lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Con Sán Lãi
1, 2
Chu Chi Nam
...
4) Từ năm 1972 tới ngày hôm nay
Từ năm 1972 cho tới ngày hôm nay, có những biến cố quan trọng, đại để như sau : Mao chết năm 1976, Đặng thực sự nắm quyền năm 1978 và cuộc viếng thăm Hoa kỳ của ông vào cùng năm, chiến tranh biên giới Việt Hoa năm 1979, Biến cố Thiên An môn 1989. Sau đó Trung cộng công nhận cho Pháp Luân Công hoạt động, rồi lại cấm đoán và đàn áp. Ngày hôm nay thì Trung cộng, nửa muốn trở về tư tưởng Khổng Tử, nửa không.
Chúng ta cùng nhau đi vào từ từ, chi tiết của từng biến cố và nêu rõ sự thiếu vắng một nền triết lý căn bản để tựa lên của chính quyền Trung Cộng.
Trước đó, chiến tranh biên giới Nga Hoa, nay chiến tranh biên giới Việt Hoa chứng tỏ những lời nói « Thế giới đại đồng cộng sản « , « Tình huynh đệ xã hội chủ nghĩa, môi hở răng lạnh « chỉ là những danh từ xuông, và chỉ có lợi cho Hoa kỳ. Như chúng ta đã biết, vào lúc này là đang ở thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trong thời gian này Hoa kỳ dùng chiến lược Be Bờ của Paul Nitzé và Georges Kennan, gồm có 2 thời kỳ : thời kỳ phòng thủ, be bờ và thời kỳ tấn công. Phòng thủ từ cuối Thế Chiến thứ 2 cho tới năm 1972, qua cuộc gặp gỡ Mao Nixon ở Thượng hải. Tấn công từ 1972 tới khi chế độ cộng sản sụp đổ vào năm 1989, khi bức tường Bá linh bị phá vỡ. Có lợi cho Hoa kỳ, vì để tấn công, Hoa kỳ đã dùng chiến tranh tâm lý, mở thêm những đài phát thanh hướng về những nước cộng sản, và đồng thời nói lên cho dân trên thế giới biết rằng ý thức hệ cộng sản, chế độ cộng sản là sai lầm, không mang lại ấm no cho dân, mà chỉ mang lại nghèo đói và bất công ; không mang lại hòa bình, tình huynh đệ cộng sản, mà chỉ mang lại chiến tranh và chết chóc ; không phải môi hở, răng lạnh, mà răng cắn vào môi.
Về biến cố Thiên An Môn, ngày hôm nay chúng ta càng rõ, nhất là với quyển Nhật ký của Triệu tử Dương, đương kim Tổng bí thư đảng lúc bấy giờ. Nếu xét trên bình diện triết lý, ý thức hệ, thì đó là một ý định đặt lại giá trị của triết lý ý thức hệ Mác Lê, chủ trương độc khuynh, chỉ có một ý thức hệ, chủ trương độc đảng, chỉ có một đảng, mà muốn bắt kịp con tàu tiến bộ triết lý ý thức hệ thế giới, chủ trương đa khuynh, đa đảng.
Phong trào Thiên an môn thất bại, không phải là không có sự ủng hộ của dân và thanh niên, học sinh, sinh viên, công chức, mà là vì có sự cấu kết của một số cán bộ chóp bu, thượng tầng, tiêu biểu bới Đặng tiểu Bình, Lý Bằng, Dương thiệu Côn và một nhóm quân đội bảo thủ.
Biến cố Thiên An Môn tại Bắc Kinh năm 1981 - biến cố đánh dấu bước thụt lùi về Tự Do-Dân Chủ tuy nhiên cả thế giới sẽ nhớ mãi hình ảnh người thanh niên anh dũng cản đường xe tăng quân đội.
Theo ông Ruan Ming, người đã từ lâu trong Đoàn Thanh niên Cộng sản, là cộng sự viên đắc lực của Hồ diệu Bang, cựu Tổng bí Thư đảng, người đã từng viết bài diễn văn nổi tiếng cho Đặng tiểu Bình, vào kỳ họp Trung Ương lần thứ 3, của Đại hội thứ 11 của Đảng cộng sản Tàu, vào năm 1978 :
« Trong cuộc diễn biến của Phong trào dân chủ 1989, tám mươi phần trăm cán bộ trung cấp của Đảng và của Chính quyền đều có cảm tình và ủng hộ Phong trào. Bảy mươi phần trăm Bộ trưởng và Thứ Trưởng cũng ủng hộ. Điều này chứng tỏ rất rõ vào ngày 15 và ngày 18, khi những nhân vật nổi tiếng của mọi tầng lớp bày tỏ công khai lập trường của họ, mong muốn rằng chính quyền công nhận lòng yêu nước của sinh viên, mong muốn chính quyền tiếp tục đối thoại với họ và không dùng phương pháp mạnh. Những người đầu tiên bày tỏ bất đồng trong việc dùng bạo lực quân đội, chính là ba vị Phó Chủ tịch quân sự của Ủy Ban Thường vụ của Quốc hội, cũng như 800 tướng về hưu đã chống đối việc dùng quân đội để đàn áp. » ( Ruan Ming – Deng XiaoPing – Chronique d’un empire : 1978-1990 - trang 258 – nhà xuất bản Philippe Picquier – Paris – 1992).
Cuộc đàn áp đẫm máu Thiên an Môn 1989, một lần nữa chứng tỏ triết lý bảo thủ quân chủ phong kiến rồi quân chủ tập trung tới quân chủ cộng sản, vì chế độ, ý thức hệ cộng sản, chỉ là mặt trái mặt phải của một đồng tiền quân chủ, mà đại diện chỉ là một thiểu số chóp bu, ngày xưa là vua và một thiểu số quan lại bảo thủ, ngày nay là Bộ Chính trị, thiểu số này rất phản động, không nghĩ đến quyền lợi của dân, làm bất cứ việc gì, với bất cứ giá nào, ngay cả giết sinh viên, học sinh, để bảo vệ chức quyền của mình. Chính ở điểm này tôi cho rằng, cho tới ngày hôm nay, mặc dù có sự tăng trưởng, nhưng tương lai nước Tàu vẫn còn bấp bênh. Đúng như lời ông François Mittérand, cự Tổng Thống Pháp, nói vào ngay sau Biến cố Thiên An Môn :
« Một chính quyền dùng súng bắn vào sinh viên, học sinh, thì chẳng khác nào dùng súng bắn vào tương lai của mình. »
Một biến cố quan trọng trong thời gian từ 1972 cho tới ngày hôm nay, ngay sau biến cố Thiên an môn, là chính quyền Trung cộng cho phép Pháp Luân công hoạt động, sau đó lại cấm và bắt, bỏ tù những người theo triết lý này.
Pháp luân công là một triết lý sống đơn giản, thực tiễn, dựa trên những triết lý, tôn giáo, tư tưởng cổ truyền của Tàu. Theo đó con người phải sống lương thiện, ăn hiền, ở lành, không giết người, làm việc chi hại đến người, không nói dối, lừa gạt. Thêm vào đó, Pháp luân công cho rằng con người là tổng thể, là cái gì hòa hợp nhịp nhàng giữa thể xác và tinh thần. Chính vì vậy họ chủ trương cần phải có tập thể dục, hít thở điều hòa, « Một tinh thần tốt đẹp, luơng thiện trong một thân thể khỏe mạnh, quân bình. »
Triết lý này đã được phần lớn dân và cán bộ đảng, nhà nước đi theo. Nhưng chính vì vậy lại đe dọa triết lý Mác Lê Mao, nên chính quyền phải vội cấm đoán, rồi triệt hạ, bỏ tù những ai theo triết lý này, như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Biến cố quan trọng nữa trong thời gian này là Chính quyền Trung cộng quyết định phục hồi tư tưởng Khổng học, đã cho thiết lập cả trăm viện nghiên cứu Khổng học tại trong và ngoài nước.
Tài tử nổi tiếng của Hồng Kông Châu Nhuận Phát thủ vai Khổng Phu Tử.
Điều này chứng tỏ rằng đã có những người trong Đảng ý thức rằng ý thức hệ, nền triêt lý Mác Lê Mao đã lỗi thời, phải thay thế bằng một ý thức hệ khác (1). Tuy nhiên cũng có người chống lại, vì ý thức hệ của Khổng Tử có thể nói là hoàn toàn trái ngược lại với ý thức hệ Mác Lê Mao. Chấp nhận cái này có nghĩa là triệt bỏ cái kia. Chính vì vậy, mà cách đây mấy tháng, vào tháng 8, tự nhiên bức tượng khổng lồ của Khổng Tử bị mất một cách âm thầm ở quảng trường Thiên An Môn ; nhưng một thời gian sau lại được dựng lại. Có giả thuyết cho rằng, vì có sự tranh chấp trong đảng, ở mức độ cao, nên mới có hiện tượng này, chứ dân thường làm sao dám làm và đâu có phương tiện để làm. Tôi nghiêng về giả thuyết này. Chẳng khác nào như việc đối xử với Pháp luân công. Sự lúng túng đi tìm một triết lý căn bản, một ý thức hệ hợp lý, hợp thời hãy còn là một vấn đề nan giải cho chính quyền Trung cộng hiện nay.
Cách đây hơn 200 năm, Napoléon đã nói : « Nước Tàu là một con hổ đang ngủ. Khi nó thức dậy thì thế giới sẽ rung chuyển ». Rồi vào những năm 70, một nhà trí thức Pháp, ông Alain Peyrefitte viết quyển sách mang tựa đề : « Khi nước Tàu thức giấc … », đã trở thành sách bán chạy nhất vào thời bấy giờ. Nhất là gần đây qua bản tường trình của Quỹ Tiền tệ thế giới (FMI), theo đó sản lượng tính theo đầu người hàng năm, tính theo giá trị tiền tệ là 5 000$ ; nhưng tính theo khả thế mua bán, thì là hơn 7 000$, nhân với hơn 1,3 tỷ người, thì tổng sản lượng quốc gia là vào khoảng 10 000 tỷ ; và theo dự đoán của FMI, chỉ cần năm sau năm, thì tổng sản lượng của Trung cộng sẽ bắt kịp Hoa Kỳ và vượt Hoa Kỳ. Từ đó nhiều người liên tưởng đến hiện tượng quá khứ : Hoa Kỳ bắt kịp tổng sản lượng của Anh quốc vào đúng năm 1900, thế rồi liền sau đó Hoa Kỳ trở thành đại cường quốc trên nhiều lãnh vực, chiến thắng Đệ Nhất, Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến Tranh Lạnh. Cũng từ đó nhiều người suy đoán là Trung Cộng sẽ trở thành đại cường quốc, sẽ tạo nên nhiều cuộc chiến tranh và làm lay chuyển thế giới.
Cái nhìn của tôi có đôi phần ngược lại. Theo tôi Trung cộng hiện nay mới chập chững bước vào nền văn minh thương mại, mà lại là một thứ thương mại rừng rú, làm mất niềm tin không những ngay với chính dân họ, mà còn mất niềm tin với nhiều quốc gia trên thế giới. Và với niềm tin thì người ta có thể làm nên bất cứ một cái gì, như một câu nói : « Với niềm tin người ta có thể phá vỡ những thành trì hay cũng có thể xây dựng lên những thành trì. Không có niềm tin thì người ta không làm được gì cả. »
Thêm vào đó chính quyền Trung cộng vẫn bám lấy ý thức hệ cộng sản Mác Lê Mao, mặc dầu biết rõ ý thức hệ triết lý này đã lỗi thời.
Và theo tôi nghĩ, để có niềm tin cho một con người và ngay cả cho một chính quyền, một quốc gia, dân tộc, thì phải có một căn bản triết lý vững vàng, hợp thời. Giới lãnh đạo và ngay cả giới trí thức Trung cộng không đủ trình độ để tạo nên một triết lý ý thức hệ mới, muốn bỏ ý thức hệ của Marx không xong, muốn lấy ý thức hệ của Pháp Luân Công, của Khổng giáo, của Nho giáo cũng không được, vì trái với tư tưởng của Mao. Chính Mao đã nói : « Khổng Tử chỉ là con chó giữ nhà cho chế độ phong kiến« ; Trong tình trạng đó, mặc dầu kinh tế Tàu có phát triển gần đây, nhưng theo tôi nghĩ, thì con hổ Tàu chưa thực thức tỉnh, vì không có một triết lý hành động hợp lý, hợp thời, nói chi đến làm rung chuyển thế giới.
Paris ngày 18/12/2011
Chu chi Nam
(1) Xin đọc thêm những bài « Sự khác biệt giữa Khổng giáo và cộng sản.. «, cùng những bài viết về Trung cộng, trên : http://perso.orange.fr/chuchinam/
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
1, 2
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks