lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Ôn Gia Bảo Sợ Hãi Tình Hình Bất Ổn Dẫn Đến Bạo Loạn
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 26.10.2011.
Web: http://VietTUDAN.net
Ngày 13.010.2011, chúng tôi viết bài TRUNG QUỐC: KHỦNG HOẢNG & NỘI LOẠN ĐI ĐẾN TỰ NỔ (IMPLOSION), trong đó chúng tôi phân tích 4 Lý do chính yếu sau đây có tính cách khách quan đang xẩy đến cho Trung quốc:
1) Lý do Nợ công của từng Tỉnh
2) Lý do Khủng hoảng nợ công Hoa kỳ và Liên Âu ảnh hưởng lên Kinh tế TQ
3) Lý do Aûnh hưởng của Che chở Mậu dịch lên xuất cảng Trung quốc
4) Lý do Từ thất nghiệp đến căng thẳng xã hội và bạo loạn
Bốn Lý do này là cái sườn để chúng tôi tiếp tục theo rõi tình hình biến chuyển tại Trung quốc về những Yếu tố góp phần đưa đến TỰ NỔ của khối Cộng sản Trung quốc độc tài.
Mỗi ngày, những biến chuyển của tình hình Kinh tế Thế giới, nhất là Hoa kỳ và Liên Au càng cho thấy những yếu tố khách quan làm Lý do đẩy Kinh tế Trung quốc vào suy thoái nữa.
Bài viết hôm nay chỉ là PHỤ BẢN cho bài viết trên đây về Trung quốc. Chúng tôi viết thêm hai Yếu tố nữa, đó là :
(i) Yếu tố chống lại Thương hiệu MADE IN CHINA và từ
chối bành trướng Trung quốc;
(ii) Yếu tố chính On Gia Bảo, Thủ tướng TQ, lo sợ Lạm phát & Thất nghiệp sẽ đưa đến bạo loạn.
Yếu tố chống lại Thương hiệu MADE IN CHINA và từ chối bành trướng Trung quốc
Hàng hóa Trung quốc kém chất lượng, nhất là hàng hóa độc hại và gian giảo lan tràn khắp Thế giới với thương hiệu MADE IN CHINA. Chính việc lan tràn với những hàng hoá như vậy đang làm cho thương hiệu MADE IN CHINA xuống giá đến nỗi những nhà sản xuất phải đề là MADE IN PRC (Popular Reublic China) bằng chữ tắt PRC để lừa đảo nữa. Chính quyền Trung quốc biết rõ rằng những hàng hóa như vậy một mặt làm tụt dốc thương hiệu và mặt khác làm chậm chạp việc tiến lên sản suất những hàng “high tech“, nghĩa là chậm việc Kỹ nghệ hóa thực sự. Chậm Kỹ nghệ hóa lúc này sánh với những Quốc gia bắt đầu phát triển như Ấn Độ, Ba Tây... nghĩa là Trung quốc thụt lùi về Kinh tế. Biết như vậy, nhưng Chính quyền Trung quốc hầu như bất lực trong việc kiểm soát khối người khổng lồ đang sôi động làm mọi cách, dù hại độc hay gian dối, để sản xuất bán ra nước ngoài mong thu vào từng đồng xu, mà không cần biết đến hậu quả lâu dài.
Việc chống đối thương hiệu Made In China và sự lan tràn những hàng độc hại, gian giảo tất nhiên làm giảm xuất cảng của Trung quốc.
Ngày 06.10.2011, chúng tôi viết như lời kêu gọi về CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ. Khối người Việt Hải ngoại gồm gần 4 triệu người, sống trên 70 Quốc gia, là một Lực lượng mạnh và hữu hiệu trong việc phát động CHIẾN DỊCH này, nhất nữa Khối người Việt ấy đang mang trong lòng sự uất hận đối với Trung quốc xâm lăng Lãnh Hải, Lãnh Thổ và Kinh tế Việt Nam hiện nay.
Ngoài việc chống đối này, khắp nơi đang có phong trào bài trừ sự bành trướng quá tham lam của Trung quốc trong việc khai thác tài nguyên tại những Quốc gia khác.
Bài ký tên KIÊM HƯƠNG dưới đây tóm tắt chính xác phong trào bài trừ Trung quốc:
“Cuối tháng 9/2011, tổng thống Thein Sein của Miến Điện (Myanmar) tuyên bố ngừng xây đập Myitsone trong chương trình hợp tác xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất nước với Trung Quốc ở vùng cực bắc tỉnh Kachin. Điều này đã khiến Bắc Kinh bất bình và yêu cầu tổng thống Miến Điện tôn trọng những hiệp ước đã ký kết.
Trong dự án này, tập đoàn Vân Đầu (đầu tư Vân Nam) sẽ bỏ ra khoảng 3,6 tỷ USD để xây dựng đập nước và hệ thống hạ tầng từ biên giới Trung Quốc đến tỉnh Kachin. Bù lại, Miến Điện sẽ dành cho doanh nhân Trung Quốc mọi dễ dãi để khai thác tài nguyên lâm sản và khoáng sản trong tỉnh Kachin. Thêm vào đó, Trung Quốc được quyền xây dựng một ống dẫn dầu dài hơn 2000 km từ vịnh Bengal đến tỉnh Vân Nam. Công nhân Trung Quốc đã gần như tràn ngập vào tỉnh Kachin xây nhà lập chợ, bất chấp sự bất mãn của người Shan bản địa. Những thỏa thuận này đã được ký kết dưới thời chính quyền quân phiệt của tướng Than Shwe.
Ngay sau khi lên cầm quyền, tổng thống Thein Sein ra lệnh đình chỉ những hợp đồng đã ký với doanh nhân Trung Quốc. Ông cho rằng công trình xây dựng đập Myitsone gây thiệt hại cho môi trường và đời sống của các sắc tộc bản địa (Kachin và Shan), đặc biệt là làm cạn kiệt nguồn nước sông Irrawaddy khiến vùng hạ lưu bị nhiễm mặn. Tổng thống Thein Sein cũng tố cáo doanh nhân Trung Quốc áp dụng thủ thuật hối lộ hủ hóa các cấp chính quyền địa phương để thu về những hợp đồng bất lợi cho nhân dân Miến Điện. Dư luận Miến Điện cho biết sau khi hội kiến và trả tự do cho bà Aung San Sưu Ky, tổng thống Thein Sein đã thay đổi hẳn thái độ đối với Trung Quốc.
Vân Đầu hiện nay là tổ hợp làm ăn bê bối có nợ khó đòi cao nhất nước (tương đương với 60% ngân sách tỉnh Vân Nam). Cũng nên biết tổng số nợ khó đòi hiện nay của các chính quyền địa phương Trung Quốc lên đến 1330 tỷ USD, nếu cộng thêm số nợ khó đòi của các công ty quốc doanh địa phương hơn 500 triệu USD, tổng số nợ khó đòi, nghĩa là mất trắng, của Trung Quốc năm 2010 lên đến 1 830 tỷ USD, tương đương 30% GDP. Điều này cho thấy giới hạn của sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Hiện tượng này tiếp tục lây lan ra ngoài Trung Quốc.
Ngoài Miến Điện, các chính quyền Lào ở châu Á và Libya, Zambia, NamSudan ở châu Phi cũng đang đòi duyệt xét lại những hợp đồng do các chính quyền trước đã ký kết với Trung Quốc. Ngay sau khi chế độ độc tài Gadafi bị sụp đổ, dân chúng Libya mới khám phá ra những cấu kết giữa Qadafi và Trung Quốc như thế nào trong viec khai thác tài nguyên dầu mỏ. Chính quyền mới tại Sudan, phía đông lục địa châu Phi, cũng đang duyệt xét lại những hợp đồng đã ký với Trung Quốc và sự hiện đông đảo người Trung Quốc trên lãnh thổ của họ. Cuối tháng 9 vừa qua, Michael Sata, lãnh tụ đảng Mặt Trận Ái Quốc nổi tiếng chống Trung Quốc vừa lên làm tổng thống mới của Zambia, cho biết sẽ xét lại các hợp đồng khai thác tài nguyên thiên nhiên đã ký với Trung Quốc trị giá hơn 2 tỷ USD. Ông nói giới đầu tư của Trung Quốc không hề chú ý đến đời sống của thường dân Zambia.“
Kiêm Hương (Kanagawa)
http://ethongluan.org
Yếu tố chính On Gia Bảo, Thủ tướng TQ,
lo sợ Lạm phát & Thất nghiệp sẽ đưa đến bạo loạn.
Khủng hoảng vùng Euro càng ngày càng trầm trọng. Các Ngân Hàng có thể phải xóa nợ cho Hy Lạp tới 50% và như vậy những Ngân Hàng mất mát tới 50%. Giải pháp tăng vốn cho các Ngân Hàng là từ các Nhà Nước, trong khi ấy chính các Nhà Nước đang mang nợ chất chồng. Nếu cứu được Hy Lạp, thì trường hợp nợ công của Ý, nền Kinh tế thứ ba của Liên Au, đang tiến tới nặng nề cho vùng Euro. Giữa Đức và Pháp, hai nước chủ chốt trong việc cứu vớt vùng Euro, lại có những bất đồng khó giải quyết. Hai nước triệu Chủ tịch BERLUSCONI sang cuộc họp để chất vấn. Chủ tịch về nước, họp Nội các và công khai bất bình: “Chúng tôi không muốn những bài dậy về Kinh tế từ một ai khác”. Thủ tướng Anh cũng bắt đầu đặt vấn đề sự hiện diện của Anh quốc trong việc hội nhập Liên Au. Một Phong trào dân chúng Anh đang thành hình nhằm đòi hỏi việc Anh quốc gia nhập Liên Au phải thông qua bỏ phiếu từ dân. Nếu dân bỏ phiếu, người ta sợ rằng trong hoàn cảnh Khủng hoảng Liên Au hiện nay, nước Anh có thể không đứng chung trong Tổ chức Liên Âu.
Sự nứt rạn giữa những nước chủ chốt của Liên Âu làm những nhà quan sát càng đặt câu hỏi: Liên Au và vùng Euro có TỰ NỔ hay không.
Khủng hoảng Liên Âu càng trở nên trầm trọng, thì hậu quả tất nhiên càng trở nên xấu cho Trung quốc. Khi Thị trường Tiêu thụ Liên Âu khủng hoảng, thì việc đặt mua hàng từ Trung quốc cũng giảm hẳn xuống. Các xí nghiệp sản xuất Trung quốc đóng cửa và Thất nghiệp càng tăng. Đó là nguồn bạo loạn mà Ôn Gia Bảo sợ hãi.
Theo Bản Tin từ Bắc Kinh, Tác giả BÙI KHANH nhận định:
“Trung Quốc: Giá Nhà Lên Cao Tới Mức Kỷ Lục; Thủ Tướng TQ Ôn Gia Bảo: Kêu Gọi Ưu Tiên Tạo Việc Làm “
“BẮC KINH - Trong lúc kinh tế tăng trưởng chậm và xuất cảng yếu sức, tạo ra việc làm là ưu tiên khẩn cấp hơn với chính quyền Trung Quốc.
Thủ Tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố đại ý như trên trong chuyến kinh lý tỉnh Guangxi tại miền nam trong 2 ngày. Ông Ôn nhận diện các nan đề là: lạm phát, bong bóng địa ốc, nhu cầu tiêu thụ giảm từ các nước giàu, và áp lực bảo đảm việc làm cho hàng triệu sinh viên tốt nghiệp cũng như công nhân nguyên là dân quê.
Báo Nhân Dân đưa tin: Thủ Tướng Ôn tuyên bố với các viên chức tỉnh Guangxi, là vùng tiếp giáp tỉnh Qaungdong chuyên làm hàng xuất cảng, rằng "Hiện nay, tăng trưởng yếu và nhu cầu bên ngoài giảm, chúng ta cần coi nhân dụng là ưu tiên, và làm hết sức để kích thích tuyển mộ". Theo lời ông Ôn, cần hậu thuẫn các ngành nghề dùng nhiều nhân công, doanh nghiệp nhỏ và công ty tư. Lãnh đạo hành pháp Trung Quốc khẳng định : việc làm và ổn định xã hội là các quan ngại chế ngự.
Giới lãnh đạo Bắc Kinh đang làm cuộc thực nghiệm bất trắc để lấy thăng bằng giữa duy trì tăng trưởng và kềm hãm lạm phát - sức tăng trưởng quý 3 giảm 9.1% so với 1 năm trước và là yếu nhất từ hơn 2 năm.
Ông Ôn khuyến cáo "Để kiểm soát vật giá, trước tiên chúng ta phải giải quyết giá luơng thực" - ông báo trước : giá thịt heo hiện là bình ổn, nhưng muà đông sẽ gây áp lực, khi nhu cầu tăng. Áp lực về việc làm là không ngừng –
Trung Quốc có 242 triệu dân vùng quê không làm việc nông nghiệp và 153 triệu người là dân ngụ cư làm việc ngoài tỉnh nhà. Tranh giành việc làm với họ là hàng triệu di dân. Ngoài ra, năm nay có thêm trên 6 triệu sinh viên tốt nghiệp tham gia lực lượng lao động sản xuất.
Giá nhà tại Hoa Lục đã leo lên tới mức cao kỷ lục - tính vào Tháng 8, năm nay Trung Quốc đã xây dựng 8.68 triệu đơn vị gia cư để bán cho dân nghèo hay cho thuê, là đúng hướng với chỉ tiêu 10 triệu đơn vị toàn năm.
Theo ghi nhận của truyền thông, các viên chức báo cáo Thủ Tướng rằng tài trợ giúp dân nghèo mua nhà giá hạ là thiếu hụt.”
Bạo loạn đến TỰ NỔ của giới Tư bản đỏ tại các Vùng (Tỉnh) đối với Trung ương là để bảo vệ những Tài sản mà mình đã chiếm được. Bạo loạn đến TỰ NỔ của Khối Thất nghiệp là kiếm cho được miếng ăn mà giới Tư bản đỏ đã cướp bóc lấy của họ từ Trung ương đến các Tỉnh.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 26.10.2011.
Web: http://VietTUDAN.net
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks