lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Trang Trần-quốc-Kháng_Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Điện-Ảnh - Hồi-Ký - Nghệ Thuật - Sáng-Tác - Thơ Văn - Triết-Học - Truyện

 

Có Những Mái Trường Như Thế

mái trường ngày xưa

Quý cô: Phạm Thị Như hoàn và Nguyễn Thị Quy trước sân trường xưa( 60-72)
 Một năm học tại Hòa khánh -Đà Nẵng

Trường tổ chức phát thưởng lễ bế giảng năm học 72-73

mái trường

mái trường

Tôi đến với trường Trung học Triệu Phong thật tình cờ như một duyên phận. Chỉ một năm theo học thôi nhưng cái chữ, cái nghĩa thầy trò ở nơi ấy thật vô cùng quý báu và lớn lao mà tôi đã khắc ghi đến tận bây giờ.

Niên khóa 1973-1974 tôi được xếp vào học trường Triệu Phong (từ trường Hiền Lương chuyển qua) tại trại tạm cư Hòa Khánh-Đà Nẵng, đó là lớp 9/4 do thầy Nguyễn văn Hóa dạy văn làm Chủ nhiệm. Ban Giám hiệu do thầy Nguyễn Văn Quang làm Hiệu trưởng. Các thầy cùng dạy khóa ấy có thầy Thông, thầy Hoàng Đằng dạy Pháp văn, thầy Nguyễn Đình Hạnh dạy Anh văn (hiện nay thầy Hạnh đang bệnh nặng điều trị tại bệnh viện Sài Gòn, sau mỗi đợt chữa trị thầy lại quay về Đông Hà. Chúng tôi đến thăm, thầy vẫn lạc quan vui cười đến kính trọng). Và cái tên Triệu Phong thân thương cũng bắt đầu gắn bó theo tôi từ đó với những khuôn mặt bạn bè cùng lớp ngây ngô trìu mến như Bạch Hoa, Trần thị Lài, Mai thị Bình, Phan thị Quỳ, Trần Thấu, Võ Minh, Quốc Hồ Hiệp Nghĩa, Bùi thị Lạc, Nguyễn thị Duyên, Nguyễn Quyền, Thu Hà, Thu Hương, Loan… (không biết bây giờ một số bạn chưa liên lạc được đang ở đâu?)

Các lớp học được nhà trường sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên và được phân chia từng ô dù không khang trang, đẹp đẽ cho lắm nhưng lại chan chứa tình người của quê hương Quảng Trị. Từ lớp nầy sang lớp khác chỉ được cách ngăn bởi một tấm ván ép tiền chế thật bình thường, giản dị (nói là trường cho oai nhưng thật ra đó chính là kho gạo an toàn tạm mượn để cho học sinh học).

Những ngày đầu mới sắp xếp vào lớp học bạn bè còn mới nhìn nhau thật ngỡ ngàng, xa lạ, nhưng rồi trải qua thời gian ngồi học bên nhau dần dần cũng quen đi và trở nên thân thuộc. Tôi nhớ mãi có những hôm ra chơi giữa giờ học, cánh con trai lớp bên (lớp 10) tinh nghịch tung phi tiêu một loạt gói giấy ném qua bên nầy, bọn con gái lớp tôi lao nhao tranh nhau mở ra đọc. ối chào, toàn những câu thơ tán tỉnh ngộ nghĩnh thật là dễ thương (hồi đó tôi nhớ con gái thường xưng “ chú” với hội con trai lớp trên, bởi thế mới có bài hát “Đừng gọi anh bằng chú”), thế là cả nhóm hội ý bày binh bố trận cử tôi làm thơ đáp lại rồi làm trò xếp máy bay giấy ném trả lại thật hùng hồn, nào là:

“Chú” hởi từ đây chớ đợi mong  
Vì tôi là gái đã có chồng (bồ)  
Luyến lưu chi nữa hoa đã hái  
Về đi xây mộng với phòng không!?” 

Hoặc: 

Học đi nghe “chú” của tôi  
Mai ra chiến trận, lôi thôi đứt đầu  
Tôi về trách phận bể dâu  
Phải chi bồ “chú” từ đầu còn hơn! 

Cứ như thế thỉnh thoảng trò chơi của tuổi học trò lại bày ra để trêu ghẹo lẫn nhau rất chi là nhí nhỏm. Đã có lần tôi và một số bạn đến lớp học (do chủ quan tóc dài thầy không phát hiện được), không chịu cài bảng tên vào áo dài bị thầy Đằng phạt bắt ra đứng giữa cột cờ sân trường suốt một buổi học, nắng ơi là nắng, thế nhưng chúng tôi vẫn hồn nhiên vui cười nhí nhảnh như bầy chim sơn ca bắt gặp ánh mặt trời. Vẫn ngày ngày đến lớp chăm chỉ tiếp nhận kiến thức mà các thầy cô yêu quí đã truyền đạt cho chúng tôi.

Kết thúc năm học, chúng tôi chia tay nhau mỗi người mỗi ngã (người dân Quảng trị được lệnh hồi cư về khu Thị tứ Hải Lăng để tái lập cuộc sống). Đa số các bạn theo gia đình đi kinh tế mới ở các tỉnh phía Nam như: Bình Tuy, Long Khánh, La-gi, Vũng Tàu v.v…Có bạn đi xa hơn như nước Mỹ, Úc…Còn tôi theo gia đình quay về lại quê hương yêu dấu, tiếp tục nợ sách đèn trên bãi cát Hải Lăng còn mang đầy mùi bom đạn do chiến tranh để lại.

Dù sau đó trở lại học Nguyễn Hoàng nhưng trong tôi cái tên “Triệu Phong” vẫn mãi hoài là người tình trăm năm…

Đông Hà, Ngày lập đông 2011-  MTĐ


 

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site