lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Đông đi, xuân đến! Khí trời trong xanh với bao làn gió xuân tươi mát. Cỏ cây chen đua nhau đua nở. Vạn vật như bùng lên sức sống. Vậy mà lòng tôi bao trùm một nổi ảm đạm, xót thương cho hàng ngàn người dân vô tội đang bị tai ương bởi cơn động đất ở bên kia bờ đại dương xa thẳm, một đất nước với một nền văn minh mà tôi dành biết bao sự nể phục. Nhật Bản không còn xa lạ đối với tôi, bỡi mỗi lần nhắc đến, là tôi không khỏi bùi ngùi ...nhớ thương trổi lên từ đáy lòng. Có lẽ vì tôi có nhiều kỷ niệm về nước Nhật, người Nhật. Mới hai tháng trước, lòng buồn rười rượi, mắt cay cay khi nhận tin người cha nuôi người Nhật từ biệt dương thế. Tháng này lại nhận tin động đất gây bao nhiêu tang thương cho người dân Nhật Bản.
Tôi bén duyên với xứ Phù Tang trong một lần viết bài nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản lúc còn ngồi ghế đại học. Vì là bài nghiên cứu nên vị giáo sư khuyến khích thu thập nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Vì vậy tôi lên mạng lưới internet tìm quen ông Masonobu, mà ông muốn tôi gọi là Nobu. Dù sau này Nobu là cha nuôi nhưng Nobu nói chuyện với tôi như một người bạn, nên tôi gọi trỏng là Nobu. Thời đó, mạng lưới internet chưa được thịnh hành cho lắm, và hầu như chỉ dành cho các sinh viên hoặc công sở lớn. Qua vài trao đổi, tôi cũng tâm sự tôi là dân tị nạn cũng như bao nhiêu thân phận tị nạn khác, những thuyền nhân vượt khỏi chế độ cộng sản. Thân phận chúng tôi, người Việt Nam lưu vong, bao xác chết oan uổng trên biển đông để được tìm đến bến bờ tự do, và người Việt phải điêu linh hàng chục năm mấy. Tôi thuật cho ông lời ba tôi kể lại rằng quân Nhật rất ác, giết người không gớm tay khi qua xâm chiếm Việt Nam. Ông tỏ ra hối tiếc. Có lẽ sự cảm mến của Nobu dành cho tôi liên quan đến sự hối hận đó. Ông và tôi bàn từ chuyện trên trời đến dưới đất, từ chính trị qua tôn giáo, và thành thân lúc nào không hay. Về sau ông nhận tôi làm con nuôi. Lúc đầu tôi chỉ biết ông là một người trí thức, thông thạo tiếng Anh, nhưng về sau mới biết ông là môt thương gia thành công, nguyên làm phó tổng giám đốc cho một hảng dược . Các con của Nobu đều đã lớn thành công trong thương trường . Người con trai lớn làm cho hãng Air France. Bởi vậy, Nobu muốn đi các nước trên thế giới đều không cần mua vé, và nếu có cũng chỉ trả một ít tiền cước phí mà thôi. Những ngày lễ quan trọng trong cuộc đời tôi, Nobu đều bay qua tham dự. Tôi nhớ lần cuối cùng ông lệ kệ xách theo mấy con búp bê (geisha) lồng trong mặt kiến nặng trịch, những dĩa CD nhạc truyền thống mà ông cố công đi tìm cho tôi. Tôi cảm động vô ngần. Ba mạ tôi cũng mến Nobu. Mỗi lần ông qua, ba tôi thức thâu đêm với Nobu. Hai người lúc bá cổ lúc vỗ vai ngồi tâm tình trước vài dĩa thức ăn đậm mùi vị Việt Nam và chai rượu, mặc dù cả hai cũng chỉ trao đổi bằng dấu. Ba tôi thì lại không rành tiếng Anh, nên chỉ biết ngồi ú ơ, và cười trừ. Ở Nobu, tôi cảm nhận được sự tử tế, tình người, và sự văn minh của người dân Nhật, điều mà làm cho tôi thực sự kính nể.
