Trúc Lâm Yên Tử
Trang Sử VIỆT Đề Tên Người Quả Cảm - Khí Hào Hùng Rạng Ngời Mãi Ngàn Sau

Từ Ai Cập đến Ba Đình

1, 2, 3

Lời bàn: Sau 3 tuấn lể kiên trì biểu tình trên khắp nước. Người dân Ai Cập hôm nay đã oanh liệt chiến thắng khi Tổng Thống Mubarak bị tuyên bố thoái vị sau 30 năm nắm quyền cai trị độc đoán.  Một vận hội mới bắt đầu cho Ai Cập.  Nhiều câu hỏi khá ngạc nhiên được đặt ra từ giới quan sát viên tây phương vì họ không tin tưởng lắm những cuộc cách mạng xuống đường có thể thay đổi được những chế độ độc tài. Tuy nhiên, việc phải đến đã đến.  Theo quy luật lịch sử, những gì bị đào thải dù có cưỡng chế cách mấy đến một lúc nào đó cũng sẽ phải ra đi nhục nhã.  Blog 16 xin hân hạnh giới thiệu bài nhận định rõ ràng của bạn Dzu Kaka viết về  Biểu Tình và Quyền Con Người.  Hình ảnh từ các nguồn trên Net (Reuter, AFP, BBC News , …) chỉ có tính cách minh họa.

...

Một câu chuyện bên lề là lúc đó tôi có nói chuyện với một cô bạn tại Việt Nam, thì cô ta hỏi tôi rằng: Vừa rồi H. có đi biểu tình chống chiến tranh chứ? Câu hỏi này làm tôi nhận thấy y như rằng cô bạn đã hiển nhiên coi tôi là người phải chống đối lại chiến dịch lật đổ chế độ Saddam, trong khi đó đáng lý trước hết cô ta phải hỏi tôi là người ủng hộ hay là chống chiến dịch ấy. Rõ ràng báo chí tuyên truyền mô tả một chiều và bưng bít thông tin đã áp đặt và nhồi nhét tư tưởng bài Mỹ vào đầu óc cô bạn, và khi cô bạn nói chuyện với tôi, cô bạn cũng đem cái tư tưởng đó mà áp đặt vì cho rằng ai cũng như ai. Sự áp đặt tư tưởng một chiều đã biến một sinh viên đại học trong xã hội này mất cả khả năng suy luận tối thiểu mà nghĩ rằng cả nước Mỹ đang xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh, và ai cũng phải có tư tưởng như mình. Trên thực tế, theo thăm dò của các hãng thông tấn lớn lúc đó thì trên 75% dân Mỹ ủng hộ chiến dịch lật đổ chế độ Saddam.

Tôi không trả lời trực tiếp cô bạn, và sau khi giải thích cho cô bạn hiểu, tôi hỏi ngược lại: Vậy thì V. có đi biểu tình chống chiến tranh không? Cô bạn có vẻ bất ngờ với câu hỏi ngược lại của tôi, tôi cũng hiểu lý do vì sao, bởi trong xã hội Việt Nam hiện nay làm gì có khái niệm ấy.

Tóm lại, biểu tình là một việc làm không được chế độ Cộng Sản đang cai trị tại Việt Nam chấp nhận, nó chỉ diễn ra ở mức “tức nước vỡ bờ” như những gì người dân các tỉnh miền nam đã thể hiện trong những tháng vừa qua. Trong xã hội này, nhiều khi biểu tình được xem là tội lỗi, là phản động, làm xấu hình ảnh đất nước, bôi nhọ quê hương trong mắt thế giới. Lối suy nghĩ nông cạn này chỉ nhằm giúp để bao biện cho những kẻ độc tài tiếp tục cai trị và chà đạp quyền con người. Ngược lại, thế giới bên ngoài chẳng bao giờ nhìn vào một kẻ luôn tìm cách che đậy xấu xa và sự thật mà cho đó là tốt đẹp, là một đối tác đáng tin cậy để hợp tác làm ăn và phát triển.

Tuổi trẻ Việt Nam biểu tình trước toà lãnh sự Trung Quốc tại Hà Nội 2007. Nguồn BBC – Hình Ảnh Phương Anh – Lan Hương

hà nội, Việt Nam

hoàng sa trường sa là của Việt Nam

Biểu tình cùng ngày tại Sài Gòn. Đông và “căng” chả kém gì ngoài thù đô, cứ nườm nượp như đi diễn binh ấy. Lãnh đạo ta vừa xấu hổ vừa bị xốc quá:)

Sau hơn một tiếng, công an đến giải tán: Các cậu đừng lo, để …nhà nước lo”

hoàng sa trường sa là của Việt Nam

Những cuộc biểu tình lớn và kết quả của nó

Lịch sử thế giới đã trải qua nhiều nghìn năm, nhưng những cuộc biểu tình đúng nghĩa bằng hình thức đấu tranh ôn hòa chỉ được ghi nhận cách đây khoảng 4 thập niên, từ phong trào đấu tranh cho quyền dân sự do Martin Luther King khởi xướng.
Civil Rights: Ngày 28 tháng 8 năm 1963, khoảng 200,000 người đã xuống đường diễn hành từ khu bảo tàng Washington (Washington Monument) đến đài tưởng niệm Lincoln (Lincoln Memorial). Ở đây, Martin Luther King đã đọc bài diễn văn hùng biện “I have a dream” nổi tiếng. Tên tuổi ông đã đi vào lịch sử như một nhà chính trị cao cả trong thế kỷ 20. Ông được trao tặng Nobel hòa bình (1964), huân chương tổng thống về tự do (1977), và huân chương danh dự của Quốc Hội (2004). Từ năm 1986, ngày sinh nhật của ông đã được lấy làm ngày lễ quốc gia ở Hoa Kỳ.

Stonewall Riots: là phong trào đấu tranh của những người đồng tính và chuyển giới. Đây thực chất không phải là một cuộc biểu tình, vì nó là một chuỗi bạo động giữa cảnh sát thành phố New York và những người đồng tính kéo dài nhiều ngày từ ngày 28 tháng 6 năm 1969. Tuy nhiên, nó có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức con người và luật pháp sau này. Nó được coi là một cuộc cách mạng về quyền cá nhân và giới tính.

Phong trào phản chiến chiến tranh Việt Nam: phong trào từ cuối những năm 60′s đến năm 1973 lan rộng khắp Hoa Kỳ và trên thế giới, và có sự ảnh hưởng vô cùng to lớn. Mặc dù ngày nay vẫn còn sự tranh cãi đúng-sai của phong trào, nhưng hầu hết mọi người đều thừa nhận phong trào này đã ảnh hưởng đến nền chính trị Mỹ khiến quân đội Mỹ phải rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, và gián tiếp làm toàn bộ cõi Đông Dương rơi vào tay khối Cộng Sản sau đó.

Thiên An Môn: Là phong trào của sinh viên Bắc Kinh đòi dân chủ diễn ra vào cuối tháng 4 năm 1989, kéo dài đến ngày 4 tháng 6 khi chính quyền cộng sản Trung Quốc đã dùng quân đội đàn áp một cách đẫm máu. Mặc dù bị dập tắt và Trung Quốc ngày nay vẫn chưa có dân chủ, nhưng phong trào này đã có ảnh hưởng lớn đến cải cách chính trị và kinh tế sau này, góp phần giúp Trung Quốc phát triễn thịnh vượng hơn.

Kết luận

- Mọi hình thức đấu tranh ôn hòa và không gây hại TRỰC TIẾP đến một cá nhân khác đều được coi là hợp pháp.

- Biểu tình là một trong những hình thức thực thi quyền tự do ngôn luận của công dân trong xã hội dân chủ, là một trong những nhân quyền cơ bản được qui định trong Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân quyền.

- Không một bộ luật nào được coi là có hiệu lực, nếu nó vi phạm hiến pháp nhà nước hoặc trái ngược với các luật nhân quyền.

- Không một chính quyền hoặc chế độ nào có đủ lý do để đàn áp nhân quyền, ngoại trừ chính chế độ đó đang vi phạm pháp luật và vi phạm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

- Mọi hình thức cản trở tự do ngôn luận đều bị xem là vi phạm nhân quyền.

————————————-————————————-

Tài liệu tham khảo:
- Kilman, J. & Costello, G. (Eds). (2000). The Constitution of the United States of America: Analysis and Interpretation.

- “Václav Havel.” The Power of the Powerless. trans. Paul Wilson, M.E. Sharpe, Inc. Armonk, New York. Personal Webpage Online.

- “Benjamin Franklin.” Discovering World History. The Gale Group.

Online. 14 Mar 1999.

- “Protests against the 2003 Iraq war” Br. Online. 13 April 2003.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

1, 2, 3