Báo cáo nhân quyền 2010 của HRW chỉ trích Việt Nam Thứ Ba, 25 tháng 1 2011
Kính thưa quý vị,
Về vấn đề tự do tôn giáo, ông Posner cho biết rằng Hoa Kỳ ‘đã thảo luận nhiều về một loạt các vấn đề về tự do tôn giáo’ tại cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền ở Hà Nội hồi tháng 12 năm ngoái.
Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ ‘đang trong quá trình hoàn tất quyết định về việc nước nào sẽ bị đưa vào danh sách CPC’.
Trong thời gian vài tuần tới Bộ Ngoại Giao sẽ cứu xét vấn đề đặt VN vào danh sách CPC. Đây là thời gian rất quan trọng để chúng ta nêu lên tiếng nói với tư cách công dân Hoa Kỳ: yêu cầu Bộ Ngoại Giao phải có hành động chế tài với VN vì những sự đàn áp tôn giáo vẫn đang xảy ra. Hiện nay Chiến dịch vận động CPC đang đến từ 3 phía:
(1) Dân biểu Hạ Viện (với sự vận động của ông Ed Royce) đang kêu gọi nhiều dân biểu lên tiếng nói chung v/v đặt VN vào danh sách CPC. Để đóng góp vào việc này, quý vị ở khắp nơi trên nước Mỹ hãy liên lạc với vị dân biểu địa phương mình yêu cầu góp tay với DB Ed Royce trong việc này. (đây không phải là dự luật mà chỉ là sự lên tiếng trực tiếp với Bộ Ngoại Giao).
(2) Vận động các hội đoàn, đảng phái ký vào một lá thư chung để gửi trực tiếp lên Ngoại Trưởng Clinton. Quý hội đoàn có thể góp sức bằng cách gọi về Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali , LS Nguyễn Xuân Nghĩa, (714) 423-8888, Ủy Ban Vận Động CPC, Trần Văn Minh, (714) 398-9641. Lá thư này sẽ tới tay Ngoại trưởng trong 2 tuần tới nên xin quý vị hội đoàn cho biết sớm.
(3) Vận động đồng hương ký Thỉnh Nguyện Thư. Đây là công cuộc vận động quần chúng. Nếu con số Thỉnh Nguyện Thư của quần chúng lên tới hàng chục ngàn thì sẽ tạo tiếng vang lớn với Bộ Ngoại giao và họ không thể làm ngơ.
Cả 3 công việc này cần phải thực hiện trong khoảng thời gian 2 tuần, nhất là công việc (1) và (2).
Nếu sự vận động của năm nay chưa thành công thì công cuộc vận động vẫn tiếp tục với công việc (3) để lấy tổng số TNT cho năm tới.
Đây là một cơ hội rất lớn cho chúng ta để thành công trong việc này.
Kính mong toàn thể quý vị góp tay.
Thành thật cám ơn toàn thể quý vị trong diễn đàn đã cho tôi gửi email này.
Thay mặt
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia (vai trò Tổng Thư Ký)
Ủy ban Vận Động CPC (vai trò Ngoại Vụ)
Phong Trào yểm trợ Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền (HT Thích Nguyên Trí)
Trần Văn Minh
(714) 398-9641
T.B. Xin gửi kèm một ít giải thích về Chiến dịch vận động CPC. Nếu có thắc mắc hay tìm hiểu thêm, xin cho chúng tôi biết.
1. Danh sách CPC là gì?
Theo luật pháp và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, những quốc gia có quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng sẽ bị đặt vào “Danh Sách Các Quốc Gia Đáng Quan Tâm”, tiếng Anh là Countries of Particular Concern, gọi tắt là CPC, và sẽ phải gánh chịu một số biện pháp trừng phạt.
2. Ủy Ban Vận Động CPC là gì?
Ủy Ban Vận Động Đưa CSVN Trở Lại Danh Sách CPC, cũng gọi là Ủy Ban Vận Động CPC (UBVĐPC) do Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali và Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh Chống Cộng Sản và Tay Sai khởi xướng thành lập qua một Buổi Họp Khoáng Đại Cộng đồng tổ chức vào ngày 11 tháng 9, 2010, tại TP Garden Grove, Orange County. UBVĐCPC đã tổ chức Lễ Ra Mắt vào ngày 12 tháng 12, 2010 t ại TP Westminster và bắt đầu Chiến Dịch Vận Động Đưa CSVN Trở Lại Danh Sách CPC.
3. Bộ phận nào trong chính phủ Hoa Kỳ có quyền quyết định về việc đặt một quốc gia vào danh sách CPC?
Tổng Thống Hoa Kỳ là người có quyền quyết định đặt một quốc gia vào hay lấy ra khỏi Danh Sách CPC. Tổng Thống Obama đã ủy quyền này cho Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao. Bây giờ Bộ Trưởng Clinton có toàn quyền đặt CSVN trở lại Danh Sách CPC.
4. Người dân có thể làm gì để yêu cầu Tổng Thống và Ngoại Trưởng trong việc bỏ Việt Nam vào danh sách CPC?
Hoa Kỳ là quốc gia dân chủ, rất tôn trọng ý dân. Khi nhiều người dân nói lên nguyện vọng của mình thì chính phủ thường lắng nghe. Để thể hiện nguyên tắc dân chủ trên, UBVĐCPC đã soạn một số thỉnh nguyện thư để mọi người có thể đạo đạt nguyện vọng của mình trong Chiến Dịch Vận Động CPC này. Mọi người có thể vào trang nhà: ubvdcpc.wordpress.com của UBVĐCPC để ký thỉnh nguyện thư gửi Tổng Thống Obama và Ngoại Trưởng
Clinton và tìm hiểu thêm các chi tiết.
5. Những biện pháp chế tài khi bị đặt vào danh sách CPC là gì?
Có 15 biện pháp chế tài (liệt kê đầy đủ trong website) đi từ nhẹ tới nặng tùy theo mức độ vi phạm: từ sự lên tiếng phản đối về những vi phạm tới hạn chế quan hệ ngoại giao, cho vay, tín dụng, mua bán vũ khí, kỹ thuật tân tiến, kỹ thuật nguyên tử hay nặng nhất là chính phủ Hoa Kỳ sẽ hạn chế những trao đổi hàng hóa hay dịch vụ với Việt Nam.
6. Những biện pháp chế tài này có ảnh hưởng đến cuộc sống người dân nghèo ở VN hay không?
Những biện pháp chế tài không ở mức độ trầm trọng như vấn đề cấm vận. Ở mức độ chế tài nhẹ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ công khai lên tiếng tố cáo Việt Nam có những hành động đàn áp tôn giáo và có thể yêu cầu phải có biện pháp sửa chữa như trả tự do cho những người bị bắt trái phép hay trừng phạt cá nhân vi phạm. Ở mức độ chế tài nặng thì sẽ không cung cấp kỹ thuật tân tiến, nguyên tử, không cho vay tiền, không viện trợ phát triển... Những biện pháp này chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến giới tư bản đỏ cầm quyền.
7. Khi ký thỉnh nguyện thư, tên tuổi người ký có được giữ kín hay không?
Website để ký thỉnh nguyện thư (Democracy for Vietnam) được làm trên trang nhà “capwiz” của công ty CQ Roll Call (Mỹ) làm dịch vụ cho thuê mướn kỹ thuật để vận động chính trị qua mạng lưới toàn cầu. Chi tiết cá nhân của người ký chỉ được cung cấp cho người nhận khi có yêu cầu của người nhận; tức là chỉ cung cấp cho Tổng Thống hay Ngoại trưởng khi có yêu cầu.
8. Liệu công cuộc vận động CPC này có đi tới kết quả thay đổi được chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam hay không?
Công cuộc vận động đưa Việt Nam vào Danh Sách CPC sẽ không thay đổi nhiều chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Cuộc vận động chỉ yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không nên làm ngơ trước sự đàn áp tôn giáo ngày càng trầm trọng và có hệ thống của nhà cầm quyền CSVN
và buộc CSVN phải tôn trọng tự do tôn giáo như đã cam kết trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
9. Ở Việt Nam có tự do tôn giáo không?
Hiện nay ở Việt Nam không có tự do tôn giáo đúng nghĩa. Cộng sản VN thường tuyên truyền rằng tự do tôn giáo là tự do thờ phượng. Thực ra, tự do thờ phượng chỉ là một phần của tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo còn bao gồm nhiều quyền khác như tự do tư tưởng, tự do hội họp để thực hành các nghi lễ tôn giáo, tự do giáo dục tôn giáo của mình, tự do phát hành, in ấn tài liệu, sách vở tôn giáo, tự do rao giảng tôn giáo, tự do điều hành giáo hội và có quyền sở hữu cơ sở tôn giáo v.v… CSVN không những giới hạn các giáo hội trong việc thờ phượng mà còn ngăn cấm hay đặt ngoài vòng pháp luật bất cứ giáo hội nào muốn sinh hoạt độc lập, không chấp nhận sự chi phối của họ.
10. Tại sao CSVN sợ bị đặt vào danh sách CPC?
Ngày nay, số lượng hàng hóa của Việt Nam bán sang Mỹ nhiều nhất trong các nước. Số vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng nhiều nhất. Không cần phải kể thêm những lý do về chính trị, kỹ thuật, quân sự, ai cũng nhận thấy Việt Nam đang cần có Mỹ bên cạnh. Nếu Việt Nam bị đặt vào Danh Sách CPC thì sẽ bị mang tiếng, khả năng thu hút đầu tư, du lịch sẽ giảm bớt, sự phát triển kinh tế sẽ chậm lại, uy tín của đảng CSVN sẽ bị sứt mẻ và có thể gây nguy hại tới sự thống trị độc tài của họ.
Hơn nữa, tự do tôn giáo còn là hạt mầm cho những quyền tự do khác nảy nở, và đây chính là điều chế độ cộng sản sợ hơn cả.
11. Đặt Việt Nam vào danh sách CPC có thể làm sụp đổ đảng CSVN không?
Tự do tôn giáo là nhân quyền hàng đầu. Người dân Việt Nam sống trong chế độ độc tài mấy chục năm rất khó nhận biết những nhân quyền bẩm sinh của mình. Có tự do tôn giáo sẽ giúp cho người ta ý thức được những quyền tự do khác. Khi người dân hiểu biết những nhân quyền căn bản mà một con người cần phải có và phải được chính quyền tôn trọng thì cũng chính là ngày ánh sáng dân chủ bắt đầu lóe sáng trên quê hương Việt Nam, và cũng là ngày tàn của đảng CSVN.
12. Công cuộc vận động ký thỉnh nguyện thư sẽ kéo dài tới thời điểm nào?
Công cuộc vận động ký thỉnh nguyện thư sẽ không chấm dứt cho tới khi Việt Nam bị đặt vào danh sách CPC và CSVN
phải thực sự tôn trọng tự do tôn giáo, cũng như các nhân quyền căn bản khác.
13. Những người chưa có quốc tịch Hoa Kỳ có ký thỉnh nguyện thư được không?
Đây là thỉnh nguyện thư chứ không phải phiếu bầu nên bất cứ ai cũng có thể đưa nguyện vọng của mình tới Tổng Thống hay Ngoại Trưởng.
14. Khi bị đặt vào danh sách CPC, CSVN có thể gia tăng đàn áp tôn giáo để trả thù không?
Vào năm 2004, Việt Nam đã bị đặt vào Danh Sách CPC. Sau đó CSVN đã giảm thiểu nhiều trong việc đàn áp các giáo hội tôn giáo. Kết quả là VN đã được lấy ra khỏi Danh Sách CPC vào năm 2006, nhờ thế được gia nhập vào WTO (World Trade Organization). Nhưng từ năm 2006 tới nay, sự đàn áp tôn giáo đã gia tăng hơn trước nhiều. CSVN đã sử dụng những thủ thuật hiểm độc hơn để che dấu sự đàn áp như chiếm dụng đất đai của các giáo hội (Tam Tòa, Thái Hà) để dùng vào những công trình phát triển chung hay phát triển thương mại, dùng bọn côn đồ khủng bố với sự hỗ trợ ngầm của công an (giáo hội Tin Lành Mennonite, Chùa Bát Nhã)… Điều này chứng tỏ CSVN luôn luôn nuôi dưỡng ý muốn tiêu diệt mọi tôn giáo, vì họ nhận thức được rằng tôn giáo còn thì cộng sản sẽ mất.
Nếu muốn Cộng Sản Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo thì phải có những biện pháp chế tài thích đáng mới có thể giúp những giáo hội tôn giáo ở Việt Nam được an tâm hành đạo.
BẠN CÒN CHẦN CHỜ GÌ NỮA !!!
Hãy ghi tên, địa chỉ mọi người trong gia đình bạn vào khung địa chỉ và gửi lại cho Ủy Ban hay vào website: ubvdcpc.wordpress.com theo chỉ dẫn, ký Thỉnh Nguyện Thư ngay hôm nay để hỗ trợ công cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo của đồng bào trong nước