lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thời-Sự Quốc-Tế Việt-Nam

Miến Điện và Mỹ là điều TQ không ngờ tới?

Cây bút Chris Horton ngày 19/3 đã có bài viết nói về ảnh hưởng của sự mở rộng quan hệ giữa Miến Điện với Phương Tây đối với Trung Quốc.

Bài viết được đăng trên trang Thealantic.com, với tựa đề "Điều Trung Quốc không lường trước" (China didn't see this coming).

Aung San Suu Kyi

Việc trả tự do cho lãnh đạo đảng đối lập, bà Aung San Suu Kyi đã khởi đầu cho hàng loạt cải cách tại Miến-Điện

BBC Vietnamese xin được giới thiệu với bạn đọc những ý chính của bài này.

'Đồng minh thân cận'

Bài viết mở đầu bằng việc nhìn lại mối quan hệ Miến Điện - Trung Quốc.

Chỉ trong thời điểm từ 2010 đến 2011, đầu tư từ Trung Quốc vào Miến Điện đã vượt mức 12 tỷ đôla, gấp 8 lần tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào nước này trong thời điểm từ 1988 tới 2009, theo thống kê của báo JETRO của Nhật.

Phần lớn số tiền đầu tư này tập trung vào năng lượng và khai thác khoáng sản.

Những điểm chung trong cách đàn áp người dân để bảo vệ giới cầm quyền, theo Chris Horton đã đẩy hai nước lại với nhau gần hơn.

Đó là một mối quan hệ giữa một Miến Điện - nước từng là điểm sáng kinh tế của Châu Á, nay bị cấm vận bởi sự đàn áp bạo lực của quân đội với các cuộc biểu tình năm 1988 và Trung Quốc - nước bị xa lánh bởi cuộc thảm sát Thiên An môn chỉ 1 năm sau đó.

Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang của Miến Điện lúc đó đã cử phái đoàn đứng đầu bởi Phó Chủ tịch Than Shwe sang Trung Quốc nhằm tìm kiếm viện trợ quân sự và kinh tế từ nước này.

Trong suốt thập niên 90, Trung Quốc cử kỹ sư sang Miến Điện để giúp xây dựng cảng dân sự và căn cứ hải quân. Ngoài ra, nước này còn là ô dù cho Miến Điện ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc.

Đổi lại, Miến Điện cung cấp cho Trung Quốc tài nguyên, năng lượng và đường ra Ấn Độ Dương thông qua những dự án lớn.

Vào tháng 5 năm 2011, khi Hiệp ước hợp tác chiến lược được Chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào ký với Tổng thống Miến Điện, ông U Thein Sein, người ta tưởng rằng quan hệ giữa hai nước đã 'chắc như đá'.
Tiếng nói của người dân

"Giới lãnh đạo Miến Điện đã rút kinh nghiệm từ Mùa xuân Ả rập và tiếng hành các cải cách để tránh phải đối mặt với một cuộc nổi dậy tương tự."

Vào tháng Chín năm 2011, Thein Sein làm Trung Quốc bất ngờ khi đình chỉ dự án đập Myitsone trị giá 3,6 tỷ đôla của Trung Quốc. Điều này được nhiều người cho rằng sự phụ thuộc của Miến Điện vào Trung Quốc đang có dấu hiệu rạn vỡ.

Thein Sein nói lý do cho quyết định này, là vì ý muốn của người Miến Điện phải được tôn trọng. Hay nói cách khác, người dân Miến Điện không phải chứng kiến cảnh tài nguyên của nước mình bị đưa hết sang Trung Quốc nữa.

"Có một tâm lý chống Trung Quốc ở Miến Điện bởi nhiều người cho rằng nước này quá gần với Trung Quốc, và bản chất Trung Quốc thì quá hiển nhiên," David Steinberg, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc - Miến Điện nói.

"Trung Quốc có hàng chục dự án đập thủy điện ở Miến Điện. Tuy nhiên với dự án Myitsone, 90% điện sẽ được chuyển về Trung Quốc, và đó là vấn đề."

Cũng từ khi kiểm duyệt báo chí ở Miến Điện bị bãi bỏ tháng Tám năm 2011, truyền thông Miến Điện đã tận dụng tối đa quyền tự do của mình nhằm nói lên tiếng nói của người dân.

Tất nhiên, sự cải cách vẫn còn mong manh khi không phải ai trong chính phủ Miến Điện cũng có cái nhìn tích cực về nó. Dự thảo của Bộ Thông tin gửi lên Quốc hội hồi đầu tháng Ba đòi đảo ngược lại nhiều thay đổi gần đây là một ví dụ.

hoa kỳ, miến điện

Chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao của Mỹ tới Miến Điện là điều mà cả chính phủ ông Thein Sein cũng không ngờ tới

Mở đầu quan hệ với Mỹ

Tự do báo chí đang cho thấy một nền dân chủ thực sự ở Miến Điện là hoàn toàn có thể.

Bãi bỏ kiểm duyệt báo chí chỉ là một phần trong hàng loạt cải cách khác như việc trả tự do cho lãnh đạo đảng đối lập bà Aung San Suu Kyi cũng như các tù chính trị khác và việc phi tội phạm hóa các công đoàn.

Tất cả các điều kiện đang dẫn đến một điều mà hàng thập kỷ qua không ai dám nghĩ tới: Sự tái thiết lập quan hệ Mỹ - Miến Điện.

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Clinton vào năm 2011 và Tổng thống Obama vào năm 2012 có lẽ không chỉ khiến Trung Quốc phải bất ngờ.

"Chính phủ Thein Sein cũng chưa bao giờ lường trước được đối thoại ở cấp độ này với Mỹ," một quan chức cấp cao giấu tên tại Bộ Ngoại giao Miến Điện bình luận.

Người này cũng cho rằng giới lãnh đạo Miến Điện đã rút kinh nghiệm từ Mùa xuân Ả rập và tiến hành các cải cách để tránh phải đối mặt với một cuộc nổi dậy tương tự.

"Họ muốn an toàn, nhất là Than Shwe", ông này nói.

"Thein Sein là người đã cứu mạng Than Shwe và luôn là một trong những người được ông này tin cậy. Các lãnh đạo quân đội muốn một chiến lược rút lui tốt, nếu không muốn bị lãnh hậu quả khi cải cách chính trị thức sự xảy ra."

Quan ngại của Trung Quốc

"Về mặt kinh tế, Trung Quốc không mất nhiều từ vụ Myitsone. Tuy nhiên nước này đã mất rất nhiều, cả về chính trị và chiến lược"

David Steinberg, chuyên gia quan hệ Miến Điện - Trung Quốc

Tất cả các phát ngôn chính thức của Trung Quốc đều ủng hộ sự cải cách tại Miến Điện, tuy nhiên có một điều ai cũng biết là Bắc Kinh lo lắng về các dự án đầu tư của mình sẽ bị tinh thần người Miến Điện làm ảnh hưởng.

Dự án khai thác mỏ Wanbao - dự án hợp tác giữa hai tập đoàn Nhà nước khổng lồ, Norinco của Trung Quốc và Tập đoàn Kinh tế Miến Điện là một ví dụ.

Ngay sau tuyên bố của Norinco nói dự án sẽ giúp "tăng cường nguồn dự trữ đồng ở nước chúng ta, cũng cũng như tăng cường ảnh hưởng của chúng ta lên Miến Điện," 3 tháng sau, dự án này đã gây sự nên sự giận dữ đối với người Miến Điện vì nhiều lý do:

Ép buộc giải tỏa, phá hoại đến chùa cổ, ô nhiễm nguồn nước và tâm lý bất mãn trước tài nguyên Miến Điện bị Trung Quốc lấy đi.

Nhiều cuộc biểu tình đã bùng nổ từ tháng Sáu năm ngoái khi các nhà sư, nông dân và những nhà hoạt động bảo vệ môi trường cùng diễu hành yêu cầu hủy bỏ dự án hàng tỷ đôla này.

