lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Bầu Cử Ở Trung Cộng

Vi trùng vi bác đang thấm vào chế độ...

Lãnh đạo Bắc Kinh khéo bày ra khái niệm "dân chủ từ cơ sở" để biện minh cho việc đảng Cộng sản xây dựng chủ nghĩa xã hội với màu sắc Trung Hoa. Nhưng người dân có ý thức dân chủ lại biết nương theo đó mà tiến hành đấu tranh, theo phương thức của họ. Vì vậy, dù có đầy trí trá quyền biến, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn bị lúng túng, là điều ta nên tìm hiểu....

Trung Quốc có khoảng một tỷ 350 triệu dân, và ra vẻ dân chủ, xứ này cũng có bầu cử. Trong mùa bầu cử này, khoảng 900 triệu cử tri sẽ bỏ phiếu bầu đại diện cho 2.000 huyện và 30.000 "hương trấn". Chúng ta đừng nên bi quan coi thường chuyện này mà nên nghĩ đến quy luật... "lộng giả thành chân".

Trong hệ thống hành chánh Trung Quốc "hương" là đơn vị thấp nhất do một người đứng đầu là "hương trưởng", tương tự như "xã trưởng" của nước ta thời xưa, nhưng thực sự lãnh đạo đơn vị là một bí thư chi bộ đảng. Mà hoạt động hành chánh của một hương chỉ thu hẹp vào một ủy ban lo việc sinh đẻ, gọi là kế hoạch hoá gia đình, do một ủy viên phụ trách ("kế hoạch sinh sản ủy viên hội"). Ý dân vì vậy thâu tóm vào hai người là hương trưởng và ủy viên đẻ đái. Còn lại là thẩm quyền của bí thư chi bộ.

Cao hơn cấp hương vì đông dân hơn thì có các "trấn", mà ta gọi không sai là thị trấn.

Và nội cái tên đó cũng nói lên đặc tính chiến tranh loạn lạc của xứ này: trấn nhậm, trấn giữ và trấn áp là chức năng nguyên thủy! Một hương có thể có đến một vạn dân, đông hơn thì lập ra trấn, một thị xã nhỏ, chung quanh có nhiều làng xã sống bằng nghề nông. Con số hương trấn ở bên ngoài được biết thì ở khoảng gần 50 ngàn, nhưng khó ai đếm được cho đúng, kể cả người trong cuộc là các đảng viên lo việc đoàn ngũ hóa nhân dân!

Ở cấp thứ ba thì có gần ba ngàn "huyện", kể cả 117 "huyện tự trị" trong các khu vực sinh sống của dân thiểu số. Lãnh đạo một huyện là viên huyện ủy của đảng, "cầm quyền" là một huyện trưởng, thường thì cũng là một đảng viên hoặc do huyện ủy kiêm nhiệm. Trong các thành phố thuộc thẩm quyền quản lý của Trung ương thì các huyện được gọi là "quận", không khác gì hệ thống tổ chức của Việt Nam ngày nay.

Mà viết vậy là sai rồi: hệ thống tổ chức của Việt Nam ngày nay không khác gì hệ thống của Trung Quốc!

Bây giờ, cái đảng anh minh tại Trung Quốc cho dân chúng đi bầu người đại diện từ cấp thấp nhất trở lên - xây dựng dân chủ từ cơ sở là vậy. Và từ mùng bảy Tháng Năm vừa qua cho đến hết năm 2012, Trung Quốc có mùa bầu cử tại 2.000 huyện và khoảng 30.000 hương trấn. Từ cuộc bầu cử này, người dân chọn ra đại diện từ cấp dưới, nhưng cũng từ các đại diện này, họ sẽ chọn ra đại biểu trong Quốc hội Nhân dân, cơ chế tối cao gọi là "lập pháp" của quốc gia.

Luật bầu cử của Trung Quốc quy định là đảng đề cử ra ứng cử viên cấp cơ sở, nhưng vì nguyên tắc xây dựng dân chủ nên từ năm 1988, đảng cho phép các đoàn thể quần chúng nhân dân đề nghị ứng cử viên độc lập. Đoàn thể này có thể là một đảng chính trị - trên nguyên tắc thì có đấy! - hay nhà thương, trường học và cả các doanh nghiệp. Thể thức này gọi là "bình bầu tập thể".

Qua hai kỳ bầu cử trước (2003 và 2007), theo ước lượng chính thức của chính quyền thì ba phần tư các ứng viên là những người do tập thể đề cử, theo đúng lời tuyên truyền của đảng. Nhưng mọi sự vẫn nằm trong khả năng quản lý của đảng. Đó là cho tới nay thôi.

Chỉ vì xã hội đã chuyển động và gây vấn đề cho cái vòng kiềm toả mà đảng đặt ra.

Trong mùa bầu cử này, số "ứng cử viên độc lập" đã gia tăng mạnh và nhiều người còn đòi ứng cử vào Quốc hội theo quy chế độc lập đó. Hôm mùng tám Tháng Sáu vừa qua, một viên chức thuộc Ủy ban Chính trị Pháp lý trong Thường vụ Quốc hội lên tiếng đả kích hiện tượng này là "bất hợp pháp" và vì truyền hình cùng báo chí quốc doanh có loan tải lời than đó nên ta mới chú ý.

Số là xã hội Trung Quốc cũng xoay chuyển theo trào lưu điện toán hóa và hình thái "microblog" đã xuất hiện. Xứ này gọi là "Vi Bác" - Weibo. "Vi" là nhỏ và "bác" là rộng, như uyên bác, bác học, hay.... bác sĩ!

Chính quyền còn khuyến khích lập ra mạng "vi bác" đó để cạnh tranh và chặn đứng hai hiện tượng phản động là Twitter và Facebook. Thí dụ là Sina Weibo ("Tân lãng Vi bác", đợt sóng vi bác mới) do Doanh nghiệp Sina Corporation (Tân Lãng Công ty) lập ra từ Tháng Tám năm 2009 nay đã có 140 triệu thành viên - mạng lưới xã hội lớn nhất Trung Quốc.

Bơi vào làn sóng mới này là nhiều nhân vật nổi tiếng, như nghệ sĩ, thể tháo gia hay nhân sĩ. Bây giờ, nhiều nhân vật có uy tín lại bơi trên đỉnh sóng Vi bác để ghi danh tranh cử vào Quốc hội theo thể thức ứng viên độc lập!

Thật ra, vạn sự khởi đầu là từ một giáo viên trường dạy nghề tại thị xã Tiềm Lãng tỉnh Hồ Bắc đã ra tranh cử độc lập năm 1988 khi Trung Quốc vừa có luật bầu cử theo kiểu xây dựng dân chủ từ cơ sở lên. Sinh năm 1958, và là một tay tranh đấu cho dân quyền, nhân vật này có cái tên tiền định là Đào Lập Pháp. Ông lãnh cái nghiệp vào tù ra khám sau khi đắc cử Đại biểu Quốc hội! Nhưng thật sự mở màn cho trào lưu độc lập trong hai kỳ bầu cử năm 2003 và 2007 vì có mấy trăm người đã ra ứng cử theo quy chế đó.
Bây giờ, trên không gian điện tử và làn sóng vi bác - chữ này đã trở thành danh từ riêng - một số học giả, bình luận gia và cả công nhân hay cán sự xã hội đã ghi danh tranh cử độc lập sau khi có được tên tuổi của 10 người ủng hộ theo thể thức "bình bầu tập thể". Cho đến mùng tám vừa qua, đã có 30 ứng viên độc lập xuất hiện trên mạng Vi Bác.

Nếu là tranh cử ở cấp huyện hay hương trấn thì còn có thể được đi. Nhưng với tên tuổi xây dựng trên mạng, một số người đã nhảy thẳng vào cuộc tranh cử Quốc hội.

Một nhân vật nổi tiếng là Lý Thừa Bằng. Là một nhà báo, bình luận gia thể thao quen thuộc và ăn khách, Lý có hỗn danh là Lí "Đại Nhãn", mắt to, trông rất bảnh trai chứ chẳng có vẻ gì là một tay phản động rách rưới đấu tranh cho dân chủ.

Thế rồi, năm 2008, Lý mở to mắt vì trực tiếp chứng kiến những tệ hại của vụ động đất tại quê nhà ở Tứ Xuyên (vụ Vấn Xuyên) và nổi điên tường thuật sự thể trên mạng cho quần chúng nơi khác cùng biết (Xin xem lại bài Vịt Tứ Xuyên trên cột báo này của Việt Báo). Sau đó, anh còn viết truyện kể lại vụ thầy cô phải đào tường vét gạch cứu lũ học sinh bị vùi dưới các ngôi trường "tầu hủ" và tìm đường thoát hiểm mà chẳng thấy nhà nước đâu cả!

Bây giờ, đúng như tên là Thừa Bằng, anh chắp cánh chim bằng đòi bay vào Quốc hội, chẳng khác gì bài kệ Thiền tông của Trần Thái Tông nước Nam trong "Khoá hư lục": "Bằng đoàn nhất phấn đáo Nam Minh", chim bằng một búng tới biển Nam! Hiện tượng Li Cheng Peng làm truyền thông quốc tế chú ý và nhắc đến tên ứng viên độc lập cho thủ phủ Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên.

1, 2

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info