lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Quốc Tế Việt Nam

Một chuyến đi kinh hoàng như ác mộng khi đặt chân đến China

Điều gây ấn tượng nhất đối với tôi qua chuyến đi này là phong cảnh hùng vĩ của nước Tàu và cái phồn vinh (giả tạo?) của các thành phố lớn, nhất là Shanghai. Từ trên tháp cao hơn 300m, nhìn xuống, thấy thành phố này không thua gì New York, với bạt ngàn tòa nhà chọc trời, khi ngồi trên tàu thưởng ngoạn Shanghai by night ... đèn néon muôn màu chớp, tắt... như đi bâteau mouche trên sông Seine vậy.

Đại đa số xe hơi toàn các hiệu xịn, nhập từ nước ngoài cũng có, ráp tại nội địa cũng có. Và dĩ nhiên cảnh kẹt xe khủng khiếp, kẹt xe hơi chứ không phải kẹt xe gắn máy như bên VN mình. Đường sá thì rộng và sạch sẽ hơn cả bên Paris.

Đó là những điểm mà tôi khen. Còn mặt trái thì sao?

Ngay từ khi chúng tôi được hướng dẫn viên đón tại sân bay Shanghai, một người đàn ông, 51t, nói tiếng Pháp còn giỏi và lưu loát hơn rất nhiều người ngoại quốc sống lâu năm trên đất Pháp. Trên xe bus, anh ta đã căn dặn chúng tôi những điều sau đây:

- Luôn luôn phải đề phòng bọn móc túi, móc bóp, phải cẩn thận nhất là passport. Túi xách phải đeo trước ngực.

- Khi được mời mọc mua bất cứ thứ gì, cố gắng đừng trả lời vì một khi đã lỡ hỏi “How much?” là chắc chắn sẽ bị đeo đuổi và phải bị mua cho bằng được vì những người buôn bán có thái độ rất hung hãn, bám dai còn hơn điã đói.

- Nếu muốn mua thì phải trả giá, mặc cả tối đa vì tụi bán hàng sẽ nói giá trên trời (cụ thể: có một người trong đoàn muốn mua chiếc áo đầm xẩm, bảng giá ghi rõ ràng 1250 yuan, tương đương 140 euros. Rốt cuộc, chiếc áo được bán với giá 150 yuan, tức 18 euros!) Vẫn còn bị mua hớ rồi đó.

- Khi qua đường phải hết sức cẩn thận, ngó phải, ngó trái cho thật chắc chắn dù mình băng qua trên đường dành cho người đi bộ. Màu đen thì xanh vì, bên này, xe hơi không có ưu tiên cho nguời đi bộ đâu. (Trước khi đi Tàu, tôi có xem được một video về cảnh người đi bộ bên Tàu bị xe cán chết như ruồi khi băng qua đường hoặc đứng chờ đen xanh để băng qua. Thấy "hãi" quá nên mỗi khi qua đường, hồi hộp vô cùng. Quả thật, xe hơi cũng như xé gắn máy, không xe nào chịu ngừng lại cho mình qua cả, phải liều mạng thôi!).

- Khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, phải nhớ mang theo giấy chùi ….  Điều này, hãng du lịch ở Paris cũng đã lưu ý trên giấy trắng mực đen rồi. Quả thật, 90% nhà cầu bên Tàu đều không có giấy, chưa kể tới tình trạng vệ sinh nhiều nơi, bước vô là dội ra liền, hết muốn tè hay ị luôn! Tệ nhất là ngay cả những phòng vệ sinh ở các nơi quan trọng, thu hút rất đông du khách như các Viện Bảo Tàng Quốc Gia, Quảng Trường Thiên An Môn, Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành... và cả những nhà hàng sang trọng hạng 4 sao. Thậm chí tại một nhà hàng, có nhân viên đứng cạnh nhà cầu với một cuộn giấy vệ sinh và phát cho mỗi người một đoạn giấy vừa đủ để chùi...!!!!! Hết ý luôn. Được hỏi tại sao đất nước anh hãnh diện là có nền kinh tế hàng đầu thế giới, qua mặt cả Mỹ và Nhật, vậy mà cũng không có đủ giấy vệ sinh cho nguời sử dụng?  Người hướng dẫn ngượng ngùng giải thích là dân trí đa số người Tàu còn thấp, ích kỷ, không biết nghĩ tới người khác nên cứ để cuộn giấy nào là mất ngay.

Nói về dân trí tụi Tàu thì qua đó mới thấy rõ được quả thật là họ còn quá lạc hậu. Vẫn còn vấn đề khạc nhổ ngoài đường và nơi công cộng.

Còn đi ngoài đường, nếu như ngay giữa Thủ Đô Ánh Sáng Paris, phải cẩn thận nếu không muốn đạp lên phân chó trên vỉa hè thì, bên Tàu, phải thỉnh thoảng nhìn trước mặt nếu không muốn đạp lên những cục đàm của tụi Chệt.

Ngoài ra, còn thêm một đặc điểm nữa của tụi Tàu là họ nói rất lớn ở bất cứ nơi nào. Ngay cả trong khi đang coi show, cell phone reo, một thằng Chệt lên tiếng Allo và cứ thế nói oang oang như thể trong rạp chỉ có một mình hắn. Bao nhiêu khách ngoại quốc lên tiếng sụyt sụyt, hắn cứ tỉnh bơ tiếp tục thao thao bất tuyệt gần cả phút trước khi có bảo vệ vô yêu cầu hắn ra khỏi rạp để nói chuyện điện thoại.

Hướng dẫn viên còn lưu ý đoàn chúng tôi một điểm nữa là đừng ngạc nghiên nếu như mình chào người Hoa mà không được người ta đáp lại vì nguời Tàu không có thói quen chào hỏi những người lạ.
Trong thang máy, nếu mình nhìn lên trần, họ sẽ nhìn xuống dưới đất và ngược lại. Nhìn vào mắt người không quen biết là bất lịch sự!

Tại bàn ăn, nhân viên phục vụ luôn luôn rót rượu bia hay nước uống cho đàn ông trước, sau đó mới tới phụ nữ. Vì vậy, xin các madames đừng ngạc nghiên hoặc bất bình, và cũng xin các bà đừng bị tự ái khi người ta hỏi tuổi các bà; bên Tàu đó là chuyện thường.

Trong suốt hai tuần lễ bên Tàu, điều gây khó khăn trở ngại nhất cho đoàn chúng tôi là hàng rào ngôn ngữ: mặc dù hướng dẫn viên khoe khoang tuyên truyền là bên Tàu, các học sinh được học ngoại ngữ ngay từ bậc Tiểu Học, nhưng rất hiếm khi chúng tôi gặp một người nói được chút tiếng Anh, ngay cả các nhân viên làm ở quầy tiếp tân là những người lẽ ra phải biết chút căn bản tiếng Anh trước khi được thâu nhận vào làm.

Không có người hướng dẫn bên cạnh là chúng tôi chới với. Trong nhà hàng, ở phòng ăn, muốn hỏi xin thêm đường, sữa, hay muối, tiêu là cả một vấn đề, mỏi tay vô cùng. Một bà đầm trong đoàn muốn hỏi sữa để uống café, phải bắt chước con bò "meuh meuh" và tự bóp vú mình như thể vắt sữa bò, làm cả bàn cười bò ra...

Một người khác, ăn bữa xong, muốn uống trà, thấy bình đã nguội tanh, ngoắc cô hầu bàn lại, chỉ vào bình trà và nói "Too cold". Kết quả là cô hầu bàn mang ra cho 2 lon coca vì tưởng là "two cokes"!!! (Tụi Tàu gọi Coca Cola là "Cola" .

Một điều không tưởng khác nữa là một vài hotels bên Tàu đều khóa cái tủ lạnh mini bar trong phòng ngủ của khách. Muốn dùng gì, phải kêu reception cho người lên mở khóa! Tụi này thắc mắc thì hotel cho hay là khách dùng rồi bỏ đi, mà không thanh toán tiền nước uống. Có hotel buộc khách phải đặt tiền thế chân 200 yuan (24 euros) nếu muốn sử dụng mini bar trong phòng.

Các huớng dẫn viên còn lưu ý đoàn là phải cẩn thận khi thanh toán món hàng bằng giấy bạc lớn như 100 yuan vì có những con buôn lưu manh sẽ thối tiền giả hoặc tiền các nước khác không có giá trị như tiền Liên Xô...

Các bữa ăn phục vụ cho đoàn chúng tôi mặc dù rất phong phú, tối thiểu 10 món, nhưng món nào cũng quá nhiều dầu mỡ. Hai ba ngày đầu thì còn thấy lạ và ngon miệng, nhưng về sau, cả đoàn đều ớn tới mang tai. Trong đoàn, có 10 người thì hết 6 nguời, trong đó có tôi, bị tiêu chảy. May là ai cũng chuẩn bị, mang theo thuốc men đầy đủ.

Và sau cùng, điều thú vị tôi ghi nhận được qua chuyến đi này là do người hướng dẫn sau cùng mang lại. Ông này 64t, phụ trách đi với chúng tôi 4 ngày sau cùng ở Bắc Kinh, nói tiếng Pháp cũng khá lưu loát. Ba ngày đầu thì ông tỏ vẻ nghiêm nghị, cũng tuôn ra những lời tuyên truyền như bất cứ guide CS nào; nhưng qua ngày cuối thì mới thổ lộ ông ta là cựu đại tá Công An đã về hưu được 2 năm sau 32 năm phục vụ, nhưng vẫn được phép đi làm kiếm thêm chút tiền.

Ông ta tâm sự là vô đảng để được hưởng nhiều quyền lợi, nay thì không còn tin tưởng vào Đảng nữa vì tất cả các quan chức cao cấp đều quá tham nhũng, giàu có hàng tỷ yuan.
Con gái Hồ Diệu Bang cũng như các cậu ấm, cô chiêu, con cái các đảng viên cao cấp, lợi dụng quyền uy của cha mẹ để kinh doanh, mượn vốn ngân hàng nhà nước rồi xù luôn, không ai dám làm gì cả.

Tôi nói, nếu đúng như vậy thì tình trạng này giống y hệt bên VN hiện nay. Ông ta nói: “Bên Tàu còn tệ hơn bên VN của Ông!”
Con gái ông ta được qua Bỉ du học và lấy một anh chồng Bỉ và ở lại đó luôn.

Tôi hỏi nếu đúng vậy, tại sao người dân không có phản ứng gì cả thì ông ta nói ngày nào quân đội còn nằm trong tay của Đảng CS thì không ai dám làm gì cả.  Các tướng lãnh đều được trả lương rất cao và được hưởng rất nhiều quyền lợi. Quân đội Tàu mạnh hơn Công An và cả hai quyền lực chủ chốt này đều nói "Còn Đảng thì còn ta", tức là phải tuyệt đối trung thành với Đảng. (Đúng là cha nào, con nấy. Thầy nào, trò nấy.)

Khi tôi hỏi : ''Liệu ngày nào đó nước của anh có sẽ có được Dân Chủ không thì ông ta trả lời: ''Chắc chắn sẽ có, nhưng cũng phải khoảng 20 năm nữa, trừ khi trước đó có một cuộc cách mạng đẫm máu.''

Thôi, tôi xin tạm ngưng bản báo cáo của tôi vì quá buồn ngủ. Tôi bắt đầu ngồi gõ từ lúc 3 giờ sáng, giờ Paris (9AM bên Tàu). Vì cách biệt giờ giấc, có thể chưa trở lại bình thường nên đầu óc kém minh mẫn, viết lung tung, mong các bạn thông cảm.

Thân,
BT

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site