lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Thời Sự Quốc Tế

Biển Đông được quốc tế hóa tại Thượng đỉnh Đông Á Bali : Tình huống thuận lợi cho Việt Nam.

1, 2

Trọng Nghĩa (Rfi)

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11/2011, vấn đề Biển Đông đã lại được ‘quốc tế hóa’, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, và bất chấp thái độ phản đối của Trung Quốc. Theo phân tích của Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales), đối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam, vốn đang bị Bắc Kinh lấn lướt. đây là một xu thế có lợi, cần phải khéo léo tranh thủ.

« Tôi không muốn thảo luận vấn đề đó tại Hội nghị Thượng đỉnh. Tuy nhiên, một vài lãnh đạo đã nêu tên Trung Quốc trong vấn đề đó. Không đáp trả những gì ta nhận thì thật là bất lịch sự ». Đây là lời công nhận của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo với Tân Hoa Xã về sự kiện vấn đề Biển Đông đã được nêu bật tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11/2011 ở Bali (Indonesia).

Đối với Bắc Kinh, việc hồ sơ Biển Đông được quốc tế hóa tại một diễn đàn tập hợp 18 nước, trong đó có mặt hầu như tất cả các cường quốc, có thể được xem là một thất bại vì lẽ cho đến nay, Trung Quốc luôn luôn phản đối khả năng quốc tế nhòm ngó vào tranh chấp vùng biển giữa họ với các nước nhỏ trong khu vực.

Ngược lại, đối với Hoa Kỳ, đặc biệt là đối với Tổng Thống Barack Obama, vốn đã kiên quyết nêu bật vấn đề ‘an ninh hàng hải’ trong vùng Biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đầu tiên mà ông tham dự, đây là một thành công rõ rệt.

Cũng như vậy, đối với các quốc gia ASEAN, từ Việt Nam, Philippines, cho đến Malaysia, Brunei, đang phải đối phó với đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc ở vùng Biển Đông, việc hồ sơ này được quốc tế hóa cho phép họ giảm bớt được sức ép của Trung Quốc, vốn chỉ muốn giải quyết vấn đề một cách song phương với từng nước để dễ bề thao túng.

Bắc Kinh bị đẩy vào thế thủ tại Bali trên hồ sơ Biển Đông

Điều đã được tất cả các quan sát viên công nhận là tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Bali, riêng trên hồ sơ Biển Đông, Bắc Kinh hoàn toàn bi đẩy vào thế thủ. Lời cảnh cáo do chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra chống lại việc nêu vấn đề Biển Đông ra trước hội nghị Đông Á, cho rằng đấy không phải là một diễn đàn thích hợp, hầu như chẳng được ai lắng nghe. Lời đe dọa là các ‘thế lực bên ngoài’ – ám chỉ Mỹ - không nên viện cớ xen vào Biển Đông cũng không có tác dụng.

Thậm chí ngoài Tổng Thống Mỹ và nhiều lãnh đạo ASEAN, còn có cả Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh lẫn Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda gợi lên vấn đề Biển Đông, một cách thẳng thừng như ông Singh trong cuộc gặp đồng nhiệm Trung Quốc, hay một cách gián tiếp như ông Noda khi ông thúc đẩy vấn đề bảo đảm ‘an ninh hàng hải’ trong hội nghị với các lãnh đạo ASEAN. Phải nói thêm là tại Bali, khái niệm « an ninh hàng hải » luôn luôn được hiểu là « hồ sơ Biển Đông ».

Thế thủ mà Trung Quốc bị đẩy vào ở Bali còn phản ánh qua một sự kiện rất nhỏ : Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã từng dự trù một cuộc họp báo vào trưa ngày 19/11. Lời mời đã được thông báo cho các phóng viên có mặt ở Bali. Thế nhưng sau đó cuộc họp báo đã bị hủy bỏ.

