lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Trung Quốc Khủng Hoảng Và Nội Loạn

TQ: KHỦNG HOẢNG & NỘI LOẠN
ĐI ĐẾN TỰ NỔ (IMPLOSION)
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 13.10.2011.
Web: http://VietTUDAN.net 

1, 2

...

(Cuộc khủng hoảng nợ nần Au châu đã bắt đầu ảnh hưởng lên các nhà xuất cảng Trung quốc, và việc trở nên trầm trọng của nó có lẽ là một “cái họa “ cho Trung quốc và làm thiệt hại từng triệu công ăn việc làm, theo nhận định của những người trách nhiệm xí nghiệp và những nhà phân tích.

Ong Wu Wenlong, Giám đốc Thương mại của xí nghiệp sản xuất dây thắt lưng thuộc tỉnh Zhejiang, đã xác nhận những đơn đặt mua hàng từ Âu châu giảm hẳn xuống 50% trong một năm.
Liên Âu là thị trường hàng đầu cho những xuất cảng Trung quốc, chừng 380 tỉ Euro mỗi năm, và việc xuống dốc của thị trường này làm thiệt hại rất lớn cho Trung quốc, theo nhận định của những nhà phân tích.

Việc trở nên trầm trọng của khủng hoảng trong vùng Euro sẽ là cái họa lớn cho Trung quốc, theo nhận định của Eswar Prasad, Giáo sư của Đại họcCornell New York và cũng là cựu Trưởng của FMI/IMF bên Trung quốc.

Trong trường hợp tụt dốc tệ nhất của việc đặt mua hàng từ Âu châu, ảnh hưởng tai hại sẽ rất trầm trọng vì Liên Au giữ khoảng một phần năm những xuất cảng Trung quốc.

Việc tăng công ăn việc làm phải là ưu tiên. Trong tỉnh Quảng Đông, tỉnh đứng đầu về xuất cảng, xí nghiệp sản xuất quần áo Zhuodong Textile Garments Co.Ltd. đã phải quyết định trở về thị trường nội  địa để kiếm nơi tiêu thụ.

Nhưng điều đó phải có thời gian lâu dài !“

Lý do ảnh hưởng của Che chở Mậu dịch lên xuất cảng Trung quốc

Ngoài việc nợ công làm giảm mua hàng hóa Trung quốc, khuynh hướng tăng những Biện pháp Che chở Mậu dịch từ Hoa kỳ và Liên Au chắc chắn làm giảm sản xuất và xuất cảng hàng hóa của Trung quốc. Giảm sản xuất và xuất cảng có nghĩa là một số xí nghiệp đóng cửa.

Một nền Kinh tế xuất cảng tất nhiên sợ hãi khuynh hướng Che chở Mậu dịch. Khuynh hướng này đang mỗi ngày mỗi tăng tại Hoa kỳ và Liên Âu.

Tại Hoa kỳ, Hạ Viện và Thượng Viện đã thảo luận và quyết định về khả năng tăng thuế nhập cảng hàng đến từ Trung quốc và dự trù những Biện pháp ngăn chặn những hàng hóa đến từ Trung quốc, nhất là đối với những hàng hóa độc hại.  Người ta không lạ gì phản ứng rất mạnh từ Bắc kinh, thậm chí Trung quốc đe dọa chiến tranh Mậu dịch.

Tại Âu châu, khuynh hướng dân chúng đòi hỏi Che chở Mậu dịch cũng được nhấn mạnh. Chúng tôi lấy tỉ dụ mới đây nhất của cuộc bầu cử sơ khởi chọn ứng cử viên Tổng thống của đảng Xã hội Pháp để cho thấy khuynh hướng dân chúng muốn đòi hỏi Che chở Mậu dịch. Luật sư Arnaud MONTEBOURG là ứng cử viên đã chọn rõ rệt hai chủ trương sau đây để tranh cử:

* Démondialisation (Bỏ Toàn cầu hóa), nghĩa là Pháp trở về với chính mình về Kinh tế để tự phát triển.

* Protectionnisme (Che chở Mậu dịch), nghĩa là đánh thuế cao hay ngăn cản nhập hàng nước ngoài.

Ông đã công khai tranh cử với hai chủ trương ấy mà không ngại sợ  phê bình.
Kết quả của bầu phiếu làm người ta bất ngờ. Oâng đã thắng 17% số phiếu mà không ai dự đoán trước. Điều này chứng tỏ rằng dân chúng chấp nhận hai chủ trương này trong hoàn cảnh khủng hoảng nợ nần của Liên Âu.

Lý do từ thất nghiệp đến căng thẳng xã hội và bạo loạn

Khi Trung quốc xuất cảng không được nữa và mãi lực dân chúng lại yếu, nghĩa là không có thị trường tiêu thụ nội địa, thì sản xuất phải giảm và xí nghiệp đóng cửa. Thất nghiệp tất nhiên tăng vọt. Những người thất nghiệp lại gặp phải tình trạng Lạm phát tăng vọt hiện nay của Trung quốc.

Thất nghiệp và Lạm phát đưa đến căng thẳng xã hội và dễ bùng nổ thành bạo loạn xã hội, rồi chính trị.

Ngay từ cuộc Khủng hoảng 2008, tình trạng thất nghiệp tại Trung quốc đã trầm trọng. Một số nhà phân tích đã ghi lại tình trạng này. Trong LE MONDE số ra ngày 13.11.2008, trang 15, Ký giả Bruno PHILIP đã viết như sau:

“Les conséquences de la crise se font déjà sentir sur l’emploi. Selon le site www.Sina.com, des miliers d’ouvriers migrants sont en train de quitter le delta de la rivìere des Perles et rentrent dans leurs campagnes, faute de travail. Des responsables de la gare de Canton ont indiqué que 130’000 voyageurs quittent chaque jour la métropole en train.” (Những hậu quả của khủng hoảng đã cảm thấy đối với việc làm. Theo diễn đàn www.Sina.com , từng ngàn thợ di dân đang bỏ châu thổ của con sông Ngọc và trở về thôn quê của họ vì thiếu việc làm. Những người trách nhiệm của nhà ga xe lửa Quảng Đông cho biết rằng mỗi ngày có 130’000 người bỏ nơi thành thị này bằng xe lửa.)  

Tác giả Alain FAUJAS, trong LE MONDE ngày 11.11.2008, trang 13, đã nhận định về tình trạng xáo động xã hội liên quan đến Chính trị như sau:“MANIFESTATIONS POPULAIRES—Le taux de croissance inquìete Pékin qui voit se multiplier les manifestations  populaires contre l’inflation et les fermetures d’entreprises dans le sud de la Chine. On prête au gouvernement l’intention de maintenir coute que coute la croissance  au-dessus de 7%, niveau jugé indispensable pour la stabilité politique du pays. (NHỮNG BIỂU TÌNH DÂN CHÚNG—Độ tăng trưởng kinh tế làm cho Bắc Kinh lo lắng vì nhìn thấy những cuộc biểu tình dân chúng đang được nhân lên chống lại lạm phát và việc đóng cửa những xí nghiệp thuộc miền Nam Trung quốc. Người ta nói rằng Nhà nước phải cố thủ giữ bằng bất cứ giá nào độ tăng trưởng bên trên 7%, mức độ được coi là cần thiết để giữ yên ổn Chính trị cho đất nước).

Trung quốc “Tự nổ “ thành những mảnh

Trở lại cuộc họp giới chức Tòa Bạch ốc ngày 25.02.2011, với ý tưởng: “Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể mất quyền, Quân đội có khi đứng lên gồm thâu thiên hạ về một mối. Nhưng, biết đâu, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tồn tại mà thành nhiều mảnh, mỗi mảnh hùng cứ một phương với tài nguyên nhân lực và kinh tế của mình".

Trước hết với khối người 1.5 tỉ, thì không ai mang lực đến để đập vào làm một cuộc nổ tung ra (Explosion). Nhưng với khối người đông như vậy, mà Chính quyền Trung ương lại tập quyền, thì đó là điều rất khó khăn để quản trị lâu dài.  Khối người 1.5 tỉ với diện tích đất đai như một châu lục, thì chỉ có những rạn nứt nội bộ để đi đến “Tự nổ „“(Implosion).

Những rạn nứt như trên đã phân tích lại thuộc về phạm vi Kinh tế, Tiền bạc, thì đó là nguồn chính yếu chia khối người và châu lục Trung quốc ra từng mảnh. Mỗi mảnh có thể bao gồm từng mấy trăm triệu người. Các Tỉnh mang nợ công chồng chất mà không hoàn được nợ sẽ trở thành đối kháng đối với các Tỉnh khác và với Trung ương.

Người ta có thể chia châu lục Trung quốc ra những vùng Kinh tế như sau:

* Vùng Kinh tế Miền Bắc dẫn đầu bởi Thượng Hải. Vùng này đi với Bắc Kinh.

* Vùng một số Tỉnh ven biển (Villes cotìeres) đối diện với Đài Loan, chuyên sản xuất và xuất cảng.

* Vùng này có nhiều đầu tư của Đài Loan. Tất nhiên dễ đi với chính trị Đài Loan hơn là theo Bắc Kinh.

* Vùng Kinh tế Miền Nam dẫn đầu bởi Quảng Đông, thích câu kết với Hong Kong hơn là đi với Bắc Kinh.

Trước khi Hong Kong trở về với Trung quốc, Hong Kong đã đầu tư nhiều vào vùng này và cũng là cửa ngõ xuất cảng hàng ra nước ngoài.

* Vùng Nội Mông và Ngoại Mông có những khác biệt và kỳ thị với Hán tộc.

* Vùng cực Tây có dân thuộc ảnh hưởng văn hóa Hồi giáo…, và Tây Tạng vốn kình địch với Hán tộc.

Nếu vì quyền lợi Kinh tế hay vì khác biệt văn hóa, chủng tộc mà Trung quốc “tự nổ“ ra từng mảnh, thì mỗi mảnh trên đây cũng chiếm số dân mấy trăm triệu người.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
~~~~~~~~~~~~~~~~
Tài liệu đọc thêm: - Chín (9) bài bình luận về Đảng cộng sản Trung quốc                             
                              - Audio & Video Chín (9) bài bình luận về Đảng cộng sản Trung quốc

1, 2

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info