lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

 

Tin Tức Thời Sự Quốc Tế

Chiến Tranh Bắt Đầu Từ Trên Không

b-2

Oanh tạc cơ tàng hình b-2 của không lực Hoa Kỳ

1, 2

Trúc Giang

(Thân tặng độc giả Việt Báo: Cựu Trung Úy Ret Truong-Hoa lạc giữa rừng gươm* Hạt bụi đỏ Trung Nguyên năm nào.)

1* Mở bài

Kế hoạch trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã chính thức tạo căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Nếu chiến tranh xảy ra, thì cuộc chiến sẽ bắt đầu từ trên không, bởi vì vệ tinh tình báo là con mắt theo dõi và xác định tọa độ của các tàu chiến, xe tăng, những dàn hỏa tiễn, những đội hình tác chiến dưới mặt đất. Đồng thời, lợi hại nhất là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu, dẫn đường cho các hỏa tiễn và bom tinh khôn. Tất cả đều ở trên trời. Nếu hai phương tiện chiến tranh nầy bị tê liệt, thì vũ khí dưới mặt đất trở thành vô dụng.
Vũ khí Hoa Kỳ hiện đại nhất thế giới, cộng thêm kinh nghiệm xử dụng vũ khí tác chiến, không ai theo kịp, nhưng mức độ phát triển nhanh chóng của Trung Cộng làm cho Hoa Kỳ lo ngại.

Lợi thế của Trung Cộng là họ không bỏ ra những số tiền khổng lồ để làm nghiên cứu, chỉ nhờ vào tài ăn cắp rồi cải tiến, tuy lẹt đẹt phía sau nhưng thật sự là một đe dọa, không những cho Hoa Kỳ và các nước trong khu vực, mà còn đe dọa cho cả nhân loại nữa, vì tham vọng bành trướng bá quyền ngàn năm của Hán tộc.

Trung Cộng đã tăng ngân sách quốc phòng từ 91 tỷ euro của năm 2010, lên tới 183 tỷ euro cho năm 2015, và năm 2012 chi tiêu 100 tỷ đô la cho quân đội..

Hiện tại, cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ rất gay gắt, không những trên mặt đất, mà còn ở ngoài không gian nữa.

Cựu Bộ trưởng QP/HK, ông Robert Gates cho rằng cuộc cạnh tranh đang diễn ra gay gắt trên lãnh vực an ninh mạng, vũ khí hạt nhân và phòng thủ hỏa tiễn.

Nếu chiến tranh xảy ra, thì cuộc chiến sẽ bắt đầu từ bên ngoài bầu khí quyển, tức là vũ trụ, bởi vì, hệ thống dẫn đường cho các hoả tiễn và hệ thống thông tin liên lạc, được điều khiển từ hệ thống định vị toàn cầu.

Hiện tại, Trung Cộng đang xử dụng hệ thống định vị toàn cầu của Hoa Kỳ là GPS (Global Positioning System-GPS). Khi hệ thống GPS bị khóa hay ngừng hoạt động, thì tất cả các hoả tiễn được dẫn đường bằng GPS sẽ trở thành vô dụng.

2* Đạo quân ăn cắp của Trung Cộng

Trước đây, trong một cuộc điều trần hữu thệ, Giám đốc FBI, Robert Mueller và Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper, đã báo động trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện HK, về những cuộc tấn công xâm nhập quy mô và gia tăng các binh đoàn tin tặc (Hacker), vào hệ thống các máy tính của các ngành công nghệ HK, mục đích đánh cắp và đánh phá tài liệu.

Công ty an ninh máy tính Symantec thông báo một loạt Virus gọi là Sykipot, phát xuất từ Trung Cộng, đã phát tán, mục đích xâm nhập vào các công nghệ quốc phòng HK.

Năm 2009, đã có hơn 30 công ty HK, từ Yahoo, Adobe, Rackspace đến Northrop Grumman… bị tấn công trầm trọng. Đó là mục đích đánh cắp kỹ thuật, bí mật khoa học, và an ninh quốc phòng HK.

Trung Cộng đang tìm kiếm những bí mật về kỹ thuật tàng hình cho phi cơ và tàu chiến, bí mật hỏa tiễn và nhất là bí mật về phi cơ liên hành tinh (vũ trụ) không người lái, độc nhất vô nhị của HK, đó là chiếc X-37B.

Phản gián HK và Ấn Độ gài bẫy để theo dõi hành tung của Virus, đã khám phá ra sào huyệt của tin tặc, thuộc cấp quốc gia là Trung Cộng. Không những ăn cắp bí mật quân sự, kinh tế của HK, mà TC còn ăn cắp kỹ thuật của châu Âu.

Ngoài ra, TC còn ăn cắp công khai quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền của Tây phương nữa.

Nga còn chạy mặt Trung Cộng về nghề ăn cắp thô bạo từ lâu. Mới đây, hôm thứ thứ ba 6-3-2012, Nga đồng ý bán cho Trung Cộng 48 phi cơ tiêm kích (không chiến) Sukhoi với số tiền là 4 tỷ đô la, nhưng với điều kiện là nước nầy không được sao chép, ăn cắp mẫu của Nga. Nga nhất định phải đưa điều kiện ràng buộc nầy vào hợp đồng: “Cấm Trung Cộng sao chép các máy bay nầy, rồi sau đó sản xuất đem bán cho nước thứ ba”. Trung Cộng từ chối. Điều nầy xác nhận ý đồ bất chánh của họ.

Tờ Kommersant đã công khai tố cáo Trung Cộng, đã từng sao chép, ăn cắp nhiều kiểu máy bay của Nga như Su-27, Su-30 và MiG-29. Bị tố cáo trước thế giới là phường ăn cắp, vậy sĩ khí và danh dự dân tộc ở đâu? Thật là vô liêm sĩ.

Viện Nghiên Cứu Hoà Bình QT đặt tại Stockholm, Sipri, đã nhấn mạnh, “Trung Cộng đặc biệt chú ý đến việc chiếm lĩnh công nghệ nước khác, nhằm phát triển ngành công nghiệp vũ khí của họ”.

3* Trung Cộng muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào không gian của Hoa Kỳ

Hiện nay, hệ thống dẫn đường cho hỏa tiễn của Trung Cộng còn lệ thuộc vào hệ thống định vị toàn cầu GPS của Hoa Kỳ.

Bộ QP/HK đang điều hành và kiểm soát hệ thống GPS nầy. Trong trường hợp căng thẳng giữa hai bên, Ngũ Giác Đài có thể không cho TC xử dụng hệ thống nầy, bằng cách gây nhiễu hoặc khóa tần số, thì tất cả hỏa tiễn liên hệ xem như vô dụng.

Sự lợi hại của hệ thống định vị toàn cầu được thể hiện trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, năm 1991, hệ thống dẫn đường các hỏa tiễn đã đánh trúng mục tiêu một cách rất chính xác, sai số từ 1 đến 3m. Các ký giả ngoại quốc ở khách sạn không xa mục tiêu có thể thấy rõ hỏa tiễn phóng thẳng vào một chỗ, cho nên họ an tâm quan sát.

Hệ thống GPS còn cung cấp một băng tần tín hiệu rộng rãi, do phủ sóng toàn cầu, nên việc giao thông liên lạc giữa các quốc gia trong liên quân rất dễ dàng.

Kế đó, Trung Cộng lại bị một cú sốc, là không thể xác định được vị trí của hai nhóm hàng không mẫu hạm mà HK đã điều động đến để bảo vệ Đài Loan, cũng thuộc vùng biển của Trung Cộng. Đó là sự kiện Trung Cộng đã bắn hỏa tiễn vào vùng biển Đài Loan và thực hiện những cuộc tập trận đổ bộ, trước cuộc bầu cử tổng thống 3 ngày, để đe dọa người dân Đài Loan, là không được bầu cho ứng cử viên Lý Đăng Huy, vì nghĩ rằng, khi đắc cử tổng thống, ông Huy có thể sẽ tuyên bố Độc lập cho đảo Đài Loan. Nhưng TC thất bại, vì người dân Đài Loan tin tưởng vào sự bảo vệ của HK, nên Lý Đăng Huy đắc cử tổng thống với đa số phiếu.

Vì muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào hệ thống GPS của HK, nên suốt 15 năm qua, TC nổ lực xây dựng riêng cho mình một hệ thống định vị vệ tinh, có tên là Bắc Đẩu (BeiDou).

Khi làm chủ được hệ thống, TC có thể xác định được vị trí, mục tiêu, toạ độ thì mới ngăn chặn tàu chiến HK đi vào vùng biển của họ hoặc vùng biển đang tranh chấp như biển Đông chẳng hạn. Đồng thời, TC cũng có thể xử dụng phi cơ không người lái trong tình trạng căng thẳng với HK.
4* Hệ thống định vị Bắc Đẩu (The BeiDou Navigation System)

Ngày 27-12-2011, phát ngôn viên Ran Cheng cho biết, Trung Cộng khẳng định rằng, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, tự tạo, đã bắt đầu hoạt động trong nổ lực chấm dứt sự lệ thuộc vào vệ tinh của nước ngoài.

Bắc Đẩu sẽ cung cấp dịch vụ dẫn đường trong khu vực nước Trung Hoa trong năm 2012 và trên toàn cầu vào năm 2020.

4.1. Bắc Đẩu 1

Bắc Đẩu 1, gồm 3 vệ tinh phủ sóng địa phương, trên khu vực nước Tàu, được xử dụng vào ngày 27-12-2011.

4.2. Bắc Đẩu 2.

Hệ thống Bắc Đẩu 2, còn gọi là Compass. Là hệ thống định vị toàn cầu với 35 vệ tinh, đang trên đường xây dựng, dự trù sẽ hoàn thành vào năm 2020. Mức độ chính xác hiện tại là 25m và đang cải thiện để còn sai biệt trong vòng 10m.

Trung Cộng dùng hỏa tiễn Trường Chinh 3, để đưa các vệ tinh vào quỹ đạo. Hiện nay, đã có 11 vệ tinh được đặt vào quỹ đạo, cách mặt đất 21,150km. Như vậy, còn 24 vệ tinh nữa sẽ được đặt vào hệ thống Bắc Đẩu.

Các khoa học gia Trung Cộng cho biết, từ năm 2011 đến 2015, họ sẽ có 100 vụ phóng để đưa 100 vệ tinh các loại vào vũ trụ.

Hệ thống Bắc Đẩu toàn cầu dự liệu sẽ đưa vào xử dụng năm 2020.

5* Hệ thống định vị toàn cầu GPS của Hoa Kỳ

Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) là hệ thống xác định vị trí trên mặt trái đất, bằng hệ thống 24 vệ tinh nhân tạo, đặt trên một quỹ đạo ở ngoài bầu khí quyển của quả địa cầu. Hệ thống do Bộ QP/HK thiết kế, xây dựng, điều khiển và quản lý.

Trong cùng một thời điểm, 3 vệ tinh trong hệ thống, cùng xác định tọa độ của bất cứ một điểm nào trên mặt quả đất nầy, rồi truyền tín hiệu xuống các trạm thu nhận dưới đất.

Kể từ năm 1980, chính phủ Hoa Kỳ cho phép mọi người trên thế giới, không kể quốc tịch, được xử dụng miễn phí một số công dụng của GPS. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, 24 giờ trong một ngày.

5.1. Sự hoạt động của GPS

24 vệ tinh bay vòng quanh trái đất 2 lần trong một ngày, theo một đường đi (quỹ đạo) được điều khiển một cách rất chính xác. 3 vệ tinh trong hệ thống cùng phát tín hiệu về một tọa độ xuống mặt đất, được các máy thu tiếp nhận, với độ sai biệt từ 1 đến 3m.

5.1.1. Ba thành phần của hệ thống GPS
1. Phần không gian
2. Phần kiểm soát
3. Phần xử dụng

Không Quân Hoa Kỳ phụ trách làm phát triển, điều hành và bảo trì 2 thành phần, là không gian và kiểm soát.

Từ quỹ đạo cách mặt đất 20,200km, các vệ tinh truyền tín hiệu từ vũ trụ xuống mặt địa cầu, được các máy thu tín hiệu GPS, làm những con toán vô cùng phức tạp, để xác định vị trí không gian 3 chiều: kinh độ, vĩ độ và chiều cao vào thời điểm đó. Những tính toán phức tạp về trạng thái thời tiết của bầu khí quyển, có tác động vào tốc độ của tín hiệu, như độ ẩm, giông bão, các lớp mây…

Bầu khí quyển, nói chung là bầu không khí bao trùm quả đất, gồm nhiều thứ khí khác nhau và hơi nước, được giữ lại bởi sức hút của trái đất. Độ cao 120km được coi là ranh giới giữa bầu khí quyễn và khoảng không vũ trụ bên ngoài.

1). Phần không gian của hệ thống GPS

24 vệ tinh nằm trên một quỹ đạo, xoay chung quanh trái đất. Chúng được điều khiển luôn luôn cách mặt đất 20,200km. Sự chuyển động rất ổn định và quay 2 vòng trái đất trong 24 giờ, với tốc độ 7,000 miles/giờ. Các vệ tinh được sắp xếp làm sao cho những máy thu dưới đất, luôn luôn nhìn thấy 4 vệ tinh ở bất cứ ở một thời điểm nào.

Vệ tinh hoạt động được, nhờ năng lượng mặt trời và những nguồn pin, accu chứa điện khi không có ánh sáng mặt trời, tức là lúc gọi là ban đêm.
2). Phần kiểm soát của hệ thống GPS

Mục đích của phần kiểm soát là điều khiển cho các vệ tinh đi theo đúng quỹ đạo đã ấn định (20,200km)

Có 5 trạm kiểm soát ở rải rác khắp nơi trên trái đất, trong đó, 4 trạm tự động và một trạm trung tâm. Ngoài ra, còn có một trạm trung tâm dự phòng, và 6 trạm kiểm soát chuyên biệt.

Đường bay của các vệ tinh được ghi lại ở 13 trạm, đa số là ở HK, một số ở các nước: Anh, Argentina, Ecuador, Bahrain và Úc. Phương tiện gởi đi và nhận tín hiệu nhờ những anten chão to lớn.

3). Phần xử dụng hệ thống GPS

Phần xử dụng bao gồm những máy móc, thiết bị thu nhận tín hiệu của hệ thống GPS và những chuyên viên xử dụng những máy móc, thiết bị đó.
Một số đặc điểm

-Vệ tinh đầu tiên được phóng lên năm 1978

- Hệ thống hoàn chỉnh năm 1994

- Mỗi vệ tinh hoạt động tối đa là 10 năm

-Vệ tinh GPS nặng 1,500kg, dài 5m, các tấm thu năng lượng mặt trời rộng 7m2.

Ứng dụng trong quân sự

Trong quân sự, GPS dẫn đường các loại vũ khí như sau:

- Bom thông minh JDAM (Joint Direct Attack Munition), gồm các loại GBU-31. (GBU=Guided Bomb Unit)

- Hỏa tiễn không đối đất (Air-to-Surface Missile-ASM hay Air-to-Ground Missile-AGM)

- Hỏa tiễn tấn công đất liền (như Tomahawk)

- Hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) và đạn đạo (Ballistic Missile)

1, 2

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site