Ngay cả ngón đòn kinh tế mà Bắc Kinh thường dùng để chiêu dụ các nước ASEAN cũng có dấu hiệu không thu hút nhiều sự chú ý. Ngân khoản 10 tỷ đô la hỗ trợ cho ASEAN mà Trung Quốc loan báo ngay tại hội nghị Bali, hầu như không mấy được quan tâm, nhất là khi vào cùng một thời điểm, Thủ tướng Nhật Bản cho biết là Tokyo cam kết chi ra khoảng 26 tỷ đô la để giúp khối Đông Nam Á cải thiện hạ tầng cơ sở.

16 nước đề cập đến Biển Đông, ngoại trừ Cam Bốt và Miến Điện

Trong toàn cảnh như trên, vấn đề Biển Đông đã được nêu bật như thế nào tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11 vừa qua ở Bali. Lẽ dĩ nhiên là các trao đổi giữa các lãnh đạo không hề được công bố chính thức. Tuy nhiên, trên chuyến bay về Mỹ, một quan chức Hoa Kỳ cao cấp, có mặt tại hội nghị đã kể lại cho các nhà báo Mỹ tháp tùng theo Tổng thống Obama diễn tiến cuộc tranh luận.

Theo lời kể được ghi lại trên trang Web của Nhà Trắng, trong cuộc họp gần 2 tiếng đồng hồ, có tất cả 16 lãnh đạo, trong đó có Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề Biển Đông. Thậm chí Ngoại trưởng Nga cũng lên tiếng. Duy chỉ có các lãnh đạo Cam Bốt và Miến Điện là không nói đến vấn đề này.

Theo nguồn tin trên, Tổng thống Mỹ Obama không hề gọi là « vận động hành lang » để mớm ý cho các lãnh đạo khác, mà các vị này đã tự động phát biểu. Mở màn nói thẳng đến tranh chấp Biển Đông là Thủ tướng Singapore, Tổng thống Philippines và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, tiếp theo là đại diện của Malaysia, Thái Lan, Úc, Ấn Độ, Nga và Indonesia.

Theo lời kể lại của quan chức Mỹ, thì các lãnh đạo này đều nhấn mạnh trở lại rằng các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông phải được giải quyết một cách đa phương. Chỉ sau khi các nhà lãnh đạo khác đã lên tiếng thì Tổng thống Mỹ Obama mới phát biểu, tuyên bố ủng hộ quan điểm của những người nói trước.

Tổng thống Mỹ lập luận rằng : « Dù chúng tôi không phải là một nguyên đơn trong vụ tranh chấp Biển Đông, dù chúng tôi không bênh vực bên nào, chúng tôi có lợi ích mạnh mẽ trong việc duy trì an ninh hàng hải nói chung, và trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông nói riêng – với tư cách là một cường quốc thường trú tại Thái Bình Dương, một quốc gia hàng hải, một quốc gia thương mại, và một nước bảo đảm cho nền an ninh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương ».

Chỉ sau khi ông Obama nói xong thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo mới trả lời. Theo lời quan chức chính phủ Mỹ kể lại vụ việc, ông Ôn Gia Bảo chỉ nhắc lại lời phản đối rằng Hội nghị thượng đỉnh Đông Á không phải là nơi để thảo luận về vấn đề Biển Đông, và khẳng định rằng Trung Quốc đi bỏ nhiều công sức để đảm bảo sao cho các tuyến hàng hải được an toàn và tự do.

Đối với viên chức Mỹ, phản ứng Thủ tướng Trung Quốc đáng chú ý ở lời lẽ hòa hoãn, không tràng giang đại hải hay dùng đến những công thức quyết đoán thường thấy nơi các lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt khi họ công khai phát biểu.

Tuy nhiên, theo nguồn tin này, điều thú vị không phải những gì ông Ôn Gia Bảo nói ra, mà là những gì ông không nói, ví dụ như ông không nhắc lại quan điểm tranh chấp phải được giải quyết song phương. Phải nói ngay là thiếu sót kể trên trong tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc tại Bali đã được hãng tin chính thức Tân Hoa Xã bổ khuyết sau đó, khi họ cho biết là ông Ôn Gia Bảo đã tái khẳng định lập trường của Trung Quốc. Chi tiết này cho thấy là dù không được Thủ tướng của họ nói ra Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Trung Quốc vẫn chống lại một giải pháp đa phương cho tranh chấp Biển Đông.

Sau hết, Tổng thống Indonesia, trong tư cách chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á Bali, một lần nữa đã lấy lại micro để tổng kết như sâu : "Tôi có thể mô tả cuộc thảo luận ngày hôm nay là tất cả chúng ta đã bàn thảo về Biển Đông một cách rất xây dựng", và ông cho rằng tất cả các lãnh đạo đã chứng tỏ là Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á có thể giúp cho bộ quy tắc ứng xử (về Biển Đông) được tiến triển.

Tóm lại, có thể nói rằng là tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á Bali, vấn đề Biển Đông đã lại được ‘quốc tế hóa’, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, và bất chấp thái độ phản đối của Trung Quốc.

Giáo sư Carl Thayer : Xu thế quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông có lợi cho Việt Nam

Tác động của tình hình này có thể là gì ? Liệu có thể buộc Trung Quốc thay đổi lập trường hay không ? Vốn đã từng tranh thủ vai trò chủ tịch ASEAN của mình vào năm ngoái để thúc đẩy việc quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông, Việt Nam có thể làm gì để tranh thủ được chuyển biến tích cực tại Bali ? Đây là một số vấn đề mà Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales), đã sẵn lòng phân tích trong phần trả lời phỏng vấn dành riêng cho ban Việt ngữ RFI.

RFI : Vấn đề Biển Đông đã được quốc tế hóa tại Thượng đỉnh Đông Á bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Ảnh hưởng sẽ như thế nào ?

THAYER : Khi Chủ tịch ASEAN, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), ông tóm lược nội dung thảo luận bằng cách ghi nhận rằng các vấn đề an ninh hàng hải là một đề mục thích hợp với chương trình nghị sự của hội nghị.

Trong số 18 thành viên của Hội nghị thượng đỉnh, 16 nước đã nêu lên vấn đề này. Trung Quốc nằm trong số 16 nước đó và lập luận rằng Cấp cao Đông Á không phải là một diễn đàn thích hợp.

Thượng đỉnh Đông Á đã không đề xuất bất kỳ hành động nào (liên quan đến Biển Đông). Nhưng rõ ràng là trước phản ứng đồng thuận trong khu vực, vốn cho rằng vấn đề an ninh hàng hải – tức là Biển Đông – thuộc diện được quan tâm rộng rãi, Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh lập trường của họ, vốn chỉ nhấn mạnh trên đàm phán song phương.

Vấn đề Biển Đông sẽ được nêu lên trong ba diễn đàn riêng biệt :

1/ Các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc sẽ thảo luận về các biện pháp cần ưu tiên tiến hành khi họ thực hiện bản Hướng dẫn Thực hiện DOC đã đồng ý vào tháng Bảy 2011. Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc họp của một nhóm làm việc vào năm tới.

2/ Hội nghị quan chức cấp cao của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) đã nhất trí về các điều khoản tham chiếu cho Nhóm Chuyên gia Hỗn hợp thuộc tổ Công tác về An ninh Hàng hải (Joint Expert Working Group on Maritime Security). Nhóm này do Australia và Malaysia đồng chủ trì. Vấn đề là khi nhóm họp lần đầu tiên tại Hà Nội vào năm 2010, ADMM + đã đồng ý gặp nhau ba năm một lần. Cuộc họp sắp tới do đó chỉ diễn ra vào năm 2013. Tháng Mười vừa qua, Hội nghị quan chức cấp cao của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng đã đồng ý thu ngắn thời gian giữa hai cuộc họp ADMM + thành hai năm, nhưng chỉ sau hội nghị lần thứ hai vào năm 2013 mà thôi.

Tuy nhiên, từ nay đến đó, kết quả công việc của Nhóm Chuyên gia Hàng hải (Maritime Expert Working Group) có thể được báo cáo lên cho Hội nghị Quan chức Cấp cao của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +).

3/ Các vấn đề an ninh hàng hải có thể được nêu ra trước Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN ARF nhóm họp hàng năm và cuộc họp giữa kỳ của Nhóm phụ trách an ninh trên biển (Inter-Sessional Group on Maritime Security). Không một nhóm nào trong số các này có quyền quyết định.

1, 2

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info