu Hồ Chí Minh là tội đồ của dân tộc", đã làm phấn chấn tinh thần những người đọc tin. Trong bức email đến Danlambao xác nhận vụ việc, nhóm các học viên Pháp Luân Công viết: "5 đệ tử Đại Pháp trong "Pháp Luân Đại Pháp - Thập Tam Chân Truyền Đệ Tử" tử chiến trước lăng Hồ Chí Minh". Nếu những cuộc biểu tình, phản đối, thay vì chỉ 5 người mà là 500 người...hay hơn nữa, 5.000 người...hoặc 50.000 người, tình thế sẽ khác đi rất nhiều!!...(7)

Cũng bài báo ấy viết: "Từ xưa tới nay, người trẻ tuổi trong nước ít theo đuổi việc đấu tranh chống bất công vì gánh nặng học hành và miếng cơm manh áo. Nếu sinh viên trong nước lo một thì sinh viên du học lại lo mười. Họ không còn thời gian suy nghĩ bất cứ điều gì khác khi sách vở và tiền ăn học đè nặng tâm trí họ..."

Ông Alan Phan chỉ suýt soát vài tuổi với tôi. Lúc còn trẻ, cả hai là bạn, theo ý, cả hai, khi còn trong nước, đều "ít theo đuổi việc đấu tranh chống bất công...". Nhưng cả hai không còn là bạn, khi ông ấy đã du học, đã thành đạt...và còn có cơ hội về VN đầu tư. Ông đã ở một vị trí khác. Nhưng, hiện tại, ông ấy và tôi đã về hưu. Có thể gọi là "bạn già" được không...(?) khi cả hai còn trăn trở, còn viết bài đăng trên mạng...và tôi còn góp ý với ông ấy; vì đôi khi chúng ta cũng cần xem xét lại ý tưởng của những người bạn, khi họ đã về già. Nói rõ thêm ở đây là, sự phản biện của những người lớn tuổi cũng cần sự quan tâm, góp ý của lớp người nhỏ tuổi.

Đặng Quang Chính

mailto:dangquangchinh2013@vikenfiber.no

Ghi chú:

  1. http://www.tvvn.org/nan-ky-thi-o-my-alan-phan/

  2. http://en.wikipedia.org/wiki/Wole_Soyinka

  3. Nghĩa như là: Những đôi giày bốt áp bức và những màu sắc không phù hợp của những bàn chân mang nó.

  4. http://en.wikipedia.org/wiki/Chinua_Achebe
  5. https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=573ptsvo5teh3
  6. https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=7kama5utmjir3
  7. https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/launch?retry_ssl=1#mail
 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site