lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

 

Tin Tức Thời Sự Quốc Tế

Trung Cộng Tuột Dốc Xuất Cảng Đến Cải Cách Kinh Tế Và Thanh Trừng Chính Trị

1, 2

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 22.03.2012
Web: http://VietTUDAN.net
 
Từ gần hai tuần đến nay, trong lúc tình hình Kinh tế tại những Thị trường lớn có những triệu chứng ổn định hoặc tích cực theo hướng lấy lại phát triển, thì hai nền Kinh tế CSTQ và CSVN vẫn trên đường tụt giốc. Thực vậy, Hoa kỳ thấy chỉ số tiêu dùng tăng lên và công ăn việc làm cho dân thất nghiệp bắt đầu được tạo ra dần. Tại Liên Aâu, vụ Nợ Công Hy Lạp được giải quyết tạm ổn định và người ta đỡ phải chứng kiến những cuộc Biểu Tình, Đình Công tại Ý, Tây Ban Nha và Hy Lạp. Các Chính quyền có giờ nghĩ đến những biện pháp thuế khóa nhằm khôi phục dần cán cân Ngân Sách. Tại Nhật, bản tin lập đi lập lại của Đài Truyền Hình EuroNews tối 20.03.2012 cho thấy những con số do Ngân Hàng Trung Ương Nhật đưa ra chứng tỏ những dấu hiệu lạc quan trên đường phục hồi Kinh tế. Liên tiếp tám ngày gần đây, những chỉ số Thị trường Chứng Khoán Liên Âu và Hoa kỳ tăng lên.

Trong lúc ấy, Thương mại Trung quốc vốn liên tục chịu ảnh hưởng suy thoái Mãi Lực của Hoa kỳ và Liên Aâu từ 2008 để xuất cảng Trung quốc từ từ xuống giốc, thì bỗng nhiên tuần vừa rồi, thống kê Nhà Nước cho thấy Cán Cân Thương Mại trong tháng 2/2012 bị thâm thụt nặng, xuất cảng của Trung quốc tụt xuống 23.6% chỉ trong một tháng. Đây là điểm thời sự vô cùng nóng bỏng. Đó là một tiếng sét.  Đối với những người đã từng theo rõi Kinh tế Trung quốc, nhất là từ năm 2008 đến nay, thì tiếng sét này không làm ngạc nhiên vì nó là hậu quả tất nhiên của một mô hình Kinh tế của Cơ chế độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Nhưng đối với những ai đã quá thổi phồng thành quả Kinh tế Trung quốc lên như một phép lạ sau nhiều thập niên, thì quả thực đây là một tiếng sét làm họ bừng tỉnh giấc mộng và mở mắt nhìn rõ thực tế của Kinh tế Mafia Nhóm đảng CSTQ cũng như của CSVN.

Tình trạng tụt giốc xuất cảng này làm cho Oâng Robert ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới, họp báo tại Bắc Kinh ngày 27.02.2012, và Bà Christine LAGARDE, Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, họp báo cũng tại Bắc Kinh ngày 18.03.2012, cùng nhấn mạnh đến việc cần thiết cải tổ chính mô hình Kinh tế nếu muốn tránh đổ vỡ. Người biết hơn hết về tình trạng bấp bênh Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng, đó là Thủ tướng ÔN GIA BẢO. Ông đã lên tiếng trước Quốc Hội từ năm 2010 và nhất là trong tuần vừa rồi tháng 3/2012, là phải cấp bách cải tổ Kinh tế.

Nhưng trong một mô hình Kinh tế làm nẩy sinh và lan tràn Tham nhũng ăn rễ vào từng những đảng viên từ nhiều chục năm nay, việc tái cấu trúc Kinh tế đụng chạm đến những tài sản cá nhân đảng viên đã thu góp được qua Tham nhũng, nên phải kèm theo việc thanh trừng Chính trị, mà BẠC HY LAI là một tỉ dụ điển hình. Chính TẬP CẨM BÌNH, người nắm quyền hành lãnh đạo sắp tới, đã phát biểu về việc cần thiết này.

Tình hình mà chúng tôi vừa nêu ra như mở đầu được tóm gọn dưới đầu đề TRUNG QUỐC: TỪ TỤT GIỐC XUẤT CẢNG ĐẾN CẢI CÁCH KINH TẾ & THANH TRỪNG CHÍNH TRỊ. Dưới đầu đề này, chúng tôi sẽ bàn những khía cạnh sau đây:

1)         Từ phương diện Lý thuyết và Thực tế Lịch sử, việc đổ vỡ mô hình Kinh tế độc tài là tất yếu;

2)         Báo hiệu của Thủ tướng ÔN GIA BẢO về đổ vỡ mô hình Kinh tế Trung quốc từ năm 2010;

3)         Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc tế họp báo tại Bắc Kinh yêu cầu Trung quốc phải cải tổ mô hình Kinh tế;

4)         Liên tục tụt giốc Xuất cảng Trung quốc, nhất là tiếng sét tụt giốc 23.6% chỉ trong tháng 2/2012;

5)         Thủ tướng ÔN GIA BẢO thôi thúc cấp bác cải tổ mô hình Kinh tế Trung quốc bắt đầu năm 2012;

6)         Thanh trừng Chính trị tại Trung quốc, mà BẠC HY LAI là điển hình, phải song hành với cải tổ Kinh tế;

7)         Quan điểm của TẬP CẨM BÌNH, Lãnh tụ tương lai nắm giữ Kinh tế và Chính trị tại Trung quốc;

8)         Liệu Trung quốc có làm trọn được cải tổ mô hình Kinh tế và thanh trừng được Chính trị, hay viễn tượng Tự nổ (Implosion) sẽ diễn ra?                      
           
Mỗi khía cạnh trên đây là một chủ đề để chúng ta có thể khai triển dài.

Trong phạm vi giới hạn của bài này, chúng tôi chỉ tóm tắt ý chính của mỗi khía cạnh để độc giả có cái nhìn tổng quát và sự liên kết giữa những khía cạnh đang tạo nên tình trạng bất ổn về Kinh tế và Chính trị tại Trung quốc hiện nay.

Mỗi khía cạnh trong 8 khía cạnh nêu ra trong danh sách trên đây đã được khai triển dài bằng những cuốn sách đã xuất bản hoặc ngắn bằng những bài hàng tuần trong suốt mấy năm nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo rõi tin tức để khai triển thêm.
 
1)      Từ phương diện Lý thuyết và Thực tế Lịch sử, việc đổ vỡ mô hình Kinh tế độc tài là tất yếu

Chúng tôi gọi đây là Mô hình Kinh tế độc tài. Chúng tôi đã xuất bản 3 cuốn sách liên tiếp trong ba năm để chứng minh rằng trên Lý thuyết và trong Thực tế Lịch sử, những Mô hình Kinh tế độc tài tự dẫn đến đổ vỡ như điều tất yếu.
Năm 2009, cuốn DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California 2009, với 216 trang).  Cuốn sách trình bầy chính yếu về Lý thuyết của chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy và kết quả thực tế Lịch sử của mô hình này là sự sụp đổ TẤT YẾU của Cộng sản Nga và Đông Âu.

Năm 2010, cuốn DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California 2010, với 305 trang). Cuốn sách nói về mô hình Kinh tế Trung quốc, nhất là Việt Nam. Hai mô hình này được gọi bằng tên “Kinh tế Thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa), nhưng thực ra bản chất của nó vẫn là mô hình Kinh tế độc tài được ngụy tạo để có thể bắt tay với Kinh tế Tự do Thị trường thực sự nhằm thủ lợi. Vì bản chất vẫn là mô hình Kinh tế độc tài, nên sự bấp bênh và sụp đổ của nó vẫn là tất yếu. Phải Dân chủ hóa đích thực Kinh tế mới có phát triển bền vững.

Năm 2011, cuốn DÂN TRÊN ĐƯỜNG NỔI DẬY DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California 2011, với 465 trang). Cuốn sách không bàn về Lý thuyết nữa mà cho thấy thực tế xuống giốc của hai nền Kinh tế độc tài CSTQ và CSVN. Tình trạng xuống giốc này tạo hố sâu Giầu—Nghèo mỗi ngày mỗi trầm trọng đẩy quần chúng nghèo NỔI DẬY để dứt bỏ cái mô hình Kinh tế độc tài ấy. Sự sụp đổ vẫn là tất yếu. Dân NỔI DẬY để tiếp tay đẩy Cơ chế độc tài Kinh tế này xuống hố cho mau.
 
2)      Báo hiệu của Thủ tướng ÔN GIA BẢO về đổ vỡ mô hình Kinh tế Trung quốc từ năm 2010

Đã từ năm 2010, Thủ tướng ÔN GIA BẢO không thể không nhìn thấy tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới, nhất là Hoa kỳ và Liên Aâu, làm Kinh tế Trung quốc vẫn bấp bênh, phải chao đao. Vì vậy, trước Quốc Hội Trung quốc họp ngày 14.03.2010, ông Gia Bảo tuyên bố:
“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement”

(Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16).

Với câu nói tóm gọn này, Ôn Gia Bảo nói lên cái mô hình Kinh tế Trung quốc mang lại những kết quả điển hình sau đây:

*          Phân phối không đồng đều thu nhập: Đó là những nhóm lợi ích thộc đảng cầm quyền độc tài thu vào nhiều cho mình, còn dân chúng được chia cho phần rất nhỏ. Đó là việc đào sâu hố Giầu—Nghèo.

*          Tham nhũng: Khi mà Cơ chế chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế, thì Tham nhũng tất nhiên nẩy sinh và lan tràn. Đây là Tham nhũng phát sinh từ Cơ chế, chứ không phải từ lòng cá nhân.

*          Việc phân phối thu nhập không đồng đều và Tham nhũng sẽ đưa đến bất ổn xã hội và nhà nước. Về điểm này, Oân Gia Bảo như báo trước việc cải tổ mô hình kinh tế và thanh trừng chính trị để tránh dân NỔI DẬY.
 
3)      Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc tế họp báo tại Bắc Kinh yêu cầu Trung quốc phải cải tổ mô hình Kinh tế

Hai Tổ chức Tài chánh và Tiền tệ mang tầm ảnh hưởng Thế giới đã phải họp báo tại Bắc Kinh  để nhấn mạnh rằng Trung quốc đã đến lúc phải cải tổ mô hình Kinh tế vì đã đi đến khúc quặt có thể làm sụp đổ toàn diện nền Kinh tế. ông Robert ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới, họp báo vào cuối tháng 2/2012, thì ngày 18.03.2012, Bà Christine LAGARDE, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cũng họp báo tại Bắc Kinh. Hai người cùng đưa ra những đòi hỏi phải cải tổ mô hình Kinh tế. Ông Robert ZOELLICK đòi hỏi gay gắt hơn Bà Chrtistine LAGARDE.

Bản Tin của Allison JACKSON (AFP) đánh đi từ Bắc Kinh ngày 27.02.2012 về cuộc Họp báo của ông Robert ZOELLICK. Theo Bản Tin này, đích thân Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới cảnh cáo Trung quốc về tình trạng tụt giốc Kinh tế nếu không kịp thời và can đảm cải cách trong lựa chọn giữa độc tài Chính trị và Độc quyền Kinh tế. Ông nhấn mạnh về việc Trung quốc đang gặp phải một khúc quặt trên đường phát triển Kinh tế khiến việc cải cách tận gốc là một dòi buộc không thể tránh né. Bản tin viết:

“La Chine a atteint un tournant dans son développement économique et va devoir mettre en oeuvre de profondes réformes, avec un rythme de croissance qui va diminuer de moitié en 20 ans, ont estimé lundi des experts de la Banque mondiale et du gouvernement“.

“La nécessité de réformes est indiscutable parce que la Chine est désormais à un tournant de son développement"

(Trung quốc tiến đến một khúc ngoặt trong việc phát triển Kinh tế và sẽ buộc phải thực hiện những cải cách tận chiều sâu, với một đà phát triển sẽ thụt xuống phân nửa trong 20 năm, những chuyên viên của World Bank và của Chính phủ ước tính như vậy ngày thứ Hai mới đây).

(Sự cần thiết của những cải cách là điều không thể chối cãi bởi vì hiện giờ Trung quốc đang gặp khúc ngoặt trong việc phát triển của mình).

Điều đặc biệt là Chủ tịch World Bank báo trước những trở ngại của Cải cách Kinh tế và việc thanh trừng Chính trị

"Les réformes ne sont pas faciles, souvent elles provoquent des rejets", a dit le président de l'institution internationale.

La résistance pourrait notamment venir des entreprises d'Etat, dont le rapport veut réduire les privilèges et le poids économique.”

(Những cải cách không dễ dàng, thường nó tạo những đối kháng, Oâng Chủ tịch của World Bank nói như vậy.

(Việc chống đối đến chính yếu từ những Công ty Nhà nước mà bản báo cáo này muốn họ phải giảm đi những đặc quyền và trọng lượng kinh tế của ho).
 
4)      Liên tục tụt giốc Xuất cảng Trung quốc, nhất là tiếng sét tụt giốc 23.6% chỉ trong tháng 2/2012

Đài Truyền Hình EuroNews trong ngày 01.02.2012 lập đi lập lại rằng Bộ trưởng Tài chánh Trung quốc tuyên bố  XUẤT CẢNG của Trung quốc đã tụt dốc liên tục trong bốn tháng nay. Điều này gây khó khăn cho những vấn đề Tài chánh của một số Công ty không có trường vốn. Lý do của tụt dốc này, theo ông, đó là việc giảm đặt hàng không phải chỉ từ Hoa kỳ, Liên Âu, mà tổng quát từ những Thị trường khác.

Như chúng tôi viết nhiều lần rằng Kinh tế Trung quốc không độc lập, mà tùy thuộc vào các Thị trường nước ngoài, nhất là Hoa kỳ và Liên Âu. Có hai lý do ngoại tại khách quan làm cho tụt giốc xuất cảng của Trung quốc:

*          Trung quốc đã khai thác Mãi lực dân chúng Hoa kỳ và Liên Âu để làm khả năng tiêu thụ của hai Thị trường này giảm hẳn xuống. Việc giảm Mãi lực này trực tiếp làm giảm mua hàng Trung quốc, nhất là khi chính Trung quốc làm cho Thương hiệu Made In China của mình kém giá trị.

*          Các Chính phủ Hoa kỳ và Liên Âu, để bảo vệ cho Thị trường mình, bắt đầu những Biện pháp Che chở Mậu dịch (Mesures de Protectionnisme commercial). Tỉ dụ như:

=>       Liên Âu và Hoa kỳ mới thắng kiện Trung quốc tại WTO (OMC) về gian giảo mậu dịch trong một số hàng hóa.

=>       Hoa kỳ, Liên Âu và Nhật đang đe dọa kiện Trung quốc về đầu cơ Đất hiếm

=>       Quốc Hội và TT.OBAMA mới tuyên bố tăng thuế trên một số mặt hàng đến từ Trung quốc và Việt Nam.

Việc tụt giốc xuất cảng này đưa đến tiếng SÉT ngày 10.03.2012 về thâm thủng cán cân mậu dịch trong tháng 2/2012 mà chính yếu là do việc tụt giốc xuất cảng tới 23.6% sánh với tháng trước. Ký giả Dave SHELLOCK viết trong tờ Financial Times, ngày 13.03.2012, trang 26, như sau:

“Figures released over the weekend  showed China’s trade deficit reached $31.5bn in Ferbruary—the biggest since 1998—as exports from the country tumbled 23.6 percent from the previous month.”

(Những con số thống kê cuối tuần rồi cho thấy thâm thủng thương mại Trung quốc đạt tới 31.5 tỉ Đô la trong tháng Hai—thâm thủng lớn nhất từ năm 1998—vì xuất cảng của Trung quốc tụt xuống 23.6% sánh với tháng trước)

Đây đúng là tiếng SÉT đánh trên mô hình Kinh tế Trung quốc vậy.

1, 2

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site