Mặc dù sống trên nước Mỹ mấy chục năm, tôi nghĩ là mình cũng ít nhiều hấp thụ được nền văn minh của xứ cờ hoa này. Tuy nhiên, tôi lại hỡi ôi, cảm thấy tự thẹn trong một chuyến ngao du xứ Nhật. Nobu trầm trồ muốn giới thiệu với vợ đứa con gái nuôi người Việt Nam, nên ông khuyến khích tôi qua Nhật, thứ nhất là thăm gia đình ông, thứ hai là du lịch cho biết. Tôi e ngại vì tôi nghe nói nước Nhật mắc mỏ, lại chi phí cao, mà sinh viên mới ra trường như tôi thời bấy giờ làm gì có tiền mà dám mơ du lịch, nhất là Nhật Bản. Tuy vậy, Nobu đảm bảo với tôi rằng ông sẽ lo tất cả chi phí, và tôi chỉ cần tốn tiền mua vé mà thôi. Vốn thấy lòng tử tế và rộng lượng của ông, tôi chẳng câu nệ thêm và nhận lời. Bạn trai tôi mua hai vé cho tôi và anh ta, vì tôi chưa bao giờ ra khỏi nhà một mình. Tôi đi đâu, mạ tôi cũng cử người đi theo để bảo bọc, không anh, thì chị. Nhưng vì đã hoàn tất chương trình đại học, nên Mạ nới lỏng sự nghiêm ngặt cho tôi, và để người bạn trai tôi đi theo. Ngồi ngất ngư mấy chục tiếng đồng hồ, cuối cùng chúng tôi đáp xuống sân bay Narita. Nhà Nobu ở Yokohoma. Máy bay đáp xuống, chúng tôi đẩy hành lý đi ra là được hai vợ chồng Nobo đến đón ra xe. Vợ Nobu, Tomiko-một người đàn bà đẹp với làn da trắng mịn. Nét đẹp cổ điển như những cô gái geisha mà tôi được coi trên TV. Tuy bà đã qua tuổi ngũ tuần, nhưng nhìn bà rất trẻ. Trời nhá nhem tối, nên tôi không thấy rõ vạn vật chung quanh, chỉ thấy xa lộ đông đúc, mà đường thì quá hẹp. Tôi ngạc nhiên là Nobu phải dừng xe trả tiền không biết bao nhiêu lần trên đường về. Hỏi thì mới biết là đi xa lộ phải trả tollway, một điều mà nước Mỹ không có, vì theo tôi biết ngoại trừ những con đường tắt mà các công ty tư nhân bỏ ra làm, thì mình phải trả tollway, còn xa lộ công cộng thì không cần phải trả tiền. Vì đến nơi là đã tôi, nên vợ chồng Nobo đặt bàn sẵn ở nhà hàng. Đã đến Nhật thì cái gì cũng là theo Nhật, từ cửa, ghế, bàn, cho đến thức ăn. Lẽo đẽo theo sau, tôi đụng cái cửa cái rầm vì quên là phải kéo cửa qua, thay vì cầm then cửa đẩy ra. Bữa cơm chiều thịnh soạn với không biết mấy chục chén dĩa li ti, mỗi món một chút được trưng bay tỉ mỉ trên cái bàn thấp té té, mà ai cũng phải xếp chân qua một bên. Tôi vốn hảo món sushi, nên ngồi xơi ngon lành, và làm cho Nobu thích thú vì có lẽ nghĩ là đãi khách đúng món. Còn bạn trai tôi không ăn đồ sống được, ngồi trợn mắt giả khều khều khen ngon rồi đẩy qua cho tôi. Vì sợ vợ chồng Nobu buồn lòng, nên không dám bỉu mà cứ nhắm mắt nuốt đại đến nê cả bụng. Mặc khác, tôi biết bữa cơm thịnh soạn đó cũng tốn rất nhiều tiền. Nobu và vợ ở trong một ngôi condo cao chót vót, phải đi không biết bao nhiêu bậc thang đi bộ mới lên đến đỉnh xa lắc xa lơ kia. Lệ kệ khiêng tất cả vali lên bậc thang không nổi, bạn trai tôi đành đề nghị một người ngồi canh giữ, một người từ từ khiêng lên. Nobu liền khua tay là đừng lo, không có ai ăn cắp hành lý đâu, khiến chúng tôi trố mắt. Mạ tôi thường dặn" của đâu người đó", và ngay bên Mỹ tôi cũng luôn thi hành khâm lệnh này, huống gì ngôi condo trên đỉnh chót vót, voằn vèo kia. Tôi nheo mắt ái ngại, nghĩ thầm gia tài hai tuần tôi nằm trong mấy cái vali đó, chưa nói đến các giấy tờ hộ thân quan trọng, nhưng sợ phật ý Nobu, tôi đánh bạo bịn rịn không ngồi canh giữ. Vừa leo lên các bậc thang, vừa trầm trồ: " Lạ quá, nước gì mà không có ăn trộm"
Tôi và người bạn trai ở Nhật hai tuần. Đúng như lời Nobu, tất cả chi phí ăn uống, kể cả tiền vé tham quan du lịch gì Nobu đều bao hết. Ở thì ngay trong nhà Nobu rồi. Trước khi qua Nhật, Nobu có hỏi tôi thích đi tham quan ở đâu để lên lịch trình, tôi từng thấy những cảnh thanh tịnh của các chùa Nhật, nên nói rằng thích đi thăm các chùa chiền. Vậy là Nobu lên lịch hết đi chùa này đến chùa khác từ chùa Phật Giáo cho đến chùa Shinto. Cảnh đẹp tuyệt vời . Nước Nhật tuy là một nước rất nhỏ, thiếu đất, nhưng lại có rất nhiều chùa, và đặc biệt các chùa rộng lớn, nhất là những đền Shinto. Điều này nói lên được tín người rất quan trọng đối với người dân Nhật Bản. Tuy chiều theo ý của tôi, nhưng Nobo vẫn lên lịch trình dẫn chúng tôi đi tham các các khu danh lam thắng cảnh khác, như phố cổ Kyoto, dinh vua được phủ bởi những bức tường phong rêu phủ kín, nằm ngay tại thủ đô Tokyo. Giữa phố thị hiện đại, đông đúc, nét cổ điển, trầm mặc từ các bức tường xanh rêu và hồ nước với những con cá vàng thanh thản bơi lăn tăn làm cho người ta có cảm tưởng như tiên cảnh hiện ra giữa trần gian. Cảnh tượng làm tôi như lạc hồn. Những buổi đi mua sắm, tôi chứng kiến các nhân viên bán hàng lúc nào cũng cúi đầu, lịch sự thối tiền. Vòng qua siêu thị đến khu mua sắm, tôi cứ trầm trồ vì mọi thứ đều quá mắc. Một miếng thịt bò tí xíu mà gần đến mười đô la. Tôi có hỏi đi hỏi lại Nobu là giá cả mắc mỏ như vậy làm sao người dân Nhật sống nổi. Nobu giải thích rằng họ vẫn sống được vì đồng lương họ làm đảm bảo được mức sống. Tôi thầm suy nghĩ có nghĩa rằng ở Nhật giai cấp giàu nghèo ở Nhật không có lớn, cho nên dù mức lương của một anh công nhân cũng đáp ứng được mức sống cao đó.Không như ở Việt Nam, khoảng cách giàu nghèo quá cách xa, và mức lương của những người chân lấm tay bùn không đủ để trang trải cuộc sống, nói chi đến thiếu thốn. Thành phần chóp bu thì sống trên nhung lụa, ăn vung vãi, xiết máu và nước mắt của người dân. Dân đói, dân bần cùng chỉ mặc kệ trơ trơ!
Tôi thường nghe nói người Nhật rất văn minh. Tôi chưa cảm nhận điều này cho đến khi quen Nobu và đặc biệt trong chuyến ngao du của mình. Sau khi tham quan các chùa lớn, hai vợ chồng Nobo đưa chúng tôi "thật sự đi du lịch". Lái xe khoảng bảy tiếng từ Yokohoma đến suối nước nóng, tôi tưởng tượng như mình đang lạc vào tiên cảnh. Xe ngoằn ngèo ôm lên đỉnh núi, và lúc nhìn lại cảnh thiên nhiên chập bùng đồi núi đẹp quá khiến tôi cứ trầm trồ, và không biết thật sự là mình đang đi đâu, chỉ nghe Nobu giải thích là đi "onsen" (suối nước nóng). Đến nơi, hai vợ chồng Nobu mướn một ngôi nhà trọ bằng gỗ. Nam nữ phân chia thành hai khu riêng biệt khi đi ngâm mình trong những bồn suối nóng tự nhiên. Đêm đến, ánh trăng xuyên qua lồng kiến trên đỉnh bồn, tiếng dế kêu rút rích hoà trong tiếng côn trùng vang vọng gần xa. Ngâm mình xong về lại ngôi nhà trọ, nhâm nhi ly rượu saké, vừa tán gẫu chuyện trần gian. Trong lúc tôi sấy tóc, những sợi tóc rơi tung toé giữa sàn nhà, rơi lên bồn nước . Tôi lượm vội những cọng tóc ở bồn nước và vồn vã đi theo vợ Nobo-Tomeko. Tokeko liền trở lại tiếp tục lượm sạch tất cả những sợi tóc rớt tung toé trên sàng nhà, thận trọng để các đồ dùng ngay ngắn lại chỗ cũ dù là đồ công cộng. Tôi lại thêm một lần tự thẹn.
Tinh thần dân tộc của người dân Nhật rất cao. Nobu giải thích rằng người Nhật không hài không khi nghe khách du lịch mĩa mai chính phủ Nhật, kể cả việc vua chúa. Họ xem đó như một trị tuyệt đối. Dù hoàng gia Nhật không có ảnh hưởng nhiều việc chính trị, nhưng người dân muốn bảo tồn nền văn hóa Nhật Bản .
Gia tộc hoàng gia như một sự hãnh diện của người dân Nhật Bản và người dân Nhật không thích du khách mĩa mai. Tôi cứ tự hỏi vì sao và bằng cách nào chính phủ Nhật có thể ảnh hưởng ý thức dân tộc một cách hay ho đến như vậy. Tôi tự giải thích cho mình rằng nước Mỹ là một hợp chủng quốc, bao gồm các sắc tộc trên thế giới, nên khó mà có được tinh thần dân tộc cao như người Nhật . Nhưng tôi vẫn không hài lòng với lối phân giải đó, bởi vì quê hương Việt Nam của tôi cũng như nước Nhật, cũng một sắc tộc, một màu da mà sao khác xa một trời một vật. Tôi tìm ra câu trả lời cho chính mình, đó là chính phủ Nhật tôn trọng quyền công dân của mỗi người dân của họ. Tôi ngạc nhiên khi thấy ngay trạm xe điện lại có lối đi dành riêng cho chó. Một con thú vật mà cũng được hưởng quyền công dân thì thử hỏi dân trí người dân Nhật làm sao không cao được. Nhìn lại quê mình, biết bao hình ảnh nhởn nha hiện lên khiến tôi quặn lòng, từ người dân lành khố rách áo ôm, cho đến tu sĩ, cộng sản vẫn không buông tha. Một chế độ đầy thú tính khiến tôi vừa căm phẩn vừa xót xa cho quê hương mình, nơi có những người dân lam lũ với thừa sức sáng tạo, dư tính cần cù, siêng năng. Chế độ cộng sản đã làm mục nát những tinh hoa, thuần phong mỹ tục một đất nước có hơn bốn ngàn năm văn hiến. Dù khoác lên mình những màu sắc loè loẹt để làm mờ mắt quốc tế, nhưng thực chất bên trong dân trí của người dân Việt Nam còn quá thấp, quá lạc hậu so với các nước bạn. Những chiếc loa vênh váo nhân nghĩa, nhưng bên trong chứa biết bao bạo tàn. Những con tắc kè khoắc lên mình chiếc áo trọc phú, trông lố bịch biết bao! Tôi càng kính nể nước Nhật bao nhiêu, lại càng xót xa cho quê hương bấy nhiêu. Cho đến bao giờ, bao giờ người dân quê tôi mới hết lầm than????!!!
3/17/2011
ThônVỹDạ
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks