lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks:
Trung Quốc và cánh tay Bạch Tuộc vươn về Đông-Nam-Á
Một đất nước Trung Quốc trỗi dậy sẽ bành trướng về đâu? Hướng về đông là biển, hướng về bắc là Mông Cổ và Nga, hướng về Tây là trùng điệp Hy Mã Lạp Sơn… nên tất phải hướng về Nam. Đúng vậy, Nam tiến là chính sách bành trướng tương lai cho TQ.
Khi hướng về Nam, áp lực biên giới phần lớn dồn về Miến Điện và Việt Nam, trong khi một phần nhỏ là Lào Quốc. Miến Điện đã ý thức được hiểm họa tằm ăn dâu của TQ, nên đã chuyển sang hướng đi dân chủ, duy chỉ Việt Nam còn nặng nợ xã hội chủ nghĩa chưa rời.
Bản tin từ thông tấn Ấn Độ TNN hôm 27-8-2012 đã cho thấy những mong muốn vươn tay về Nam của chính phủ Bắc Kinh, qua tuyến đường xe lửa Yuxi-Mengzi tốn kém 707 triệu đôla, nối kết Kunming ở Tây Nam TQ tới Singapore dự kiến chạy từ cuối năm nay, xuyên qua Việt Nam, Lào, Thái Lan và Singapore dài hơn 2,000 kilômét.
Bên cạnh đó sẽ là các tuyến xe lửa được xây để nối Kunming tới Miến Điện và Bangladesh.
Như thế, những lượng người và hàng sẽ từ Trung Quốc đổ về hướng Nam và hướng Tây Nam nhiều dồn dập hơn, và từ đây sẽ là những ảnh hưởng chính trị mới: thế kỷ mới sẽ là thế kỷ Trung Quốc bám rễ chặt hơn tại các quốc gia phương Nam, trong đó Việt Nam sẽ là một phần bị tác động lớn nhất sau khi Miến Điện đã nhanh nhẹn nghiêng hẳn về Hoa Kỳ để cân bằng và đối kháng áp lực đồng hóa từ quyền lực mềm TQ.
Tác phẩm “World.Wide.Web: Chinese Migration in the 21st Century – And How it will Change the World” (Thế Giới. Mở Rộng. Lưới Nhện: Di Dân TQ trong Thế Kỷ 21 – và Cách Nó Sẽ Biến Đổi Thế Giới) của nhà nghiên cứu Bertil Lintner đã cho thấy nhà nước TQ đưa làn sóng nhập cư, kết hợp với tiền đầu tư và ngoaị giao đã bám rễ vào miền Viễn Đông Nga và các nước ở những vùng đảo Thái Bình Dương như Papua New Guinea, Vanuatu, Samoa, Tonga, the Cook Islands, Kiribati, Fiji và the Federated States of Micronesia.
Tác phầm này cũng nêu lên các dự án hạ tầng khổng lồ do TQ thực hiện để kết thân và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Lào, Cam Bốt và Miến Điện. Ngay cả tại Thái Lan, một quốc gia thân Tây Phương, Lintner cũng cho thấy một làn sóng di dân TQ tràn vào, một cách không chính thức từ Bắc Kinh ám trợ, nên đã kéo Thái Lan dần vào ảnh hưởng TQ.
Đã có rất nhiều cuộc hôn nhân giữa người Hoa và người Thái Lan. Nhưng bây giờ nhiều tới mức báo động: một phụ nữ Thái, sinh ở Bangkok, đang sống ở Chiang Mai, nói với Lintner rằng bà chưa bao giờ chứng kiến nhiều doanh gia mới và người định cư mới từ TQ vào như bây giờ.
Tác phẩm kể về những sòng bài TQ khổng lồ ở Lào, về những khoản cho vay không lấy lãi tới 200 triệu đôla cho Cam Bốt, về dự án ống dẫn dầu trị giá 2.5 tỷ đôla mang dầu xuyên Miến Điện từ Trung Đông và Phi Châu vào TQ, và cũng nối kho trữ khí đốt Miến Điện ở biển Andaman Sea của Miến Điện vào TQ… nghĩa là một người khổng lồ TQ mới, với nhiều vòi bạch tuột bám chặt và dần dần lôi kéo, đồng hóa các nước phương Nam.
Không phải bí mật nữa, ngay cả với người tại VN, về chuyện Trung Quốc Nam Tiến. Một trong những nhà báo quan tâm về tình hình này là phóng viên Đoan Trang, trong bài viết hôm Thứ Ba 18-9-2012 tựa đề “Con đường nam tiến của Trung Quốc” trên blog riêng ở http://trangridiculous.blogspot.com/ đã báo động tình hình này. Bài viết trích như sau:
“Con đường bành trướng xuống phía nam của Trung Quốc được thực hiện cả trên bộ lẫn trên biển. Nếu quá bị cuốn vào chuyện biển Đông, chúng ta có thể rơi vào bẫy của Trung Quốc.
“Cần phải nhìn nhận quá trình nam tiến của Trung Quốc một cách toàn diện, trong đó không chỉ có khu vực biển Đông và hình thức xung đột quân sự. Đó còn là quá trình diễn ra trên đất liền với những hình thức chiến tranh kinh tế, chiến tranh tiền tệ, chiến tranh mạng, là bành trướng văn hóa, là áp lực chính trị, là quá trình di dân…” – Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nhận định…
…Biểu hiện rõ ràng nhất của tư tưởng “nam tiến” có lẽ đã xuất hiện từ thời Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 1976. Tháng 9-1963, Chu Ân Lai phát biểu trong cuộc gặp gỡ với các đại diện của Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Indonesia tại Quảng Đông: “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông Nam châu Á” (Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm, NXB Sự thật, năm 1979)…
…Năm 2010, với những khoản đầu tư trị giá 2,9 tỉ USD, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Lào và có trong tay khoảng 10.000 km2 đất dự án, tương đương với 4% diện tích của cả nước Lào. Người Trung Quốc kiểm soát phần lớn nền kinh tế Lào, từ khai thác mỏ, thủy điện đến cao su, hay cả ngành bán lẻ và dịch vụ khách sạn…
Tại Myanmar, 8,7 tỉ USD đã được Trung Quốc rót vào các dự án đầu tư trong năm 2010, chưa kể khoản vay không lãi trị giá 4,2 tỉ USD. Tính đến tháng 7-2011, 800 dự án của các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang hoạt động tại Việt Nam với số vốn đăng ký 3,2 tỉ USD, đứng thứ năm trong các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam…
…Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Trung Quốc rất giỏi trong việc xâm chiếm bằng cách làm đường. Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy, di dân đến đấy. Họ mưu tính làm một con đường suốt từ Vân Nam đi dọc Lào xuống tới tận Tây Nguyên, mà ở đoạn cuối Tây Nguyên thì Campuchia và Lào cho họ thuê đất tới 55 năm. Như vậy cả khu vực sẽ gần như là đất của họ”…
…Trung Quốc đang nắn dần đường biên giới quốc gia không theo cách thức tấn công quân sự truyền thống mà bằng cách di dân. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy có khoảng 2,5 triệu người Hoa đến Đông Nam Á làm ăn sinh sống trong vòng 30 năm qua. Khoảng 1 triệu người Trung Quốc cũng đã di dân đến Myanmar trong giai đoạn 1995-2005, theo báo cáo của nhà nghiên cứu độc lập Sudha Ramachandran (Ấn Độ) và khoảng 300.000 người Trung Quốc đang sinh sống rải rác khắp nơi ở Campuchia. Đây hầu hết là lao động Trung Quốc tìm cách ở lại khu vực bản địa sau khi hết hợp đồng với các dự án. Họ thậm chí hình thành nên các khu “phố Tàu” như ở Mandalay (Myanmar) hay Viêng Chăn (Lào).
Tại Lào, một doanh nghiệp Trung Quốc đã thuê cả một thị trấn nằm sát biên giới hai nước và biến nơi đây gần như thành khu vực của riêng người Trung Quốc. Thị trấn rộng 21 km2 được đặt tên là Bò Thèn này có ngôn ngữ chính là tiếng Trung, thanh toán bằng nhân dân tệ và sử dụng giờ Bắc Kinh thay vì giờ Viêng Chăn. Hệ thống điện, viễn thông và ngay cả các lực lượng chức năng như công an cũng đều được “kéo” từ Trung Quốc sang. Lực lượng hải quan đã dời từ biên giới Lào-Trung xuống phía nam của thị trấn này. (Trung Quốc tăng cường di dân sang Lào, website nghiencuubiendong.vn, Học viện Ngoại giao, 29-3-2010).
Nói đến sự hiện diện của người Trung Quốc ở các khu Hoa kiều và nhiều khu vực có dự án đầu tư ở Việt Nam, Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Nếu chấm trên bản đồ Việt Nam những khu vực có người Trung Quốc sinh sống, chúng ta sẽ có một tấm bản đồ da báo”…”(hết trích)
Nên nhắc rằng, nhà báo Đoan Trang cũng chuyên nghiên cứu về các vấn đề TQ tại VN, trong đó các bài trên blog đã nêu lên những tình hình cần cảnh giác tại VN, như các bài “Trung Quốc – cường quốc không có đồng minh” (ngày 18-8-2012), bài “Chủ nghĩa bá quyền và cách ứng xử của Việt Nam” (ngày 3-8-2012), bài “Chết vì tay Trung Quốc: “Sát thủ” hacker đỏ” (ngày 25-7-2012).
Vấn đề là, chính phủ Hà Nội đang ứng phó như thế nào trước làn sóng Nam Tiến này? Trong khi Miến Điện đã chọn hướng đi minh bạch để tránh bị tràn ngập bởi người TQ, nhà nước Hà Nội đang nghĩ gì, làm gì?
Trần-KhảiThông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...