Miến Điện đã luôn trấn an Bắc Kinh rằng đầu tư của nước này là an toàn, tuy nhiên Trung Quốc vẫn giữ thái độ thận trọng.

Lá bài dân tộc thiểu số

quân đội miến điện

Giới lãnh đạo quân đội Miến Điện muốn một lối ra an toàn trong trường hợp cải cách chính trị thực sự nổ ra?

Xung đột giữa các dân tộc thiểu số cũng là một điều có thể gây phức tạp thêm cho mối quan hệ giữa hai nước.

Hậu quả từ xung đột của của Quân đội Độc lập Kachin (KIA), Tổ chức Độc lập Kachin (KIO) và quân đội Miến Điện đang lan dần đến Trung Quốc. 90 nghìn dân di cư hay bốn quả tên lửa rơi trúng lãnh thổ Trung Quốc ở khu vực biên giới hồi tháng 12 là một ví dụ.

Với hơn 1 triệu người Kachin sống ở phía Miến Điện của biên giới, và 130 nghìn người Jinpo (người Kachin sống ở gần Ruili), đây chỉ là một trong số những nhóm dân tộc thiểu số có thể gây ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

Giới chức trách ở Côn Minh ( thành phố chính tỉnh Vân Nam) và ở Bắc Kinh đã tỏ ý kiến muốn ủng hộ chiến lược với các nhóm phiến quân phía Bắc Miến Điện, vốn có quan hệ với Trung Quốc.

Hồi tháng Một, Trung Quốc bác bỏ báo cáo của Jane's Intelligence Review rằng nước này đã cung cấp hai xe chống tăng cho Quân đội bang Wa thống nhất.

Dù điều này có thật hay không, thì nỗi ám ảnh về một biên giới ổn định sẽ sớm đẩy Trung Quốc lún quá sâu vào phía Bắc Miến Điện

Mỹ: Cơ hội và rủi ro

Ông Thein Sein thăm Hoa Kỳ trong năm ngoái

Ông Thein Sein thăm Hoa Kỳ trong năm ngoái.

Quan hệ gần gũi với Miến Điện giúp Washington có một cơ hội vàng để đạt các mục tiêu kinh tế và chiến lược ở Châu Á.

Tuy nhiên, nước này cũng cần phải cẩn thận không làm gia tăng quan ngại của Bắc Kinh rằng Washington đang thực hiện chính sách ngăn chặn đối với Trung Quốc mà kết quả là sự thay đổi chế độ như Chiến Tranh lạnh đã làm đối với Liên Xô.

"Trung Quốc coi Đông Nam Á là sân sau của mình, và họ muốn duy trì tầm ảnh hưởng lớn," ông Steinberg nói.

"Họ sẽ cảm thấy lo ngại nếu Miến Điện tiến quá gần về phía Mỹ. Tôi nghĩ họ sợ rằng đây sẽ là chiến lược ngăn chặn Trung Quốc lần hai của Mỹ."

Tuy nhiên ông này cũng cho rằng Miến Điện sẽ muốn đi theo một con đường cân bằng giữa Washington và Bắc Kinh.

"Họ không muốn trở thành nước lệ thuộc vào Mỹ cũng giống như họ không muốn lệ thuộc vào Trung Quốc."

Một cựu quan chức ngoại giao Miến Điện cho rằng, dù sự đổ vỡ hoàn toàn quan hệ Miến Điện - Trung Quốc là khó có, sự quay lại của mối quan hệ 'anh em' ngày xưa là không thể.

"Miến Điện sẽ cố giữ cho Trung Quốc hài lòng, trong lúc mở cửa để phương Tây hiện diện nhiều hơn," ông nói.

"Về mặt kinh tế, Trung Quốc không mất nhiều từ vụ Myitsone. Tuy nhiên nước này đã mất rất nhiều, cả về chính trị và chiến lược."

"Trung Quốc hoàn toàn không thấy trước được điều này."

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site