Mỹ và các nền dân chủ phải làm gì để Trung Quốc hiểu
Chuyến thăm Washinton của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong tuần này chắc chắn có nhiều xoay chuyển tích cực. Cả hai chính phủ đều hướng tới xây dựng mối quan hệ "tích cực, hợp tác và thông hiểu".
Không có gì khó với một quan hệ ngoại giao tích cực, nhưng tổng thống Obama không muốn giấu diếm khu vực mà Mỹ và trung Quốc còn rất nhiều khác biệt : đó là những Giá trị chính trị. Đây không phải chỉ là chính sách nội bộ của Mỹ về các vấn đề quản trị, mà cả vấn đề dẫn đến từ chiến lược dài hạn về một Trung Quốc mới nổi.
Hệ thống quốc tế đã từng có kinh nghiệm về sự thúc đẩy tương tự từ sức mạnh quốc gia trong khoảng 150 năm trở lại đây. Như trường hợp của Nhật và Đức đã nổi lên vào đầu thế kỷ 20. Ở các quốc gia này luật pháp không phải là tối thượng và không có sự minh bạch của chính phủ khả dĩ làm các quốc gia khác yên tâm và thiết lập hình thức cư xử chiến lược. Kết quả là tình trạng đối đầu, thậm chí dẫn đến chiến tranh.
Nước Mỹ, ngược lại, leo lên vị trí quyền lực một cách hòa bình, ngay cả khi Hoa Kỳ vượt qua Anh, nước Anh và cả những nước khác vẫn hưởng lợi khi tiếp cận với nền chính trị mở của Mỹ.
Nhờ có nền dân chủ mà sự tăng trưởng mạnh của Nhật Bản sau chiến tranh đã không tạo ra áp lực căng thẳng cho Mỹ và không gây một xung đột nào.
Bắc Kinh tố cáo việc đề cao giá trị chính trị là một loại "tư duy chiến tranh lạnh" và can thiệp vào công việc nội bộ. Tuy nhiên, chính những vị lãnh đạo Trung Quốc cần hiểu rằng, sự ràng buộc lẫn nhau về kinh tế và những hứa hẹn "phát triển hòa bình" không đủ để làm dịu lo lắng về đường đi chiến lược của Bắc Kinh.
Những cuộc thăm dò dư luận gần đây tại Nhật và Nam hàn phản ánh số người ngày một tăng cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa tiềm năng. 88% người được hỏi có ý kiến như vậy tại Nhật. Những phản ứng tương tự đối với Bắc Kinh cũng bộc lộ rõ tại các nước Đông Nam Á, bất chấp những lệ thuộc rất lớn của họ về quan hệ thương mại.
Sự lo ngại của các nước trong khu vực liên quan tới ý đồ của Trung Quốc nhiều hơn là chính sức mạnh của Trung Quốc.
Đối với tất cả những "đối tác chiến lược" của Bắc Kinh cùng những cam kết với châu Á và với Mỹ, các chuyên gia cũng khó giải thích thuyết phục, tại sao Bắc Kinh lại quyết định đối đầu với Nhật trong việc kiểm soát đảo Điếu ngư-Senaku hoặc với các nước khác tròng vùng Đông Nam Á của Biển Đông. Họ không biết chắc chắn về những gì Bắc Kinh sẽ làm trong tương lai.
Cộng đồng quốc tế đã đánh cuộc trong năm 1970 rằng cam kết của Trung Quốc sẽ thay đổi liên tục cho đến khi sức mạnh của Trung Quốc làm thay đổi hệ thống quốc tế.
Đúng là là những cam kết đó đã củng cố ổn định khu vực và toàn cầu, sự hiện đại hóa của Trung Quốc đã thay đổi điều kiện sống của người dân Trung Hoa và của cải tạo ra trên cả địa cầu. Nhưng những giải phóng chính trị còn quá khiêm tốn, thậm chí Trung Quốc sử dụng áp lực kinh tế để chống lại những người bất đồng chính kiến cả trong nước lẫn ở nước ngoài, như trường hợp tẩy chay giải Nobel đối với Lưu Hiểu Ba, với Dalai Lama và những tiếng nói đa nguyên khác.
Hoa Kỳ không thể ép buộc Trung Quốc thành nước dân chủ. Một cuộc giải phóng chính trị đột ngột, không dựa trên nền tảng pháp quyền và một nền cai trị tốt, chỉ làm tăng thêm hiểm họa cho nền dân chủ và có gây ra rủi ro lớn cho chiến lược phát triển của Trung Quốc.
Tóm lại hiện nay, ít có khả năng thế hệ lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc sẽ tiến hành các cải cách chính trị gây nguy hại cho chế độ độc đảng Cộng sản nắm giữ chính quyền. Nhưng Washington và Bắc Kinh cần thừa nhận rằng mối ràng buộc kinh tế lẫn nhau và các công bố về cam kết chiến lược không thể thay thế cho những yếu tố về yêu cầu tăng cường tính minh bạch và tự do trong lòng đất nước Trung Quốc.
Thông điệp này cần phải được Nhà Trắng và Quốc Hội Mỹ phát đi một cách rõ ràng, thể hiện nhất quán sự ủng hộ quyền con người, quyền tự do thông tin, thượng tôn pháp luật và xã hội dân sự tại Trung Quốc.
Trong môi trường năng động của các chế định khu vực và mạng thông tin của châu Á, Hoa Kỳ sẽ làm việc với các nước dân chủ khác, nhằm nhấn mạnh rằng việc xây dựng mối quan hệ tin cậy phụ thuộc vào tính minh bạch và đường lối tham gia với các nước láng giềng, không phải là việc "can thiệp nội bộ" như Bắc Kinh đưa ra.
Thực tế trong khu vực đã thấy rằng với định chế và sự tham gia mạnh của công dân sẽ tạo ra một quốc gia mạnh. Sự chuyển hóa dân chủ của Nam Hàn và Indonesie là những ví dụ.
Cách tiếp cận như vậy có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng những căng thẳng này sẽ bớt đi nếu Washington kiên định phù hợp với chờ đợi của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và làm việc với các quốc gia có cùng những lo lắng và lợi ích trong mối quan hệ tích cực với Bắc Kinh. Không có gì nguy ngại khi tiếp tục nghĩ rằng sự hòa nhập kinh tế và các cam kết ngoại giao la những đảm bảo cho một sự lớn mạnh một cách hòa bình.
Dự kiến lịch chuyến thăm Mỹ của Hồ Cẩm Đào:
Ngày 18/01: Chủ tịch Hồ tới Căn cứ không quân Andrews và nghỉ tại nhà Trắng. Ăn tối riêng với Tổng thống Obama.
Ngày 19/01: Lễ đón chính thức, duyệt vệ binh danh dự, với 21 pháp đại bác theo truyền thống. Sau đó sẽ có một loạt các cuộc họp giữa hai tổng thống cùng các trợ lý. Tiếp đến là cuộc họp báo của Tổng thông Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Họ sẽ ăn trưa tại State Deparment và thăm Tổ hợp tòa Đại sứ mới của Trung Hoa.
Buổi chiều, Tổng thống Obama và phu nhân sẽ tiếp và ăn tối với Hồ Cẩm Đào và quan chức chính phủ hai nước.
Ngày 20/01: Chủ tịch Hồ sẽ thăm Tòa nhà Capitol Hill và gặp lãnh đạo của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Sau đó ông sẽ đọc diễn văn trong bữa ăn trưa do Ủy ban quan hệ Trung-Mỹ và Hội đồng thương mại Trung Mỹ tổ chức. Muộn hơn, ông sẽ đến Chicago, do Tờ Chicago Tribune, báo hàng ngày của thành phố mời. Chuyến thăm bao gồm cả chiêu đãi ăn tối và thăm một trường trung học địa phương.
Bùi Quang Vơm tổng hợp từ bài viết của Theo Michael J. Green và Daniel M. Kliman, The Washington Post
Diễn Đàn X-cafe