lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

 

Tin Tức Thời Sự Quốc Tế

Tân Tổng thống Pháp : chính sách kinh tế phải hướng tới tăng trưởng

francoise hollande, république francaise

Tổng thống tân cử Pháp François Hollande 07/05/2012 (REUTERS)

Trong lúc vận động tranh cử Ông Hollande đã rõ ràng đặt lại vấn đề, không muốn tiếp tục chính sách đơn thuần thắt lưng buộc bụng, mà lên tiếng đòi thúc đẩy tăng trưởng mà ông cho là cần thiết. Ông hầu như là người đầu tiên lên tiếng đòi bổ sung thêm vế tăng trưởng vào hiệp ước ngân sách của châu Âu. Sau đó, chính thống đốc Ngân hàng Châu Âu, Mario Draghi vào hạ tuần tháng Tư vừa qua đã phải công nhận « giới hạn của chính sách khắc khổ » và nêu lên khả năng thiết lập một « hiệp ước tăng trưởng cho toàn khối ».

Đối với riêng nước Pháp cũng vậy, dù chưa chính thức nhậm chức, nhưng tân Tổng Thống Pháp François Hollande đã bắt đầu nghĩ đến việc thực hiện cam kết khôi phục kinh tế đưa ra trong lúc vận động tranh cử. Căn cứ vào hiện trạng nước Pháp, công việc không thiếu, từ việc giải quyết nạn thất nghiệp, ưu tư hàng đầu của người dân, cho đến việc giảm thâm hụt ngân sách, điều kiện tiên quyết mà Liên Hiệp Châu Âu đặt ra cho các thành viên, và nhất là thúc đẩy tăng trưởng, chìa khóa giúp kinh tế đi lên.

Thất nghiệp : mối lo hàng đầu

Theo các số liệu thống kê chính thức, được báo chí nêu bật trong những ngày qua, hiện trạng kinh tế Pháp quả là đáng quan ngại : Trước hết, nợ công của Pháp vào cuối năm ngoái được ước tính là 1.737 tỷ euro, và dự kiến lên tới 1.800 tỷ vào cuối năm nay, 2012.

Trên bình diện thương mại, thì năm vừa qua Pháp đã bị thất thu kỷ lục gần 70 tỷ euro, trong lúc Đức, ngược lại đã thặng dư 160 tỷ, cho thấy Pháp đang mất sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Trong lúc đó, tỷ lệ tăng trưởng rất yếu ớt. Cho dù thủ tướng Fillon đã nâng dự báo cho năm nay từ 0,5% lên thành 0,7%, mức này được cho là rất yếu, không đủ để cải thiện tình trạng thất nghiệp đang đạt kỷ lục.

Theo thống kê Eurostat của Châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp ở Pháp trong tháng 2 vừa qua là 10%, mức cao nhất từ 12 năm nay. Nạn thất nghiệp tiếp tục gia tăng bất chấp các biện pháp khắc phục. Theo số liệu mới nhất từ ​​Bộ Lao động Pháp chẳng hạn, đã có thêm hơn 700.000 người tìm việc làm trong loại A, tức là những người hoàn toàn không có việc làm. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 1999.

Theo các nhà phân tích, chính công ăn việc làm là một trong những vấn đề đầu tiên mà ông Hollande cần phải giải quyết. Có những hồ sơ rất cấp bách như tìm lối thoát cho các cơ sở sản xuất bị đe dọa đóng cửa như nhà máy lắp ráp xe hơi của Tập đoàn Peugeot PSA tại Aulnay-sous-Bois, ngoại ô Paris, hay là ngăn chặn các làn sóng sa thải ở các đại công ty như Carrefour, Nestlé, hay Groupama trong ngành bảo hiểm. Các tập đoàn này đã lên những kế hoạch sa thải nhân viên, nhưng đã tạm hoãn chờ đến khi bầu cử tổng thống xong.

Giảm thâm hụt và tăng trưởng

Nói là thất nghiệp gia tăng tức là nói đến suy thoái kinh tế, đến tiền thuế thu được bị giảm, chi phí xã hội tăng lên, và mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách khó đạt hơn. Tuy nhiên, tổng thống mới sẽ phải tiếp tục cố gắng giảm thâm hụt ngân sách.

Nếu ông muốn hạ mức thâm hụt xuống còn 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2013 so với 5,2% ngày hôm nay, Tổng thống Hollande sẽ phải tìm ra thêm gần 40 tỷ euro trong hai năm. Và nếu muốn đạt mức cân bằng vào cuối nhiệm kỳ 5 năm, ông Hollande phải kiếm được hơn 100 tỷ euro.

Giảm thâm hụt là một phần, bên cạnh đó phải thúc đẩy tăng trưởng, đó là nhiệm vụ khó khăn mà ông Hollande phải đối mặt. Để vực dậy nền kinh tế Pháp, Tổng Thống Hollande sẽ phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng sao cho tốc độ tăng trưởng không bị đình trệ.

Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công đe dọa khu vực đồng Euro, hai nước Pháp và Đức đã chủ trương tập trung vào việc thủ đẩy chủ trương xiết chặt ngân sách kể từ năm 2010. Tổng Thống Pháp mãn nhiệm Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thúc đẩy một hiệp ước áp đặt kỷ luật tài chính ở tất cả 27 nước thành viên, một chiến lược mà ông Francois Hollande đòi xét lại.

Đối với tân Tổng Thống Pháp, cần phải gắn thêm vào văn kiện đó một loại "hiệp ước tăng trưởng và việc làm". Đây là một đề nghị rất được hoan nghênh tại Hy Lạp, Tây Ban Nha hoặc tại Ý, các nước Nam Âu đã phải chịu một chính sách khắc khổ từ hai năm nay. Dư luận tại một số nước khác như Anh, Ireland cũng tán đồng. Để tìm hiểu thêm tình hình, RFI đã phỏng vấn giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên tại Đại học Genève (Thụy Sĩ).

pay per click advertising

Weblinks :

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters
un compteur pour votre site