lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Muốn sinh tồn, toàn dân Trung Hoa phải gạt bỏ tội ác và căn bệnh cộng sản vậy. Đó là suy nghĩ và lập trường của giới lao động, trí thức, của đa số dân chúng trong nước. Của biết bao trăm triệu đảng viên thi nhau bỏ đảng cộng sản tới giờ.[5]
IV. Phong Trào Khởi Nghĩa Đòi Dân Chủ
Trước làn sóng dân chủ đang lan tràn trong khối Ả rập, những người bất đồng chính kiến trong thời hậu Thiên An Môn đã dọn đường cho các cuộc biểu tình chống chính quyền gần đây. Trong số trí thức trẻ tranh đấu đòi dân chủ có Luật sư Cao Trí Thịnh đã từng giúp người dân chống sự lạm quyền của quan chức địa phương và đàn áp tôn giáo. Hiện tại, ông đang bị chính quyền Trung Quốc giam cầm, tra tấn, mọi tin tức liên quan đến ông đều bị bưng bít. Phản ánh sự kiện này, tuần báo Le Nouvel Observateur có bài viết: “Luật sư can đảm của Trung Quốc”.[6]
Luật sư Cao Trí Thịnh
Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đả kích thành tích nhân quyền “đáng kinh tởm” của Trung Quốc hành động đàn áp của Trung Quốc hiện nay là “hành động vô bổ của một kẻ ngu xuẩn”. Những phát biểu của nữ ngoại trưởng Hoa Kỳ đã được các nhân vật tranh đấu dân chủ Trung Quốc tỏ ý hoan nghênh, nhưng họ cũng nói rằng tiến trình dân chủ Trung Quốc sẽ tùy thuộc rất nhiều vào nỗ lực tranh đấu của chính người dân nước họ.[7]
V. Phong Trào Nổi Dậy Của Các Dân Tộc Thiểu Số
1. Biểu tình ở Tây Tạng
Tây Tạng bị sát nhập vào Trung Quốc kể từ năm 1951. Trong các thập niên 1960 đến thập niên 1980, đã có vào khoảng hơn một triệu người Tây Tạng bị đưa vào các trại cải tạo. Hiện giờ có sự hiện diện của khoảng 8 triệu dân và một chính quyền Tây Tạng lưu vong trên thế giới tự do.
Gần đây gần 10 ngàn học sinh, sinh viên người Tây Tạng ở Đồng Nhân, tỉnh Thanh Hải, đã biểu tình phản đối chính quyền Trung Quốc vì họ cho là ngôn ngữ và văn hóa của người Tây Tạng bị đe dọa khi nền giáo dục Trung Quốc buộc họ dùng sách giáo khoa và nghe bài giảng bằng tiếng Quan thoại.[8]
Lobsang Sangay, vị tân Thủ tướng Chính phủ lưu vong của người Tây Tạng tại Ấn Độ [9] đã tuyên bố ủng hộ người dân Tây Tạng trong nước đứng lên chống lại sự thống trị của Trung Quốc trên vùng đất của họ.
Lobsang Sangay – Ảnh: AP/Ashwini Bhatia
Theo Lobsang Sangay, người dân Tây Tạng nổi dậy là vì quyền tự do ngôn luận của người dân thiểu số không được thừa nhận và 60 năm đã qua mà đất nước họ vẫn bị đô hộ trong cảnh điêu linh, cùng cực, trong khi công nhân Trung Quốc đến nước họ khai thác và lấy đi các kim loại trị giá hàng tỷ đô la.
2. Biểu tình chống chính quyền Tại Tân Cương
Trong năm 2009, tại Tân Cương đã xây ra nhiều cuộc đụng độ giữa người Duy Ngô Nhĩ [Uighur, gốc Thổ theo đạo Hồi, một số theo đạo Phật] và người Hán, làm hơn 150 người chết. Sau đó vài ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị bắt và giải toà. Những cuộc đụng độ đẫm máu giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán đã xẩy ra vì tranh chấp quyền lợi, kỳ thị sắc tôc.[10]
3. Nội Mông rơi vào bạo loạn
Cuộc nổi dậy bắt đầu phát khởi khi những người chăn nuôi gia súc gốc Mông Cổ tổ chức biểu tình phản đối chính quyền địa phương cho khai thác than và đất hiếm bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường tác hại cho ngành chăn nuôi của người Mông Cổ. Các đoàn xe vận tải chuyên chở quặng làm phá hỏng môi trường chăn thả gia súc của người Nội Mông. Sau khi người khởi xướng phong trào bị xe tải cán chết, nhiều người chăn nuôi biểu tình, kêu gọi bảo vệ đất đai và quyền sống của người Mông cổ.
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks