lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks:
Giới Lãnh Đạo Mới Của Trung Cộng Sẽ Là Ai?
Dự kiến bảy trong chín thành viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc sẽ về hưu tại Đại hội Đảng lần thứ 18. Những ai sẽ là người thay thế là câu hỏi được hãng tin Reuters phân tích. BBCVietnamese.com mời quý vị tham khảo.
Một trong những nhà lãnh đạo có đầu óc cải cách dễ thấy nhất của Trung Quốc vừa được chú ý trở lại sau khủng hoảng chính trị lớn nhất tại nước này trong cả một thế hệ qua.
Uông Dương là ứng viên có thể vào Thường vụ Bộ Chính trị
Có vẻ ông là người được lợi từ sự ngã ngựa của chính khách có đường lối dân túy, ông Bạc Hy Lai.
Ông Uông Dương, nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Đông vốn nổi tiếng giải quyết khéo léo các vụ bất ổn gần đây trong tỉnh, là người đầu tiên trong ba bí thư tỉnh ủy hưởng lợi sau vụ bê bối kết thúc sự nghiệp chính trị của Bạc Hy Lai vào tháng trước.
Ông Bạc Hy Lai là nhân vật bảo thủ trong đảng từng được cho là có nhiều khả năng lọt vào Thường vụ Bộ Chính trị trong cuộc chuyển giao quyền lực tưởng chừng được hoàn tất vào tháng Ba.
Nhưng đoạn kết sự nghiệp chính trị của ông Bạc nay mở ra cơ hội cho các đối thủ của ông như Uông Dương.
Ông Uông, 57 tuổi, dùng hội nghị đảng bộ cấp tỉnh của ông trong tháng này để thu thập sự ủng hộ của công chúng trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 vào cuối năm nay.
Hoạt động của ông Uông tại Hội nghị Đảng bộ tỉnh Quảng Đông đã nhấn mạnh hình ảnh của ông như một chính trị gia có nhiều khả năng sẽ giữ vị trí cải cách của Thủ tướng sẽ ra đi, ông Ôn Gia Bảo.
Thủ tướng Ôn đã coi ông Bạc Hy Lai như một mối đe dọa đối với di sản cải cách của mình và đã nhanh chóng hạ ông này.
"Bài phát biểu của ông Uông Dương là một dạng diễn văn từ biệt," ông Willy Lam, một chuyên gia tại Hồng Kông chuyên phân tích về giới lãnh đạo Trung Quốc nói.
"Mọi người nghĩ rằng ông sẽ là một Ôn Gia Bảo kế tiếp, người duy trì các tiêu chuẩn của phe tự do trong Ban Thường vụ mới."
Các hoạt động cải cách của ông Uông được đánh bóng hồi năm ngoái khi ông chấm dứt cuộc nổi dậy ở làng Ô Khảm với cách giải quyết mềm mỏng và không có đổ máu. Dân làng đã chấm dứt 10 ngày đối đầu và tổ chức các cuộc bầu cử địa phương.
Ông cũng thúc đẩy các thử nghiệm khác nhau về cải cách hành chính trong những năm qua.
Tại Hội nghị Đảng bộ tỉnh Quảng Đông, ông Uông đã ủng hộ xu hướng thị trường tự do hơn và nới nhẹ bàn tay của nhà nước trong cuộc sống của những người dân bình thường.
Ông nói rằng đảng và chính phủ không nên được xem như là chịu trách nhiệm mang lại hạnh phúc cho người dân.
"Chúng ta phải xóa bỏ quan niệm sai lầm rằng hạnh phúc của người dân là một món quà từ đảng và chính phủ ... (và) tôn trọng sáng kiến của nhân dân để người dân mạnh dạn khám phá con đường riêng của mình đi tới hạnh phúc," ông nói.
Sau hội nghị, ông đã trả lời câu hỏi trực tuyến, và thừa nhận rằng những chỉ trích từ cư dân mạng là tốt cho quản trị.
Các ứng viên khác
Tuy nhiên còn có cạnh tranh từ lãnh đạo các tỉnh khác nữa.
Những người này cũng nhìn ra cơ hội thăng tiến vào cơ quan quyền lực tối cao khi giờ đây quyền lực của ông Bạc Hy Lai đã mất đi.
Ông Tập Cận Bình (trái) dự kiến sẽ kế vị chức lãnh đạo từ tay Hồ Cẩm Đào
Ông Du Chính Thanh, lãnh đạo đảng thành phố Thượng Hải, đã tiến hành Hội nghị Đảng bộ thành phố hôm thứ Sáu và ông Trương Cao Lệ, lãnh đạo đảng bộ thành phố cảng phía bắc Trung Quốc, Thiên Tân, cũng bắt đầu Hội nghị Đảng bộ hôm thứ Ba.
Cả ba ông Uông, Du và Trương đều là các ứng viên vào chín vị trí thành viên Thường vụ Bộ Chính trị , được dự kiến sẽ nằm dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, người được ông Hồ Cẩm Đào chọn thay thế mình.
Bài phát biểu tại các Hội nghị Đảng bộ địa phương của họ cung cấp chỉ dấu cho biết giới lãnh đạo mới sẽ chào đón cải cách kinh tế, và thậm chí cả cải cách chính trị, như thế nào.
Các ứng cử viên khác được đưa lên từ chính quyền trung ương hoặc các tổ chức của đảng. Họ không có các đại hội đảng bộ địa phương để làm nơi thể hiện và các quan điểm chính trị của họ khó phân biệt hơn.
"Đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là diễn đàn cho các lãnh đạo đảng địa phương giới thiệu phương hướng chính sách và tư duy chính sách của họ. Nó là diễn đàn để họ gây ấn tượng với trung ương," ông Wang Zhengxu, Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham ở Anh, nói.
Cải cách từ dưới lên
Thủ tướng Ôn Gia Bảo là một người ủng hộ cải cách kinh tế ổn định trong nhiệm kỳ kéo dài một thập niên của ông.
Ông cũng đã lặp đi lặp lại kêu gọi có tiến bộ chính trị đi kèm mặc dù ông đã không biến những lời nói hùng biện đó thành hiện thực.
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, cải cách chính trị đã bị đóng băng và tụt hậu so với tốc độ cải cách kinh tế ngày càng gia tăng.
Ông Lý Khắc Cường không bộc lộ rõ quan điểm của mình trước công chúng
Liệu người kế nhiệm ông Gia Bảo vào vị trí Thủ tướng, Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, có duy trì chính sách cải cách hay không thì chưa được rõ.
Cuộc chạy đua vào giới lãnh đạo Trung Quốc là một quá trình bí mật với những rà soát, thương lượng và xây dựng liên minh, tương phản hẳn với cuộc chạy đua công khai vào Nhà Trắng diễn ra tại Hoa Kỳ cũng trong khoảng thời gian tương tự từ nay cho đến cuối năm 2012.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo mới nổi lên của Trung Quốc đang học theo cách riêng của họ để ve vãn các đơn vị bầu cử rộng lớn hơn và những người ủng hộ tiềm năng
Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là một tổ chức điều hành từ trên xuống không cần trả lời công dân hoặc thậm chí 80 triệu đảng viên của họ.
Nhưng trong một xã hội ngày càng phân chia và quyết đoán hơn nhờ 30 năm cải cách, các nhà lãnh đạo có co hội thu hút các đối tượng riêng biệt hy vọng xây dựng ảnh hưởng, theo ông Trần Tử Bính, một học giả độc lập.
"Giới lãnh đạo trung ương không có dự định hay ý chí thực hiện thăm dò kiểu đó, vì thế một lần nữa cải cách đến từ bên dưới,” ông Trần, một cựu tù nhân chính trị sống ở Bắc Kinh, nói.
"Điều này cũng cho thấy một sự khác biệt rộng lớn hơn giữa các thế hệ. Chúng cho thấy rằng họ xử lý khác nhau," ông Trần nói về Uông Dương và đội ngũ của ông này ở Quảng Đông.
Ẩn mình
Ông Uông, ông Du ở Thượng Hải và ông Trương ở Thiên Tân là chính trị gia khác hẳn ông Bạc, người đã ve vãn phe bảo thủ bằng chiến dịch ‘Đỏ’ của ông và bằng kêu gọi tăng trưởng bình quân.
Ông Du, 67 tuổi, cũng giống ông Bạc, thuộc dòng “thái tử đảng” – nhưng sự giống nhau chỉ dừng ở đó.
Ông Du và ông Trương, tuy nhiên, có lẽ sẽ đi các bước đi bảo thủ hơn tại hội nghị đảng bộ của họ so với ông Uông.
Thứ nhất là vị thế của ông Uông trong giới lãnh đạo cao cấp được bảo đảm hơn so với ông Du và ông Trương, hai người cao tuổi hơn và có lẽ sẽ chỉ có một nhiệm kỳ nữa.
Ngoài ra, đột phá ở hội nghị đảng bộ của họ ít có khả năng xảy ra và có thể nguy hiểm nếu họ hy vọng còn lên cao.
Ông Willy Lam, phân tích gia tại Hồng Kông, mô tả ông Du là nhà lãnh đạo ít gây tranh cãi nhất trong nhóm “thái tử đảng”.
"Người ta xem ông không phải là người muốn thúc đẩy cho bất kỳ ý tưởng cấp tiến nào," ông Willy Lam nói.
Ông Trương, 65 tuổi, một nhà kỹ trị đã giúp Thiên Tân biến đổi từ một nơi tù túng thành một trung tâm tài chính quan trọng, thậm chí còn được cho là sẽ ít gây tranh cãi hơn.
"Những gì ông muốn làm tại điểm giao thời này là cố gắng không mắc sai lầm hoặc xúc phạm bất cứ ai, để che giấu tham vọng.“
“Ông sẽ cố gắng đảm bảo Đại hội đảng bộ (địa phương) diễn ra trôi chảy, không bị gián đoạn hoặc gặp các vấn đề gì," ông Wang Zhengxu từ Đại học Nottingham nói.
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...